Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây Giảo Cổ Lam Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Công ty thảo Dược Tấn Phát HCM
Địa chỉ:22/21,đường 21,P8,Q.Gò Vấp,HCM
TEL: 0902.984.792- 0968.455.525. Nhân viên sẽ tư vấn tận tình
I,Giới thiệu giảo cổ lam
Cây giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum.Giảo cổ lam được xử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, nó dùng để chữa các bệnh như: bệnh huyết áp cao,bệnh béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ và đặc biệt là bệnh tiểu đường.
Hiện nay các nhà khoa học của Việt Nam đã nghiêm cứu và phát hiện ra nhiều giống giảo cổ lam như: giảo cổ lam 3 lá, giảo cổ lam 4 lá, giảo cổ lam 5 lá. Và được nhiều người nhân giống và trồng trên đất nông nghiệp. Nhưng làm sao để trồng hiệu quả và mang lại hiệu quả king tế thì người trồng cần lắm rõ các bước sau:
II,kĩ thuật chọn giống giảo cổ lam.
Hình ảnh:giảo cồ lam sinh trưởng và phát triển ngoài tự nhiên
Chọn hom bánh tẻ ở những vườn cây gốc (đúng giống, đúng loài) có thời gian sinh trưởng từ 3 đến 5 tháng tuổi.
Hom giống phải sạch sâu bệnh và có từ 3 đến 4 đốt (mắt), có 3 – 4 lá, dài khoảng 20 – 30cm.
Hom cắt không bị dập nát, sây sát. Vết cắt hai đầu hom giâm cách mắt 4 – 5 cm.
III,Đất trồng giảo cổ lam
Đất dùng để ươm trồng cây Giảo cổ lam phải đảm bảo các điều kiện sau:
Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ.
Đất không bị ô nhiễm môi trường, không chứa các chất tồn dư độc hại, kim loại nặng hoặc gần nguồn nước thải khu công nghiệp, bệnh viện….
Đất phải sạch sâu bệnh, cở dại, tàn dư cây trồng cũ, tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt, chủ động tưới tiêu và bảo vệ cây giống.
Video:công dụng giảo cổ lam
IV, Kĩ thuật chăm sóc giảo cổ lam
Kĩ thuật chăm sóc cây non:
Sau khi giâm xong, dùng bình ô doa tưới nước đều mặt luống. Lượng nước tưới cho đất ẩm (ngày 2 lần sáng sớm và chiều mát), làm giàn mái che để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa to làm cây bị thối.
Dùng Pisomix – Y15 (ra rễ cực mạnh), hòa loãng 10g cho 1 bình ô doa 10 lít tưới đều cho 5 – 7m vườn ươm và cứ 5 ngày tưới lại 1 lần, tưới từ 3 – 4 lần.
Sau giâm 15 – 20 ngày, tưới bổ sung dinh dưỡng bằng nước phân lân (hoặc NPK) loãng (5kg /1 sào 360 m2). Ngừng bón phân vô cơ trước khi bứng cây con ra trồng khoảng 10 ngày.
Hình ảnh: giảo cổ lam trông tại vườn
Kĩ thuật chăm sóc cây trưởng thành:
Sau 15-20 ngày các hom cây non sẽ ra rễ và phát triển bình thường .
Trong thời kỳ này ta chỉ cần chăm sóc cây non bình thường , kết hợp các yếu tố cung cấp nước đầy đủ để giữ độ ẩm cho cây phát triện ,
Ngoài ra ta có thể kết hợp làm cỏ , xới đất nhẹ trên bề mặt cho đất tơi xốp để cây trồng nhanh bén rễ , phát triển nhanh hơn
Kết hợp làm diệt sâu bọ cho cây và bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển .
Quay lại trang giảo cổ lam
V,Kĩ thuật thu hoạch giảo cổ lam.
Giảo cổ lam sau khi trồng và chăm sóc thì khoảng 4-5 tháng là có thể cho thu hoạch tùy vào mức độ chăm sóc của người trồng:
Một số lưu ý khi thu hoạch giảo cổ lam:
Không lên thu hoạch giảo cổ lam khi trời vừa mưa xong vì lúc đó lượng nước của cây sẽ hấp thụ nhiều tỷ lệ nước cao phơi sẽ lâu khô. Nên thu hoạch khi trời nắng to để đảm bảo cây xanh đẹp.
Nếu đã bón phân cho cây thì phải sau 3-4 tuần mới thu hoạch được.Nếu thu hoạch ngay sau khi bón phân sẽ tồn dư nhiều đạm nitrat làm ảnh hưởng đến chất sản phẩm.
Khi thu hoạch: cắt tận gốc chỉ để khoảng 20-30 cm để cây tiếp tục tái sinh để thu hoạch cụ sau.
Khi thu hoạch về cần rửa sạch cây để ráo nước, sau đó băm ra khoảng 3-4cm phơi trên bạt hoặc trên sân sân đã chạt xi măng( phơi dưới trời nắng to)
Khi phơi thấy dược liệu khô thân không còn uót sờ tay vào khô còn ướt và thân cây teo lai là đã được
Hình ảnh: giảo cổ lam khô
Kỹ Thuật Trồng Giảo Cổ Lam
Dạo gần đây, giảo cổ lam được biết đến như loại cỏ thần kì. Đặc biệt rất tốt cho người bị tiểu đường- căn bệnh ngày càng phổ biến.Vì công dụng quý nên được nhà nước đưa vào nhân giống khá phổ biến. Nhưng liệu giảo cổ lam có dễ trồng đễ mọc như mọi người nghĩ. Thế kỹ thuật trồng giảo cổ lam như nào gọi là đúng cách. Hãy xem nội dung chia sẻ sau.
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam được đặc trưng cây thân leo uốn lượn và được trồng ở nơi mát mẻ, ẩm ướt. Những cây họ nho leo lên những cây khác vì ánh sáng và sự phát triển. Bề mặt của lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm, ngắn như lông tơ Lá nhai có vị ngọt. Cây có lá màu xanh, hoa nhỏ màu vàng. Giảo cổ lam thu hoạch lấy lá bỏ rễ được lựa chọn cẩn thận, và sấy khô để làm trà uống. – Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam có hai thành phần chủ yếu là Saponin và Flavonoid. Saponin ở đây có cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất. Flavonoid có tác dụng sinh học cao và chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
Giảo cổ lam mọc ở đâu?
Nguồn gốc, phân bố
Nơi đầu tiên thấy cây Giảo cổ lam là trên rừng nguyên thủy núi Phanxipăng thuộc tỉnh Lào Cai, ở độ cao 2.000m.
Qua quá trình tìm kiếm, tiếp tục phát hiện ra ở Hoà Bình, Cao Bằng cũng tồn tại loại cây này.
Điều kiện sinh thái
Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, bóng, loài cây này thích hợp ở độ cao trên dưới 700 – 3.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm. Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên một số loại đất như đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn, đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng.
Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn cho mát và giải độc. Tuy nhiên để chế biến thành thuốc thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát.
Kỹ thuật trồng giảo cổ lam
Như trong hình, kinh nghiệm trồng giảo cổ lam như sau:
Kỹ thuật trồng giảo cổ lam
(1) Giảo cổ lam là cây thân leo
(2) Các dây leo phát triển từ thân cây được quấn quanh các cây khác.
(3) Cây mọc dày đặc ở những khu vực bán ẩm ướt.
(4) Phần mọc trên mặt đất là nhỏ, nhưng chiều dài rễ thì tương đối nhiều.
(5) Người ta thường chia cây con vào đầu mùa thu. Cây con lai được cấy, tách chậu để phát triển mở rộng.
Cụ thể quy trình trồng giảo cổ lam
1. Chọn vùng trồng
Căn cứ vào điều kiện sinh thái và kết quả bước đầu nghiên cứu về vùng trồng Giảo cổ lam có thể xác định trồng được ở những vùng núi cao (từ 700 đến 3.000m so với mặt nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15-25oC, độ ẩm không khí 70-95%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.
2. Kỹ thuật nhân giống
Phương pháp nhân giống bằng cành: Cây giống được giâm trong vườn ươm, khoảng 30 ngày thì đưa ra ruộng sản xuất.
Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ, to khỏe, sạch sâu bệnh, mỗi cành giâm mang khoảng 3-4 mắt, khoảng cách từ vết cắt đến mắt giâm
Làm đất lên luống: Đất được làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao khoảng 20cm, rộng 1,5m, rãnh 30cm để tiện chăm sóc cây
Kỹ thuật giâm cành: Rạch rãnh sâu khoảng 20cm, đặt cành giâm cách nhau 2-3cm, phủ đất lên 1-2 mắt, phần trên mặt đất để lại 2-3 mắt.
Lượng cây giống để đưa ra ruộng trồng 1 ha là khoảng 80.000 cây.
Kỹ thuật chăm sóc cây con: Thường xuyên tưới để giữ ẩm cho cành giâm, kiểm tra để đảm bảo độ ẩm đất trong vườn ươm được duy trì ở mức 80- 90%, làm sạch cỏ dại.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Khoảng 10-15 ngày cành giâm đã ra rễ và mầm mới. Tuy nhiên, để đạt tỷ lệ sống cao ngoài đồng ruộng thì nên để đến khi mầm mới trên cành giâm ra cành cấp 1 (khoảng 30 ngày sau giâm).
3. Thời vụ trồng
Từ tháng 2- 3, để có cây giống trồng vào tháng 2 thì nên giâm cành trong vườn ươm từ tháng 01.
4. Kỹ thuật làm đất
Đất trồng phải sạch, không ô nhiễm môi trường, không gần nơi đổ rác thải của khu dân cư, khu công nghiệp, nghĩa trang; đất trồng không chứa các chất tồn dư độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
Tiến hành cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại, luống cao khoảng 20cm, rộng 60- 70cm, chiều dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.
5. Mật độ, khoảng cách trồng
Mật độ Giảo cổ lam phù hợp là 8 cây/1m2 với khoảng cách 30cm x 40cm.
6. Kỹ thuật trồng
Chọn những cành Giảo cổ lam có mầm to khỏe trong vườn ươm đưa ra ruộng sản xuất. Sau mỗi vụ thu hoạch, Giảo cổ lam tự mọc ra mầm mới. Để sau thu hoạch cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường thì khi thu nên thu nông tay, để lại lớp lá vàng dưới cùng.
7. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón cho một ha/năm: 10 tấn phân chuồng hoai mục, 400kg Ure, 500kg Supe lân, 200kg Kali (cho 1 vụ/1ha)
Phương pháp bón phân: Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân Lân; Bón thúc lượng Đạm và Kali còn lại chia đều làm 6 lần bón trong năm:
Lần 1: Bón sau khi trồng 20 ngày
Lần 2: Bón sau trồng 40 ngày
Lần 3: Bón sau trồng 60 ngày
Lần 4: Bón sau trồng 80 ngày (sau thu lần 1)
Lần 5: Bón sau trồng 140 ngày (sau thu lần 2)
Lần 6: Bón sau trồng 200 ngày (sau thu lần 3)
Chú ý: Lần bón cần tính toán để đảm bảo có đủ thời gian cách ly, tránh nguy cơ tồn dư đạm trong dược liệu. Các năm tiếp theo bón 4 – 5 lần: Lần 1 bón đầu vụ Xuân, các lần tiếp theo bón sau các đợt thu hoạch.
8. Kỹ thuật chăm sóc
Thường xuyên làm sạch cỏ dại, kết hợp với các lần bón phân
Tưới nước: Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, do vậy cần phải chú ý đến việc tưới nước giữ ẩm đất cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi; Giảo cổ lam không chịu được úng, vì vậy cần tháo nước ngay cho cây sau những đợt mưa to kéo dài.
9. Phòng trừ sâu bệnh hại
Sâu Ban miêu xuất hiện gây hại từ tháng 6 đến giữa tháng 7, có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC) lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1,2.
10. Thu hoạch, sơ chế
Trung bình 1 năm có thể thu 4 – 5 lứa, cây trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3- 4 năm, sau khi bón phân đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 3 tuần mới thu hoạch. Nên thu cây vào những ngày nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu sắc đẹp và đem đi tiêu thụ.
Tham khảo tài liệu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây giảo cổ lam Kèm theo Quyết định số 271 /QĐ-SNN, ngày 20/12/2017 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai
Trên là quy trình trồng giảo cổ lam, hi vọng mang lại cho bạn cái nhìn rộng hơn về cây giảo cổ lam- cây thuốc quý này.
Mọi thắc mắc chi tiết xin gọi tư vấn từ nhà thuốc
Kỹ Thuật Trồng Cây Sả Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
1. Thời vụ trồng.
– Tùy đặc điểm khí hậu của từng khu vực, diễn biến thời tiết mà lựa chọn thời vụ trồng cho thích hợp.
– Thời vụ trồng thích hợp là thời vụ có các điều kiện thuận lợi nhất cho việc trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sả. Vì vậy, lựa chọn thời vụ thích hợp là công việc rất quan trọng. Nước ta, hai miền Nam và Bắc có 2 kiểu khí hậu đặc trưng riêng. Vì vậy thời vụ trồng sả cũng khác nhau.
1.1. Thời vụ trồng ở miền Bắc.
– Miền Bắc có 2 thời vụ trồng, vụ tốt nhất là vụ xuân (tháng 2, 3) và vụ thu (tháng 8, 9).
– Vụ xuân có điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho tép sả đâm chồi, do đó giảm bớt tỷ lệ chết. Hơn nữa, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sả ở giai đoạn đầu rất thuận lợi. Những nơi ít rét và đủ ẩm độ, có thể trồng sớm hơn (từ tháng 1 đến tháng 3).
– Vụ thu (tháng 8, 9): Vụ này, nhiệt độ và ẩm độ giảm, vì vậy cây sả phát triển kém hơn vụ xuân, do đó năng suất thấp hơn.
1.2. Thời vụ trồng ở miền Nam.
– Miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa.
2. Dọn cỏ dại và tàn dư thực vật
– Nếu khai hoang đất thì cần tiến hành khai hoang sớm vào đầu mùa khô ở miền Nam, thu đông và đông ở miền Bắc.
2.1. Mục đích, yêu cầu
– Làm đất dễ dàng, cải thiện chế độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ trên mặt đất.
– Hạn chế sự cạnh tranh của cây bụi, cỏ dại tạo điều kiện thuận lợi cho cây sả sinh trưởng, phát triển tốt.
– Lợi dụng triệt để khả năng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước sẵn có của thực bì, nhất là nơi đất dốc.
– Tuỳ theo đặc tính của từng loại thực bì, khả năng mọc lại của chúng mà chọn phương pháp xử lý sao cho triệt để nhất.
2.2. Chuẩn bị
2.2.1. Dụng cụ
– Dụng cụ: Dao phát, búa, cưa, thước dây….
– Các dụng cụ này được mài dũa và bảo dưỡng trước khi sử dụng.
2.1.2. Bảo hộ lao động
– Quần áo, mũ, găng tay, giầy.
2.3. Trình tự các bước dọn cỏ dại và tàn dư thực vật.
– Phát từ chân dốc phát lên, hướng phát theo đường đồng mức. Nếu sườn dốc quá dài thì chừa lại những băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng từ 6 – 10m; băng chặt rộng 50 – 60 m để trồng cây.
* Quy trình phát dọn cỏ dại và tàn dư thực vật
Bước 1: Phát cỏ dại và tàn dư thực vật
– Phát trắng hoặc phát theo băng, băng chừa rộng 6 -10m, băng chặt rộng 50 – 60m.
– Đánh dấu đúng vị trí băng chặt, băng chừa đã bố trí, điểm đánh dấu dễ nhận biết.
– Chặt sát gốc cây rồi vận chuyển ra vị trí quy định.
– Thực bì được xử lý trước khi trồng 15 ngày.
Bước 2: Thu dọn cỏ dại, tàn dư thực vật và đốt
– Làm băng cản lửa trước khi đốt. Băng cản lửa rộng 5 – 10 m.
– Đốt vật liệu đã khô trước khi trồng 15 ngày.
– Thu gom vật liệu chưa cháy hết thành đống song song với đường đồng mức.
3. Làm đất.
– Mục đích của làm đất: Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của cây, đồng thời bảo vệ và cải tạo đất.
– Có 2 phương pháp làm đất trồng sả là làm đất toàn diện và làm đất cục bộ.
3.1. Làm đất toàn diện.
3.1.1. Điều kiện áp dụng.
– Với những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thấp dưới 200.
– Lượng mưa không quá lớn và không tập trung.
3.1.2. Đặc điểm làm đất toàn diện.
– Làm đất toàn diện có tác dụng cải tạo lớp đất mặt giữ ẩm cho đất.
– Tiêu diệt hầu hết cỏ dại nhưng dễ bị xói mòn
3.1.3. Trình tự các bước làm đất toàn diện.
– Cày theo đường đồng mức, cày sâu 20 – 25cm, không bị lỏi đất.
– Bừa kỹ, đất nhỏ, san phẳng mặt đất.
– Phơi khô đất.
– Lên luống:
+ Yêu cầu với luống trồng sả: Luống trồng sả phải đạt được những yêu cầu sau:
Thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây.
Tiết kiệm đất.
Thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc, thu hoạch.
+ Luống rộng khoảng 1,2 – 1,4m, cao 15 – 20 cm, rãnh rộng 30 – 40cm. Mặt luống không trũng ở giữa đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Ở giữa các đầu luống nên cắm cọc để khi kéo dây tưới không làm dập nát cây giống.
+ Với những nơi có địa hình dốc, lên luống theo đường đồng mức. Sau khi lên luống, có thể rạch hàng hoặc bổ hố để trồng.
– Rạch hàng:
+ Trên mỗi luống rạch hai hàng. Mỗi hàng rộng 15 cm, sâu 15cm.
+ Hàng song song với chiều dài luống.
+ Mỗi hàng cách nhau khoảng 0,8 – 1 m.
+ Có thể rạch hàng bằng thủ công hoặc rạch bằng máy tùy thuộc địa hình và tùy thuộc điều kiện gia đình.
+ Hàng song song với mép luống.
Trồng cây sả mang lại hiệu quả kinh tế cao
– Cuốc hố:
+ Xác định mật độ, khoảng cách: Tùy thuộc vào loại đất và mức độ thâm canh mà xác định khoảng cách cho phù hợp. Với đất có độ phì cao, thâm canh cao thì cuốc hố với khoảng cách 120cm x 40cm, mật độ khoảng 20.800 hố/ha. Với đất có độ phì trung bình, thâm canh vừa phải, trồng với khoảng cách 80cm x 50cm, mật độ 25.000 hố/ha. Hình 2.5: Cuốc hố trồng Với đất ít màu mỡ, khí hậu ít thuận lợi, trồng với khoảng cách 70cm x 50cm, mật độ khoảng 28.600 hố/ha.
3.2. Làm đất cục bộ (làm đất theo băng):
3.2.1. Điều kiện áp dụng.
– Những nơi có độ dốc tương đối lơn.
– Những nơi có mưa lớn và mưa tập trung.
– Mùa mưa.
3.2.2. Đặc điểm làm đất cục bộ.
– Cỏ dại không được dọn sạch nên khó khăn trong công tác trồng và chăm sóc.
– Khả năng chống xói mòn cao.
3.2.3. Trình tự các bước làm đất theo băng.
– Bừa kỹ, để ải sau đó bừa lại.
– San phẳng mặt đất trước khi gieo trồng: Sau khi bừa, đất phải được san phẳng để thuận lợi cho quá trình chăm sóc, sinh trưởng của cây.
– Lên băng: Mặt băng rộng 3 – 4 m. Chiều cao băng 18 – 20 cm. Rãnh rộng 30 cm để dễ chăm sóc và thoát nước khi mưa lớn.
– Rạch hàng: Tương tự như rạch hàng trên luống ở nơi có địa hình bằng phẳng.
– Cuốc hố: Cuốc hố thành hàng song song với đường đồng mức. Hố sâu 15cm, rộng 15cm. Khoảng cách giữa các hố và các hàng được xác định tương tự như phương pháp làm đất toàn diện.
4. Bón lót
4.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu.
4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ.
– Dụng cụ chuyển phân bón: Bộ quang và đòn gánh hoặc xe rùa hoặc xe chuyên chở khác.
– Dụng cụ chứa phân để rải đều ra hố hoặc rãnh trồng.
4.1.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu.
Để bón lót cho 1ha đất trồng sả cần:
– Phân hữu cơ hoai mục: 10 tấn
– Lân xanh: 100kg.
– 500 – 600kg vôi (vôi có thể ở dạng vôi lả, bột đá vôi…)
4.1.3. Cách bón.
– Để đảm bảo tính chất của các loại phân bón, nên bón vôi riêng rẽ và bón trước khi trồng ít nhất 7 ngày.
+ Cách bón vôi: Rải đều ra mặt luộng. Cần lưu ý: Nếu bón vôi bột thì phải vãi vôi vào ngày lặng gió.
+ Với phân lân và phân hữu cơ: Nếu tự ủ phân thì nên trộn lẫn lân vào phân hữu cơ rồi ủ. Cách bón: Rải đều phân xuống rãnh hoặc hố trồng. Cũng có thể bón riêng từng loại phân: Rắc phân lân trước rồi rắc phân chuồng lên trên. Không nên rắc phân lân lên trên phân chuồng để đề phòng trường hợp lượng lân vương vãi trên đất dính bám lên hom sả, gây héo và thối hom.
5. Chuẩn bị giống.
– Nếu tự cung về nguồn giống thì cần tính toán diện tích vườn cung cấp giống trước khi trồng cho phù hợp.
– Nếu mua giống, cần phải chủ động điều tra trước về nguồn giống, giá cả giống để chủ động trong chuẩn bị kinh phí và kế hoạch trồng.
6. Cách trồng.
– Trước khi trồng, phủ một lớp đất mỏng 1 – 2cm lên trên phân bón để nhánh sả không bị thối.
– Đặt hom giống vào các hốc hoặc rãnh đã bổ sẵn, đặt nghiêng 30 độ so với mặt đất, lấp kín đất, nén chặt đất quanh gốc gốc sả ngập 4 – 5 cm. Yêu cầu đặt sâu, lấp nông, giậm chặt. Sau khi trồng dùng cỏ khô, rơm rạ, lá sả sau khi chưng cất tủ hai bên hàng cây để giữ ẩm.
7. Tưới nước.
7.1. Mục đích:
– Cung cấp đầy đủ nước cho cây sả để đảm bảo tỷ lệ sống sót, khả năng sinh trưởng đồng đều và cho tiềm năng năng suất cao.
7.2. Số lần tưới, lượng nước tưới, phương pháp tưới.
Sau khi trồng cần tưới nước ngay để đảm bảo tỷ lệ sống sót cao.
– Số lần tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết – khí hậu, loại đất, lượng tưới cho một lần,….
– Lượng nước tưới: Cây sả mới trồng, khả năng hút nước của rễ còn yếu, lượng nước mất đi do thoát hơi qua lá cũng ít.Vì vậy, lượng nước cần tưới cho mỗi lần thấp.
– Phương pháp: Tưới phun mưa, tưới rãnh. Lưu ý: Vì cây sả mới trồng, chưa có rễ bám hoặc ít rễ, diện tích phủ mặt đất rất thấp, đo đó khi tưới bằng hình thức phun mưa cần phải cẩn thận và nên sử dụng đầu phun dạng sương mù.
Nên tưới nước vào lúc trời mát hoặc nắng nhẹ. Nếu tưới lúc trời nắng to, có thể làm cho vườn sả bị chết hoặc ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.
Nguồn: Giáo trình Mô – đun 04: Nghề trồng cây quế, hồi, sả lấy tinh dầu ( Bộ NN và PTNT)
Sả không chỉ là loại gia vị cần thiết cho nhiều món ăn ngon mà nó còn là một loài cây có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người…
Cây sả có mùi thơm, vị the, cay. Vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới. Sả được dùng như trà ở các nước châu Phi và các nước Mỹ Latinh…
Sả là loài cây hoà thảo nhưng bộ rễ có khả năng hút nước tốt hơn một số loài hoà thảo khác. Vì vậy, cây sả có khả năng chịu hạn khá tốt…
Sả phát triển rất tốt ở những khu vực có ánh sáng dồi dào và độ ẩm cao (70% trở lên), nhiệt độ dao động từ 20 – 38oC, lượng mưa 2000 – 3000mm/năm…
Sả chanh có hàm lượng tinh dầu 0,25 – 0,30%, kém hơn nhiều loại sả khác đang trồng ở Việt Nam như sả Java (hay sả xòe, sả đỏ), sả hồng (hay sả rộng)…
Cây Xoan Đào Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Cây Xoan Đào
Tên khoa học: Toona sinensis A.Juss M.Roem
Pygeum arboreum Endl. et Kurz
Họ: Xoan (Meliaceae) – Bộ: Cam (Rutales)
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn
Tên Việt Nam: Xoan Đào,
Tên địa phương: Xoan hôi, May sao, Suấn xủ, Tông dù…
1. Giới thiệu cây Xoan Đào
Ở Việt Nam, Xoan Đào sinh trưởng ở độ cao từ 700 đến 1000m so với mặt nước biển. Phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số khu vực khác của Tây Nguyên. Tại Kom Tum, Xoan Đào phát triển tốt ở một số huyện như: Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong. Xoan Đào còn rất ít cá thể ở khu vực rừng miền Đông Nam Bộ.
Xoan Đào là loài cây ưa sáng hoàn toàn, qua khảo sát tại địa phương xã Hiếu, huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum cho thấy: Xoan Đào chỉ tái sinh ở những ô trống trong rừng, ven đường đi, đặc biệt ở những nơi có các con đường mới mở xuyên rừng. Mật độ tái sinh của Xoan Đào có những chỗ rất cao 5.000 đến 10.000cây/ha.
Việc theo dõi thu hái hạt để gieo ươm gây trồng Xoan Đào tại địa phương chưa được thực hiện, vì thế giải pháp trước mắt cho việc gây trồng loài cây này là bứng những cây con tái sinh tự nhiên ở những nơi có mật độ cao để trồng rừng. Xoan Đào được trồng thuần với mật độ 1.100 hoặc 1.600cây/ ha.
Xoan Đào sinh trưởng nhanh, tăng trưởng bình quân năm đạt đường kính 2 – 2,5cm và đạt chiều cao 1,2 – 2m. Gỗ Xoan Đào được dùng làm ván lạng, ván bóc và các đồ nội thất gia đình như cửa gỗ, bàn ghế, tủ bếp… Đặc biệt hiện nay gỗ Xoan Đào được dùng làm ván lạng cho veneer rất phổ biến, loại gỗ này đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Chất liệu veneer Xoan Đào đang trở thành xu hướng và sự lựa chọn của rất nhiều gia đình Việt. Lá non và vỏ cây có thể dùng để chiết xuất tinh dầu.
Là loại gỗ có độ bền và độ ổn định cao, thiết kế được nhiều kiểu dáng, mẫu mã hiện đại, sau khi đã được xử lý kỹ thuật thì độ chịu ẩm và khả năng kháng mối mọt tốt hơn. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam năm 2012 đạt 3,8 tỷ USD – đứng thứ 6 thế giới, thứ 2 châu Á, thứ Nhất Đông Nam Á – trong đó các mặt hàng chế biến từ gỗ Xoan Đào khá lớn.
Ngoài ra, Xoan Đào là loài cây đem lại giá trị kinh tế cao khi được trồng phổ biến và thông dụng, dễ sinh trưởng và thời gian có thể thu hoạch ngắn.
Sau chu kỳ từ 8 đến 10 năm (với các tỉnh phía Bắc); 7 – 8 năm (với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên), cây Xoan Đào đã cho khai thác, với giá bán từ 5 – 5,5 triệu đồng/m3 (gỗ tròn) đối với loại vanh dưới 80cm và trên 6 triệu đồng/m3 đối với loại vanh từ 80cm trở lên. 12,5 – 13 triệu đồng/m3 gỗ xẻ hộp; 16,5 – 18 triệu/m3 gỗ xẻ thành phẩm.
Hiện tại, hầu hết gỗ Xoan Đào trên thị trường Việt Nam được nhập khẩu từ Indonexia và Nam Phi.
Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang bị thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu gỗ phục vụ xây dựng phát triển đô thị, khu công nghiệp, dân dụng. Để giải quyết một phần khủng hoảng thiếu các loại gỗ phục vụ nhu cầu xin giới thiệu các bạn chú ý tới một loại gỗ quen thuộc lâu nay lãng quên trong các căn nhà của người dân đó là cây Xoan Đào. Xoan Đào rất dễ trồng, lớn nhanh, gỗ tốt, giá lại gấp 10 lần keo và bạch đàn. Một cây Xoan Đào 15 năm tuổi có đường kính 35 – 40 cm giá từ 3 – 3,5 triệu đồng. Một sào Xoan Đào (1000m2) có thể trồng từ 150 – 200 cây. Thời gian thu hoạch tốt nhất của cây Xoan Đào từ 6 – 8 năm tuổi.
Cũng giống như cây Lát xoan (Lát hoa), Xoan Đào cũng thuộc họ xoan, nên có tính chịu hạn cao. Thích hợp với vùng đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn.
Lưu ý: Xoan Đào trồng trong vườn sinh trưởng tốt không bị lợn, dê, cừu phá hoại bởi lá, vỏ, rễ Xoan Đào có mùi hôi, vị đắng, mùi vị hôi hắc gây dị ứng tránh được súc vật ăn lá phá hoại cây trồng.
2. Giống.
Lát xoan (Lát hoa), Xoan Đào, Xoan ta, Xoan mộc… cùng họ (chi) nên kỹ thuật gieo ươm tương đồng. Vì vậy có thể vận dụng kỹ thuật thích ứng như nhau. Chúng tôi sưu tầm, lược trích và giới thiệu kỹ thuật ươm giống để quý bạn vận dụng cho phù hợp.
2.1. Kỹ thuật thu hái. (Theo cây giống lâm nghiệp)
– Cây trồng 8 – 9 năm bắt đầu ra quả, nhưng thu hái ở các lâm phần từ 10 tuổi trở lên mới có chất lượng hạt tốt. Chu kỳ sai quả: 2 – 3 năm, ở những năm này tỷ lệ cây ra quả đạt 80 – 90%.
– Thời gian thu hái: từ 25 /1 đến 15/02.
– Chỉ thị độ chín: Khi quả chín vỏ mầu nâu nhạt, một số quả nứt để hạt bay ra bên ngoài. Hạt và cánh hạt mầu cánh gián, nhân hạt chắc và có mầu trắng.
– Thời gian thu hái tốt nhất là vào lúc lâm phần có từ 5 – 10% số cây có quả nứt, phải thu sớm trước khi hạt phát tán.
2.2. Chế biến.
– Quả khi thu hái, hạt chưa tách. Hạt chỉ tách khi quả chín hoàn toàn.
– Quả thu hái về phải ủ quả 2 đến 3 ngày sau khi phân loại.
– Đống ủ không cao quá 50cm và phải để nơi thông gió. Mỗi ngày đảo 1 lần.
– Khi quả chín có hiện tượng tự tách hạt, ta đem trải đều phơi dưới nắng để tách hạt. Hạt được phơi 2 – 3 nắng, khi hạt đã khô sàng sảy có thể đem gieo ngay hoặc đem bảo quản.
2.3. Bảo quản hạt giống.
Trong điều kiện thông thường:
– Hạt sau khi phơi khô giữ ở độ ẩm 10 – 15% đem cất trong chum lọ có nút đậy kín để nơi thoáng mát.
– Kiểu bảo quản này có thể duy trì sức sống được 1 thời gian nhưng tỷ lệ nảy mầm giảm tương đối nhanh. Sau 3 tháng đã mất sức nảy mầm 35 – 50%.
Một số thông số cơ bản:
– Tỷ lệ chế biến: 20kg quả tươi/1kg hạt khô.
– Số lượng hạt/1kg: 55.000 – 60.000 hạt.
– Độ thuần: trên 90%.
– Tỷ lệ nảy mầm: trên 70%.
Theo kinh nghiệm:
– Hạt có mầu cánh dán nhạt: Hạt kém phẩm chất (hạt thu hái chưa chín). Tỷ lệ nảy mầm thường đạt 25 – 30%.
– Hạt có mầu cánh dán trong: hạng tốt nhất, tỷ lệ nảy mầm trên 80%.
– Hạt có mầu cánh dán sẫm: Chất lượng kém (hạt cuối vụ, hạt của vụ trước pha lẫn hạt cũ có sự biến mầu). Tỷ lệ nảy mầm 30 – 40%.
3. Tạo bầu.
3.1.Vỏ bầu.
– Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu hoặc qúa trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư hỏng.
– Kích thước bầu: 8x12cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh. Không dùng bầu có đáy hoặc cắt góc đáy.
3.2.Thành phần hỗn hợp ruột bầu.
– Phân chuồng ủ hoai: 10%.
– Supe lân Lâm thao: 2%.
– Đất tầng A dưới tán rừng: 88%.
– Đất có hàm lượng mùn từ 3% và độ pH: 5 – 6.
Yêu cầu phân chuồng:
– Phân phải qua ủ hoai
– Phân khô.
Yêu cầu phân Lân:
– Phân Supe Lâm Thao
– Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14%
Yêu cầu đất rừng tầng A:
– Có hàm lượng mùn 3%
– Độ pH(KCL): 5.0 – 6.0
– Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-25%)
Trường hợp khan hiếm đất rừng có thể thay thế bằng đất dưới tán cây tế guột hoặc cây cỏ lào.
Tuyệt đối không được gieo “Chay”, không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá).
3.3. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu.
– Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính mắt sàng 4mm, loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 – 20cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 – 5 ngày ngoài nắng.
– Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân, nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng.
– Các thành phần kể trên được định lượng (đong bằng thúng, sảo…) theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu.
– Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết vón.
3.4. Tạo luống, xếp bầu và kỹ thuật đảo bầu.
– Trang mặt luống cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ.
– Luống để xếp bầu có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 – 20m và cao 15 – 20cm. Rãnh luống: 40 – 50cm.
– Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng 260 – 280 bầu/m2.
– Từ tháng thứ 3 – 4 phải tiến hành thăm bầu. Mỗi khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc. Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.
4. Xử lí hạt giống.
– Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% (1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút.
– Vớt ra tiếp tục ngâm trong nước ấm 30 – 35oC trong 5 – 6 giờ.
– Hạt được ủ trong túi vải bông để nơi khô ráo ấm áp, khoảng 2kg/túi và cất giữ nơi khô ráo.
– Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước lã sạch, ấm 30oC cho đến khi hạt nứt nanh đem gieo (Tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm).
5. Thời vụ gieo.
Ngay khi thu hái xử lý hạt đã xong.
6. Gieo hạt và cấy cây.
+ Có thể gieo hạt thẳng vào bầu.
– Tạo 1 lỗ sâu 0,5cm giữa bầu và gieo 1 – 2 hạt nứt nanh, sau đó phủ lớp đất mỏng từ 3 – 5mm.
– Dùng rơm rạ phủ trên mặt luống giữ độ ẩm, tránh nắng.
+ Có thể gieo theo hàng hoặc gieo vãi. Số hạt gieo: 1kg/30 – 40m2.
– Sau khi gieo tiến hành phủ hạt. Lớp đất phủ không quá 4mm, sau đó phủ rơm rạ trên mặt luống. Rơm rạ để phủ cần được khử trùng. Sau khi gieo tiến hành tưới nước đủ ẩm.
– Dùng cây mầm có chiều dài 2 - 2,5cm, khi cây được 15 – 20 ngày tuổi. Hạt cây mầm là thời kì cây mầm chóng bén rễ có tỷ lệ sống cao nhất.
– Chỉ tiến hành cấy cây khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng gắt, gió mùa Đông Bắc. Trước hôm cấy cần tưới đất ướt đều.
– Cây cấy sau khi nhổ cần nhúng luôn vào bát nước để tránh khô rễ mầm. Cấy đến đâu nhổ đến đấy. Loại bỏ những cây xấu. Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 1- 2 cm ở giữa bầu, hướng cây mầm sao cho cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất rễ mầm. Trường hợp rễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt, nhưng tránh gây dập nát.
– Sau khi cấy xong tiến hành cắm ràng ràng che mặt luống và tưới nước cho cây. 1 kg ràng ràng có thể cắm che được 1m2. (Che phủ 80 – 90% mặt luống).
Nên gieo ươm trong nhà lưới hoặc gieo ươm trên luống có che bằng lưới cản quang là tốt nhất.
7. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
7.1.Chăm sóc cây con.
Tưới nước.
– Tưới nước giữ độ ẩm đất sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa. Không được để khô luống.
– Khi thấy hạt mọc mầm gai dứa dỡ bỏ rơm rạ phủ mặt luống và cắm ràng ràng che bóng. Từ thời gian hạt chưa bỏ mũ thường xuyên tưới mỗi ngày ít nhất 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Tưới liên tục trong 20 ngày đầu, sau đó chỉ tưới khi đất khô.
– ở giai đoạn sau, tuỳ theo tình hình thời tiết mà ở giai đoạn sau điều tiết lịch tưới cho phù hợp: cách 10 – 15 ngày tưới 1 lần.
– Trước khi xuất vườn 1 – 2 tháng tuyệt đối không được bón thúc, hạn chế tưới nước hãm cây.
Cấy dặm:
Sau khi cấy cây 5 – 10 ngày, cây nào chết cần tiến hành cấy dặm ngay.
Nhổ cỏ phá váng:
– Luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 – 15 ngày cần làm cỏ, kết hợp phá váng 1 lần.
– Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn đến bộ rễ.
Che bóng:
– Xoan Đào là cây ưa sáng, nhưng khi còn nhỏ chịu bóng nhẹ và phát triển nhanh.
– Giai đoạn đầu cần có độ che bóng 30%, sau đó dỡ bỏ dần giàn che.
– Trước khi xuất vườn 1-2 tháng cần dỡ bỏ hoàn toàn.
Bón thúc.
– Có thể bón thúc bổ trợ để thúc đẩy sinh trưởng của cây con trường hợp cây sinh trưởng kém ở các thời điểm cây 120 ngày, 180 ngày, 240 ngày. Sau 15 – 20 ngày thúc 1 lần.
– Dùng loại phân hỗn hợp Đạm Amôn – Supe lân và Cloruakali tưới thúc với tỷ lệ 3N:6P:1K. Hoặc dùng phân Supe Lân Lâm thao khi cây có biểu hiện tím lá. 2kg bón cho 1000 bầu chia làm 6 lần (Mỗi lần bón 0,340kg/1000bầu).
– Hoà phân với nồng độ 0,5% (1kg phân/200 lít nước). Tưới dung dịch nước phân bằng bình hương sen. Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã.
– Không tưới thúc vào những ngày nắng gắt, vào lúc buổi trưa nắng. Tốt nhất nên bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn.
7.2. Phòng trừ sâu bệnh.
– Nhìn chung cây Xoan Đào trong giai đoạn vườn ươm ít nấm bệnh. Thường có 2 loại sâu hại: Sâu đục nõn và sâu ăn lá cả ở vườn ươm và ngoài rừng trồng.
– Cách phòng trự hữu hiệu nhất là thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Ngoài ra còn có thể dùng hoá chất thông thường.
8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn.
– Tuổi cây: 6 – 7 tháng tuổi (nếu chăm sóc tốt).
– Đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6 cm.
– Chiều cao: 50 – 60 cm.
– Cây đã hoá gỗ hoàn toàn.
– Cây không bị nhiễm sâu bệnh.
– Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân.
– Không trồng cây khi đã có lá non.
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây Giảo Cổ Lam Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!