Cập nhật thông tin chi tiết về Lan Phi Điệp Là Gì? Cách Trồng Chăm Sóc Như Thế Nào? mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lan phi điệp là gì?
Lan Phi Điệp còn gọi với cái tên khoa học là Dendrobium anosmum. Đây là loại lan ưa thích khí hậu nhiệt đới và được phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan… Ở Việt Nam đây là loại lan có độ phân bố khá rộng trong rừng trải dài từ bắc đến nam.
Đặc điểm chung của lan phi điệp
Lan Phi Điệp thuộc dòng thân thòng bởi thân của chúng luôn mọc thòng xuống dưới. Khi ra hoa những thân này sẽ tạo thành một dải dài thành chuỗi trông rất đẹp. Điều đặc biệt ở loài lan này khiến nhiều người thích thú và bị cuốn hút đó là chúng có rất nhiều mặt bông biến thể khác nhau. Nhiều mặt hoa mang mang một vẻ đẹp lạ, vô cùng độc đáo rất thu hút.
Màu sắc hoa lan phi điệp khá đẹp với những biến thiên từ tím hồng đến trắng tinh. Mùi hoa nhẹ nhàng cùng với hương hương thoang thoảng rất dễ chịu. Thời gian hoa nở khá lâu, kéo dài đến 3 tuần, thậm chí hơn, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết đẹp, hoa có thể giữ sắc hương được lâu hơn so với dự kiến. Còn với điều kiện thời tiết xấu hoa sẽ héo, rụng trước tuần thứ 3.
Lan Phi Điệp có chiều dài thân khoảng từ 100 – 300cm. Những thân này có mức độ to nhỏ khác nhau tùy vào giống và vùng miền. Những loại thân nù to hình dáng đẹp rất được ưa chuộng. Tương tự như vậy những loại có lá to dạng như lá mít, dày và bóng cũng rất đẹp.
Cách nhận biết một số dòng lan phi điệp
Nhận biết lan phi điệp thân nù
Những giống phi điệp có thân to từ ngón tay cái của người trưởng thành trở lên sẽ được gọi là phi điệp thân nù. Độ to của thân sẽ qui định độ đắt và hót cuả từng loại lan. Một số vùng đất có nhiều giống thân nù nhất là Hoà Bình, Phú Thọ, Thanh Hoá, và một số vùng lân cận những vùng này.
Không giống như hàng đột biến lan phi điệp thân nù rất dễ nhận biết bởi đặc tính rõ mà ai cũng có thể nhận thấy như thân to như ống tuýp hay cây mía. Nếu tính theo Ø thì thường từ Ø18 trở lên đã được gọi là thân nù. Nhưng chuẩn phải là Ø27, Ø29, Ø30 mới thực sự được giới chơi thân thủ săn tìm. Ngoài ra, một số đặc điểm cân nhắc khi chọn thân thủ là đốt ngắn hay dài, lá đan xen, phẳng mượt hay lá mít xếp.
Nhận biết lan phi điệp lá mít
Những giống phi điệp có bản lá rộng tròn tựa như lá mít hoặc phải gần đạt như vậy gọi là phi điệp lá mít. Lá càng to càng dày càng bóng và nổi gân lại càng đẹp. Lá lan phi điệp phải tròn đều chạy suốt từ gốc đến ngọn đó mới là lá mít chuẩn. Nhiều cây vài lá gốc tròn xoe nhưng đến lưng thân lá lại bé dần về ngọn, đầu lá nhọn không phải là lá mít chuẩn. Hoặc nếu nó mang tên lá mít thì chỉ bị người bán đội lốt mượn mác lá mít nhằm bán giá cao. Loại này vẫn được gọi vui là “đầu lá mít đít lá tre”.
Để nhận biết được cây lan phi điệp lá mít chuẩn không dễ mà cũng không quá khó. Điệp lá mít chuẩn có ở rất nhiều nơi khu vực miền Bắc Việt nam và Bắc Lào. Còn lại miền nam Việt nam và nam Lào hầu như không có. Có nhiều cây phi điệp kie năm 1 lên lá đồng xu tròn xoe. Sang năm 2 kie lá lại dài và nhọn không tròn nữa. Chính vì thế mọi người cũng rất dễ bị mua nhầm loại này. Tóm lại theo mình lá mít chuẩn phải đánh giá từ năm thứ 3 trở đi.
Nhận biết lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng
Thời gian gần đây việc săn tìm lan phi điệp độc lạ được giới chơi lan phát triển rất rầm rộ. Đặc biệt những mặt bông đặc sắc như phi điệp trắng, bệt, hồng, ám…. Mỗi mặt bông này lại có những biến thể về mắt hay độ đậm nhạt, độ to nhỏ của canh rất khác nhau. Thường khi mỗi người chơi lan tìm được một mặt bông độc lạ đều đặt tên cho nó riêng như: trắng đại ẩm, 5ct bùi việt, 5ct hòa bình, 5ctphú thọ, năm cánh trắng kim, Hồng yên thủy
Đặc điểm chung là các loại Lan Phi Điệp đột biến 5ct là chúng thường có giá rất cao. Bởi theo mọi người nó là loại khác biệt, mà con người luôn muốn sở hữu những thứ độc nhất vô nhị, khắp cả nước chỉ có một loại hoa như vậy. Những cây lan đột biến gen, lạ về hình dáng, độc về mặt hoa luôn hấp dẫn người chơi lan. Tuy nhiên muốn trồng được loại phi điệp đột biến cần trang bị vườn thật tốt như giàn phơi nắng, điều hòa làm mát, đồng bộ được mưa gió và kỹ thuật chăm sóc phải đúng.
Cách phân biệt lan phi điệp đột biến và thông thường cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng mắt thường cũng có thể nhận ra 5 cánh nó trắng tinh. Đôi khi với những bông khó phân biệt với bông ám thì có thể ngắt bông ra để lên tờ giấy trắng. Nếu 5 cánh hoa trùng với màu trắng của giấy thì nó là 5ct và ngược lại nếu hơi có màu thì sẽ là ám.
Nhận biết các loại khác
Cách trồng lan phi điệp cơ bản
Xử lý cây trước khi trồng
Cây lan phi điệp mang từ rừng về, hay tách trong vườn phải nâng niu bộ rễ tối đa. Rễ hỏng cắt bỏ, rễ xanh gìn giữ để tránh bị thui! Xử lý vết cắt bằng vôi, hoặc physan. Để chỗ mát cho khô ráo rồi đem trồng. Lưu ý nên tách trồng lại vào mùa nghỉ của cây lan.
Chọn giá thể, chậu trồng lan phi điệp
Các loại giá thể dùng trồng lan hiện nay có thể kể đến như: Vỏ thông, than, xốp, đá bọt, dớn, rêu, xơ dừa…. Chậu gỗ, sành, đất nung, nhựa… Gỗ, lũa, cây…
Trong những loại kể trên mình chọn chậu gỗ và đất nung, đá bọt, vỏ thông, rêu chi lê. Lý do đẹp, thẩm mỹ, dễ chăm, và đã qua thử nghiệm.Tất cả các giá thể trước khi trồng mình ngâm rửa sạch sẽ cho đến lúc nước rửa trong veo.
Tiến hành trồng lan phi điệp vào chậu
Cách trồng lan phi điệp vào chậu của mình cũng khá đơn giản. Dưới chậu mình thường đặt đá bọt, trên đặt chút vỏ thông to loại 1×2. Mục đích cho thoáng để rễ lan luồn lách đón được dinh dưỡng từ ánh sáng, không khí…. Trên cùng có thể là vỏ thông nhỏ, rêu trộn nhúm phân tan chậm tạo ẩm kích thích và nâng niu bộ rễ. Tiếp theo đặt lan vào sao cho bộ rễ không bị chạm. Sau đó mới lấp rêu hoặc vỏ thông vào rễ để tránh chột đầu rễ! Cố định lan cho bộ rễ vững tin đi mạnh mẽ. Hoặc đơn giản chỉ dưới xốp trên rêu hay vỏ thông cũng được cả.
Cách trồng lan phi điệp vào chậu bằng đá dưới đáy như vậy ưu điểm sạch và thoáng. Đá càng tưới càng sạch mà không đọng nước! Xốp cũng vậy, nhưng xốp không giữ ẩm được như đá! Khi tưới lưu ý ướt toàn bộ giá thể, chỗ khô chỗ ướt sẽ bị mốc.
Cách chăm sóc lan phi điệp
Chăm sóc lan phi điệp giai đoạn cây phát triển
Giai đoạn phát triển của phi điệp là lúc cây đã ra rễ và đang đi ngọn. Lúc này luâN phiên tưới 30-10-10+ B1 + Super thrive tuần/lần trong 2 tuần, tuần 3 thay 20-20-20, tuần cuối của tháng tưới phân hữu cơ. Hoặc tháng 2 lần và có thể thay đổi phân cho cây đủ chất dinh dưỡng khác nhau. (Chú ý tất cả các loại phân đều pha loãng = 1/2 hướng dẫn sử dụng).
Chăm sóc lan phi điệp giai đoạn mùa nghỉ
Mùa nghỉ của cây phi điệp là lúc cây đã thắt ngọn chuẩn bị cho hoa. Lúc này nếu muốn ít hoa, nhiều kie ta vẫn tiếp tục bổ sung 30-10-10+b1 nhưng thưa hơn. Bên cạnh đó chuyển cây đến chỗ râm mát, không cắt nước. Nếu muốn sai hoa chỉ cần bổ sung 6-30-30 tháng 2 lần và chuyển cây đến chỗ nhiều ánh sáng. Lưu ý: nếu muốn giò hoa thật sai và đều hoa 20,30 cm trên ngọn bạn dùng cái kim chấm vào kích duy chạm nhẹ 2 nốt vào thân, không đâm sâu, không cần bôi keo.
Cách phòng và trị bệnh cho lan phi điệp
Với cách trồng lan phi điệp đang áp dụng mình chỉ phòng bệnh là chính. Vì vậy môi trường trồng lan phải luôn sạch sẽ trong lành, thoáng mát. Tháng phun nước vôi trong vào môi trường vườn và cây lan 1-2 lần. Lúc nào độ ẩm cao hay nấm mốc mình phun Benkona, hoặc physan. Ngoài ra mình không phun gì khác vì vườn lan ngay gần nhà nên tránh dùng nhiều thuốc. Giò nào bệnh mình cách ly để trị, không được thì bỏ.
Cách Trồng Lan Phi Điệp Như Thế Nào Là Chuẩn?
Giới thiệu lan Phi Điệp
Nhắc đến lan ở Việt Nam chắc không ai không biết đến tên Lan Phi Điệp hay còn gọi là Lan Giã Hạc. Đây được xem là vua các loại lan bởi nó không những đẹp mà còn tỏa hương thơm ngát. Có lẽ chính vì vậy mà giá thành của nó thường làm bạn choáng ngợp.
Đặc biệt là loại lan Phi Điệp 5 cánh trắng hay gọi là Giã Hạc 5 cánh trắng là giống lan siêu quý với giá siêu đắt đỏ, chẳng dễ dàng gì bạn sở hữu được nó.
Để nắm vững cách trồng lan Phi Điệp, bạn phải hiểu được đặc tính của nó. Đây là một loài lan thân thòng, lá thường mọc hướng xuống kiểu thác đổ, chiều dài thân có khi đến trên 1,5m, thân mọng nước.
Lá lan Phi Điệp mọc so le nhau với kích thước chiều rộng từ 4 – 8cm, chiều dài từ 10 – 12cm.
Lan Phi Điệp là loài ưa sáng, nhiệt độ vừa phải (từ 23 – 28 độ C). Thời điểm nở hoa thường vào cuối xuân hoặc đầu hè (tháng 3 đến tháng 6). Đây là giống lan có tuổi thọ khá cao, cây 15 năm tuổi vẫn có khả năng đơm hoa.
“Nhan sắc” của Phi Điệp 5 cánh trắng
Công dụng của lan Phi Điệp
Ngoài việc dùng để làm cảnh, trang trí thì lan Phi Điệp còn có tác dụng chữa các loại bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, mệt mỏi, stress, ho, viêm họng, sốt, cảm,… hay các bệnh về xương khớp.
Đặc biệt chúng còn được dùng để điều chế nước hoa và các loại mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp.
Để trồng lan Phi Điệp bạn phải chuẩn bị những gì?
Chọn thời điểm trồng
Thông thường, để cách trồng lan Phi Điệp đem lại kết quả cao, người ta thường chọn thời điểm lan đừng ngọn (thường là thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân) khi cây có biểu hiện xuống lá, mầm gốc sưng lên.Đây là lúc trồng phù hợp.
Nếu trồng đúng thời điểm này, cây sẽ không bị sốc, mầm non sẽ phát triển mạnh mẽ. Có khi cây con còn khỏe mạnh hơn cây mẹ.
Thời điểm trồng lan Phi Điệp rất quan trọng. Nếu bạn trồng sai thời điểm, cây dễ bị chột, mầm cây mọc ra sẽ không đủ thời gian cho 1 chu kỳ sinh trưởng thường không đạt chiều dài trước khi gặp thời tiết lạnh.
Dụng cụ và đất trồng
Cũng giống như những loại lan khác, có rất nhiều cách trồng lan Phi Điệp bằng những dụng cụ khác nhau như chậu sứ, chậu gỗ hoặc vỏ thông, vỏ dừa,… Dụng cụ trồng cần đảm bảo có lỗ thoát nước tốt để cây không bị úng nước.
Để trồng lan Phi Điệp bạn trộn đất với xơ dừa, phân trùn quế, phân chuồng ủ hoai, than củi,.. Hỗn hợp này cần trộn đều và ủ từ 10 – 12 ngày trước khi trồng cây.
Xử lý giống
Trước hết bạn cần tỉa bớt rễ cây hư hỏng, rễ cây dài, chỉ để lại khoảng 2 – 4cm. Xử lý cây giống bằng các loại thuốc diệt nấm, sâu bệnh hoặc các chế phẩm kích thích sinh trưởng, tăng đề kháng để phòng bệnh và giúp cho cây phát triển khỏe mạnh.
Cách trồng lan Phi Điệp
Cách ghép lan Phi Điệp vào gỗ
Nếu muốn ghép lan vào gỗ, bạn nên tiến hành sau khi cây ra hết hoa. Nên chọn lúc thời tiết khô ráo để thực hiện nhằm tránh cây nhiễm mầm bệnh khi gặp mưa.
Cắt tỉa gọn gàng những lá rễ già thối, ngâm qua dung dịch chống thối nhũn và chống nấm. Ghép cây xong nên để nguyên không tưới nước 1 tuần và đặt chậu nơi thoáng mát tránh mưa tránh nắng trong vòng 1 tháng.
Cách trồng lan Phi Điệp vào chậu
Dùng xốp trắng bỏ dưới đáy chậu giúp cây thoát nước tốt. Cho giá thể vào chậu, đặt cây giống vào và cố định cây giống sao cho rễ tiếp xúc với giá thể. Nên để lộ thiên phần rễ.
Sau khi trồng xong bạn nên để cây nghỉ ngơi và thích nghi với môi trường mới 1 tuần rồi mới tưới nước.
Cách trồng lan Phi Điệp vào chậu
Cách chăm sóc lan Phi Điệp
Chăm sóc cây mới trồng hoặc mới ghép
Đối với lan Phi Điệp mới trồng hoặc mới ghép, tuyệt đối không được tiếp xúc với nước mưa, chỉ nên hứng chút nắng nhẹ.
Sau khi trồng hoặc ghép cây 1 tháng, bạn dùng thuốc kích thích rễ tưới lên cây để kích thích rễ phát triển mạnh.
Khi rễ cây được 5 – 6cm, bạn nên tăng cường cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cây thích nghi với môi trường.
Tưới nước
Mỗi tuần chỉ tưới nước 2 – 4 lần không tưới nhiều gây úng cây. Bạn nên chọn thời điểm tưới cố định trong ngày để cây quen nhịp sống.
Nên tưới vào sáng sớm, hạn chế tối đa việc tưới cây vào đêm muộn. Vì ngâm nước trên lá cây qua đêm là tạo môi trường cho nấm bệnh phát triển. Tuyệt đối không được tưới cây giữa trưa nắng. Việc này không những không làm dịu mát giò lan mà còn làm chết cây nhanh chóng đấy.
Giai đoạn Phi Điệp ra chuẩn bị ra hoa (mùa đông) bạn ngừng cung cấp nước. Nếu cây khô quá thì bạn tưới phun sương nhẹ nhàng vài tuần 1 lần.
Giữ thông thoáng cho cây
Nguyên tắc bạn luôn luôn ghi nhớ trong quá trình học cách trồng lan Phi Điệp là gốc lan luôn được giữ thoáng, không bị vùi dưới giá thể. Việc này giúp rễ cây hô hấp và không bị úng nước gây thối gốc cây. Ngoài ra, việc giữ cho gốc lan thoáng còn tạo điều kiện cho những mầm non phát triển khỏe mạnh.
Không nên đặt chậu lan nơi kín gió. Không phải ngẫu nhiên mà chúng có tên là phong lan. Gió là điều kiện cần thiết giúp cây phát triể. Nếu quá kín gió, cây bí bách dễ sinh bệnh thối ngọn, thối gốc.
Điều kiện ánh nắng mặt trời
Lan Phi Điệp ưa ánh nắng. Đối với những cây đã ổn định, bạn nên cho lan tắm nắng nhiều nhưng tránh những ngày nắng gắt. Có thể treo giò lan dưới tán lá cây (tránh treo dưới mái tôn hoặc mái hiên hấp thụ nhiều ánh nắng).
Bạn nên đặc biệt lưu ý đối với những ngày nắng mưa thất thường, cây dễ bị sốc nhiệt. Cây vừa hứng nắng xong mà gặp ngay 1 cơn mưa thì dễ bị cháy lá hoặc thậm chí là thối gốc.
Treo lan Phi Điệp nơi có ánh sáng, có gió
Bón phân
Lan Phi Điệp không cần phân bón chứa nhiều Nitrogen. Bạn nên dùng phân 15-15-15 cho đến tháng 9. Giai đoạn tháng 9 đến tháng 11 dùng phân 10-30-10. Giai đoạn tháng 12 trở đi ngưng bón phân. Nếu giai đoạn này bạn tiếp tục bón phân, cây sẽ nhảy cây con chứ không phát triển nụ hoa.
Phòng bệnh
Bạn nên phun nước vôi trong để phòng bệnh cho cây. Chỉ phun vào giá thể định kỳ 2 lần trên tháng. Ngoài tác dụng phòng bệnh, nước vôi trong còn giúp cây cứng cáp, không bị thối gốc.
Sau khi phun nước vôi trong khoảng 2 tiếng, bạn phun nước sạch lại để cây không bị nóng.
Nhân giống lan
Lan Phi Điệp thường được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Trước khi tiến hành, bạn nên chọn cây mẹ có thân to khỏe, dài, không sâu bệnh và dùng dao thật bén để cắt thân thành đoạn tầm 30cm (có thể để nguyên thân).
Ngâm các đoạn giống lan trong dung dịch Atonik 2cc b1 pha với 1 lít nước trong vòng 20 phút và để ráo nước.
Chọn chậu ươm bằng nhựa, bằng đất nung để ươm. Lưu ý tiệt trùng vật dụng ươm giống.
Giá thể ươm giống là hỗn hợp vỏ thông, mùn bã, than củi, xơ dừa, phân chuồng ủ hoay mục.
Bỏ giá thể vào chậu, giâm những đoạn giống vào giá thể. Sau đó mang chậu đặt nơi thoáng mát và tưới phun sương nhẹ nhàng cho cây nhanh mọc rễ.
Với kỹ thuật nhân giống lan hiện nay thì việc nhân giống lan Phi Điệp không còn là 1 công việc khó khăn nữa, cách trồng lan Phi Điệp cũng trở nên dễ dàng hơn. Người chơi lan chỉ cần dùng 1 mắt ngủ của nó là có thể tạo ra cây mới. Chính vì điều này mà giá cả loại lan quý này cũng hạ nhiệt dần và bạn cũng rất dễ dàng để mua được giống lan khỏe mạnh.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Phi Điệp Như Thế Nào Cho Chuẩn?
Hiện nay, lan phi điệp là một giống lan không hiếm nhưng lại quý với giá thành rất cao mà không phải ai cũng có thể sở hữu một giò to đủ để chơi. Có nhiều người nói rằng lan phi điệp khó trồng, khó phát triển và dễ bị úng nước, nhiễm bệnh. Cũng có nhiều người cho rằng lan phi điệp cực kì dễ sống, có khi vất nhăng vất cuội ở góc vườn, buộc vào thân cây cả tháng cũng sống nhăn răng. Vậy theo các bạn lan phi điệp dễ trồng hay không? Cách trồng và chăm sóc lan phi điệp như thế nào cho chuẩn nhất?
Lan phi điệp có thật sự khó trồng?
Trước đây nhiều người cho rằng lan phi điệp đắt là do chúng khó trồng, hoa đẹp, hương thơm. Tuy nhiên chúng ta dễ dàng thấy rằng khi giá lan phi điệp được đẩy lên quá cao, và hiện nay người ta toàn bán theo thân, theo khóm chứ chẳng mấy ai bán theo kg, lan phi điệp lại được nhiều người nhân giống dễ dàng và với quy mô cực lớn.
Lan phi điệp có thể nhân giống cực cực dễ dàng chỉ bằng một mắt ngủ của nó. Kĩ thuật nhân giống vô tính lan phi điệp được nhiều người truyền tai nhau rất nhanh chóng trên mạng. Chính vì thế mà những giống lan phi điệp hoa đẹp, quý thường được mọi người rao bán với mức giá “hữu nghị” bằng cách cắt thân phi điệp già chưa ra hoa thành từng khúc một. Những người tự tin về kĩ thuật ươm kei phi điệp có thể cắt thân cây lan phi điệp thành từng mắt ngủ một. Những người chưa đủ tự tin thì cắt chúng thành từng khúc với chiều dài khoảng 2 đốt ngón tay. Có những người khác thì kích kei ngay từ trên thân cây mẹ và cho kết quả cũng rất khả quan.
Trồng lan phi điệp vào khoảng thời gian nào là hợp lý nhất?
Trong thời kì cây lan phi điệp đừng ngọn, thường là cuối đông đầu xuân, khi cây phi điệp đã có dấu hiệu xuống lá và mầm gốc bắt đầu sưng lên là có thể trồng thoải mái. Trồng lan phi điệp vào khoảng thời gian này vừa không bị sốc cây, vừa tạo điều kiện thuận lợi để mầm con có nguyên một chu kì sinh trưởng vào năm sau, từ đó đẻ mầm gốc ra có thể dài bằng hoặc hơn thân mẹ.
Tuy nhiên, nếu không lựa chọn được thời gian trồng phi điệp một cách tối ưu nhất, bạn có thể trồng vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên cây lan sẽ bị chột, các mầm nảy ra không đảm bảo có đủ 1 chu kì sinh trưởng trong năm nên chiều dài của chúng sẽ ngắn lại khi gặp thời tiết lạnh. Đặc biệt, thân mẹ có thể dài gần 1 mét nhưng nếu trồng vào cuối thu, mầm gốc phát triển có khi chỉ được 20 cm đã thắt ngọn, như vậy giò lan nhìn cực xấu và không thấy có sức sống.
Cách trồng lan phi điệp
Có thể nhiều bạn đã biết cách trồng lan phi điệp như thế nào. Nói về chơi lan, không có định nghĩa nào gọi là chuẩn, là đúng khoa học bởi chơi lan thế nào do tính cách của từng người, không phải cách trồng nào cũng giống nhau. Có vùng trồng theo phương pháp này cây rất phát triển nhưng có những vùng trồng như vậy cây phát triển kém hay thậm chí rất dễ bị nhiễm bệnh. Vậy thì có những nguyên tắc chung nào khi trồng lan phi điệp?
Bước đầu tiên chúng ta cần làm trước khi trồng lan phi điệp từ 3 đến 4 ngày đó là phải chuẩn bị giá thể.
Với dớn chúng ta sẽ ngâm ngập chúng vào một chậu nước vôi có vẩn đục màu trắng ( không phải nước vôi trong) đến khi dớn ngậm no nước, thường là từ 2 đến 3 ngày. Tiếp theo bạn xử dụng nước sạch xả sạch chúng đi là được.
Nếu bạn là người không có kĩ thuật chăm sóc lan, hãy cắt bỏ phần rễ hỏng, lá dập và bôi keo liền sẹo để hạn chế cây bị thối nhũn do vi khuẩn. Cứ để nguyên cả khóm to như này cũng được, dễ chăm, dễ sống nhưng chỉ nảy được từ 1 đến 2 mầm gốc mà thôi, bù lại chúng rất to lớn và mập mạp.
Nếu bạn muốn nhân giống phi điệp nhanh chóng từ một khóm, một bụi, bạn hãy tách khóm phi điệp này thành từng thân một. Riêng với mầm năm 1 và năm 2 bạn nên để 2 thân liền nhau, còn đối với các thân từ năm thứ 3 trở đi, bạn cứ mạnh dạn tách từng thân một.
Lưu ý rằng hãy cực kì cẩn thận trong quá trình tách để không làm hư các mắt ngủ ở gốc. Hãy sử dụng những chiếc kéo hoặc dao thật sắc nhọn, sát trùng và tách dứt khoát, cẩn thận, tuyệt đối không được làm hư hỏng. Nếu khóm lan phi điệp của bạn có kích thước to thì có thể tách từng thân một, nếu khóm nhỏ bạn hãy để thành từng khóm 3 thân một để đảm bảo mầm gốc có đủ chất dinh dưỡng mà nảy mầm một cách khỏe mạnh nhất. Sau đó sử dụng keo liền sẹo bôi vào các vết cắt để tránh gốc cây tiếp xúc với nước.
Sau khi tách từng thân hoặc để nguyên khóm, bạn cho tất cả chúng vào một chậu nước pha sẵn Physan 20 SL hoặc Benkona theo liều lượng thấp hơn bao bì một chút. Ngâm ngập chúng trong khoảng 10 – 15 phút rồi với ra treo ngược cho ráo nước.
Ngâm cây phi điệp chừng 1-2 tiếng thì bạn vớt ra, lại treo ngược lên cho cây ráo nước khoảng 1 ngày và bắt đầu ghép.
Lưu ý rằng bạn nên ghép những mầm cây cũng tuổi vào một bảng đẻ dễ dàng chăm sóc và có chế độ nước tưới, phân bón phù hợp.
Đối với dớn bảng, gỗ dạng bảng, chúng ta dùng khoan đục thành từng hàng lỗ để có thể xuyên dây buộc qua và cố định gốc cây 1 cách dễ dàng. Bạn có thể đục những lỗ cách nhau 2cm để có thể dễ dàng xuyên dây và buộc chặt ở phía sau, vừa chắc chắn, vừa thẩm mĩ.
Nếu bạn đã cố định gốc mà phần ngọn cây điệp của bạn dài nặng, bạn có thể đục thể lỗ để cố định thêm cho cây chắc chắn, tránh bị lay gốc.
Cố định được như vậy là bạn đã ghép xong rồi đó.
Nếu bạn ghép lan phi điệp lên gỗ lũa, chúng ta dùng một đoạn dây nhựa ( thường là tôi cắt từ ống bơm nước) và sử dụng thêm súng bắn đinh ghim để cố định gốc. Lưu ý rằng cắt dây không nên quá to che hết mắt ngủ của cây cũng không nên quá nhỏ dễ gây lung lay gốc.
Cách chăm sóc lan phi điệp
Sau từ 5 đến 10 ngày, chúng ta tiến hành phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt). Mỗi ngày phun sương giữ ẩm nước lã hoặc nước gạo đều được.
Chỉ sau một thời gian, nhanh chậm tùy vào độ khỏe của cây và thời tiết, các mầm gốc sẽ nảy. Cứ tiếp tục phun sương giữ ẩm mỗi ngày đến khi rễ bám giá thể khoảng 5-6cm chúng ta có thể gắn phân cho chúng. Khi cảm thấy cây đã khỏe, ta có thể tăng độ sáng cho cây lên 60-70% để cây thích nghi với môi trường tốt hơn.
Sử dụng hỗn hợp chế Phẩm Hùng Nguyễn + Nano đồng + Trung vi lượng phun định kì mỗi tháng cho lan.
Như vậy đến khi cây thắt ngọn thì giảm nước tưới và chờ hoa thôi.
Một số lưu ý khi trồng lan phi điệp vào mùa nóng
Chúng ta đều biết phi điệp là loài lan ưa ẩm nhưng rất cần sự thông thoáng của giá thể để thoát nước. Với đặc điểm thân của chúng căng tròn chứa đầy nước, phi điệp có thể chịu khô hạn một chút mà không thể chết. Tuy nhiên, nếu giá thể không phù hợp thì bệnh thối gốc rất dễ xảy ra. Đặc biệt, chỉ mới bắt đầu vào hè thôi nhưng tôi thấy rất nhiều bạn phàn nàn rằng phi điệp của mình bị thối gốc, thối ngọn. Nguy hiểm nhất là thối gốc, chẳng thể chữa nổi nếu các bạn chơi lan phát hiện muộn, do đó giò lan hàng trăm, hàng triệu đồng của bạn có thể bốc hơi bất cứ lúc nào bạn không để ý.
Tại sao chúng có tên là phong lan? Nắng và gió là điều kiện tự nhiên góp phần làm nên vẻ đẹp của lan phi điệp. Nếu phi lan phi điệp mà không có gió rất kém phát triển, đồng thời nguy cơ nhiễm bệnh cũng rất cao. Qua kết quả trồng lan của nhiều nhà, tôi nhận thấy rằng lan treo nơi càng thoáng càng dễ phát triển và sức đề kháng chống chịu sâu bệnh rất tốt.
Nhiều người chơi lan do bận rộn không có thời gian tưới nên đã số tưới rất đẫm nước vào đêm muộn. Nếu như vườn lan nhà bạn thoáng gió, cây lan hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên nếu giò lan phi điệp mà treo chỗ kín gió, bí bách thì nước đọng lại rất lâu và dễ gây thối ngọn, thối gốc. Hiện tượng này đặc biệt dễ thấy ở loài long tu chứ không riêng gì phi điệp.
Nếu bạn treo dưới ánh nắng trực tiếp rất dễ bị sốc nhiệt khiến cây yếu đi nhanh chóng. Mùa hè này mưa nắng thất thường, nếu mưa một trận vừa vừa xong nắng luôn, giò lan của bạn có khác gì bị dội nước sôi vào đâu, nhẹ thì lá cháy, nặng thì thối cả gốc phi điệp chứ chẳng đùa.
Lưu ý đừng tưới phi điệp vào giữa trưa nắng nếu bạn không muốn giò lan giá trị của mình nói lời bye bye.
Cách trồng lan phi điệp tránh mầm bệnh hiệu quả đó là phun thuốc phòng chống mầm bệnh. Mùa hè nóng bức là nguyên nhân khiến vi khuẩn và nấm bệnh sinh sôi nảy nở. Để đảm bảo cho vườn lan của bạn nói chung và lan phi điệp nói riêng không bị nấm bệnh, phun nấm bệnh định kì là điều cực kì cần thiết. Các cụ ta đã có câu: phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế một hành động rất nhỏ thôi sẽ cực kì hữu ích đấy. Tôi thường sử dụng nano bạc hay nano đồng pha loãng hơn liều lượng một chút để phun cho vườn lan của mình.
Hoa Lan Tiếng Anh Là Gì? Cách Sử Dụng Như Thế Nào
Hoa lan hay phong lan trong Tiếng Anh được gọi chung là Orchid. Đây là danh từ đếm dược, mà đếm được thì orchid dùng để chỉ 1 cây lan. Khi thêm “s” vào sau cùng thì thành số nhiều chỉ nhiều cây lan. Cũng vậy, lan rừng tiếng anh được gọi là wild orchid.
Tên là để gọi, để xác định một đối tượng cụ thể. Nhờ có tên mà ta phân biệt được đối tượng đó với những đối tượng khác. Vì vậy, việc đặt tên hay gọi tên một cây lan bằng tiếng anh là việc quan trọng không thể làm ẩu. Đôi khi cần tuân thủ một số quy tắc riêng nhất định. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn các bạn có thể tham khảo bài: Tên các loại hoa lan tại Việt Nam.
Lan Phi điệp: Dendrobium anosmum
Lan Phi điệp trắng: Dendrobium anosmum var. alba
Lan Bạch câu: Dendrobium crumenatum
Lan Báo hỷ: Dendrobium secundum
Lan Hoàng thảo kèn: Dendrobium lituiflorum
Lan Trúc phật bà: Dendrobium pendulum
Lan hoàng thảo thái bình: Dendrobium pulchellum
Lan Kiều dẹt: Dendrobium sulcatum
Lan Đùi gà: Dendrobium nobile
Lan Đơn cam: Dendrobium unicum
Lan Hạc vỹ: Dendrobium aphyllum
Hoàng lạp: Dendrobium chrysotoxum
Kim điệp: Dendrobium capilipes var. elegance
Kim thoa: Dendrobium clavatum
Long nhãn: Dendrobium fimbriatum
Hoàng thảo vôi: Dendrobium polyanthum
Nhất điểm hoàng: Dendrobium cariniferum
Ngọc thạch: Dendrobium crystallinum
Nhất điểm hồng: Dendrobium draconis
Phi điệp vàng: Dendrobium chrysanthum
Tích tụ: Dendrobium cumulatum
Thuỷ tiên mỡ gà: Dendrobium densiflorum
Tam bảo sắc: Dendrobium devonianum
Trúc mành: Dendrobium falconeri
Thập hoa: Dendrobium hercoglossum
Một số thuật ngữ tiếng Anh mô tả hoa lan
Bloom: Hoa (dùng để chỉ những bông hoa đã nở)
Bud: (Nụ hoa)
Column: Cột (dùng để chỉ cựa hoa. phần này là cơ quan sinh sản trung tâm của hoa phong lan )
Inflorescence: Cụm hoa (từ này dùng để chỉ cần hoa của 1 cây lan).
Keiki: Từ này là thuật ngữ dùng để chỉ những kie con mọc ra từ mắt ngủ của cây lan.
Leaves: lá cây.
Lip: Môi hoặc lưỡi hoa.
Medium: Trung bình (Từ này dùng để chỉ giá thể trồng lan)
Node: Nút (từ này dùng để chỉ mắt ngủ của cây lan)
Roots: Rễ cây
Petal: Từ này là thuật ngữ chỉ 2 cánh vai của hoa lan
Sepal: Từ này dùng để chỉ 3 cánh đài ngoài của 1 bông hoa. 3 cánh này tạo thành 1 tam giác
Stake: Dùng để chỉ 1 thanh gỗ hỗ trợ cành lan thẳng đứng.
Throat: Cổ họng (dùng để chỉ họng hoa).
Dividing and Propagating: Chiết tách và nhân giống
Mutation: sự đột biến
Mutated orchid: lan đột biến
Một số câu giao tiếp về hoa lan bằng tiếng anh
How to divide and propagate Dendrobium anosmum Orchids?Chiết tách và nhân giống lan phi điệp như thế nào?
This Bao Duy mutated orchid is more than one billion VND.This Bao Duy mutated orchid costs more than one billion VND.Cây lan đột biến Bảo Duy này giá hơn 1 tỷ đồng.
This orchid is called Dendrobium anosmum.This orchid is named Dendrobium anosmum.Cây lan này có tên là lan Phi Điệp.
How to say “hoa lan” in English?Hoa lan tiếng anh gọi là gì
Currently, Dendrobium anosmum is the most common kind of orchids in Vietnam.Hiện nay lan phi điệp là loại lan đươc ưa chuộng nhất của Việt Nam
Do you want to buy my mutated orchid?Would you like to buy this mutated orchid of mine?Bạn có muốn mua cây lan đột biến này của tôi không?
Bạn đang xem bài viết Lan Phi Điệp Là Gì? Cách Trồng Chăm Sóc Như Thế Nào? trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!