Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(NTO) Ít ai ngờ rằng, ngay ở xứ nóng Phan Rang lại có vườn hoa lan tuyệt vời của anh Cao Ngọc Sinh Yên (tên thường gọi là Thuận) ở Tổ 10, khu phố 4, phường Phước Mỹ, chúng tôi Rang-Tháp Chàm. Tiếng lành đồn xa, Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa đã cùng một số nông dân sản xuất giỏi vào thăm trại lan của gia đình anh Yên.
Là một nông dân trải qua nhiều thăng trầm trong sản xuất nông nghiệp, từ trồng nho, trồng táo đến chăn nuôi dê bách thảo, gà Hơ-mông… cuối cùng anh Yên chọn cho mình cây hoa lan. Không chỉ dừng ở việc chọn giống, anh tìm hiểu kỹ thuật trồng để cây hoa lan “bám trụ” được trên mảnh đất này. Cuối cùng anh đã chọn cho mình 2 giống lan có xuất xứ từ Thái Lan thích hợp với vùng khí hậu nắng nóng như tỉnh ta, đó là loài Bô-cô-ra và loài Đen Rô. Hoa lan của anh trồng được đưa đi bán khá nhiều ở các tỉnh ngoài như: Nha Trang, Bình Thuận…. Với mỗi chậu lan có giá từ 35.000-40.000 đồng, mỗi cành lan có giá từ 3.000-5.000 đồng, mỗi vụ gia đình anh Yên cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Anh Yên cho biết: “Hiện nay, trên thị trường hoa lan đang được tiêu thụ rất mạnh, không đủ cung cấp cho thương lái. Anh muốn đầu tư để nhân rộng mô hình trồng lan không những trong tỉnh và ở các tỉnh bạn. Nếu ai mạnh dạn trồng hoa lan, anh sẽ đầu tư 30% giá trị ban đầu và hướng dẫn kỹ thuật cũng như bao tiêu toàn bộ sản phẩm hoa lan theo giá thị trường”.
Hồng Kỳ (Hội Nông dân tỉnh)
Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Cây Cảnh
Vườn cây cảnh của ông Duyên có hơn 100 gốc mai vàng khoảng 50 năm tuổi.
Mặc dù gia đình không có truyền thống trồng cây cảnh, nhưng đối với ông Duyên, đó là một niềm đam mê đặc biệt có trong con người ông khi còn trẻ đến nay. Để thỏa niềm đam mê của mình, ông đã sử dụng diện tích đất khoảng 4.500m² để tạo ra khu vườn cây cảnh. Các loại cây cảnh ông trồng đều rất quen thuộc, chủ yếu là mai vàng, với trên 300 gốc lớn, nhỏ, cùng bông trang, hoa giấy với nhiều chủng loại,…Khoảng 20 năm nay, ông dành nhiều thời gian để chăm sóc cây cảnh mình trồng. Để sở hữu các gốc cây cảnh có kiểu dáng đẹp, bắt mắt, dựa vào kinh nghiệm của mình, ông chọn lựa rất kỹ và thu mua từ khắp các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, cũng tự tay vun trồng kết hợp với tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật trồng và uốn thân, tạo dáng để cây cảnh được đẹp đúng chuẩn.
Trong khu vườn cây cảnh của ông Duyên, loài cây chiếm số lượng nhiều là mai vàng. Nếu tính theo độ tuổi lâu năm thì có khoảng hơn 100 gốc với tuổi đời khoảng 50 năm. Nhận thấy mai vàng có giá trị kinh tế cao, nên khoảng 10 năm nay, ông bắt đầu thu mua và tạo dáng cây mai vàng để bán lại cho thương lái với giá dao động từ 20 – 50 triệu đồng/gốc, thậm chí có khi đạt ngưỡng 100 triệu đồng/gốc. Để mai vàng được thương lái đến thu mua với giá cao, tiêu chuẩn về dáng mai luôn được quan tâm hàng đầu. Do vậy, ông đã tìm thợ về để tạo dáng cây theo ý muốn, đảm bảo cây mai có được kiểu dáng đẹp đạt tiêu chuẩn.
Các cây mai trong vườn nhà ông Duyên đều được tạo dáng bắt mắt, thu hút người mua.
Ông Duyên cho biết: “Để có được vườn cây cảnh như hiện nay, tôi đã phải tốn công chăm sóc rất nhiều. Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng có tham gia vào Hội sinh vật cảnh của huyện U Minh, thường được hội tạo điều kiện đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng cây cảnh ở một số nơi để về áp dụng tại vườn cây cảnh ở nhà. Hiện tại, ngoài việc thu mua, tạo dáng cây cảnh, tôi còn kinh doanh bán cây cảnh; trong đó, chủ yếu là mai vàng. Thời điểm bán được nhất chính là vào dịp Tết, với khoảng 50 cây mai vàng và đem lại cho tôi nguồn thu nhập khoảng 800 triệu đồng mỗi năm. Thời gian tới, tôi dự định sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây cảnh và đầu tư thêm hệ thống tưới nước tự động; đồng thời, tìm kiếm thêm nhiều giống cây đẹp, độc, lạ để tạo nên sự phong phú cho khu vườn cây cảnh của mình”.
Hoa giấy với nhiều chủng loại cũng là một trong những loại cây cảnh được ông Duyên tỉ mỉ chăm sóc trong khu vườn nhà.
Kết quả bước đầu cho thấy ông Duyên đã thành công trong việc trồng cây cảnh, chứng tỏ rằng cây cảnh không chỉ đem lại niềm vui cho bản thân ông mà còn tạo ra được một không gian sống trong lành và mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Mô hình trồng cây cảnh của ông Duyên đã phần nào tạo động lực cho những người có thú vui chơi cây cảnh tiếp tục duy trì niềm đam mê và cố gắng phấn đấu để có thể gặt hái được thành công từ một nghề tưởng chừng như chỉ là thú vui tao nhã, nhưng lại có được giá trị kinh tế cao.
Theo Hồng Nhung/camau.gov.vn
Mô Hình Làm Giàu Từ Xoài Tứ Quý
Xoài Tứ Quý không phải là loại trái cây xa lạ đối với các nhà vườn, nhưng muốn trồng đạt cả năng suất và chất lượng cao thì không phải ai cũng làm được.
Nhưng với ông Nguyễn Thành Tâm, ở ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp chỉ với 300 gốc xoài nhưng cho thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm.
Nhưng với quyết tâm đổi đời, không cam phận nghèo làm ảnh hưởng đến tương lai các con sau này, từ đó, ông quyết định chuyển đổi cây trồng trên mảnh vườn cằn cỗi. Ban đầu chưa biết trồng cây gì cho phù hợp với vùng đất nơi đây, nhưng tình cờ xem ti vi thấy giới thiệu về giống xoài Tứ Quý của cơ sở sản xuất giống Thạnh Sơn, ở Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nhận thấy, đây là giống mới, lại cho năng suất và giá bán cao nên đã tìm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua cây giống về trồng thử.
Qua 3 năm miệt mài, ông đã thành công với giống xoài Tứ Quý và trở thành người trồng xoài giỏi nhất nơi đây, luôn được mọi người đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Hiện vườn xoài lúc nào cũng cho trái sum suê, năng suất mỗi năm mỗi tăng. Điều mà ông Tâm không phải lo lắng là đầu ra rất ổn định, khi thu hoạch xong thì có thương lái đến tận vườn thu mua và vận chuyển đi Cà Mau, TP.Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. Giá xoài hiện nay đang ở mức 10.000 đ/kg, nếu vào thời điểm nghịch vụ hay lễ tết, giá có thể lên đến 14.000-15.000 đ/kg. Với 300 gốc xoài, hàng năm, gia đình ông thu hoạch trên 10 tấn trái, cho khoản lợi nhuận trên 160 triệu đồng.
Qua nhiều năm trồng xoài, ông nhận thấy đây là loại cây rất thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Nếu so với một số loại cây ăn trái thì lợi nhuận kinh tế từ xoài Tứ Quý rất cao, vì thu hoạch được quanh năm.
Bên cạnh đó, giá bán cũng cao hơn, làm cho người nông dân tăng thêm nguồn thu nhập. Từ khi gắn bó với vườn xoài đến nay, cuộc sống gia đình ngày trở nên khá giả hơn, đã có của ăn của để. Số tiền thu được từ xoài, ông Tâm tằn tiện tích góp mua thêm 1,5ha đất để trồng mía. Hiện tại, ông là thành viên CLB 200 tấn (mía có năng suất đạt 200 tấn/ha).
Hàng năm, vừa cộng tiền bán mía nguyên liệu và mía hom, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về lợi nhuận trên 240 triệu đồng. Chỉ vào ngôi nhà mới xây dựng hơn 300 triệu đồng vào năm 2007, bà Lâm Thị Mịn (vợ ông Tâm) vui mừng nói: “Cũng nhờ trồng xoài đạt hiệu quả nên gia đình tôi mới có được cơ ngơi vững chắc như ngày nay”. Với những gì đã làm được, từ năm 2009 đến nay, ông Tâm được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thị trấn và huyện.
Ông Nguyễn Văn Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cây Dương, nhận định: Xoài Tứ Quý là một cây trồng mới và có triển vọng của địa phương, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con, giúp những hộ có ít đất sản xuất có thể vươn lên thoát nghèo.
Trong các năm qua, người dân nơi đây đã biết cách chuyển đổi cây trồng từ vườn cây kém hiệu quả sang những cây cho năng suất và lợi nhuận kinh tế cao, trong đó có xoài Tứ Quý. Ưu điểm của giống xoài này là cho trái được quanh năm, thị trường đầu ra thuận lợi, giúp cho người dân có nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định.
Trước hiệu quả kinh tế mang lại, hướng tới, UBND thị trấn tiếp tục vận động bà con nhân rộng mô hình, sẽ mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người dân, hướng dẫn cách sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, để nhà vườn yên tâm sản xuất. Hiện nay, diện tích vườn tạp trên địa bàn thị trấn còn nhiều, do đó, sẽ khuyến khích bà con cải tạo vườn cây kém hiệu quả, vườn tạp để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, giải quyết công ăn việc làm tại địa phương.
Nguồn: sưu tầm
Người Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính
Đi qua chiến tranh, bom đạn trong thời chiến hay được rèn luyện ở môi trường quân đội trong thời bình đã tôi luyện ý chí, nghị lực của những cựu chiến binh ở huyện Lạc Dương hôm nay. Về với đời thường, trên mặt trận kinh tế, họ không ngại khó, ngại khổ, biến những vùng đất hoang hay những vườn cây năng suất thấp thành những vườn nhà kính trồng hoa theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Những cựu chiến binh khi rời quân ngũ trở về với hai bàn tay trắng năm xưa, nay đã thành triệu phú, tỷ phú trở thành những tấm gương tiêu biểu trên mặt trận xóa đói giảm nghèo và gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Cựu chiến binh Đỗ Đình Lợi ở thị trấn Lạc Dương là một trong những tấm gương như thế.
Theo chân các cán bộ Hội cựu chiến binh huyện Lạc Dương, chúng tôi tìm về gia đình cựu chiến binh Đỗ Đình Lợi ở tổ dân phố Đăng Gia Rít B, thị trấn Lạc Dương để tham quan mô hình trồng hoa hồng theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nhà kính. Tận mắt chứng kiến mô hình sản xuất quy mô lớn, chúng tôi càng thêm khâm phục nghị lực của người lính trong thời bình. Tiếp chúng tôi bằng cái bắt tay quen thuộc, nụ cười chất phác của một người lính năm xưa, anh kể cho chúng tôi nghe về những kỷ niệm và ký ức những năm tháng phục vụ trong quân ngũ. Năm 1986, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Đỗ Đình Lợi đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Sau 3 năm phục vụ quân đội, năm 1989, xuất ngũ trở về quê hương, anh lại quay trở về với những công việc của nhà nông: Trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi… nhưng chỉ nuôi trồng theo thời vụ, vất vả làm lụng nhưng kinh tế gia đình vẫn không thoát khỏi khó khăn. Với mong muốn có một cuộc sống ổn định hơn, năm 1992, rời mảnh đất Kỳ Tân – Kỳ Anh – Hà Tĩnh đầy nắng và gió, gia đình anh vào mảnh đất Lạc Dương, Lâm Đồng để “sinh cơ lập nghiệp”. Cuộc sống những ngày đầu ở “đất khách quê người” thật không mấy dễ dàng. Hàng ngày vợ chồng anh phải đi làm thuê, cuốc mướn để có tiền thuê nhà và nuôi hai con ăn học. Những ngày tháng vất vả, không làm khuất phục ý chí vượt khó vươn lên của người cựu chiến binh Đỗ Đình Lợi. Từ hai bàn tay trắng, bằng sự siêng năng, chịu khó, sau 3 năm làm lụng vất vả, vợ chồng anh đã tích góp mua được mảnh vườn nho nhỏ để trồng rau và dựng được căn nhà gỗ để “an cư”. Trời không phụ lòng người, vụ rau nào xuống giống vợ chồng anh cũng được mùa, được giá. Số tiền thu được qua từng vụ rau, vợ chồng anh lại tích góp để mua vườn, mở rộng sản xuất, chuyển đổi cây trồng từ trồng rau sang trồng dâu.
Thành công với việc trồng rau, trồng dâu đã giúp gia đình anh có cuộc sống ổn định, một cơ ngơi khang trang. Nhưng mấy năm gần đây, giá cả bấp bênh nên nguồn thu không ổn định, có khi đến kỳ thu hoạch, rau bị sâu bệnh hoặc không bán được, phải chịu mất trắng cả vốn lẫn công lao động. Không thể sống mãi với nghề trồng rau, trồng dâu ngoài trời bếp bênh, năm 2017, nhận thấy trồng hoa hồng trong nhà kính có thu nhập cao, ổn định, tìm hiểu về kỹ thuật và yêu cầu đầu tư cho cây hoa hồng, thấy có thể làm được, vậy là vợ chồng anh quyết định đầu tư gần 2 tỷ đồng làm nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tự động và mua cây giống, phân bón chuyển 9 sào trồng rau sang trồng hoa hồng. Theo anh Lợi, hoa hồng là loại hoa tương đối khó trồng, đòi hỏi phải chăm sóc theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tuy vốn đầu tư ban đầu cao, nhưng nếu chăm sóc tốt thì có thể cho thu hoạch từ 7 đến 10 năm. Lúc đầu do chưa nắm sâu về kỹ thuật, anh đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, phòng bệnh cho cây. Không nản chí, vừa mày mò học hỏi qua sách báo, qua các lớp tập huấn, vừa làm, vừa rút kinh nhiệm, đến nay từ việc bón phân, phun thuốc đến việc phát hiện nấm bệnh anh Lợi đều đã thuần thục. Không phụ lòng người, vườn hoa hồng của gia đình anh với 9 màu vừa màu truyền thống vừa màu mới ngày càng phát triển, đạt yêu cầu về năng suất và chất lượng được các tư thương đánh giá cao.
Anh Lợi cho biết: “Trong số 9 sào trồng hoa hồng thì có 07 sào đã cho thu hoạch, 02 sào đang được cắt ghép, mỗi ngày cắt trung bình khoảng 5 ngàn cành, vào thời kỳ hoa rộ có thể cắt được 10 ngàn cành, tính ra mỗi tháng gia đình anh cắt được khoảng 150 ngàn cành. Với giá hợp đồng ổn định 1.200 đồng/cành mỗi tháng gia đình anh thu được khoảng 180 triệu đồng, trừ chi phí còn lời khoảng 100 triệu đồng. Có thu nhập cao, đến nay gia đình anh đã trả hết nợ vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, anh còn tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho 4 lao động, với mức thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng. Đánh giá về mô hình này, ông Trần Xuân Lộc – Phó Chủ tịch Hội CCB thị trấn Lạc Dương cho biết: “Hiện nay trên địa bàn thị trấn Lạc Dương rất nhiều nông dân đã chuyển đổi cây trồng từ trồng rau sang trồng hoa trong nhà kính. Nhưng mô hình của cựu chiến binh Đỗ Đình Lợi là một mô hình đầu tư bài bản, quy mô rất đáng để hội viên cựu chiến binh nói riêng và nhân dân trên địa bàn thị trấn nói chung học tập làm theo. Từ hai bàn tay trắng, đồng chí đã phát huy bản chất của anh bộ đội cụ Hồ, tích cực lao động sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng”.
Những năm tháng khó khăn, vất vả đã qua đi, hiện gia đình cựu chiến binh Đỗ Đình Lợi đã có cuộc sống ổn định, mua sắm thêm được máy móc phục vụ sản xuất và phương tiện sinh hoạt có giá trị. Hình ảnh cựu chiến binh Đỗ Đình Lợi luôn tiên phong đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã một lần nữa khẳng định cho vẻ đẹp ý chí, phẩm chất đáng quý của anh bộ đội cụ Hồ giữa thời bình. Điều đáng trận trọng ở đây, dù ở trong hoàn cảnh nào, cựu chiến binh Đỗ Đình Lợi cũng luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm và đã có những đóng góp thiết thực để góp phần xây dựng và tô điểm cho cuộc sống quê hương Lạc Dương ngày một ấm no và tươi đẹp hơn.
Phạm Phương – Lạc Dương
Bạn đang xem bài viết Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!