Xem Nhiều 3/2023 #️ Kỹ Thuật Trồng Táo Đào Vàng # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Táo Đào Vàng # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Táo Đào Vàng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giống táo đào vàng là loại cây ăn quả lâu đời, phù hợp với điều kiện khí hậu của nước, giống chín sớm và chính vụ, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chín sớm. Hiện táo đào vàng được trồng phổ biến ở cả nước.

Đặc điểm nổi bật của cây táo đào vàng

Táo đào vàng là loại cây dễ trồng, phù hợp với tất cả loại đất, cho năng suất cao, ổn định, ít sâu bệnh. Khi cây táo vàng trưởng thành được đốn sớm thì sang năm sẽ cho ra quả sớm.

Điểm nổi bật của cây táo đào vàng là cây mọc thẳng hay tỏa tán rộng, với cành rủ xuống, cành nhánh ngoằn ngoèo. Cây có lá so le, hình elip, mang màu xanh lục thẫm bóng mặt với 3 gân lá theo chiều dọc. Còn hoa cây táo rất nhỏ, có 5 cánh mang màu vàng nhạt, tạo thành cụm trong nách lá.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo đào vàng

Cây táo đào vàng thường được trồng vào vụ xuân từ tháng 2 tới tháng 4, nếu cây giống ghép sớm thì có thể trồng vào tháng 11. Cuối năm cây cho nhiều quả.

Làm đất: Đào hố với kích thước là 40 x 40 x 40cm

Bón lót: Mỗi hỗ từ 15 – 20 kg phân hữu cơ, 0,5kg super lân và 0,3kg vôi bột. Loại phân này đều được trộn đều cùng với đất, rồi cho xuống hố, vun u lồi cao hơn so với mặt đất là 20cm. Nếu không có phân chuồng nên sử dụng phân lân vi sinh từ 5 – 7kg/hố.

Trồng cây: Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ và đặt bầu cây ngang so với mặt ụ, vun đất rồi nén chặt ở xung quanh bầu. Rồi phủ rơm rắc ở xung quanh gốc với 1 lớp dày tầm 3cm. Sau khi trồng cây xong, bà con nên tưới cây.

Kỹ thuật chăm sóc

Trong tuần đầu tiên, bà con nên tưới 1 lần/ngày vào sáng hoặc chiều và mỗi lần tưới là 1 thùng nước. Sau đó thì cứ cách 2, 3 ngày tưới 1 lần cho đến hết tháng. Khi cây có khả năng phục hồi, sinh trưởng thì tưới tưa dần, bảo đảm đất luôn có độ ẩm.

Bón thúc: Hàng năm, bà con nên bón phân cho cây sau khi thu hoaạch và đốn cây, để cây phục hồi tốt với lượng phân bón cho 1 cây là phân chuồng 30 – 50kg, 5 – 8kg lân, 0,5 – 1kg đạm ure, 3 – 5kg kali

Tỉa mầm: Cành củ quả táo mọc ở trên cành mẹ và ra trong vụ xuân đầu năm, do đó đón cành sao cho có nhiều cành ra trong vụ xuân, có cành khỏe và có sản lượng tốt nhất.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Nhóm sâu chính như sâu cắn lá, nhện đỏ, sâu cuốn lá, sâu đục thân. Phòng trừ bằng cách sử dụng thuốc sau:

Nhóm sâu chích hút: sử dụng thuốc Sherpa 0,1%, Trebon 0,1-0,2%, Basudin …

Nhóm sâu ăn lá: sử dụng thuốc Azodrin 50 DD 0,2%, Mancozeb 0m25% …

Nhóm bọ cánh cứng, kiến, mối thì dùng thuốc Basudi, Sevidol … để điều trị.

Giá trị sử dụng

Giống táo đào vàng chính là giống táo quả to, vị ngọt, màu sắc đẹp, ít bị sâu bệnh, thích hợp để trồng ở đất vườn đồi và chịu hạn, cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Đào Vàng

Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên… Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, cày bừa kĩ. Khi trồng trên luống đào hố 40 x 40 x 40 cm trước khi trồng khoảng một tháng. Sau đó bón phân cho mỗi hố 1kg phân hữu cơ sinh học Better HG01, 1 kg super lân và 0,2 kg Better NPK 16-12-8-11+TE, đắp mô rộng 60 – 80 cm, cao 20 – 30 cm.

Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Đào Vàng:

Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu.Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2-3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Táo Đào Vàng:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau: Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây. Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Táo Đào Vàng:

Bón phân: Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.

Cách bón:

Lần 1: Ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1kg/gốc kết hợp phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun đều trên cây lá để cây sinh trưởng và phát triển thân cành lá tốt, giúp cây chống chịu hạn tốt hơn.

Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ, bón phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong, bón phân Sitto Phat 16-8-16-12SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Táo Đào Vàng:

Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis) Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong đất. Biện pháp phòng trị: Nên thu họach trái sớm trước khi chín. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm. Dùng bẫy mồi (sùng cây é tía, khóm, chuối,…trộn với thuốc Regent 0,3G), hoặc dùng Vizubon D, Ruvacon.

Rệp sáp Gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốc Actata, Applaud, Admire,…để trị và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến. c. Sâu đục trái Thành trùng là lọai bướm nhỏ màu đen, họat động về đêm, đẻ trứng trên trái non, trứng nở ra sâu, sâu có màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong trái để ăn. Sâu làm nhộng trong các lá chung quanh. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốcRegent 800 WG, Padan 95 SP,…. khi trái còn non.

Bệnh thối trái (do nhiều lọai nấm gây ra) – Nấm Phytopthora cactorum: Bệnh gây thối trái nặng trong mùa mưa, trên trái già sắp chín. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn. Bệnh lan khắp trái làm cho trái rụng. Bệnh còn có thể gây thối cổ rễ. – Nấm Rhizopus arrhizus: Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận. Biện pháp phòng trị: + Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh + Trị: sử dụng thuốc để phun như Benomyl, Ridomyl, Aliette,….

Bệnh thối nhũn trái (do nấm Penicillium expansum): Trái bị bệnh có vùng nhạt màu, mềm, sũng nước, bốc mùi hôi mốc rất mạnh. Vùng thối lan nhanh, làm trái bị nhũn ra. Biện pháp phòng trị: Tránh làm xây xát trái khi thu hoạch, lọai bỏ trái bị bệnh.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Từ khi ra hoa đến khi thu họach khoảng 4 tháng. Trái chín sẽ có da láng, chuyển sang màu nhạt hơn và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu họach thành nhiều đợt do trái chín không tập trung.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Táo Đào Vàng

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TÁO ĐÀO VÀNG

Đặc điểm cây táo quả vàng

Táo Đào Vàng là giống táo có quả to, ăn có vị ngọt, giòn, màu sắc đẹp, ít bị nhiễm sâu bệnh, đặc biệt thích hợp với nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt pha cát, đất phù sa. Phù hợp để  phát triển kinh tế…

1. Thời vụ trồng

Táo đáo vàng có thể trồng quanh năm, thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, bà con nên trồng vào tháng 11 đến 12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt.

2. Cách chọn giống táo đào vàng

Bà con chọn cây ghép đạt tiêu chuẩn cao từ 25-35cm, cây ghép mắt liền, cành ghép đã có lá mầm, chiều cao ghép mắt tối thiểu 20cm, bầu đất kích cỡ 7x15cm, đường kính gốc 1-1,5cm. Và cây khỏe mạnh sạch bệnh.

3. Chọn đất và đào hố trồng

Trước khi trồng bà con cần chuẩn bị đất thật tốt. Bằng cách làm sạch cỏ dại, cày bừa thật kĩ khi trồng. Với những vùng đất thấp trũng trước khi trồng nên làm luống  cao cho cây khoảng 50cm, Độ pH thích hợp từ 5-7, và sau khi đào hố tiến hành bón lót phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, phân lân và vôi bột khử trùng.

Mật đồ trồng: Bà con nên trồng với khoảng cách 4-5m một cây, khoảng 500 – 600 cây/ha. Với kích thước hố 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm.

4. Kỹ thuật trồng cây táo đào vàng

Khi trồng bà con tiến hành đào một hố nhỏ kích thước vừa đúng bằng bầu đất cây giống. Nhẹ nhàng đặt bầu đất vào chính giữa và hướng cho cây đứng thẳng. Lấp đất phủ kín bề mặt gốc và dùng tay lèn chặt lại để cố định dáng đứng cho cây. Trồng xong bà con tiến hành tưới nước giữ ẩm ngay cho cây để giúp cây mau ra rễ.

5. Kỹ thuật bón phân

Trong năm đầu tiên bà con cần bón thêm phân để thúc cho cây phát triển nhanh ra tán và lá. Sau khi trồng được 1 tháng tùy vào sự sinh trưởng mà bà con đã có thể bón thêm phân pha loãng . Mỗi tháng sau đó bón tiếp một lần với một lượng hỗn hợp phân NPK để giúp bổ sung cho cây thêm khỏe mạnh. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây táo đào vàng

Tưới nước: Bà con cần tưới nước cho cây nhiều nhất vào mùa khô, khi quả đang lớn và lúc quả sắp chín.

Làm cỏ: Phủ gốc bằng cỏ cô, rơm rạ,… để hạn chế cỏ dại mọc. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Cắt tỉa cành : Táo là giống cây phát triển tuy không cao nhưng hệ tán lan rộng ngang khá phát triển. Việc cắt tỉa cành định kì là điều cần thiết. Sau mỗi vụ thu hoạch bạn tiến hành cắt tỉa các cành đã cho quả chỉ để lại một đoạn 30cm để từ đó sẽ mọc ra những cành nhỏ cho quả vào năm tiếp theo. Càng ra nhiều cành nhánh thì cây sẽ cho ra nhiều quả hơn nên năng suất sẽ tăng hơn. Vào thời điểm cho quả nên tỉa bớt cành vượt, cành bụi để tạo độ thông thoáng cho cây giúp quả hấp thu đầy đủ ánh sáng.

Kỹ Thuật Trồng Táo Ghép

1. Thời vụ

Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Táo ít đòi hỏi về điều kiện đất đai so với các cây trồng khác, nhưng tốt nhất là đất phù sa, giữ ẩm và thoát nước tốt.

2. Khoảng cách

Táo yêu cầu ánh sáng trực xạ, không trồng dưới tán cây khác, trồng với khoảng cách 4 x 5m, cứ 2-3 hàng táo nên đào rãnh để tưới và tiêu nước.

Đào hố rộng 70 – 80cm, sâu 60 – 70cm, bón 30 – 40 kg phân chuồng mục, 1 – 2 kg phân lân/hốc đảo đều với đất bột.

3. Chăm sóc

Giai đoạn đầu sau trồng phải giữ ẩm đều, kịp thời loại bỏ chồi dại. Táo cần bón 400- 500kg urê + 200kg kali + 500kg supe lân cho 1ha/năm. Chia làm 3 lần bón:

– Lần 1: sau trồng 1 tháng và ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + 1/3 lượng phân hoá học.

– Lần 2: trước khi cây ra hoa rộ, bón 1/3 lượng phân hoá học.

– Lần 3: sau khi cây đậu quả xong, bón hết số phân còn lại.

Chú ý: Nếu bị hạn phải tưới nước để quả lớn nhanh không bị rụng. Nếu cây bị cằn (sinh trưởng phát triển kém) ta phải bón bổ sung thêm phân.

4. Phòng trừ sâu bệnh

– Táo thường bị bọ xít xanh, rệp dính, sâu gặm đục quả phá hại, phun phòng trừ bằng Wofatox 0,1- 0,15% hoặc Bi58 0,1%.

– Phun Bayleton 0,1%, Boocđô 1% để phòng và chống bệnh phấn trắng, sương mai.

5. Đốn táo

Sau khi thu hoạch, vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 ở các tỉnh phía Bắc; phía Nam đốn 2 lần/năm (lần 1 vào tháng 2-3, lần 2 vào tháng 9-10).

Cách đốn, táo 1 tuổi cắt cành ghép chính 20-25cm kết hợp với tạo tán; táo 2 tuổi đốn thấp 40cm để lại 3 cành chính thế chân kiềng; táo 3 tuổi trở lên đốn đuổi cách vết đốn năm trước 15-20cm.

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Táo Đào Vàng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!