Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Lan Mokara mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật trồng lan Mokara
Lan Mokara là nhóm lan có giá trị kinh tế cao và được trồng phổ biến hiện nay. Lan Mokara có thể trồng trong chậu hoặc trồng thành luống.
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho lan Mokara phát triển từ 25 – 30 độ C. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định sự ra hoa của cây.
2. Ẩm độ
Rễ của Mokara là rễ trần (rễ phơi ra ngoài không khí) nên đòi hỏi ẩm độ của vườn rất cao. Cây lan Mokara không chịu úng nên phải trồng thật thoáng. Vì đặc điểm của thân cây là lan đơn thân, không có giả hành nên khả năng mất nước rất lớn, từ đó làm cây sinh trưởng kém. Do đó, thường xuyên tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều mát).
3. Ánh sáng
Nhóm lan Mokara thuộc nhóm ưa ánh sáng trung bình. Cường độ ánh sáng khoảng 50 – 60% nên cần thiết kế giàn che cho thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
4. Độ thông thoáng và giá thể
Nhóm lan Mokara rất cần độ thông thoáng nhiều, nhất là trường hợp trồng cây trong chậu vì hệ rễ của cây rất phát triển mà chất trồng (giá thể) lại bí. Nên sử dụng chậu đất có nhiều lỗ thoát, bỏ một ít (rất nhỏ) chất trồng vào chậu. Hoặc không cần giá thể cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng phải cung cấp thường xuyên dinh dưỡng cho cây.
Đối với trường hợp lan Mokara trồng thành luống để cắt cành nên chú ý không cho thân cây lan đè nhiều lên giá thể vì như vậy dễ gây thối cây.
5. Nhu cầu dinh dưỡng
Mokara cần dinh dưỡng khá cao và thường xuyên. Nên kết hợp sử dụng phân chuồng hoặc phân cá và phân hỗn hợp NPK 30 – 10 – 10 hoặc 20 – 20 – 20, tuỳ theo tuổi cây và tình hình sinh trưởng.
Do đặc điểm cấu tạo của Mokara là có hệ rễ trần nên khi sử dụng phân bón nên sử dụng với liều lượng thấp và nồng độ loãng.
Lưu ý vấn đề vàng và tuột lá chân ở Mokara là do thiếu nước và thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm.
6. Phòng trừ bệnh hại
Các bệnh gây hại phổ biến trên nhóm lan Mokara chủ yếu như sau:
– Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Zineb 3/2000, Benlat 1/2000.
– Bệnh đốm vòng cánh hoa: Do nấm Alternaria sp. gây ra. Có thể sử dụng thuốc trừ nấm phổ rộng như Daconil 500 SC.
7. Kỹ thuật trồng
* Trồng trong chậu
Chuẩn bị:
+ Chậu đất (có nhiều lỗ nhỏ) với kích thích trung bình từ 30 x 40cm
+ Cắm 1 trụ chính giữa chậu để tựa cho cây lan sau này (trụ có thể bằng cây hoặc bằng ống nhựa), trụ cao khoảng 70 – 100cm.
+ Bỏ một lớp giá thể dưới đáy chậu (có thể bằng than với kích thích lớn) và ở trên là lớp vỏ đậu phộng (giá thể đã xử lý nấm bệnh trước).
Cách trồng:
+ Buộc cây lan vào trụ, dùng kẽm xiết nhẹ.
+ Rễ của cây vừa tiếp xúc nhẹ với lớp vỏ đậu phộng hoặc có thể không cần giá thể.
* Trồng thành luống
– Luống cao 15 – 20cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
– Giá thể: có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là võ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy vỏ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.
– Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây lan. Cọc cao khoảng 1 – 1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30 – 50cm. Cách tiến hành như sau:
– Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20cm. Các cành lan dài khoảng 40 – 50cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 – 3 tầng rễ.
– Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp (tính từ mặt đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20cm).
– Che nắng cho lan khi mới trồng bằng lưới, phen tre hay bằng tán lá dừa để có khoảng 50% – 60% ánh sáng, gỡ bỏ dần khi cây phát triển tốt.
– Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyên bón phân.
– Trồng lại sau 3 – 4 năm.
TTKN TPHCM – Khuyến Nông TPHCM, 30/09/2015
Nhấn vào đây để xem các tin về hoa lan
Kỹ Thuật Trồng Hoa Lan Mokara
Thứ tư – 30/07/2014 09:34
1. Làm nhà lưới trồng lan + Hướng giàn lan : Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm. Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.
+ Sườn giàn lan : Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn. – Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3,5m. – Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được. Tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ. + Luống trồng: – Chiều dài của luống trồng lan tuỳ thuộc vào diện tích đất. Tuy nhiên chiều dài luống không nên làm quá dài bất tiện cho việc đi lại chăm sóc. – Chiều rộng luống có thể 0,7m hoặc 1,2m tùy theo bố trí trồng 2 hàng cây hay 4 hàng cây. – Chiều cao của luống tính từ mặt đất là 30cm – Luống cách luống 0,6m để làm lối đi. 2. Điều kiện trồng và cách trồng
– Nhiệt độ: Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 21 0C. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18,5 0C – Ánh sáng: Mokara là loài cây ưa sáng. Ánh sáng yếu cường độ quang hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50-60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt. – Tưới nước: Tưới theo mùa. Do mokara cần độ ẩm cao nên mùa khô tăng cường tưới nước để tránh hiện tượng rụng lá và giảm cường độ quang hợp. – Độ thông thoáng: Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan. Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần phải che chắn. – Kiểu trồng: Lan mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa vỏ đậu, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng hoặc có chất trồng là xơ dừa, vỏ đậu, than; hoặc được trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng. Tuy nhiên kiểu trồng trên các luống có chứa vỏ đậu là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất. – Đất trồng: Đất chọn trồng mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao. – Chuẩn bị luống trồng: luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho vỏ đậu vào không bị trôi chảy. – Trồng cây: Cây giống mokara có hai nguồn chủ yếu, một là nhập khẩu từ Thái Lan; hai là từ các nhà vườn, nhưng cho dù từ nguồn nào thì việc phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi xuống giống. – Dùng dây ni lon bó từ 5-10 cây và ngâm vào nước có pha thuốc trừ nấm vicarben theo tỷ lệ 2/3 lượng ghi trên bao bì, nhúng vào cho ướt đều và vớt ra treo ngược cho ráo nước, cứ treo như thế cho đến khi đem xuống giống. – Cách trồng: Các cây lan mokara được buột đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ đậu sao cho gốc lan không chạm vào vỏ đậu. Trồng cây cách cây 30cm 3. Chăm sóc và bón phân: Duy trì độ ẩm cao nếu mùa nắng tưới ngày 2 lần, Che nắng 50-60% – Phân bón: có thể chia ra 4 giai đoạn để tưới phân a. Giai đoạn lan phục hồi và ra rễ non: Một số loại phân thường dùng: – Terra sorb – 4 dùng 2ml/lít nước – NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 1g/lít – Vitamin B1 dùng 1ml/lít Cách phun: Phun định kỳ 5 ngày/ lần. b. Giai đoạn sinh trưởng: Một số loại phân thường dùng – Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước – NPK 20-20-20 (1-1,5gam/lít) – Vitamin B1 dùng 1ml/lít – NPK 30-15-10 dùng 1g-1,5/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần. – Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1,5 tháng/lần. Rải phân khi rễ mokara xuống nhiều và chạm với vỏ đậu . c. Giai đoạn ra hoa Một số loại phân thường dùng: – Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước – NPK 20-20-20 (1-1,5gam/lít) – Vitamin B1 dùng 1ml/lít – Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1,5 tháng/lần – Rong biển 10g/30ml 4. Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 10-15 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau: Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…
Tác giả bài viết: Trần Thị Sang
Nguồn tin: TTGNLN
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Lan Mokara
Hiện nay, nhóm Mokara đang được ưa chuộng do dễ trồng và thị trường tiêu thụ tương đối lớn. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm. Để trồng loại hoa này trước hết phải xây dựng nhà lưới thoáng mát vối chiều cao trung bình từ 3,5 – 3,8m. Loại lưới dùng để che phủ được dùng lưới nhập từ Thái Lan về loại có độ che mát là 50%.
Nhiệt độ:
Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 21°c. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18.5°c
Ánh sáng:
Mokara là loài cây ưa sáng. Ánh sáng yếu cường độ quang hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50 – 60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt.
Độ thông thoáng:
Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan. Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần phải che chắn.
Kiểu trồng:
Lan Mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa vỏ lạc, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng hoặc có chất trồng là xơ dừa, vỏ lạc, than; hay được trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng. Tuy nhiên kiểu trồng trên các luống có chứa vỏ lạc là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Khi trồng trên các luống, đất chọn trồng Mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao.
Vườn trồng lan Mokara
Chuẩn bị luống trồng:
Luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho vỏ lạc vào không bị trôi chảy.
Trồng cây:
Cây giống Mokara có hai nguồn chủ yếu, một là nhập khẩu từ Thái Lan; hai là từ các nhà vườn, nhưng cho dù từ nguồn nào thì việc phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi xuống giống.
Dùng dây nylon bó từ 5 – 10 cây và ngâm vào nước có pha thuốc trừ nấm theo tỷ lệ 2/3 lượng ghi trên bao bì, nhúng vào cho ướt -đều và vớt ra treo ngược cho ráo nước, cứ treo như thế cho đến khi đem xuống giống.
Các cây lan Mokara được buộc đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ lạc sao cho gốc lan không chạm vào vỏ lạc. Trồng cây cách cây 30cm.
Phân bón:
Có thể chia ra các giai đoạn để tưới phân như sau:
Giai đoạn lan phục hồi và ra rễ non:
Một số loại phân thường dùng:
- Terra sorb – 4 dùng 2ml/lít nước
- NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng lg/lít
- Vitamin Bl dùng lml/lít
Cách phun: Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
Giai đoạn sinh trưởng:
Một số loại phân thường dùng:
- Phân cá Fish Emulsion lml/lít nước
- NPK 20-20-20 (l-1.5gam/lít)
- Vitamin BI dùng lml/lít
- NPK 30-15-10 dùng lg-1.5/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
- Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-
1.5 tháng/lần. Rải phân khi rễ Mokara xuống nhiều và chạm với vỏ lạc.
Giai đoạn ra hoa
Một số loại phân thường dùng:
- Phân cá Fish Emulsion lml/lít nước
- NPK 20-20-20 (l-1.5gam/lít)
- Vitamin BI dùng lml/lít
- Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-
1.5 tháng/lần
- Rong biển
10g/30ml Tưới nước:
Về chế độ tưới hàng ngày nhất là vào mùa nắng nên đảm bảo tưới hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều mát. Đối với những ngày có sương hoặc hơi lạnh có thể tưới sớm để rửa lá trước khi mặt tròi mọc.
Sâu bệnh:
Trong quá trình phát triển, lan sẽ bị sâu bệnh phá hoại. Một số bệnh thường gặp trên lan Mokara và cách trị bệnh như sau:
Bệnh thối ngọn: Nếu nhiễm nặng thì tốt nhất là tiêu hủy, nếu bị 1 phần thì sử dụng loại thuốc có gốc Lutamol.
Bệnh đốm lá: cắt bỏ lá bệnh, sử dụng thuốc có thành phần Benomyl.
Bệnh thối rễ: Nguyên nhân do nấm Pythium và Phytopthora, nó làm chết hàng loạt lan con, do giá thể quá ẩm. Cách trị: cắt bỏ gốc và rễ nằm phía dưới để chống lây nhiễm. Sau đó dùng thuốc trị nấm gốc Etridiazole.
Ở Mokara, sự xuất hiện sâu không đáng kể, và khi xuất hiện sâu ta mối phun thuốc. Các loại sâu thường có là: nhện đỏ, rầy, bọ trĩ… nên thuốc đặc trị là : Mitac,Ortus, Trebon…
Đối với nhóm Mokara nếu chọn được giống tốt, hoa có màu sắc phù hợp mỗi cây sẽ cho từ 6 – 8 cành hoa trong một năm. Như vậy nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tính từ khi cây cho cành hoa đầu tiên, sau một năm có thể thu hồi được phần đầu tư cây giống, và từ năm thứ hai trở đi, sau khi trừ chi phí chăm sóc, bón phân sẽ là lợi nhuận dôi ra do trồng hoa đem lại.
Kỹ Thuật Nhân Giống Lan Mokara
Nhóm hoa lan Mokara là nhóm chủ lực trong việc phát triển diện tích và cung cấp sản phẩm hoa lan cắt cành tại một số địa phương nước ta.
Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống Arachnis + Vanda + Ascocentrum. Giống lan này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda là loài đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình caro rất đẹp. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/ năm.
1. Kỹ thuật nhân giống chiết tách lan mokara
– Hiện nay, phương pháp nhân giống chiết tách lan Mokara khá đơn giản và dễ làm hơn được tiến hành ngay tại vườn. Cách tiến hành như sau: + Cây lan mokara mẹ sau thời gian trồng từ 1,5 – 2 năm, có chiều cao đạt từ 1,2-1,5 m, bộ rễ phát triển khỏe, lá xanh, không bị sâu bệnh sẽ được chọn cắt nhân giống. + Phần hom giống sau khi cắt khỏi cây mẹ có chiều cao từ 30 – 50 cm, tùy theo tình trạng cây và ý thích của người muốn nhân giống. Hom giống phải có ít nhất 1 rễ.
– Sau khi cắt hom 1 tháng, cây mẹ sẽ nảy ra 4 – 6 chồi và sau 4 – 6 tháng chồi con đạt kích thước 20 – 30 cm, có 1 – 2 rễ, đủ tiêu chuẩn tiếp tục cắt nhân giống.
– Không nên để chồi con trên cây mẹ quá lâu, sẽ làm mất sức cây mẹ. Muốn khai thác hoa trên cây mẹ, nên để lại một chồi con trên cùng và tiếp tục chăm sóc bình thường.
2. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấp mô
– Đây là phương pháp nhân giống chung được áp dụng cho hoa lan rất hiệu quả. Từ một cây mẹ ban đầu có thể nhân ra hàng ngàn cây có kích thước và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn. Nên chọn lựa cây mẹ ban đầu tốt, như có đặc tính ra hoa liên tục.
– Nhược điểm duy nhất của phương pháp nhân giống bằng cấy mô là từ cây cấy mô đến khi ra hoa thời gian kéo dài tối thiểu là 3 – 4 năm cây mới ra hoa nếu chăm sóc tốt. Trong khi đó cây trồng bằng hom cắt từ ngọn cây mẹ chỉ cần 3 – 6 tháng đã ra hoa. Như vậy thời gian chăm sóc kéo dài, mặc dù giá thành cây giống ban đầu thấp.
3. Kỹ thuật nhân giống bằng hom
– Đây là phương pháp nhân giống đơn giản bằng cách cây con được cắt thẳng từ đoạn ngọn của cây mẹ. Thông thường tùy theo yêu cầu quy cách hom giống tối thiểu phải bao gồm từ 2 – 3 rễ đâm ra từ thân cây mẹ. Kích cỡ thường để trồng là tối thiểu 25 – 30cm, có thể tới 50 – 60cm. Hom càng dài thì khả năng cây càng khỏe do có nhiều rễ, sau khi cắt trồng sang vườn mới thì khả năng phục hồi nhanh, mau ra hoa trở lại. Tùy theo đặc tính giống, sau 3 tháng cây con cắt từ ngọn đã có thể cho hoa nhưng thông thường để dưỡng cây người ta cắt bỏ các phát hoa ở giai đoạn này.
– Nhược điểm của phương pháp này là giống đợt đầu nhân ra với số lượng hạn chế, cứ một cây mẹ thì cắt được một ngọn – tức 1 cây con. Tuy nhiên sau khi cắt ngọn, cây mẹ nếu chăm sóc tốt từ các nách lá, tập trung phần trên gần chỗ cắt sẽ ra tiếp tục các mầm cây con. Thông thường từ cây mẹ sẽ ra được 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi, sau khoảng 6 tháng cây con sẽ phát triển hoàn chỉnh và có thể tách ra để trồng. Giá thành cây giống cũng cao như cây mẹ.
4. Kỹ thuật nhân giống từ hom có cải tiến
– Biện pháp cắt hom lấy phần ngọn làm cây giống, còn phần gốc sẽ phát triển các chồi con thành cây thành phẩm để trồng đang được nhà vườn trồng lan cắt cành Mokara áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phương pháp này là hệ số nhân chồi không cao. Từ một cây mẹ ban đầu, sau khi cắt hom, lấy phần ngọn ta được một cây thành phẩm thì số lượng chồi con sinh ra không nhiều, từ 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi.
– Cần sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao như 31-11-11 kết hợp loại có chứa axit amin, rong biển được phun liên tục vào thời điểm trước khi cắt ngọn 1 tháng và sau khi cắt 6 tháng.
Kỹ thuật nhân giống lan mokara, Nguồn: Thegioilan.com.
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Lan Mokara trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!