Cập nhật thông tin chi tiết về Lâm Đồng: Chàng Trai Trẻ Và Giấc Mơ Sen Đá mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố hoa, trong một gia đình truyền đời trồng rau – hoa nhưng Phan Thanh Phú lại không chọn gắn bó với hoa. Chàng trai trẻ sinh năm 1987 này mê mẩn sen đá, loài cây cảnh thân mọng nước khá đặc hữu của phố núi. Hiện giới hoa cảnh Đà Lạt đang đánh giá, trang trại sen đá của Phú có thể coi là một trong những nơi cung cấp sen đá lớn nhất thành phố.
Sen đá thuộc họ cây mọng nước, ưa khí hậu lạnh tương tự Đà Lạt. Từ xưa tới nay, trồng và cung cấp sen đá ra thị trường vẫn là công việc của nhiều nhà vườn Đà Lạt. Nhưng thường nhiều người không trồng chuyên sen đá mà vẫn trồng xen các loại cây – hoa khác. Còn với Phan Thanh Phú, anh chú tâm vào sen, quyết gắn bó với loại cây cảnh xinh xắn mà đơn sơ này. Phú kể, anh có duyên với sen đá từ một chuyến đi nước ngoài. Thấy xứ bạn rất thịnh trồng và chăm sóc sen đá, anh quyết tâm thay đổi hướng sản xuất, chuyển từ trồng hoa cảnh sang trồng sen. Đó là năm 2009, tính tới nay cũng đã có 7 năm gắn bó với cây sen.
Ban đầu, Phan Thanh Phú nhân giống, trồng và chăm sóc những cây sen đá phổ thông của Đà Lạt như chuỗi ngọc, sen tròn. Anh bảo, sen đá là loại cây rất dễ tính, trồng và nhân giống nhanh, dễ, chỉ sau gần hai tháng là có thể xuất bán. Nhân giống có thể bằng hai cách, nhân giống từ chồi lá và nhân giống bằng giâm đọt. Sen trồng trong điều kiện nhà kính, cần tưới đủ ẩm để nhân giống. Cây sen con được trồng trên giá thể gồm xơ dừa qua xử lý phối trộn cùng phân hữu cơ, tro trấu để đảm bảo độ tơi xốp. Trang trại của Phan Thanh Phú chủ yếu phục vụ bán cho các vườn, các cửa hàng hoa nên chỉ cần cây ra rễ, sống ổn định là xuất bán. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, phục vụ thị hiếu của người yêu hoa, Phan Thanh Phú dần dần nhập thêm nhiều giống sen đá mới. Nào là hạt ngọc, thảo, cá vàng, kim ngọc…, hiện trong trang trại của Phú đã có trên 200 giống sen đá khác nhau. Để phục vụ nhu cầu lớn của thị trường, Phú có một trang trại 4 sào nhà kính để trồng thương phẩm và một vườn sản xuất giống chuyên biệt với 9 người lao động làm việc thường xuyên. Hiện mỗi ngày, Phú xuất bán cho thị trường trong nước từ 1 tới 2 ngàn chậu sen đá các loại với giá cả rất mềm từ 5-60 ngàn đồng/chậu tùy độ lớn, tùy giống cũ hay mới. Sen đá từ trang trại của anh rất hút hàng, làm tới đâu có người mua tới đó. Không chỉ nội tiêu, sen đá của Phú còn xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 20 ngàn chậu/năm và con số này đang tăng lên. Theo tính toán của ông chủ trẻ, mỗi năm trang trại của anh xuất bán trên 200 ngàn chậu sen đá.
Nhưng khát vọng của Phan Thanh Phú không chỉ dừng lại ở thị trường Trung Quốc. Anh cho biết: “Đà Lạt là vùng đất cực kỳ phù hợp với cây sen đá, trồng sen thương phẩm và nhân giống ở đây nhanh, dễ và cây rất đẹp. Tôi đang tiến hành mở rộng diện tích, nhập thêm nhiều giống sen mới, hi vọng vào được thị trường Đông Nam Á”. Qua tìm hiểu, Phú nhận thấy thị trường Đông Nam Á thường nhập sen đá từ Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước có khí hậu ôn đới. Song, giá một chậu sen từ thị trường này quá cao, hàng trăm ngàn đồng/chậu, đắt gấp nhiều lần so với sen Đà Lạt. Yếu tố mà sen Đà Lạt chưa theo kịp là số lượng và giống mới. Vì vậy, Phú hi vọng cải thiện được những khiếm khuyết này để thu hút được khách hàng trong khu vực. Anh khẳng định, với lợi thế cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, mang lại nét thiên nhiên, tương lai của nghề trồng sen đá sẽ rất khả quan. Và, tìm cho mình một lối đi riêng, chàng thanh niên trẻ đã có cho mình một gia tài đồng thời thỏa mãn khát vọng với loài cây cảnh đặc sắc.
Chàng Trai Trẻ Nghĩ Cách Trồng Ớt Trái Vụ
TTH – Nguyễn Hữu Việt, chàng thanh niên sinh năm 1990 đã thay đổi nếp nghĩ và cách trồng ớt trái vụ tại Vinh Xuân (Phú Vang).
Thu nhập từ ớt trái vụ có thể đạt 20 triệu đồng/sào
Đi làm về, không để mình thư thả, Hữu Việt nhanh chóng mang áo quần lao động. Buông cây viết, đôi tay rắn chắc thành thạo với từng nhát cuốc. Bàn chân quen hơi đất, trụ vững trên đồng cát trắng. Việt kể: “Đồng đất gắn bó với mình như máu thịt. Công việc thật sự vất vả, nhưng nhìn thành quả mình thấy rất hạnh phúc”.
Là sinh viên Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Việt từng nghĩ mình sẽ lập nghiệp xa quê. Nhưng thật trớ trêu, chàng tân sinh viên lại gặp vấn đề về sức khỏe. Ấy mà lúc phải nghỉ học giữa chừng, ngậm ngùi trở về quê, tay chân Việt lại “ăn rơ” với nhịp đập của ruộng đồng. Sức khỏe ngày càng tốt hơn, thế là chàng trai chân quê quyết tâm bám trụ, và trở thành một trong những thanh niên trẻ năng nổ lập nghiệp tại quê nhà.
Nhắc đến Hữu Việt, bà Trần Thị Mỹ Vân, cán bộ Địa chính – Xây dựng – Nông nghiệp và Môi trường xã Vinh Xuân cho biết: “Nhờ Việt, bà con đã có động lực, mạnh dạn bỏ cách làm cũ để đỡ vất vả, mang lại thu nhập cao hơn khi làm nông nghiệp”.
Mười năm nay, bà con tại Vinh Xuân đã quen với trồng ớt trái vụ. Tuy nhiên, khi vùng trảng cát nghèo chưa có đường bê tông, chưa điện, tưới ớt phải mất từ 2-3 giờ/sào. Đến lúc có điện, có đường, nhiều hộ khá giả hơn chủ động khoan giếng, tưới nước máy thay cho tưới gàu song cũng tốn ngần ấy thời gian.
Năm 2017, mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Hữu Việt đầu tư hệ thống tưới tự động, giải phóng hoàn toàn sức lao động tưới cây trên vùng cát rát bỏng. Việt cho biết: “Ý tưởng hình thành trong một lần mình thăm quan trang trại tại Tây Ninh. Mình cứ nghĩ mãi, sao bà con cứ phải vất vả với đôi gàu, nếu không thì là dây tưới. Bỏ ra một ngày hơn 2 giờ đồng hồ/sào để tưới thì rất lãng phí.
Chỉ trong hai ngày, hệ thống tưới tự động của chàng trai đã hoàn thành. Lần đầu tiên trên rú cát cháy bỏng của Vinh Xuân, những cây ớt được tưới tắm theo phương thức mới. Màu cát trắng loang loáng không át được hình ảnh ngan ngát, mỡ màng của những vạt ớt tươi xanh.
Bí quyết để trồng ớt trái vụ là chất đất, mỗi năm một lần, người trồng ớt phải thay đất cát cho ớt. Nếu không thay, cây dễ còi cọc, sâu bệnh. Năm nào Hữu Việt cũng bồi đất cho hai sào ớt trái vụ. Chàng trai thuê hẳn xe múc để làm công việc này. Việt chia sẻ: “Bồi đất cũng là cái khó của người trồng ớt. Nếu cho nằm lộ thiên, hệ thống tưới dễ bị hư hỏng vì thời tiết khắc nghiệt”. Nắm bắt đặc điểm ấy, chàng trai sinh năm 1990 chọn cách đấu nối hệ thống cách mặt đất 20cm, vừa bằng phần đất cần thay vét mỗi năm, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc.
Thấy Hữu Việt thong dong, hai sào ớt xanh um trên đồng không hề mất công tưới tắm, một số hộ dân học hỏi và đầu tư để “thong dong” như Việt. Chủ động, hiệu quả, mỗi sào ớt mang về cho gia đình Việt 20 triệu đồng/vụ. Chàng trai trẻ đang chuẩn bị tăng thêm 3 sào diện tích. “Trồng ớt trái vụ là trái với quy luật sinh trưởng của cây, nghịch cả thời tiết. Thế nên việc chăm sóc cây phải kỹ gấp hai, gấp ba ớt chính vụ. Chỉ cần bỏ công sức, đồng cát trắng cũng sẽ trổ hoa”, Hữu Việt tự tin.
Tận dụng lợi thế, những hộ dân có hệ thống tưới tự động còn tranh thủ trồng thêm cà chua bi. Dù không phải loại cây bản địa, cà chua bi vẫn rất được ưa chuộng. Mười nghìn đồng/kg cà chua trên cát rất đáng mơ ước ở vùng quê còn nhiều khó khăn này.
Không chỉ là người tiên phong đưa khoa học kỹ thuật vào trồng ớt trái vụ, Nguyễn Hữu Việt còn được biết đến là người con có hiếu. Tranh thủ sau giờ làm việc bận rộn (Hữu Việt hiện đang là cán bộ bán chuyên trách tại xã Vinh Xuân), hình ảnh người dân nơi đây luôn ghi nhớ là chàng trai dong dỏng phụ mẹ với ruộng nương.
Lúc chúng tôi gặp Việt, anh đang ươm trồng những mầm dưa lê non xanh. Anh chia sẻ: “Ít người trẻ lựa chọn làm nông nghiệp, trong khi đó thế hệ ba mẹ của mình đã lớn tuổi, không còn đủ sức lao động. Mình chỉ lo một ngày nào đó, vì đời sống quá khó khăn mà mọi người sẽ quay lưng với ruộng đồng”.
Bài, ảnh: Mai Huế
Chàng Trai 8X Mê Sen Đá Kiếm Hàng Trăm Triệu Mỗi Năm
Ghé thăm trạng trại sen đá của Phan Thanh Phú (Xuân Thành, phường 11, TP Đà Lạt), chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước quy mô khu vườn 4.500 m2 với trên 200 loại sen đá của ông chủ 8x này.
Phan Thanh Phú chia sẻ: từ khi đang đi học anh đi đã yêu thích xương rồng, sen đá… Nhiều loại cây cảnh nhỏ được anh mua về trồng để chơi và sau đó nhân giống. Sau khi học xong cấp 3, cũng từ sở thích của bản thân, anh quyết định thử bán các loại cây cảnh như sen đá, xương rồng… trồng trong vườn nhà mình.
“Mới đầu mình mang lên các tiệm bán cây cảnh thử chào hàng với số lượng ít. Sau một thời gian có của hàng đã ghé xuống vườn mua, lúc này mình cũng đã nhân ra được một số giống xương rồng và sen đá nhưng cũng không đủ bán”.
Đến năm 2007, Phan Thanh Phú nhập thử một ít giống sen đá với hơn 10 loại về nhân giống trên 500m2 vườn nhà mình. Sau một thời gian cây cũng cho thu hoạch và có thể xuất bán. Nhưng lúc này anh gặp phải một khó khăn khi không tìm được đầu ra cho sản phẩm, vì hàng sen đá của Trung Quốc đại trà vào Việt Nam với giá rẻ hơn.
Lượng hàng của anh bán ra được rất ít, tồn đọng khiến anh thua lỗ ngay trận đầu tiên trên con đường kinh doanh. Khó khăn trước mắt là vậy, nhưng với nhiệt huyết, đam mê của sức trẻ, chàng trai 8x không nản lòng. Phan Thanh Phú lại bắt đầu mày mò, tìm hiểu trên mạng, sách, báo…
Qua một thời gian tìm hiểu thị trường sen đá Trung Quốc, Malaysia… anh rút ra được một kết luận rằng: các nước khác nhân giống sen đá chỉ được một mùa trong năm, còn với khí hậu ở Đà Lạt mát mẻ thuận lợi cho cây phát triển quanh năm. Nghĩ vậy, năm 2009 anh liền liên hệ tìm mua các giống cây của Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… những loại Việt Nam không có về nhân giống.
Một số giống sen đá được anh chú trọng như: hạt ngọc, cá vàng, kim ngọc, sen lục bình… Cũng nhờ mát tay nên vườn sen đá của anh phát triển tươi tốt.
Phạm Thanh Phú bên vườn sen đá hơn 200 loại của mình
Thế nhưng, “vạn sự khởi đầu nan” khi đầu ra cho sản phẩm sen đá của anh vẫn chưa ổn định. Lại một lần nữa chàng trai 8x ngược xuôi đi xuống các huyện, thành phố của Lâm Đồng, thậm chí các tỉnh lân cận để chào hàng. Dần dần sen đá của anh cũng được người tiêu dùng, nhất là bạn trẻ quan tâm vì có nhiều mẫu mã đẹp.
Phan Thanh Phú chia sẻ: ” các loại sen đá dễ thích nghi và phát triển ở những vùng có khí hậu ôn đới, trong đó Đà Lạt là nơi tốt nhất cho giống cây này phát triển nhanh và đẹp. Trong khi đó, tại Trung Quốc dù có rất nhiều giống sen đá, sản xuất ra với số lượng lớn, nhưng một năm thị trường này chỉ trồng được ở những tháng thời tiết mát mẻ.
Trồng sen đá lợi nhuận cao hơn nhiều loại hoa cảnh khác, vì từ khi trồng đến xuất bán chỉ 2-3 tháng, giống có thể tự sản xuất được. Hiện tại, trong vườn của Phú có hơn 200 loại sen đá thị trường đang chuộng nhất.
Giá mỗi cây sen đá tại vườn của anh xuất bán ra từ 5.000 đến 60.000 đồng, tùy thuộc loại lớn hay nhỏ và giống mới hay cũ. Khi đầu ra cho mặt hàng sen đá đã ổn định… , chàng trai 8x này lại muốn phát triển thêm.
Với quyết tâm làm giàu chính đáng, dám nghĩ dám làm Phan Thanh Phú lại gom góp hết vốn liếng từ trước có được mua thêm đất để phát triển sen đá. Với phương châm “lấy ngắn nuối dài”, dần dần vốn liếng của Phú là trang trại sen đá 4.500m2, ngoài ra anh còn thuê thêm gần 1.000m2 đất để phát triển vườn ươm sen đá.
Nhân giống sen đáPhan Thanh Phú cho biết, kỹ thuật chăm sóc sen đá không có gì là phức tạp, vì đây là loại cây thân mọng, rất dễ nhân giống, có thể nhân giống bằng hai cách là giâm đọt hoặc tách chồi lá, thích hợp trong điều kiện nhà kính, đất tơi xốp và lượng nước vừa đủ ẩm.
Không chỉ bán tại thị trường trong nước, sen đá của anh còn được xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 20 ngàn chậu/năm.
Mỗi năm trang trại của anh xuất bán ra thị trường khoảng 200 ngàn chậu, tính sơ sơ anh thu về hơn 1 tỷ đồng, trừ hết chi phí Phú bỏ túi tiền lãi khoảng 400-500 triệu đồng/năm.
Trang trại sen đá của ông chủ 8x không những đem lại lợi nhuận kinh tế cho anh, mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động của địa phương.
Nói về dự định trong tương lai, Phan Thanh Phú đang ấp ủ đưa sản phẩm sen đá xuất khẩu vào các nước Đông Nam Á vì sen đá trồng ở Đà Lạt đáp ứng được những nhu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã đẹp và giá thành rẻ. Trong khi các nước này phải nhập hàng sen đá từ các thị trường khác với giá cao hơn rất nhiều lần.
Ngọc Hà
Nằm Mơ Thấy Cây Cảnh Trong Nhà Đánh Số Gì? Giải Mã Giấc Mơ
Hiện tại trang chủ đang bị chặn truy cập vào web khó khăn nên khuyến khích thành viên dùng đường link do cung cấp để đăng ký dễ dàng và thông tin người chơi được bảo mật hơn.
Cây cảnh (hoặc cây kiểng) là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy. Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy.
Bên cạnh mục tiêu làm cảnh (vì lẽ này cây cảnh đã được tuyên lên thành nghệ thuật như ở Nhật Bản có bon-sai) cây cảnh còn là một loại hàng hóa được kinh doanh không theo một khung giá cố định nào mà phần nhiều tùy hứng của người bán và người mua hoặc tùy tâm của người bán.
Giải mã giấc mơ thấy cây cảnh trong nhà – Tinycat99
Mơ thấy ngồi trong rừng cây trồng cây cảnh, dự báo bệnh của bạn sắp khỏi.
Mơ thấy cây cảnh tươi tốt là điềm báo sắp sinh quý tử.
Mơ thấy chậu cảnh bị vỡ: Trong giấc chiêm bao thấy một chiếc bình bị nứt hoặc bị vỡ, muốn ám chỉ đến quá khứ, sự lãng quên, giấc mơ cũng là lời cảnh báo tình yêu của bạn có thể sẽ kết thúc.
Mơ thấy chăm bón chậu cảnh: Ngủ mơ thấy cảnh chăm bón chậu cảnh tượng trưng cho sự khống chế, chi phối và giám sát tất cả sự phát triển và biến đổi của sự vật nhờ vào sức mạnh bản thân. Giấc mơ cho thấy bạn là người bề bộn và dang có những rắc rồi chưa thể giải quyết được. Ngay cả đối với những ngày nghỉ bạn cũng phải rối bời vì công việc
Nếu cây xanh tươi tốt, lá um sùm tức là công việc kinh doanh làm ăn của bạn ngày càng thuận lợi và bạn có thể sẽ thành công hơn cả mong đợi. Còn nếu bạn trong tình trạng ốm bệnh thì đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang hồi phục một cách rõ rệt.
Đánh lô đề con gì khi mơ thấy cây cảnh trong nhà – Tinycat99
Bạn đang xem bài viết Lâm Đồng: Chàng Trai Trẻ Và Giấc Mơ Sen Đá trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!