Xem Nhiều 3/2023 #️ Lan Căn Diệp (Lan Ma) Loài Lan Quý, Độc Và Lạ # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Lan Căn Diệp (Lan Ma) Loài Lan Quý, Độc Và Lạ # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lan Căn Diệp (Lan Ma) Loài Lan Quý, Độc Và Lạ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lan Căn Diệp hay còn gọi là (Lan Ma), đây là một loài lan rất đặc biệt, nó độc và lạ ở chỗ lan không hề có lá, hoặc có thì rất nhỏ. Nhưng khi ra hoa thì hoa rất đẹp, bền màu và cực kỳ sai.

Lan căn diệp phát triển hầu hết là ở bộ rễ, cây càng lâu năm càng có bộ rễ to, Lan thường nở hoa vào mùa xuân, và có nhiều mặt hoa khác nhau. Hoa đẹp, bền màu và rất sai hoa.

Lan Căn Diệp loài lan không có lá

Vì cây không có lá hoặc ít lá, nên hầu hết cây quang hợp chủ ý bằng bộ rễ. Bộ rễ của lan căn diệp vừa có khả năng tích nước, dinh dưỡng và khoáng chất. Đồng thời còn chứa chất diệp lục, giúp cây có thể tự quang hợp. Điều đặc biệt nữa là Lan căn diệp có phần thân rất ngắn, khó phát hiện đâu là thân và đâu là rễ của cây, chúng ta phải  rất tinh mắt và để ý kỹ mới thấy được. (Đây là lý do vì sao nhiều người còn gọi cái tên thú vị cho loài lan này là Lan Ma.)

Rễ lan căn diệp có màu xanh lá, do có chứa chất diệp lục

Một số hình ảnh về hoa lan Căn Diệp

Lan căn diệp là loài lan thường mọc ở vùng khí hậu ấm và có độ ẩm thấp. Nên khi trồng chúng ta phải lưu ý, để lan ở nơi có nắng nhẹ, tránh ánh nắng nóng và nắng trực tiếp.

phát triển hầu hết là ở bộ rễ, cây càng lâu năm càng có bộ rễ to, Lan thường nở hoa vào mùa xuân, và có nhiều mặt hoa khác nhau. Hoa đẹp, bền màu và rất sai hoa.

Tìm Hiểu Về Loài Hoa Lan Căn Diệp Độc Đáo

Phong Lan Căn Diệp ( Taeniophyllum glandulosum) là một trong 6 loài Căn diệp phân bố ở Việt Nam. Phong Lan Căn Diệp mọc trên các thân cây mọc trên rừng núi thấp ở độ cao 500m đến 800m, với kích thước nhỏ và mọc ở xứ nóng hoặc ấm. Ở Việt Nam, loài Phong Lan này được tìm thấy ở các khu rừng núi đá vôi nguyên sinh hoặc thứ sinh vùng Tây Bắc, nơi có độ ẩm không cao và nóng.

Ngoài ra, nó còn tìm thấy phổ biến ở rất nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Ryuyuku, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Java, Sulawesi, Sumatra, New Guinea, Campuchia…

Hình thái và cách nhận biết Phong Lan Căn Diệp

Phong Lan Căn Diệp không có lá và thân thì cực kì ngắn. Tổng thể hình dạng là bộ rễ phát triển dài và hơi dẹt. Rễ bám sát vào vỏ cây, chứa diệp lục nên có màu xanh đục, đây là bộ phận thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.

Hoa rất nhỏ, cuống hoa dài 1.25 cm đến 5 cm, hơi ngoằn ngèo, mang một vài hoa có kích thước khoảng 5 mm.Có lá bắc hình tam giác. Mùa hoa vào cuối Xuân đến đầu Hạ.

– Lan Căn Diệp vàng: Lan sống phụ sinh, không lá, rễ dẹp, dài. Quang hợp bằng các chất diệp lục có ở trên rễ phụ sinh. Thân buông xuống 10 – 20cm. Cụm hoa phân nhánh. Hoa màu vàng với các đốm nâu. Cây mọc ở Đà Lạt và phân bố ở Ấn Độ, Nêpal, Mianma, Thái Lan.

– Lan Căn Diệp trắng: Lan sống phụ sinh, không thân, không lá, rễ dẹp, nhiều, màu xanh lục. Quang hợp bằng các chất diệp lục có ở trên rễ phụ sinh. Thân buông xuống 10 – 20cm. Hoa màu trắng phần trong cánh môi có những sọc màu vàng không đều. Cây mọc ở Đà Lạt – Lâm Đồng (Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà) và phân bố ở Thái Lan.

Đặc tính và điều kiện sinh trưởng Phong Lan Căn Diệp

Phong Lan Căn Diệp hay Đại Diệp là một trong 6 loài Căn diệp phân bố ở Việt Nam. Chúng là loài phong lan không lá nhưng có diệp lục ở rễ, nằm trong phân họ Vandoideae.

Phong Lan Căn Diệp còn được ví là bạch tuộc hay nhện. Trồng Phong Lan Căn Diệp khá dễ dàng chỉ cần mua nguyên lan trên khúc cây, đảm bảo quá trình vận chuyển cây không bị hư hỏng thì có thể tiến hành trồng và cây có thể phát triển bình thường.

Lan căn diệp ưa bóng không cần có quá nhiều ánh sáng, vì vậy lúc đặt cây trong nhà cũng phải chú ý vị trí đặt cây sao cho thích hợp, không lo bị úng nước. Loài hoa này có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, cam, trắng tạo nên sự đa dạng để quý khách có thể lựa chọn.

Chức năng của Phong Lan Căn Diệp

Lan căn diệp không chỉ giúp tăng tính thẩm mĩ cho không gian sống của gia chủ mà còn có khả năng lọc sạch không khí, lọc sạch bụi bẩn. Với chức năng như vậy người sử dụng có thể xem nó như một máy lọc không khí tự nhiên trong nhà. Ngoài ra Phong Lan Căn Diệp còn có nhiều công dụng trong đông y dùng làm phương thuốc trị cảm hay chiết xuất tinh dâù thơm Bày trí Phong Lan Căn Diệp

Phong Lan Căn Diệp với vẻ đẹp và nhiều màu sắc vô cùng ấn tượng rất thích hợp để bày trí trong không gian sống của gia chủ sẽ tô điểm và làm nổi bật cho không gian của mình. Các vị trí thích hợp để đặt lan căn diệp như phòng khách, sảnh, sân nhà, phòng ngủ…

Chăm sóc Phong Lan Căn Diệp đúng cách

Nhiều khách hàng vẫn băn khoăn về cách chăm sóc của Phong Lan Căn Diệp, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc để giúp Phong Lan Căn Diệp phát triển và sinh trưởng tốt như sau:

Nước

Cần chú ý thời điểm tưới nước cho cây như thời điểm buổi sáng hay xế chiều. Trung bình mỗi tuần nên tưới từ khoảng 1-2 lần, nếu như vào mùa mưa ẩm thì có thể tưới ít hơn. Tránh tình trạng để cho tầng đất khô hạn, ít ẩm.

Ánh sáng

Phong Lan Căn Diệp phù hợp với cường độ ánh sáng trung bình và là loài cây ưa bóng. Trường hợp nếu quá ít ánh sáng, lá cây sẽ có màu xanh đậm, còn nếu quá nhiều ánh sáng, lá cây sẽ có thể chuyển sang màu vàng nhạt. Trong trường hợp này điều kiện ra hoa cũng trở nên khó khăn hơn.

Nhiệt độ Lan căn diệp phát triển tốt trong môi trường có giới hạn nhiệt độ như ở nước ta, người chăm sóc chỉ cần tránh tình trạng cây bị sốc nhiệt quá lạnh hay quá nóng vào mùa đông hay mùa hạ

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Căn Diệp

Trồng lan căn diệp như thế nào cho đúng, cách trồng lan căn diệp, căn diệp có dễ trồng hay không,… là những câu hỏi cực kì phổ biến khi bạn quyết định trồng loại lan đặc biệt này. Vốn là loài lan độc lạ, không có lá hoặc lá cực nhỏ, hoa cực sai nên được nhiều người ưa thích. Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách trồng lan căn diệp chuẩn khoa học, sai hoa nhất.

Lan căn diệp có bộ rễ cực kì phát triển. Kể cũng đúng thôi vì chúng đâu có lá, ngoài bộ rễ phát triển, đoạn thân nhỏ xíu thì chúng chẳng còn gì. Do đó, giá thể trồng lan căn diệp cực kì phải được chọn lọc kĩ lưỡng không giống như những loại lan khác.

Gỗ, lũa càng chắc, bền lâu càng tốt. Những loại lan có bộ rễ phát triển nói chung và lan căn diệp nói riêng đều không thích thay đổi giá thể thường xuyên.

Các loại gỗ yêu cầu không được bong tróc vỏ, nếu dễ bị bong tróc vỏ thì cần phải bóc vỏ trước khi ghép căn diệp. Có thể kể đến nhãn, ổi, vải,…

Nếu gỗ để được cả vỏ (như vú sữa) thì cần phải đảm bảo không có nấm bệnh bởi vỏ cây có thể giữ ẩm tốt hơn, do đó dễ bị dính nấm hơn.

Khi mua căn diệp về sẽ có 2 dạng, một là nguyên bản căn diệp vẫn bám trên cành cây, hai là loại bóc, người ta hay gọi là bóc trụ hay bóc rừng.

Với lan căn diệp nguyên bản, nếu bạn thấy giá thể của chúng vẫn còn tốt, cứng, không bị mục nát thì có thể treo lên trồng luôn mà không cần ghép lại. Tuy nhiên bạn cần phải xử lý nấm bệnh trước, treo cách ly rồi sau đó mới treo lên giàn tránh lây lan mầm bệnh.

Với căn diệp bám gỗ đã mục, bạn có thể tách giá thể ra để ghép lại. Để hạn chế tối đa vết xước và đứt rễ, bạn hãy ngâm chúng vào một chậu nước đầy tầm 30 phút, sau đó tiến hành tách. Bạn có thể ngâm ngay vào nước diệt khuẩn, chống nấm để trừ khử mầm bệnh.

Sau khi tách được chúng ra, bạn treo chỗ thoáng để khô, chừng 2-3 giờ rồi sau đó bắt đầu ghép.

Trước tiên, với giá thể bạn cần làm luôn móc treo để cố định, ghép căn diệp dễ dàng hơn.

Căn chỉnh vị trí ghép cây. Hướng mắt của căn diệp ra ngoài sao cho khi nó có hoa thì các ngồng hoa được bung tỏa thoải mái nhất. Bởi lẽ mắt căn diệp không thể dài ra, không thể thay đổi vị trí nên bạn ghép mắt nó ở đâu thì hoa ra đúng ở đó. Với đặc điểm này bạn có thể hoàn toàn chủ động cho cây ra hoa tạo nên những hình thù đặc sắc theo ý thích.

Sử dụng dây buộc cố định mắt của căn diệp vào giá thể. Với dây buộc này thì bạn lưu ý loại dây phải buộc được chắc chắn, không lỏng lẻo. Bản dây không được quá to, dễ dàng cắt bỏ khi căn diệp đã ra đủ rễ để bám giá thể chắc chắn.

Dây buộc theo quy cách vòng tròn, không quấn dây trải dài từ trên xuống dưới như quấn chổi. Mỗi vòng dây cách nhau khoảng 2 đốt ngón tay là được.

Sau khi cố định được các mắt căn diệp khoảng 2-3 vòng dây ( tùy vào độ dài của rễ cây) thì bạn cùng kéo cắt cụt phần rễ cây ngay sát vòng dây cuối cùng. Mục đích là để rễ mới ra có thể bám chắc ngay vào giá thể mà không tua tủa, rễ xòe rễ cụt nhìn rất mất thẩm mỹ.

Căn diệp chăm sóc không hề khó nếu bạn hiểu được đặc tính của nó: Ưa ẩm và chịu bóng

Chế độ nước tưới

Ngày tưới 1 – 2 lần tùy theo môi trường và tiểu khí hậu. Nếu vườn lan nhà bạn ẩm, có thể chỉ cần tưới buổi tối, nếu nhanh khô thì có thể tưới 2 lần/ngày.

Chế độ ánh sáng

Chế độ ánh sáng của căn diệp khá giống so với hồ điệp, vì vậy bạn có thể trồng dưới 2 lớp lưới hoặc chỉ nắng 1 buổi sáng/ chiều là được.

Chế độ phân bón

Bạn có thể sử dụng chế độ phân bón vừa phải dưới dạng phun nước. Căn diệp chỉ thấy rễ nên bạn dùng phân dê, phân tan chậm gắn thì hạn chế hoặc không nên dùng vì rất mất thẩm mỹ.

Lan căn diệp có lá hay không? Đôi lúc các bạn có thể thấy lan căn diệp ra lá, mặc dù ít nhưng rất nhỏ. Nguyên nhân là do chế độ nước tưới, độ ẩm khiến chúng ra lá giống như loài xương rồng. Với đặc điểm này bạn có thể điều chỉnh nước tưới cho phù hợp hơn.

Điểm Danh Các Loại Lan Căn Diệp Ở Việt Nam

Tìm hiểu chung về loài lan căn diệp

Loài hoa lan Căn Diệp vô cùng đặc biệt, là loài hoa không có lá chỉ có rể, và chỉ sống bám vào các cây lớn khác. Khi cây bắt đầu nở hoa thì hoa nhỏ một cành chỉ được 3- 4 nụ hoa, nhưng khi cây trưởng thành và bắt đầu với nhánh nhiều thì hoa mọc nhiều và trông đẹp hơn. Kiểu dáng hoa tua tủa dài xuống người ta thường gọi la “bạch tuột”.

Phân bố

Lan Căn Diệp phân bố ở nhiếu nơi chủ yếu ở: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Ryuyuku, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Java, Sulawesi, Sumatra, New Guinea, Campuchia và Việt Nam

Trên thế giới có khoảng chừng 200 giống, Việt Nam có 7

7 loại lan Căn diệp ở Việt nam

1 Taeniophyllum daroussinii Tixier & Guillaumin (1964)

Tên Việt: Đại diệp Daroussin (PHH), Căn diệp Xuân lộc (TH).

Mô tả: Phong lan không thân, không lá, chỉ có rễ dài 5 phân, rộng 3 ly. Hoa 2-3 chiếc, mầu vàng xám.

Nơi mọc: Xuân Lộc.

2 Taeniophyllum fasciculatum Aver. (1988)

Tên Việt: Đại diệp bó (PHH), Căn diệp bó (TH).

Mô tả: Phong lan nhỏ không thân, không lá, rễ nhiều và dài 10 phân. Chùm hoa 2-3 chiếc mầu trắng.

Nơi mọc: Tây Nguyên

Đồng danh: Taeniophyllum chitouensis S.S. Ying 1992; Taeniophyllum khasianum J. Joseph & Yogan. 1967; Taeniophyllum sciaphilum Schltr. 1911; Taeniophyllum tjibodasanum J.J. Sm. 1931.

Mô tả: Phong lan nhỏ, không thân không lá, rễ dẹp. Chùm hoa vài chiếc, cao 1.5-5 phân, hoa 1-2 chiếc, to 5 ly, nở vào mùa Xuân-Hạ. Nơi mọc: Lâm Đồng, Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế.

Taeniophyllum glandulosum

4 Taeniophyllum minimum Guillaumin 1961

Đồng danh: Taeniophyllum perpusillum Guillaumin & Tixier.

Chưa tìm thấy hình ảnh.

Tên Việt: Đại diệp bó (PHH), Căn diệp nhỏ (TH).

Mô tả: Phong lan nhỏ, không thân, không lá, rễ dẹt và dài hơn 3 phân. Cuống hoa lên thẳng cao 2 phân, hoa đơn độc mầu vàng cam, môi trắng hơi vàng.

Nơi mọc: Lâm Đồng, Ninh Hải, Ninh Thuận.

5 Taeniophyllum obtusum Blume 1825

Đồng danh: Taeniophyllum serrula Hook. f. 1890; Taeniophyllum vietnamense Tixier & Guillaumin 1962; Taeniophyllum zollingeri Rchb. f. 1857.

Tên Việt: Căn diệp tù (TH).

Mô tả: Phong lan nhỏ, không thân, không lá, rễ dẹt và dài, cuống hoa cao 1 phân, hoa nhỏ 5-6 ly, nở vào mùa Hạ.

Nơi mọc: Đồng Nai, Nam Cát Tiên, Sông Bé.

6 Taeniophyllum pahangense Carr. (1932)

Tên Việt: Căn diệp Tây Nguyên (TH).

Mô tả: Phong lan nhỏ, không thân, không lá, hoa đơn độc, cuống cao 2 phân, hoa to 1 phân, không mở rộng.

Nơi mọc: Kon Plông, Kon Tum, Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế.

7. Taeniophyllum pusillum (Willd.) Seidenf. & Ormerod 1995

Mô tả: Phong lan nhỏ, không thân, không lá. Rễ dẹp, dài 8-10 phân. Cuống hoa cao 2 phân, hoa đơn độc to 4-5 ly, nở vào mùa Hạ.

Nơi mọc: Phú Quốc.

Một số loại lan căn điệp khác

Taeniophyllum – biocellatum Taeniophyllum calceolus Taeniophyllum calceolus Taeniophyllum hasseltii

Taeniophyllum species

Bạn đang xem bài viết Lan Căn Diệp (Lan Ma) Loài Lan Quý, Độc Và Lạ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!