Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng (Phần 3) mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
2.2. Bón phân cho hoa hồng
– Cách đây khoảng nửa thế kỉ, ông bà mình trồng hoa hồng bằng phân chuồng và phân rác, vì thời bấy giờ chưa có phân hóa học. Được biết thời trước ông bà mình trồng hoa hồng bằng phân ngựa, nếu thiếu mới dùng đến phân bò, kế đến là phân trâu. Họ tin rằng phân của các giống gia súc này tốt nhất. Càng về sau do nhu cầu đòi hỏi, tất cả phân gia súc gia cầm ủ hoai như phân heo, phân gà vịt, phân chim, phân dơi… đều được tận dụng hết. Ngoài phân chuồng phân rác ra, ngày xưa người mình còn tưới bón cho hồng phân cá, phân bánh dầu nữa.
– Phân hóa học: Phân hóa học hiệu nghiệm nhanh, tác động nhanh đến sự sinh trưởng của cây cối nói chung và hoa hồng nói riêng. Nếu dùng thêm phân hóa học để bón thúc, cây hồng sẽ phát triển nhanh, nở hoa to hơn, đẹp hơn.
+ Cây hồng thích hợp với phân NPK và cả DAP các loại phân có hàm lượng lân cao. Có hai cách để bón: một là rải quanh gốc hồng nhưng phải cách xa gốc hồng khoảng 10cm, chừng một muỗng cà phê phân cho một gốc là vừa. Và độ vài tháng mới rải phân một lần như vậy. Cách thứ hai là dùng một muỗng canh phân DAP hoặc NPK ngâm trong 10 lít nước lã rồi tưới cho cây, mỗi lần tưới chỉ một lượng phân ít, nên vài ba ngày nên tưới một lần, và tưới chừng vài tuần liên tiếp mới cho kết quả tốt.
+ Điều cần làm là trước khi tưới phân cho cây, ta nên nhổ sạch hết cỏ dại mọc chung quanh gốc hồng, đồng thời dùng mũi dao cùn xới xáo lớp đất mỏng trên mặt chậu được tơi ra.
Tóm lại trồng hồng phân hữu cơ được sử dụng như loại phân làm nền. Tuyệt đối không nên bón phân tươi mà là phân thật hoai. Phân hữu cơ t hật tốt thì cây càng mau tốt. Mỗi năm vài ba lần, theo định kỳ, ta nên bón thúc phân hữu cơ cho cây. Thế nhưng, như quý vị đã biết hàm lượng dinh dưỡng của phân hữu cơ không cao, mặc dầu vẫn đủ chất cần thiết để nuôi cây. Vì vậy thỉnh thoảng ta cần phải bón một lượng phân hóa học nào đó để tạo cân đối dinh dưỡng cho cây. Có làm được như vậy vườn hoa hồng mới luôn luôn tươi tốt và sai hoa..
2.3. Tỉa cành, lá:
Cây hoa hồng khi đã bén rễ thì phát triển nhanh. Muốn có bộ tán lá gọn đẹp thì phải thường xuyên cắt bỏ bớt những cành mọc rườm rà, hoặc những cành quá yếu ớt. Những cành bị sâu, bị khô héo thì nên cắt bỏ hẳn phần khô héo đó và giữ lại phần cành còn tươi. Nên dùng dao sắc hoặc kéo bén để cắt cho ngọt, tránh để vết cắt bị dập, vì ở đó sẽ đâm tược non.
– Cây hồng có khuynh hướng ngả về phía có ánh sáng nhiều (quang hướng động thuận), như cây trồng trên lan can lầu, những cành nào tiếp giáp ngoài nắng thì không những phát triển nhanh mà còn ra hoa nhiều. Ngược lại các cành nằm trong tối thì phát triển chậm. Vì vậy muốn cho cây hồng này có bộ tán đẹp thì vài tuần một lần ta nên xoay chậu nửa vòng, sao cho những cành phát triển chậm sẽ hướng ra ngoài…
– Việc tỉa cành nên làm thường xuyên, và những cành xét thấy cần cắt bỏ thì nên dứt khoát cắt bỏ hẳn, không nên … thương tiếc! Có điều khi cắt cành xong, ta nên dùng chút vôi bôi lên chỗ cắt để phòng ngừa nấm dại xâm nhập làm hư thối vết cắt.
– Cây hoa hồng cũng có hiện tượng vàng lá, thường xảy ra trong mùa mưa. Đây là những lá già hoặc bị sâu bệnh phá hại, cần phải lặt bỏ hết. Cách lặt lá hồng cũng như cách lặt lá mai; một tay cầm chặt cành hồng, tay kia cầm chiếc lá vàng đẩy ngược ra sau, như vậy lá sẽ rời cành dễ dàng mà phẩn vỏ cành không bị xước, chỗ lá rụng sau này sẽ mọc lên chồi mới, phát triển nhanh.
– Cắt bỏ nụ hoa: Cây hồng nẩy nở nhiều hoa chỉ trong trường hợp cây ấy đang trong thời kì phát mạnh, tán lá xum xuê. Với những cây còn non yếu hay mới ra hoa đợt đầu, ta nên cắt bỏ hết các nụ hoa để ức chế, kích thích cho cây phát triển những chồi mới, giúp cây có tán lá đẹp hơn.
– Muốn cây trổ hoa một lượt cho đẹp thì tất cả những cành đã phát triển đúng mức của cây (trừ tược còn non) ta ngắt bỏ đọt hết. Một thời gian sau số tược non sẽ xuất hiện cùng lúc để trổ hoa chung một lần. Thời gian chờ đợi đó khoảng ba bốn tuần, có khi lâu hơn, tùy vào mỗi giống hoa.
2.4. Sâu bệnh:
– Trồng hoa hồng, ta nên tập thói quen là mỗi lần tưới nước cho cây thì nên quan sát xem cây có bị sâu bệnh gì không. Nếu ngày nào ta cũng quan tâm đến vấn đề này thì hi vọng cây hồng quí của ta sẽ không bao giờ bị các loài sâu bệnh phá hại. Vì hễ phát giác có sâu bệnh ở lá, ở hoa là ta đã tìm cách diệt ngay rồi. Cả một vườn hồng mà được quan tâm chăm sóc thường xuyên như vậy thì chắc chắn vườn hoa đó sẽ được tươi tốt quanh năm.
– Cây hoa hồng tuy cành lá không bao nhiêu nhưng lại lắm thứ sâu bệnh phá hại. Cây đã bị bệnh dù quí đến đâu cũng mất giá trị. Vì vậy dù trồng chậu hay trồng với diện tích lớn, ta cũng nên xịt thuốc trừ sâu rầy theo định kì mới tốt.
2.5. Trừ tuyệt cỏ dại:
Cỏ dại chẳng khác nào loại cây kí sinh đối với cây trồng, vì chúng tranh ăn chất dinh dưỡng của cây. Nếu bón phân cho nhiều mà xem nhẹ việc bài trừ cỏ dại thì cây cũng không phát triển mạnh lên được. Cỏ dại mọc quanh gốc hoa hồng nhiều nhất là “lúa ma” tức là những mộng lúa còn sót lại trong trấu chưa bị đốt cháy, hoặc trâu bò ăn rơm rạ chưa tiêu hết, những hột lúa còn sót lại vẫn còn khả năng nẩy mầm, nên lên cây con. Cần phải nhổ hết cỏ dại, nhổ thường xuyên, nhất là trước khi bón phân bổ sung cho cây.
Nguồn: Theo Việt Chương, Lâm Thị Mỹ Hương (kỹ thuật trồng, chiết, ghép, giâm cành hoa hồng).
Phần 1: Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng
1. Chuẩn bị đất trồng hoa hồng hồng
Hồng là loại cây trồng không kén đất lắm, thích hợp ở những loại đất thịt, đất phù sa, đất cát pha,… miễn là xốp và giàu dinh dưỡng là được (yêu cầu đất: nhẹ, xốp, thoáng, giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng).
1.1. Nếu trồng trong vườn, trồng đại trà
Trồng đại trà là trồng số nhiều hàng trăm cây, với diện lớn.
1.1.1. Chọn đất:
Muốn lập vườn trồng hồng để ươm, ghép cây con ra bán, hoặc trồng để cắt cành thì cũng phải chọn đất phù hợp. Chọn đất có khu vực thích hợp để trồng hồng: Mưa ít, chủ động được tưới, tiêu,…Ngoài khí hậu, đất trồng hồng tốt nhất là các loại đất phù xa, đất cát pha nhiều dinh dưỡng, tránh trồng ở những loại đất nhiễm phèn, mặn, và nhiều sét.
– Làm đất:
Khi ra chọn được khu vực đất tốt rồi, thì ta tiến hành cày sâu, quốc bẫm để đất được tơi xốp.
Lưu ý:
+ Nên cày ải nhiều lần, nghĩa là cày xong tiến hành phơi nắng, gió 1 thời gian để cho hả hết khí độc tiềm tàn trong đất lâu năm được thoát ra ngoài đồng thời cũng tiêu diệt được 1 số mầm mống dịch bệnh có sẳn trong đất như: nấm, vi khuẩn, sâu hại,…
+ Cày bừa xong nên dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại, gạch đá, cành cây, rễ cây tạp còn lẫn lộn trong đất…
– Lên luống:
Trước khi làm luống bà con nhà vườn nên có sự tính toán trước khi ươm cây: Xem là mục đích lên luống là ươm cây làm gốc ghép, sau đấy đợi khi ra rễ đầy đủ, bưng ra trồng vào giỏi tre, bao nilon,… hay là ươm làm gốc ghép rồi ghép cành trực tiếp tại chỗ,…Nhưng với mục đích như thế nào đi nữa thì việc đầu tiên cũng phải ươm cây làm gốc ghép trước:
+ Đối với cây làm gốc ghép:
Tốt nhất là nên trồng cây hồng dại, sức sống khỏe và được trồng lâu năm mới tàn. Cành của hồng dại có khả năng giâm mưu ra rễ và tỷ lệ sống cao. Nên chọn những khúc cành hồng dại không quá già cũng không quá non, khoảng tầm 15 cm là vừa. Hom giống chặt xong là có thể giâm ngay. Khoảng cách giữa 2 hom giống là 10cm nếu ươm xong đợi ra rễ đầy đủ bấng lên trồng vào giỏ, vào chậu chờ ghép cành. Khoảng cách giữa 2 hom giống là 20cm nếu ghép cành trực tiếp tại chỗ rồi sau đó mới bấng đem trồng giỏ, chậu. Còn nếu trồng ghép rồi sau này cắt bán chợ thì khoảng cách 2 hom giống có thể là 40 – 50cm.
Lưu ý: Trước khi giâm lên luống ta tưới cho mặt luống ẩm. Việc giâm nên thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều tối lúc khí hậu mát mẻ.
+ Đối với cây làm mắt ghép:
Cây làm mắt ghép hay cành ghép: là những cây giống tốt, sai hoai, hoa to đẹp, lại tỏa hương thơm.
Sau khi cày bừa xong ta tiến hành lên luống có 2 loại luống chính: Luống nổi và luống chìm.
+ Ở những nơi đất thấp, sau cơn mưa dễ bị ngập úng ta phải làm luống nổi. Ngoài ra phải đào mương rãnh để dễ dàng thoát nước khi cần.
+ Những nơi đất cao như đất đồi chẳng hạn. Nơi nước mưa bị rửa trôi tuột hết vào chỗ trũng thì cứ trồng hồng ngay trên mặt đất, sau kỳ cày quốc kỹ, và cũng không cần phải đào mương rãnh thoát nước.
+ Liết trồng hồng thường có chiều rộng 1m, chiều dài khoảng 12 – 15 m, chiều cao từ 25 – 30 cm. Giữa 2 luống nên để khoảng cánh 0,5m làm lối đi, dọc theo 2 bên lối đi này nên vét rãnh có chiều sâu 10 cm, rộng 10 cm làm rãnh thoát nước.
+ Trước khi trồng cây ta phải rải 1 lớp phân chuồng hoai, hay mùn hữu cơ,.. lên mặt luống sau đó xới xáo cho đều phân với lớp đất mặt của luống.
1.2. Nếu trồng trong chậu (Sứ, nhựa,…)
Cây hồng trồng trong chậu cũng tạo được nét triêng của nó.
1.2.1. Chậu trồng Hồng:
Cây Hồng không to cao nên chậu trồng không cần lớn. chọn loại chậu có đường kính mặt chậu từ 25cm đến 40cm, và chiều cao khoảng 25cm là vừa. Chậu như vậy vừa gọn nhẹ, tiện việc di chuyển khi cần.
– Với chậu nhỏ hơn kích thước vừa kể, trồng vào đó một gốc Hồng vẫn đẹp, nhưng trở ngại là chất dinh dưỡng chứa bên trong không được bao nhiêu, nên ta lại phải bận tâm đến việc vô phân cho cây tươi tốt. Còn dùng chậu lớn hơn thì có thể trồng nhiều cây và phải đặt vào nơi cố định. Trong trường hợp này ta nên chọn chậu men, có hoa văn đẹp, góp phần vào việc trang trí cho sân vườn.
– Chọn mua một cái chậu, ta phải quan sát các lỗ thoát nước trổ dưới đáy chậu. Nên chọn loại chậu có hai lỗ thoát nước, nếu chỉ có một, thì cái lỗ đó phải đủ rộng (đường kính khoảng 2cm) mới đủ sức thoát nước… Vì như quý vị đã biết, cây hoa Hồng không chịu úng thủy. Nước mưa hay nước tưới vào chậu, lượng nước dư thừa không có lối thoát ra thì bộ rễ cây Hồng sẽ hư thối, làm chết cây.
– Nên tìm mua loại chậu có chân, để đáy chậu không áp sát xuống mặt đất, gây trở ngại cho việc thoát nước. nếu không, phải kêu chậu lên, cách mặt đất khoảng 5cm mới tốt.
1.2.2. Giá thể:
Chính vì biết tính ý của giống hoa này, nên ngày nay người ta trồng hồng không cần đặt trọn vẹn niềm tin vào đất, vì tự chế ra một chất liệu trồng khác gọi là giá thể.
– Chất liệu nhân tạo này do có độ nhẹ, xốp vừa giúp cho bộ rễ vốn yếu của cây hồng có nơi bám víu vào mà phát triển, lại vừa có một thứ phân giúp cho cây có thêm thức ăn mà tươi tốt. Chất liệu dùng làm giá thể gồm có trấu, rơm vụn, mạt cưa, than bùn, than trấu, hạt nhựa nhỏ, gạch loại xấu có độ xốp được đập nhỏ ra như cát… Chất liệu này có ba yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của hao hồng là nhẹ xốp, thoáng và giữ ẩm.
– Tất nhiên, chỉ có giá thể không thôi không thể trồng được hoa hồng. Ta chỉ nên sử dụng nó chừng 1/3 hay 1/4 mà thôi, phần còn lại là đất và phân hữu cơ, và một ít phân vô cơ thì mới đủ dinh dưỡng cho cây hồng sống được.
1.2.3. Phân tro vô chậu:
Thông thường thì có những “công thức” trộn phân cho vào chậu như sau:
– Đất thịt (hay cát pha) tơi nhuyễn + với phân chuồng hoai, mỗi thứ một nửa trộn lại cho đều trước khi đổ vô chậu.
– Một phần đất thịt (hay cát pha) tơi nhuyễn. Một phần tro trấu. Một phần phân chuồng hoai. Ba thứ số lượng bằng nhau, và trộn cho đều…
– Một phần đất mùn. Một phần phân chuồng hoai. Một phần tro trấu. Ba thứ đó có số lượng bằng nhau. Thêm một muỗng cà p hê phân hóa học NPK (hay DAP) cho mỗi chậu, rồi trộn tất cả các thứ đó cho đều…
Lưu ý: Trồng Hồng bằng tro trấu rất tốt, nhưng nếu cho vào chậu với số lượng nhiều quá (hơn phân nửa) lại bất lợi cho việc trồng Hồng. Vì tro chấu vốn xốp, không giữ nước được độ ẩm lâu dài được. Trong khi đó thì cây Hồng lại trồng giữa nắng chang chang cả ngày, đất trộng không giữ ẩm thì cây sẽ mất sức. Ngược lại, trong thời gian đang ương cây, đang giâm cành lúc nào cũng được che nắng thì việc trồng bằng tro trấu lại có kết quả tốt.
1.2.4. Cách trồng:
– Nên trồng Hồng vào chậu lúc sáng sớm hoặc xế chiều, vì vào giờ đó không khí mát mẻ. Trồng vào mùa mưa hay mùa nắng vẫn được, trồng vào mùa nắng trong vài tuần đầu ta phải che nắng cho cây; hoặc ban ngày đem chậu vào chỗ râm mát, chờ tối lại bưng ra phơi sương. Có chịu khó dưỡng cây như vậy trong thời gian đầu thì cây Hồng mới sống được.
– Trồng Hồng vào chậu ta nên tiến hành những bước sau đây:
+ Lấy những miếng ngói nhỏ hay gạch bể bằng hai ngón tay kê trên những lỗ thoát nước ở đáy chậu sao cho hở ra một khoảng trống, đất không bít lại mà nước tưới lại có lối thông thoát ra ngoài.
+ Đất và phân trộn xong, đổ vào một phần ba chậu. Sau đó, tưới nhẹ cho đất ướt, và kiểm soát xem nước tưới có thoát ra được ở các lỗ thoát nước trổ dưới đáy chậu không. Nếu lỗ bị bít thì phải điều chỉnh lại cách đặt các miếng ngói… Trong trường hợp “khó khăn” quá thì không bỏ ngói vào chậu.
+ Bứng cây Hồng vào chậu. Nếu cây nằm trong bầu nilon thì đặt cây nằm nghiêng trong chậu, dùng dao bén rạch đứt bao nilon từ trên xuống dưới để lột bao ra khỏi bầu. Sau đó, nhẹ nhàng đặt cây đứng thẳng lên giữa chậu, rồi lấy đất trộn phân chèn chung quanh. Nên dùng tay ấn đất cho dẽ xuống để giữ cho gốc khỏi lung lay. Không nên ấn quá chặt vì có thể làm đứt các rễ non. Sau đó tưới nhẹ cho đất dẽ xuống..
+ Nếu cây mua về nằm trong chậu xi măng hoặc chậu đất nung mà kích thước quá nhỏ không thể trồng tiếp được; hoặc mình muốn sang qua chậu nhà lớn hơn, đẹp hơn thì, một là nhẹ tay đập bể chậu đó để bưng nguyên bầu cây sang chậu mới (đã có sẵn một phần ba phân và đất), hai là tưới nước vào chậu cho đất mềm ra không bám cứng vào thành chậu. Sau đó, một tay luồn dưới đít chậu nhấc chậu bổng lên, bàn tay kia xòe rộng ra dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy gốc Hồng, những ngón còn lại giữ vững cái bầu đất, lật ngược chậu lên thì khối nặng của đất sẽ sút ra khỏi chậu. Nên cho cả bầu đất này vào chậu, sau đó chèn đất mới (đã trộn phân) chung quanh cho dẽ chặt…
+ Nếu cây mua về nằm trong giỏ tre thì có cách xử lý như sau: Dùng kéo sắt cắt dọc giỏ tre từ trên xuống dưới để loại giỏ ra ngoài. Việc kế tiếp là rạch bao nilon cũng từ trên xuống dưới để lột bỏ ra khỏi bầu đất. Sau đó, ta đặt đầu đứng thẳng trong chậu rồi chèn đất xung quanh…
+ Việc trồng cây Hồng mới mua về vào chậu kiểng dễ đối với những ai đã thao tác quen tay, còn đối với người mới thực hành lần đầu thì có khi vì lúng túng mà hỏng việc. Chỉ cần sơ sẩy làm bể bầu đất khiến bộ rễ bị thương tổn là cây đã mất sức khó sống.
+ Điều quan trọng của việc trồng cây Hồng vào chậu là lớp mặt đất trong chậu phải nằm ngang cổ rễ, và phải thấp hơn thành chậu khoảng vài ba cm. Mắt ghép trên cây phải cao hơn mặt đất chậu khoảng 5cm mới tốt.
+ Nhiều người khi trồng cứ lấp đất tràn chậu, thậm chí còn đắp vun lên, tưởng làm như vậy cây sẽ có thêm chất dinh dưỡng để sống tốt. Thật ra, đất lấp tràn chậu (nhất là đắp vun lên) không có lợi cho cây, vì nước tưới bị tràn ra ngoài gần hết, lại mang theo chất màu trong đất trôi đi. Đó là chưa nói đến việc gây ra dơ bẩn cho khu vực trồng cây cảnh. Cách tốt nhất như chúng tôi vừa nói là mặt đất trong chậu phải thấp hơn thành chậu khoảng vài ba cm mới tốt, có như vậy nước tưới mới có cơ hội thấm dần khắp mọi ngõ ngách trong chậu, chỉ có phần dư ra mới thoát ra ngoài.
+ Khi trồng xong, ta nên tưới nhẹ lên toàn thân cây và gốc cây một lần nữa, như là cách “hà hơi tiếp sức” cho cây được sống mạnh hơn.
+ Việc kế tiếp là dùng vài ba que tre nhỏ bằng ngón tay út, hay bằng chiếc đũa ăn cơm, ới chiều dài khoảng bốn năm mươi cm, một đầu cắm sâu xuống đất, còn đầu que hướng về phía thân hay các cành Hồng, cột chặt chỗ nhánh Hồng tiếp giáp với que tre để giúp cây có thể đứng thẳng, đứng vững khi bộ rễ của nó chưa đủ để tiếp xúc với môi trường sống mới.
Sau cùng, ta che nắng cho chậu Hồng, hoặc bưng chậu vào nơi có bóng râm, giúp cây khỏi héo úa.
Nguồn: Theo Việt Chương, Lâm Thị Mỹ Hương (kỹ thuật trồng, chiết, ghép, giâm cành hoa hồng).
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Thanh Long (Phần 2)
7. Chăm sóc
a) Thiết kế hệ thống tưới nước
Việc chủ động tưới tiêu sẽ giúp cây thanh long sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuỳ theo điều kiện vườn, khả năng đầu tư mà có thể thiết kế một trong số các hệ thống tưới sau: Hệ thống tưới bằng máy bơm/mô-tơ; hệ thống tưới nhỏ giọt; hệ thống tưới phun sương.
b) Tưới nước
Mặc dù là cây chịu hạn nhưng trong điều kiện nắng hạn kéo dài mà không tưới nước, cây thanh long sẽ mất sức, sinh trưởng kém, giảm khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất.
Trên các chân đất phèn như ở Long An và Tiền Giang, do mực nước ngầm cao, mùa mưa hầu như không cần tưới và mùa khô chỉ tưới với cường độ thấp, tùy theo ẩm độ và kết cấu của đất, 3 – 7 ngày tưới một lần. Hiện nay, vụ quả nghịch tạo ra từ việc thắp đèn thường rơi vào giai đoạn cuối mùa mưa, đầu mùa khô, cần phải chủ động nước tưới cho vườn để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Riêng ở Bình Thuận, giai đoạn tưới nước kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 dương lịch, nằm trong mùa khô nên việc lựa chọn địa điểm thiết lập vườn cần phải chú ý đến nguồn nước tưới.
c) Tủ gốc
Tủ gốc giúp cho cây giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, bổ sung chất hữu cơ cho đất và góp phần khắc phục được hiện tượng thiếu nước tưới cho vùng trồngthanh long, nhất là ở những vùng có mùa khô hạn kéo dài. Sử dụng rơm, mụn dừa, cỏ khô, bèo lục bình để tủ quanh gốc hoặc phủ trên toàn mặt liếp.
Cũng có thể kết hợp tiến hành tủ gốc cho thanh long ngay sau khi bón phân hữu cơ để tránh được sự phân huỷ nhanh lượng mùn trong phân dưới ánh nắng trực tiếp.
d) Tỉa cành, tạo tán
Sau trồng 2 – 3 tuần, khi cây đã ra nhiều chồi, tiến hành tỉa bỏ những chồi yếu, nhỏ, nhánh nảy ngang (nhánh tai chuột), chỉ để lại 2 – 3 chồi có bẹ to, khoẻ, cho leo lên giàn trụ để tạo tán sau này.
– Uốn cành: Khi cành dài vượt khỏi đỉnh trụ khoảng 30 – 40 cm tiến hành uốn cành nằm xuống đỉnh trụ. Nên thực hiện vào lúc trưa nắng, khi đó cành mềm dễ uốn cong xuống, có thể dùng dây ni lông hoặc dây vải để buộc lại để tạo tán cây hình dù. Biện pháp này còn giúp cây mau ra chồi mới.
– Tỉa cành: Từ năm thứ 2 trở đi, tiến hành tỉa nhẹ, đồng thời tạo tán và định hình cho cây, loại bỏ các cành đã cho quả, nằm khuất bên trong, đến cuối năm thứ 3 mỗi trụ để lại khoảng 100 cành.
Có 3 cách tỉa cành cho thanh long giai đoạn kinh doanh là tỉa đau, tỉa lựa và tỉa sửa cành.
+ Tỉa đau: Thực hiện sau đợt thu hoạch quả (trái) hoặc ngay trước đợt thu cuối cùng (khoảng tháng 8 hoặc đầu tháng 9). Tỉa bỏ 2/3 số cành già, cành ốm yếu và sâu bệnh nằm khuất bên trong tán, chỉ giữ lại những cành tốt (khoảng 60% tổng số cành trước khi tỉa). Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài cành cần tỉa bỏ (cách gốc cành 30 cm). Tiếp đó, khi các tượt non đã nảy ra từ phần gốc cành giữ lại, chọn để lại 1 – 2 chồi mới, khỏe, mọc cách xa nhau, các chồi còn lại tỉa bỏ.
Ưu điểm: dễ thực hiện, nhanh, ít tốn kém thời gian và công lao động. Nhược điểm: sau nhiều năm các gốc cành chừa lại sau tỉa sẽ chồng lên nhau và làm cho bụi thanh long bị đôn cao lên.
+ Tỉa lựa: Thường xuyên kiểm tra vườn, tỉa bỏ các cành yếu, cành bị sâu bệnh bằng dao hoặc liềm để tập trung dinh dưỡng nuôi cành tơ và quả.
Ưu điểm: Tạo được khung tán cân đối, thông thoáng trụ, không bị đôn cao. Nhược điểm: tốn nhiều công lao động.
+ Tỉa sửa cành: Tỉa bỏ những cành mới ra, cành mọc lòa xòa chiếm lối đi trên các cành mẹ (cành sừng trâu) đã ra quả, chỉ để lại 1 – 2 cành con cách xa nhau và phân bố đều trên 1 cành mẹ để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cành nhánh có thể mọc lệch, tập trung về một bên, vì vậy thường xuyên sắp xếp lại cho đều về các hướng, đảm bảo thu nhận ánh sáng tốt trên toàn cây.
Thường xuyên kiểm tra sau các đợt thu quả, cắt ngắn các cành phát triển quá dài để không cho các trái ở đầu mút tiếp xúc với mặt đất (vết cắt cách mặt đất khoảng 40 cm).
e) Tỉa nụ, quả
Sau khi nhú 5 – 7 ngày, tiến hành tỉa bỏ các hoa dị dạng, bị sâu bệnh và tỉa bớt trên những cành có quá nhiều hoa, để lại những hoa phát triển tốt, mọc cách xa nhau.
5 – 7 ngày sau khi nở, tiến hành tỉa quả, mỗi cành chỉ để lại 1 – 2 quả phát triển tốt, không sâu bệnh. Nếu để quá nhiều quả trên cành, kích thước quả nhỏ, không đáp ứng yêu cầu của thị trường.
f) Làm cỏ
Trên đất phèn, đất thường xuyên ẩm có rất nhiều loại cỏ và rất khó trị như cỏ tranh, cỏ ống, cỏ chỉ… Vì vậy muốn bớt cỏ và giảm bớt công chăm sóc về sau, trước khi lên vườn nên áp dụng biện pháp phòng trừ cỏ tổng hợp, vào mùa nắng phải cày bừa và phơi đất kỹ trước khi lên liếp trồng.
Thời gian đầu sau khi trồng thanh long có thể trồng xen cây ngắn ngày vừa tăng thu nhập vừa trừ được cỏ dại. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp thuốc trừ cỏ với làm cỏ thủ công.
8. Xử lý ra hoa trái vụ
Thanh long là cây ngày dài, chỉ ra hoa trong điều kiện số giờ chiếu sáng trên 12 giờ/ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch (vụ thuận hay chính vụ). Từ tháng 9 đến tháng 3 dương lịch năm sau, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn, muốn thanh long ra hoa kết quả (nghịch vụ hoặc trái vụ), phải sử dụng ánh sáng đèn để thắp sáng vào ban đêm, điều khiển thời gian có quả theo ý muốn.
Chỉ thực hiện việc thắp đèn ở vườn cây trên 2 năm tuổi và chỉ nên áp dụng tối đa 2 lần chong đèn/trụ/năm, với số giờ thắp đèn/đêm là 8 – 10 giờ.
– Thời gian thắp đèn: Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, có thể tiến hành thắp đèn vào 1 trong 3 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Sau khi kết thúc vụ chính. Việc thắp đèn ở giai đoạn này khá thuận lợi do nhiệt độ ban đêm vẫn còn ở mức khá cao (25 – 260C), số đêm thắp/đợt khoảng 12 – 15 đêm, khoảng cách mắc giữa hai bóng đèn là 3 m.
+ Giai đoạn 2: Khoảng tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Đây là giai đoạn nhiệt độ ban đêm thường thấp nên số đèn cần nhiều hơn, khoảng cách mắc giữa hai bóng ngắn hơn (1,5 – 1,8 m)
+ Giai đoạn 3: Khoảng tháng 2 dương lịch đến giáp với chính vụ, số đèn và khoảng cách giữa các bóng tương tự ở giai đoạn 1.
– Lựa chọn đèn: Sử dụng các loại đèn compact 20 – 23 W có ánh sáng vàng hay ánh sáng đỏ, có khả năng chống ẩm, vừa tiết kiệm được điện năng vừa nâng cao hiệu quả xử lý ra hoa.
– Cách treo bóng đèn và thời gian chiếu sáng: Chỉ xử lý tối đa 2 lần thắp đèn/ trụ/năm.
+ Chong ngã tư: Bóng được mắc ở khoảng giữa 2 hàng, khoảng cách giữa 2 bóng là 3 m, vị trí mắc bóng giữa 4 trụ, với chiều cao bóng so với mặt đất khoảng 1,1 – 1,2 m.
+ Chong ngã hai: Bóng được mắc ở khoảng giữa 2 hàng, khoảng cách mắc giữa 2 bóng là 3 m, vị trí mắc bóng giữa 2 trụ, với chiều cao bóng so với mặt đất khoảng 1,1 – 1,2 m.
+ Chong mé: Bóng được mắc ở khoảng giữa 2 hàng, bỏ 1 hàng và nhắc lại ở hàng kế tiếp. Vị trí mắc bóng và khoảng cách bóng đến mặt đất tương tự như 2 cách trên.
– Chăm sóc sau khi rút đèn:
+ Tưới nước: Nên tưới nước sau khi rút đèn khoảng 2 ngày, khoảng cách giữa 2 lần tưới gần hay xa tuỳ vào điều kiện khí hậu của từng vùng, trung bình khoảng 3- 4 ngày tưới 1 lần.
+ Vuốt tai: Thường được thực hiện trước khi thu hoạch 5 ngày bằng hợp chất GA3 20T (1 viên) + thiên nông (20 g) + miracle gro (20 g) + 200 ml nước.
Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Môn
Nếu ai chưa từng biết đến hoa hồng môn thì mới đầu nghe cái tên này bạn sẽ tưởng tượng ra một bông hoa hồng với nhiều cánh nhỏ ghép lại với nhau thành một hình khối nhất định, mùi thơm lan tỏa. Nhưng có thể bạn đã nhầm, sở dĩ loài hoa có cái tên như thế là do màu sắc của loài hoa này giống với màu của hoa hồng, nên được gọi với cái tên hồng môn.
2. Ánh sáng – nhiệt độ – Ánh sáng
Là loại cây ưa mát, thích hợp với những nơi độ ẩm cao khoảng 70-80%, trong điều kiện độ ẩm mà thấp quá sẽ khiến lá cây không tốt, độ ẩm quá thấp cũng sẽ khiến cây sinh bệnh. Nhiệt độ lí tưởng nhất để cây phát triển tốt là từ 18-20 độ C, nhiệt độ thấp hơn 15 độ cây kém phát triển, cao hơn 30 độ C cây có thể héo úa và chết.Cây không chịu được thời tiết quá nắng nóng, với ánh nắng trực tiếp có thể khiến lá bị cháy, tốt nhất ánh sáng < 50%.
3. Bón phân cho hoa hồng môn
Bón phân đúng cách là một công đoạn rất quan trọng trong kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng môn, bởi khi cây được cung cấp đầy đủ cách chất dinh dưỡng thiết yếu mới có thể nuôi sống toàn bộ cơ thể được.Sử dụng phân hữu cơ sinh học Better HG01 bón lót: 100kg/1000m2. Mùa mưa: 4 tháng/lần, mùa khô: 3 tháng/lần.Ngoài ra, cùng nên sử dụng phân Better NPK 16-12-8-11+TE hòa tan vào nước tưới 1 tuần 1 lần khi hoa hồng bắt đầu ra hoa, bằng cách này sẽ giúp hoa to và tươi lâu hơn.
Nhân giống hồng môn: Hoa hồng môn nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi. Cách này áp dụng cho cây có tuổi từ 4 năm trở lên, cây con mọc bê cạnh cũng phải có từ 3-4 lá con, dùng dao sắc, khéo léo tách cây con sát gốc, sau đó dùng rễ lục bình bọc sát gốc lại, rồi dùng cả cây con và rễ lục bình xuống đất.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng mônPhòng trừ sâu bệnh là bước rất quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng môn. Loại cây này rất ít sâu bệnh, nhưng lại thường bị cào cào và nhện đỏ, có thể sử dụng UNITOX với liều lượng 150-300 ml/héc ta với tỉ lệ 3-8 ml/bình 8 lít, phun trên lá, sử dụng Lannate để phòng trị tuyến trùng.Thường xuyên cắt bỏ lá già, lá úa, hỏng, luôn tạo độ thoáng cho cây.
5. Thời gian thu hoạchSau 12 tháng có khoảng được 50% hoa, 18 tháng có 100% hoa, hoa nở quanh năm, 10 ngày cắt bông 1 lần, thời gian này tưới cây bằng hệ thồng phun sương, cứ 45 phút tưới 1 lần.Vậy là sau một thời gian chăm sóc, trồng trọt vất vả bạn đã có cho mình những vườn hoa, chậu hoa hồng môn thật đẹp. Hồng môn thường được trang trí ở những bó hoa, lẵng hoa thể hiện tình yêu rực cháy, mãnh liệt và cuồng nhiệt.
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng (Phần 3) trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!