Cập nhật thông tin chi tiết về Lan Thuỷ Tiên Vàng (Kiều Vàng) mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mô tả
Lan Kiều Vàng hay còn được gọi là thuỷ tiên vàng, từ miền Trung đổ ra gọi là Kiều, còn miền Nam, các tỉnh Tây nguyên gọi là Thủy Tiên, tên nào cũng đẹp. Vẻ đẹp của lan kiều, đặc biệt là lan kiều vàng khiến bao nhiêu người mê mẩn và muốn sở hữu nó.
Lan kiều vàng – còn có tên khoa học là Dendrobium thyrsiflorum là loại lan họ Kiều (thủy tiên) mọc thành khóm, thân tròn cứng, màu xanh dài khoảng 30-60 cm, có nhiều rãnh dọc mờ chạy dọc thân, trên thân có nhiều đốt.
Lan Kiều Vàng hay còn được gọi là thuỷ tiên vàng
Một chậu Lan kiều vàng khủng là mơ ước đối với rất nhiều người. Hiện nay lan kiều vàng khá phổ biến và rất nhiều người ưa thích. Lan kiều vàng cho hoa đẹp: bông trắng, họng vàng tươi, có mùi thơm nhẹ. Nở kéo dài từ 5-7 ngày.
Lan Kiều Vàng mọc thành khóm, thân tròn cứng
Kiều vàng thường có 3-5 lá trên một thân, kích thước tương đương lá Kiều Hồng nhưng mỏng, dáng nhọn hơn, xanh nhạt hơn, hơi bóng. Thuộc họ Kiều nên cây không có mùa nghỉ, lá xanh quanh năm, ít rụng lá trong mùa hanh khô trừ khi thiếu hụt nước. Loại này phân bố nhiều ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên…, ở Đông Bắc cũng có nhưng ít hơn. Cây còn được gọi với cái tên Thủy tiên cam.
Hoa Kiều Vàng có dạn chùm to dài rất đẹp
Lan Kiều Vàng khá là được dân chơi lan ưa chuộng vì hoa lan kiều vàng có dạng chùm to dài khoảng 20-30 cm gồm nhiều bông đơn lẻ mọc quanh phát hoa, mỗi bông có cánh trắng, họng vàng tươi rất đẹp, màu sắc nổi bật, thơm nhẹ và kéo dài khoảng 5-7 ngày. Kiều vàng nở hoa vào cuối xuân – đầu hè, khoảng tháng 4.
Cách Trồng Lan Kiều Vàng (Thủy Tiên Vàng)
Hôm nay Phong Lan Rừng xin giới thiệu về một loại lan đẹp, được nhiều người chơi trồng trong vườn nhà, cây xanh tốt quanh năm, hoa chùm to tươi sáng như chùm đèn, đó là Kiều Vàng – Dendrobium thyrsiflorum.
Kiều Vàng là loại lan họ Kiều (thủy tiên) mọc thành khóm, thân tròn cứng, màu xanh dài khoảng 30-60 cm, có nhiều rãnh dọc mờ chạy dọc thân, trên thân có nhiều đốt. Kiều vàng thường có 3-5 lá trên một thân, kích thước tương đương lá Kiều Hồng nhưng mỏng, dáng nhọn hơn, xanh nhạt hơn, hơi bóng. Thuộc họ Kiều nên cây không có mùa nghỉ, lá xanh quanh năm, ít rụng lá trong mùa hanh khô trừ khi thiếu hụt nước. Loại này phân bố nhiều ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên…, ở Đông Bắc cũng có nhưng ít hơn.
Hoa Kiều vàng có dạng chùm to dài khoảng 20-30 cm gồm nhiều bông đơn lẻ mọc quanh phát hoa, mỗi bông có cánh trắng, họng vàng tươi rất đẹp, màu sắc nổi bật, thơm nhẹ và không bền lắm, khoảng 5-7 ngày. Kiều vàng nở hoa vào cuối xuân – đầu hè, khoảng tháng 4 dương lịch.
Kiều vàng khi mới mua về, cứ cắt rễ cũ cho gọn gàng, chỉ cần cách gốc khoảng 1 cm, giề nào rễ dày ta dùng mũi kéo chọc, gẩy và bấm đi cho mỏng bớt, để ít rễ cứ sẽ kích thích cây ra rễ mới nhanh hơn, đừng sợ cây chết mà không dám động vào rễ. Xối qua nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch kích rễ như B1 hoặc Atonik khoảng 1-2 tiếng rồi đem trồng. Giá thể thích hợp là gỗ khúc hoặc dớn chậu. Ta dùng dây thít nhựa, dây nylon hoặc súng bắn ghim hay các vật dụng có thể cố định được phần gốc cây thật chắc với giá thể. Ta hạn chế dùng các vật liệu kim loại vì sau một thời gian nó sẽ han gỉ, rễ non mọc ra chạm vào có thể gây thui rễ. Ghép cây dạng đứng hoặc nghiêng chếch ngọn lên trời do thân Kiều Vàng cứng, không ghép chúc xuống như lan thân thòng. Còn tùy vào tình hình tiểu khí hậu chỗ trồng, nếu gió thổi liên tục hoặc nắng nóng khô nhiều thì ta ghim thêm một ít miếng xơ dừa cách gốc 1-2 cm để giữ ẩm tốt hơn, không được phủ kín mít gốc sẽ gây úng thối.
Kiều Vàng cung cấp bởi PhongLanRung.Com
Sau khi ghép ta nên reo giò lên cao khoảng đầu người trở lên, không treo thấp, để nơi râm mát, độ ẩm cao, thoáng gió. Hàng ngày tưới phun sương khoảng 2 lần, cách 5-7 ngày ta lại phun dung dịch B1 cho lan hoặc Atonik loãng hơn chỉ dẫn trên bao bì chút, cây sẽ sớm ra rễ. Kiều vàng là loại ưa ẩm nhưng cũng thích sáng, do vậy khi cây đã ra rễ khỏe mạnh có thể treo dưới 1 lớp lưới đen, chú ý mùa đông vẫn phải tưới cho Kiều vàng nhưng với mật độ thưa hơn mùa nóng, cây không có mùa nghỉ như lan thân thòng nên thiếu hụt nước lâu dài sẽ bị xuống lá, xấu cây và ảnh hướng đến quang hợp, hô hấp của cây.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Kiều Tím, Lan Kiều Vàng
Lan kiều có nhiều loại màu hoa từ cam, trắng, vàng, mỡ gà tới tua. Về cơ bản thì cách trồng, chăm sóc các loại này là giống nhau. Lan kiều tím có tên khoa học dendrobium amabile, lan kiều vàng có tên khoa học Dendrobium thyrsiflorum….. lan kiều vàng
Trước tiên là về giá thể trồng lan kiều nói chung và lan kiều tím, lan kiều vàng nói riêng.
Giá thể trồng lan kiều có nhiều loại giá thể như gỗ lũa, than đã ngâm no nước, xơ dừa đã qua xử lý chát. Dớn cọng, Dớn bảng, Rêu chile. rêu rừng, Vỏ thông…. Mỗi loại giá thể trên đều có những ưu và nhược điểm khác nhau:
1. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng trên gỗ lũa:
Xử lý gỗ lũa bằng cách dùng máy chà và bàn chà bằng sắt chà sạch các bụi bẩn còn bám trên khúc lũa. Ngoài bụi bẩn thì có những khúc lũa vẫn có những phần rác gỗ chưa mục hết ta cần chà sạch các phần đó đi để có một khúc lũa đẹp. Có giá trị về thẩm mỹ cao sau khi ghép lan kiều tím, lan kiều vàng lên.
Lan kiều ghép lũa nhìn thời gian đầu thì có vẻ đẹp do sự xanh tươi của cây thời gian đầu mới ghép kết hợp với vẻ đẹp của khúc lũa. Tuy nhiên theo tôi trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào gỗ lũa cây sẽ kém phát triển hơn so với các giá thể khác. Điều thứ hai lưu ý với các nhà vườn trồng kinh doanh đó là ghép lũa sẽ gặp khó khăn trong công tác giao hàng sau này.
2. Dùng vỏ thông và than để ghép lan kiều tím, lan kiều vàng. Xử lý than thì đơn giản là ta cho than vào thùng sơn hoặc chậu to ngâm than khoảng 4-7 ngày. Cho than no nước, rồi có thể đem ra trồng lan. Vỏ thông cần đập nhỏ, nếu có điều kiện có thể mua vỏ thông nhập khẩu. Mình thấy vỏ thông của họ không có cạnh sắc như vỏ thông mình tự lấy về rồi tự đập. Vỏ thông cần rửa sạch để loại bỏ đất và các tạp chất bám ở ngoài.
Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng lên vỏ thông hoặc than là một cách mình thấy cũng dễ thực hiện. Không quá phức tạp và cây phát triển cũng tốt,không đến nỗi tệ lắm.
3. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào thân cây dương xỉ. Thân cây dương xỉ là cách nói chung chung. Còn chính xác ở đây là dớn cọng, dớn cục hoặc dớn bảng.. Tất cả đều là từ thân cây dương xỉ gỗ mà ra. Độ bền của giá thể này từ 3-4 năm. Mình thì hay xử lý bằng cách phơi ra nắng rồi ngâm giá thể vào nước vôi hoặc dung dịch có pha thuốc nấm.
Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng trên giá thể này có kết quả nhỉnh hơn so với giá thể than và vỏ thông. Do dớn này thoát nước tốt và đối với dớn trụ, dớn bảng dày thì nó còn dữ ẩm cũng tương đối.
4. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào giá thể rêu chilê, rêu rừng. Đối với rêu chile thì ta không cần xử lý gì nữa. Chỉ cần ngâm rêu vào chậu nước rồi bóp cho rêu căng nước là dùng được. Tuy nhiên đối với rêu rừng. Thì cần luộc rêu vào nước nóng mục đích là diệt các loại vi khuẩn, nấm đang sống trong đám rêu. Trồng lan kiều vào rêu cần lưu ý lót đáy chậu bằng than hoặc xốp để tránh úng cho cây. Về lâu dài giá thể này cây sẽ phát triển kém. Do vấn đề nấm bệnh và vấn đề bí của giá thể. Giá thể rêu về lâu dài sẽ bị lèn và rất bí khí nhất là khi thời tiết vào mùa mưa.
5. Trồng lan kiều bằng giá thể xơ dừa. Vấn đề đầu tiên cần xử lý khi trồng bằng xơ dừa đó là xử lý chát. Cần ngâm nước trong 2-3 ngày rồi bóp đi bóp lại nhiều lần cho xơ dừa hết chát rồi có thể lấy ra trồng lan kiều vào.
Giá thể này có ưu điểm rẻ, dễ kiếm tuy nhiên có nhược điểm giống rêu là gây bí cho cây lan khi trồng được 1-2 năm và dễ gây úng rễ. Cần lót dưới đáy chậu một lớp than hoặc xốp để chậu cây thoát nước tốt. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng bằng xơ dừa theo mình là không nên và cách trồng này tương đối mạo hiểm. Tuy nhiên các bạn có thể thử và trải nghiệm theo sở thích của riêng mình.
6. Trồng lan kiều tím, lan kiều vàng bằng giá thể gỗ khô.
Gỗ khô ở đây có thể là gỗ nhãn, gỗ vú sữa, gỗ vải… nói chung là thân các cây không có tinh dầu, không chua, chát, có độ bền tương đối chút thì đều được. Trồng lan kiều vào các giá thể này cần bóc sạch vỏ của giá thể.
Tuy nhiên trồng lan kiều tím, lan kiều vàng vào giá thể này cũng gần tương tự như trồng vào giá thể gỗ lũa. Giá thể không giữ ẩm tốt nên lan kiều sẽ phát triển rất kém.
Về cách chọn mua lan kiều và xử lý sơ bộ lan khi mới mua về.
Khi chọn lan kiều tím, lan kiều vàng nên chọn giề to, lớn. Không nên chọn những giề có số lượng giả hành ít hơn 5 giả hành. Lá xanh tốt không có sâu bệnh, giập nát. Có nhiều giả hành có thân tơ vẫn còn lá thì càng tốt. Lưu ý không trồng vào mùa lan đang sinh trưởng ( khi giả hành non còn đang phát triển, sẽ gây trột cây). Xử lý lan: cắt bỏ thân, lá giập nát. Cắt tỉa các rễ già, hỏng cắt ngắn rễ còn 1,5cm rồi ngâm phần gốc trong dung dịch gồm ridomill+ B1+atonik trong vòng 10p. Treo ngược cây 2-3 ngày ( trong thời gian này cần tưới ẩm cho cây) rồi trồng cây vào giá thể đã chuẩn bị sẵn.
Nguyên tắc cần lưu ý khi trồng lan kiều tím, lan kiều vàng. 1. Về kỹ thuật: cố định chắc gốc lan, không để gốc lung lay, xê dịch. Không được để giá thể trồng làm lấp gốc lan, ảnh hưởng đến mầm non về sau này. 2. Về thẩm mỹ: Hạn chế đóng đinh sắt ghép cho hướng của bụi lan hướng vào phía trong chậu trồng. Các cây có độ to ngang nhau thì ghép vào một chậu.
Chăm sóc sau khi ghép lan kiều. Sau khi trồng để cây vào chỗ giâm mát, có ánh sáng yếu từ 40-50% nắng. Tưới ẩm ngày 1-2 lần tùy giá thể, từ 6-8 ngày tưới 1 lần B1(1ml)+ atonik(1ml)+1 lít nước. Khi cây ra rễ cỡ 2cm thì bón phân đầu châu 501 hoặc grow more 30-10-10 cho cây và đưa cây ra vùng ánh sáng 70%.
Thủy Tiên Hoa Vàng
Thủy tiên vàng hay thủy tiên mỡ gà (danh pháp hai phần: Dendrobium thyrsiflorum) là một loài lan trong chi Lan hoàng thảo.
Cây hoa thủy tiên vàng thuộc họ: Loa kèn/ Thủy tiên.Tên khoa học: Narcissus pseudo – narcissus. Cây hoa thủy tiên có lá hình mác dài. Hoa màu vàng. Phân bố: Nguồn gốc từ các vùng duyên hải Địa Trung Hải.
Đặc điểm: Cây hoa thủy tiên vàng là cây thân hành, cao khoảng 20 – 30 cm. Có khoảng 4-6 phiến lá mọc từ thân, thẳng đứng có hình mác. Hoa mọc riêng lẻ, cuống hoa cao khoảng 30 cm, hoa mọc trên ngọn và mỗi ngọn chỉ có một bông, màu vàng. Hoa thường nở vào mùa xuân.
Đặc tính: Cây hoa thủy tiên vàng ưa thích khí hậu mát mẻ, không thích hợp trồng trong khí hậu nóng ẩm, chịu được rét nhưng không chịu được nóng. Có thể sinh sống suốt mùa đông tại vùng trung nguyên. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 100C – 200C. Đất trồng chủ yếu là đất pha cát giàu chất hữu cơ và hơi chua.
Phân bổ
Nguồn gốc hoa thủy tiên vàng: Nam Phi.
Thủy Tiên vàng phân bố ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh, Nepal… Tại Việt Nam, cây có mặt từ Phú Thọ đến Đà Lạt.
Chăm sóc
Cách trồng hoa thủy tiên vàng
Gieo trồng: thời điểm thích hợp từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Một lần trồng 5 củ trong chậu số 5 dưới độ sâu 3 cm. Đất trồng gồm đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn, với một ít chất khoáng trồng cây, sau đó bón phân. Thân cây sẽ phát triển mập mạp khi nhiệt độ cao, vì thế nên trồng sớm. Sau khi trồng nếu nhiệt độ trên 250C, hoa sẽ không nở rộ cho nên cần chú ý đến vị trí đặt chậu.
Trong lúc hoa nở: đặt cây nơi có đủ ánh nắng và tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.
Sau khi hoa nở: ngắt bỏ cánh hoa nở sớm nhất và chờ sau khi hoa đã nở hết, thì ngắt bỏ cả cành.
Đào củ: sau khi lá trở nên vàng úa nên đào củ lên, sau đó cắt bỏ lá, rễ và củ đã hết chất dinh dưỡng.
Chú ý
Nếu thân cây phát triển nhanh chóng sẽ dễ bị ngã, nên có thể lấp thêm đất hoặc chêm giá đỡ để đỡ cho cây. Nếu cây bị bệnh khuẩn hạch có thể phun thuốc Topgin, Berent để chữa trị.
Bệnh
Thuỷ tiên Vàng có một số bệnh hại nhưu: bệnh khô lá, bệnh đốm nâu, bệnh tuyến trùng.
1. Bệnh khô lá thường phát sinh trên lá, bắt đầu từ ngọn lá hình thành các đốm vàng rồi lan rộng dần thành đốm lớn màu nâu, xung quanh có viền vàng, trên đốm có nhiều bột đen. Khi nhiệt độ cao, không thoáng gió bệnh càng nặng.
Phương pháp phòng trừ: Lúc trồng cần bỏ bẹ khô, dùng thuốc tím 1% rửa 2-3 lần, chú ý thoáng gió trong phòng và khống chế nhiệt độ phòng. Khi bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,1% hoặc dùng nước Boocđô 0,3% phun lên cây.
2. Bệnh đốm nâu. Bệnh thường phát sinh vào mùa xuân hè. Chủ yếu là hình thành các đốm vàng, nâu, nâu sẫm trên lá; hình thoi dài. Bệnh có thể làm cho lá xoăn lại và chết khô.
Phương pháp phòng trừ: Nếu phát bệnh phun thuốc Daconil 0,2%, phun 3-4 lần cách nhau 5-7 ngày.
3. Bệnh tuyến trùng. Tuyến trùng xâm nhễim qua không khí làm cho lá và củ hình thành các đốm vân nâu vàng, rồi khô dần từ dưới lên trên. Trên củ hình thành đốm nâu thối và lõm xuống.
Phương pháp phòng trừ: Mỗi chậu cây thuỷ tiên bón 15-25 g Furadan. Nếu củ có tuyến trùng cần dùng nước ấm 40-45oC thêm vào 0,5% dung dịch Formalin ngâm trong 3-4 giờ. Nếu bệnh quá nặng nên loại bỏ và đem đốt đi.
Tác dụng y học
Theo dược học cổ truyền, hoa thủy tiên vị đạm, tính mát, rễ cây hoa có vị cay đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch
Ít ai có thể biết rằng thủy tiên với vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát không chỉ tô điểm cho hương vị ngày xuân thêm ấm áp mà còn được dùng làm thuốc.
Cách dùng hoa thủy tiên:
+ Chữa Kiết lỵ: Hoa thủy tiên 3g sắc kỹ lấy nước, pha thêm một chút đường trắng uống trong ngày.
+ Chữa Quai bị: Hoa hoặc củ thủy tiên giã nát, sao nóng rồi đắp vào chỗ đau.
+ Chữa Tiểu tiện không thông: Củ thủy tiên giã nát rồi đắp vào huyệt Dũng tuyền. Vị trí huyệt Dũng tuyền: nằm ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai với điểm giữa bờ sau gót chân.
+ Phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt: Hoa thủy tiên, lá sen khô, xích thược, lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước ấm.
+ Chữa co giật ở trẻ em: Hoa thủy tiên 10 bông, phơi khô sắc uống, có thể pha thêm một chút đường.
+ Áp-xe vú: Hoa thủy tiên giã nát, trộn với một chút rượu rồi đắp vào nơi bị bệnh, mỗi ngày đắp 2 lần.
+ Chữa Mụn nhọt, đinh độc: Hoa hoặc củ thủy tiên tươi giã nát đắp lên nơi bị tổn thương; hoặc dùng củ thủy tiên, dã tường vi, lá phù dung và rễ cây chuối tiêu, giã nát rồi đắp vào nơi bị bệnh.
+ Chữa vết Côn trùng đốt: Dùng hoa hoặc lá thủy tiên tươi giã nát đắp vào chỗ bị đốt.
+ Chữa sưng răng, đau cổ gáy: Hoa thủy tiên và đường trắng sắc uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối giống như uống trà sau bữa ăn.
Giá trị kinh tế
Hoa thủy tiên vàng có màu sắc sặc sỡ, thích hợp trồng làm kiểng. Cây hoa thủy tiên là loại hoa quan trọng không thể thiếu trong ngày hội hoa xuân, thích hợp bài trí tại hành lang, trên bàn hoặc trồng nội
Ý nghĩa
Thủy Tiên vàng (Daffodil) mang ý nghĩa là quan tâm và hào hiệp. Thủy Tiên vàng muốn nói rằng : “Mặt trời luôn chiếu sáng khi em ở bên anh“. Thủy Tiên vàng biểu thị cho tình yêu đơn phương, lòng yêu mến, kính trọng và tinh thần, phong cách hiệp sĩ.
Phân loại
Hoa thủy viên vàng chỉ có một loại và một màu duy nhất là màu vàng.
Bạn đang xem bài viết Lan Thuỷ Tiên Vàng (Kiều Vàng) trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!