Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Ngổ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Đất trồng, bón phân trước khi trồng cây rau ngổ
Rau ngổ thích sống ở ruộng nước, trong ao hồ… nên đất cần cho rau ngổ là đất ao hồ, có nhiều bùn, chất hữu cơ và luôn luôn có nước. Vì vậy đất cần được cày bừa, sục bùn, nhặt sạch cỏ. Nếu đất đã tốt, không cần bón thêm phân chuồng nhưng nếu đất vụ trước đã trồng trọt và khai thác nhiều, nên bón thêm 15-20 tấn phân chuồng hoai, 200-300kg phân lân, 400-500kg tro bếp cho 1 ha. Trộn đều đất, chia ao hay ruộng ra thành các băng rộng 1,2-1,4m.
2. Trồng cây rau ngổ như thế nào?
Tuy rau ngổ có hoa, có hạt nhưng trong thực tế rau ngổ thường được trồng bằng phương pháp vô tính vì dễ trồng và nguồn giống cũng sẵn. Cắt các ngọn rau ngổ dài 20-25cm đem cấy lên các băng đất đã làm sẵn như cây rau cần, rau muống. Cấy xong, giữ trong ruộng một lớp nước mỏng 5-7cm để rau ngổ dễ bén rễ. Cây rau ngổ cần có một lượng nước lớn nên nếu thiếu nước cây hô hấp mạnh, sinh trưởng chậm, năng suất thấp.
3. Chăm sóc, bón phân và thu hoạch cây rau ngổ
Sau khi trồng 7-10 ngày, rau ngổ đã đâm chồi, vươn lá, lúc đó cần bón thêm phân đạm hay nước rửa chuồng heo, bò, nước tiểu hoai (nếu có) pha loãng hoặc không cần, bón trực tiếp vào ruộng vì ruộng luôn luôn có nước. Rau ngổ rất cần kali nên sau khi mưa hay lúc có sương nên bón tro bếp cho rau ngổ, lượng bón không hạn chế.
Rau ngổ trồng như vậy sau 25-30 ngày đã có thể thu hoạch được. Nếu cần dùng hay bán ít, có thể cắt tỉa cành tốt, cắt gần sát gốc. Nếu ruộng rau tốt đều cần bán đại trà, nên dùng dao sắc cắt từng băng một, cắt sát gốc hoặc nếu có lớp nước nên cắt phần trên mặt nước 3-5cm. sau đó, cần bón thúc tro bếp, nước phân chuồng, phân đạm hóa học khoảng 1kg ure cho 100m2. Cứ sau 7-10 ngày bón lại 1 lần.
Chú ý trước khi cắt 1 tuần không nên bón phân chuồng, nước rửa chuồng, nước giải hay phun xịt hóa chất lên ruộng rau. Rau ngổ nếu đủ nước, đủ phân, cứ sau 20-25 ngày có thể cắt lại lứa thứ 2. Thu hoạch xong lại chăm sóc, sau đó lại thu hoạch cho đến khi năng suất đã giảm còn 70-80% đợt thu hoạch trước đó, có thể phá bỏ để làm đất luân canh cây khác hay cho đất nghỉ khoảng nửa tháng rồi chuẩn bị trồng lại vụ khác.
Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Mùi
Rau mùi dễ trồng, ưa đất xốp, nhiều mùn. Không thích hợp với đất quá phèn hay quá mặn.
1. Đất và phân bón cho cây rau mùi
– Làm đất nhỏ, tơi xốp, xử lý thuốc trừ kiến, trừ mối.
– Bón lót: 120 – 150lg phân chuồng hoai cho 100m 2.
– Đánh luống cao 20 – 30cm, rộng 1,2 – 1,5cm, rãnh rộng 30cm.
2. Cách trồng cây rau mùi
– Trồng bằng cách gieo hạt: 1 – 1,2g hạt/m 2.
– Ngâm hạt trong nước ấm 24 – 30 giờ, vớt ra trộn với tro bếp rồi gieo hạt, lấy cào cào nhẹ trên luống cho hạt chìm vào đất hoặc phủ một lớp đất mịn để giữ ẩm rồi phủ rơm rạ hay trấu và tưới nước đều.
– Sau khi gieo 7 – 12 ngày, cây sẽ mọc. Pha 0,5kg ure, 0,5kg supe lân vào nước tươics cho 100m 2. Tưới nhẹ, tránh làm giập nát cây con.
– Sau đó cứ 7 ngày tưới 1 lần.
– Có thể ngâm bánh dầu tưới xen kẽ.
– Khi cây lớn, nếu rơm rạ phủ trên đất chưa mục, cần dỡ bớt để cây mọc lên dễ dàng.
3. Chăm sóc cây rau mùi
– Cây mùi ít bị sâu bệnh. Nếu thấy có cỏ, nên dùng tay nhổ bỏ.
– Nếu mùi mọc dày quá, có thể nhổ tỉa.
– Giữa các kỳ bón phân, nếu đất khô thì phải tưới nước vào buổi sáng hay buổi chiều mát.
– Sau tuần thứ 2, nếu đủ phân, đủ nước và ánh sáng, mùi mọc rất nhanh, che kín cả mặt đất. Sau 1 tháng từ khi cây mọc, có thể thu hoạch.
– Năng suất có thể đạt 80 – 100kg/100m 2.
4. Thu hoạch cây rau mùi
Thu hoạch bằng cách nhổ tỉa hoặc nhổ hết luống.
5. Hướng dẫn để giống cây rau mùi
Nhổ cây yếu, cây nhỏ, để lại cây khỏe, cành lá xum xuê, cây cách cây 20x20cm, nhổ sạch cỏ, tưới thúc bằng phân đạm, lân, kali (hoặc tro bếp, bánh dầu pha loãng) cho đến khi ra hoa. Sau 80-90 ngày hạt mùi chắc, lá mùi bắt đầu vàng, hạt bắt đầu khô, thu phần hoa có hạt. Ủ 1 đêm rồi đem phơi cả cành dưới nắng nhẹ, sau đó phơi khô, để nguội, cho hạt vào bình chứa, trên mặt để 1 lớp lá chuối khô, hoặc lá xoan (lá sầu đông) phơi khô, vừa giữ ẩm vừa chống được sâu mọt cho hạt giống. Có thể thu được 6-8kg hạt/100m 2.
Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng
Hành lá có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng cần chú ý sâu xanh da láng…
Đất trồng tỏi phải thoát nước tốt. Luống rộng 1,2-1,5m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống rạch hàng bón phân, mỗi luống trồng 6 hàng, mỗi hàng cách nhau 20cm…
Kiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi hécta nếu thâm canh tốt có thể cho 35-40 tấn củ…
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Rau Răm
Cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30-35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành chùm ít phân nhánh. Quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng.
Bộ phận dùng: Cành và lá – Ramulus et Folium Polygoni Odorati.
Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Ðông Ðông Dương mọc hoang hoặc được trồng nhiều làm rau gia vị. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Thành phần hoá học: Lá có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.
2- Công dụng: Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây rau răm
Rau răm còn có tên là thủy liễu, lão liễu. Rau răm mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng. Ăn vừa phải rau răm sống thì ấm bụng, mạnh chân, gối, sáng mắt. Ăn nhiều sinh nóng rét, giảm tính khí, giảm tình dục. Phụ nữ hành kinh ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết. Rau răm có tác dụng chữa đau bụng, đầy hơi, hắc lào (giã đắp hoặc ngâm rượu đặc để bôi)…
Chữa rắn cắn: Thêm với 1 số vị thuốc khác cùng với rau răm tươi, giã nát lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ bị cắn. Rau răm có thể loại bỏ được một số độc tố trong tôm, cá. Tuy nhiên cần lưu ý không ăn nhiều rau răm với thịt gà vì dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa. Rau răm còn được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt chống nôn.
3- Kỹ thuật trồng và bón phân chăm sóc:
Chọn giống: Tách gốc giống từ những ruộng đã thu hoạch 2 năm là tốt nhất, hoặc dùng ngọn cây rau có 2/3 là thân già.
Làm đất: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa. Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh 30 cm, luống dài theo thửa ruộng.
Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây rau răm
Bón lót: Bón 2 – 2,5 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG01 cho 1000m2. Trên luống xẻ hàng cách hàng 15 cm. Cây cách nhau 10 cm. Khi trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 -15 cm có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.
Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gốc xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm sau đem trồng vẫn tốt.
Chăm sóc: Sau trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ở nách ở ngọn bắt đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng bằng cách dùng phân hỗn hợp Better NPK 16-12-8-11+TE hoà 200g/ 10 lít nước để tưới vào gốc. Cứ 10 -15 ngày tưới 1 lần. Để bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng tưới bón 1 – 2 tuần. Tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ sinh học Better HG01 để bón cho cây.
4- Thu hoạch:
Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được.
Có 2 cách:
– Cắt tỉa các cành dài đem bán
– Cắt luân phiên từng đám đem bán.
Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Rau Má
Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp khoa học: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và Châu Á.
Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa.
Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.
Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.
Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.
Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5-20 cm.
Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng.
Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.
Hoa rau má có màu từ ánh hồng tới đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.
Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh.
Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa.
Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy.
Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm.
Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.
Rau má là cây cho lợi nhuận khá cao, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng Âm lịch).
Mùa khô cần tưới nước thường xuyên.
Rau má khá nhạy cảm với thời tiết, môi trường.
Sương mù khiến cây vàng úa, cần tưới rửa vào buổi sáng.
Những cơn mưa đầu mùa dù lớn hay nhỏ cũng cần tưới nước, rửa axít và tránh môi trường thay đổi đột ngột làm cây hư hỏng.
Rau má thích hợp các loại phân hữu cơ sinh học và phân chuồng.
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Ngổ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!