Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây Tía Tô Đơn Giản Tại Nhà mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn có thể trồng cây tía tô trên đất trống trong vườn, nếu không có thể trồng vào thùng xốp hoặc chậu. Để cây phát triển tốt và ít bị sâu bệnh, nên chọn đất sạch, đất dinh dưỡng Fusa để trồng.
Cách gieo trồng cây tía tô
Có hai cách để trồng cây tía tô đó là gieo hạt hoặc giâm cành. Trồng bằng hạt thường năng suất hơn giâm cành, cây tía tô có thể trồng được quanh năm.
Với cách trồng tía tô bằng hạt. Gieo hạt giống vào chậu đã được san phẳng đất, thoa một lớp đất mỏng nếu có sơ dừa thì phủ lên đó một lớp. Khi hạt nảy mầm, thì gỡ sơ dừa ra để cây có thể mọc thẳng và cứng. Sau đó khoảng một tháng, quan sát thấy cây có 5 đến 6 lá thì có thể tiến hành tỉa cây.
Kỹ thuật trồng cây tía tô
Với cách trồng tía tô bằng phương pháp giâm cành, trồng thẳng bằng cảnh chiết hoặc cây con. Nên chọn những mảnh đất khô thoáng, hoặc nếu trồng vào chậu thì sau khi trồng sau cần mang ra những nơi thoáng mát.
Bón phân
Sử dụng phân chuồng và super lân để bón lót cho cây. Sau khi trồng cây tía tô được 10 ngày, hoà phân urê với nước kết hợp bánh dầu và phân chuồng để bón thúc cho cây, cứ 10 ngày tưới một lần. Nên dựa vào diện tích, số cây để bón phân cho hợp lý.
Chăm sóc
Thường xuyên vun gốc, làm sạch cỏ dại để cây phát triển nhanh. Để tránh các bệnh chết rạp cây con nên xử lý đất bằng việc trộn với vôi trước khi trồng cây tía tô. Nếu trồng vào mùa mưa thì nên lên luống cao, thoát nước tốt để tránh cây bị ngập úng.
Có thể thu hoạch sau khi trồng cây tía tô được 40 ngày, sau mỗi lần thu hoạch tiến hành bón phân vun gốc cho cây. Khi thu hoạch nhớ cắt chừa gốc khoảng 10cm.
Cây tía tô có kỹ thuật trồng cực kỳ đơn giản, không cần nhiều thời gian công sức để chăm sóc. Mọi người có thể tự trồng cây tía tô được tại nhà một cách dễ dàng để cung cấp cho gia đình mình một loại cây ăn ngon nhiều lợi ích đảm bảo an toàn thực phẩm thay vì đi mua sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ ngoài chợ.
Cách Trồng Tía Tô Nhật Tại Nhà Đơn Giản
Lá tía tô Nhật Bản được biết đến là loại rau cho hàm lượng hoạt chất cao hơn hẳn so với tía tô Việt Nam nên nhiều người thắc mắc không biết mua hạt giống tía tô Nhật về trồng tại nhà có được không? Tía tô Nhật Bản có dễ trồng không? Cách trồng tía tô Nhật Bản như thế nào?
Hôm nay chúng tôi giới thiệu các bạn cách trồng và chăm sóc tía tô Nhật Bản tại nhà để sử dụng trực tiếp mà không cần lo lắng khi mua rau tía tô ngoài chợ có phun hóa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật hay không?
1. Cây tía tô Nhật Bản
Tía tô xanh là giống tía tô Nhật mà người Nhật rất ưa chuộng, được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày, các món truyền thống của Nhật Bản đều có hình ảnh của lá tía tô xanh.
Hiện nay tại nước ta có một số doanh nghiệp trồng và xuất khẩu tía tô xanh Nhật Bản sang thị trường Nhật cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp trồng tía tô Nhật Bản phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của phía bên Nhật Bản, từ đó dẫn tới giá thành của tía tô Nhật rất cao. Bởi vậy mà người dân Việt Nam có xu hướng mua hạt tía tô Nhật Bản về tự trồng tại nhà để cung cấp nguồn thực phẩm cho gia đình và dùng làm thuốc chữa bệnh.
Chọn hạt giống: Chọn hạt giống là khâu khá quan trọng, hãy đảm bảo hạt giống bạn mua là giống tía tô Nhật Bản.
Làm đất trồng :
+ Nếu có đất vườn thì bạn tiến hành chọn một khoảng vườn trống , tiến hành xới đất cho tơi xốp rồi gieo hạt tía tô Nhật Bản xuống đất. Dùng rơm dạ, hoặc chấu ẩm để phủ lên bề mặt gieo hạt. Chú ý tưới nước giữ độ ẩm để hạt nảy mầm.
+ Nếu nhà bạn không có đất vườn bạn có thể tiến hành trồng rau tía tô Nhật Bản tại thùng xốp, châu trồng cây đặt ở nơi có nhiều ánh sáng như sân thượng. Bạn cũng tiến hành lấy đất và gieo hạt tía tô Nhật như trên
Khi hạt tía tô nảy mầm thành cây con được khoảng 15 – 20cm thì có thể đánh ra trồng riêng để cây có không gian phát triển.
Khi bạn trồng tại nhà thì gần như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bởi cây tía tô Nhật Bản rất ít khi bị sâu bệnh. Tía tô Nhật Bản là cây trồng rất thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như nước ta nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm trồng một vài cây tía tô lấy rau sạch dùng cho gia đình hàng ngày vừa tăng thêm hương vị cho bữa cơm vừa đem lại nhiều lợi ích thần kỳ cho sức khỏe của bạn.
Nếu bạn không có thời gian để trồng và chăm sóc cho vườn tía tô Nhật Bản thì có sử dụng sản phẩm Bột tía tô Akina Nhật Bản được nhập khẩu giống cây tía tô Nhật Bản, trồng và canh tác hữu cơ tại vùng dược liệu Quản Bạ – Hà Giang. Thu hoạch và chế biến theo công nghệ Nhật Bản giữ nguyên được hàm lượng tinh dầu và hoạt chất trong cây tía tô Nhật.
Cách Trồng Cây Tía Tô Tại Nhà
Cây tía tô có tên khoa học là Perilla fructescens L. Britt
Họ hoa môi – Lamiaceae
Tên gọi khác cây tía tô là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp. tùy thuộc và những vùng miền khác nhau mà có cách gọi khác nhau.
Bộ phận sử dụng: thân lá, cành và hạt thường thu hoạch vào mùa hè.
2. Đặc điểm của cây tía tô
Cây tía tô thường mọc quanh năm và có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1m, thân thẳng đứng và có nhiều lông mềm ngắn nhỏ mọc xung quanh.
Lá của cây tía tô mọc cân xứng nhau và có có hình quả trứng đầu nhọn, rìa cạnh lá kéo dài từ cuống là tới đầu là có răng cưa lớn. Phiến lá có chiều dài khoảng 4cm – 12cm và có chiều rộng khoảng từ 2.5cm đến 10cm. Lá tía tô thường có 2 màu chính đó là màu xanh tím hoặc màu tím.
Hoa của cây tía tô thường mọc thành chùm có chiều dài khoảng 6cm cho đến 20cm, quả của cây tía tô có đường kính rất nhỏ khoảng 1mm và hình cầu có màu nâu.
Các loại tía tô ở Việt Nam: chủ yếu phổ biến giống tía tô mặt trên xanh, mặt dưới tím và thường được sử dụng ăn sống, ăn kèm trong các món gỏi, rau sống. Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có thêm 2 giống tía tô nữa đó là rau tía tô xanh và tía tô đỏ (tía tô tím).
Tía tô xanh là loại tía tô Nhật Bản, đây là loại rau gia vị ăn kèm không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Nhật như sasimi, sushi… Rau tía tô Nhật không chỉ có tác dụng làm tăng thêm hương vị của các món ăn, phòng trừ bệnh gút mà nó còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân nên rất được phụ nữ Nhật ưa thích.
3. Thành phần hóa học của Tía tô:
Hạt tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40% và tỷ lệ lớn các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic.
Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Chiết xuất lá tía tô đã phát hiện thấy các chất chống ô xi hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, không gây dị ứng và chống lại các khối u.
4. Cách trồng cây tía tô
Cách trồng cây tía tô: trồng bằng hạt, gieo hạt vào tháng 1-2 dương lịch. Sau 40 ngày là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch chăm bón cho cây đến 15-20 ngày là tiếp tục thu hoạch được.
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Tía Tô
2.1. Đất trồng
– Chọn chân đất cao, tơi xốp, thoát nước tốt.
– Đất được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên liếp.
– Mùa nắng : Làm liếp rộng 1- 1.2m, nếu đất cát pha có thể làm liếp chìm để giữ ẩm.
– Mùa mưa : Làm liếp rộng 0.8 – 1m, cao 20 cm.
2.2. Cách gieo trồng
– Có 2 cách : gieo hạt và giâm cành
– Liếp gieo hạt được cày bừa kỹ (đất nhuyễn), bón lót phân chuồng hoai. trước khi gieo nên rải Basudin và sau khi gieo phủ rơm. Khi hạt nẩy mầm phải giở rơm để cây mọc cứng.
– Khi cây có 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày sau gieo) là đem trồng .
2.3. Thời vụ gieo trồng
Tía tô có thể trồng được quanh năm.
2.4. Mật độ, khoảng cách
– Cây cách cây, hàng cách hàng : 15 x 15 cm.
– Mật độ : 450.000 cây/ha
2.5. Bón phân (tính cho 1.000 m2)
Bón lót: 1 tấn phân chuồng + 10 kg super lân.
Bón thúc:
+ 10 NST (ngày sau trồng): Hoà phân urê với nồng độ 20g/10 lít nước, kết hợp với bánh dầu, phân chuồng. 10 ngày tưới/lần.
+ 20 NST: Hoà phân urê để tưới như trên.
2.6. Chăm sóc:
Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.
2.7. Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh chết cây và bệnh gỉ sắt:
Giai đoạn cây con có 4 – 5 lá thật thường bị bệnh chết rạp cây con do nấm Fusarium sp. gây nên.
Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng tía tô trên cùng một chân đất.
Sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc như Sherpe, Polytrin, Cyper,… để phun phòng trị.
Sử dụng Tất cả các loại thuốc nên tuân theo nguyên tắc “4 đúng”. Tía tô là rau gia vị nên cẩn thận trong việc sử dụng nông dược. Trước khi thu hoạch 2 tuần tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
2.8. Thu hoạch
– Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch.
– Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10 cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 – 20 ngày thu 1 lần.
– Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với tưới nước phân như trên.
– Khoảng 2 đợt bón bổ sung bánh dầu, phân chuồng + 4 kg urê.
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây Tía Tô Đơn Giản Tại Nhà trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!