Xem Nhiều 3/2023 #️ Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Phê # Top 4 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Phê # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Phê mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà phê đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho bà con

1. Chuẩn bị đất trồng cà phê

Đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng.

Nếu phải trồng lại trên chu kỳ trước đã trồng cà phê thì phải trồng cây cải tạo đất như các cây họ đậu từ 2-3 năm.

Đất chu kỳ trước đã bị bệnh thối rễ thì không nên trồng lại cây cà phê mà cần phải luân canh với cây trồng khác.

2. Thiết kế vườn cây

Vườn cà phê thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu đảm bảo yêu cầu sau:

*Thâm canh tăng năng suất lâu dài * Bảo vệ đất chống xói mòn * Bảo vệ cây trồng, chống các yếu tố thời tiết bất thuận (sương muối, gió nóng, bão) * Bảo đảm cơ giới hóa trong các khâu chăm sóc, vận chuyển. * Tiết kiệm đất (đất dành cho đai rừng và đường đi dưới 15%).

Tuỳ theo địa hình bằng phẳng hoặc dốc mà thiết kế vườn cây thành từng lô, mỗi lô 16-20 ha. Chiều dài của lô song song với đường đồng mức. Mỗi lô được phân thành từng lô nhỏ 1 ha (50x100m) để tiện quản lý. Chiều dài hàng cà phê trong lô là 50 m, chiều dài hàng cà phê trong 1 lô là 400-500m.

Xung quanh mỗi lô có các đai rừng và đường vận chuyển chính đồng thời là đường quay máy vuông góc với hàng cà phê, rộng 7-7,5m (tính từ gốc cà phê đến chân đai rừng). Nếu bề rộng của khoảnh là 400 m thì có 1 đường trục chính giữa song song với hàng cà phê rộng 6m.

Các đường phụ giữa các lô rộng 5 m (tính từ gốc cà phê lô này sang gốc cà phê lô kia).

Nếu địa hình có độ dốc trên 80 phải chú ý thiết kế đảm bảo cho cơ giới chăm sóc và vận chuyển, bảo đảm các biện pháp chống xói mòn như thiết kế hàng cây theo hình đồng mức (vành nón), trồng cà phê theo kiểu nanh sấu, trồng các băng cây chống xói mòn.

Đối với hộ nông dân có diện tích nhỏ thì không cần phải phân lô, tuy nhiên phải trồng theo đường đồng mức.

3. Đào hố, trộn phân lấp hố

Kích thước hố đào: Đất tốt đào dài 40cm, rộng 40cm và sâu 50cm. Đất xấu đào dài 50cm, rộng 50cm và sâu 60cm.

Trộn phân lấp hố: Phân hữu cơ, lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố. Hỗn hợp đất phân lấp cao hơn mặt hố từ 10-15cm. Trộn phân, lấp hố phải xong trước khi trồng mới khoảng 1-2 tháng.

Liều lượng phân cho 1 hố: Phân hữu cơ 10-15 kg, phân lân 0,5 kg.

4. Khoảng cách, mật độ trồng

Cà phê chè Catimor khoảng 5.000cây/ha, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn.

Cà phê vối (Robusta): 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660cây/ha, trồng 2 cây/hố.

Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất. Những vùng có nước tưới thì có thể trồng cuối mùa mưa nhưng phải đảm bảo đủ nước.

6. Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố sâu 25-30cm, rộng 15-20cm ở chính giữa hố đã được lấp trước. Xé túi ni lon, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất từ từ vừa lấp vừa dùng tay nén chặt đất, lấp đất ngang mặt bầu.

Trồng xong cần làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố. Phải cẩn thận tránh không làm vỡ bầu. Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây.

Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt, không làm vỡ bầu.

Sau khi trồng cây xong phải thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc bảo vệ cây: Đánh bồn, tủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20cm dày ít nhất 20cm, trên phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống. Phun thuốc trừ sâu Confidor 100 SL để chống mối.

7. Tủ gốc, che túp

Ngay sau khi trồng xong cần tiến hành tủ gốc cho cà phê. Dùng rơm rạ, cỏ khô, cây phân xanh… tủ gốc với độ dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để tránh mối làm hại cây. Ở những nơi sau thời gian trồng mới thường gặp hạn cần che túp. Mùa mưa không cần che túp song mùa nắng che túp có tác dụng chống gió, chống hạn, chống rét.

Đối với cà phê trồng mới, sau khi trồng 15-20 ngày phải kiểm tra, trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Chấm dứt trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng. Kỹ thuật trồng dặm chỉ đào hố trồng lại trên cây chết, các thao tác như trồng mới.

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà phê, đặc biệt ở thời kỳ kiến thiết cơ bản phải diệt cỏ kịp thời, bảo đảm cây cà phê không bị cỏ lấn át.

Những nơi có các loại cỏ khó cuốc sạch như cỏ tranh, cỏ gấu thì tiến hành diệt cỏ bằng các loại thuốc hoá học hiện đang được dùng.

Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm, giảm được tưới nước và công làm cỏ. Đồng thời tủ gốc còn điều hoà nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp.

8.3. Trồng xen trong vườn cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản các vườn cà phê cần trồng xen những cây trồng khác để bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì của đất. Các cây trồng xen có thể sử dụng là: lạc, đậu đỗ các loại. Cây, cành, lá của cây trồng xen dùng làm nguyên liệu tủ gốc.

8.4.Cây che bóng và đai rừng chắn gió

Cây che bóng tạm thời:

Trồng vào giữa 2 gốc cà phê hoặc trồng thành băng ở giữa 2 hàng cà phê bằng các cây phân xanh có thân đứng cao như muồng hoa vàng, cốt khí, đậu săng…

Cây che bóng lâu dài:

Trồng cây keo dậu, khoảng cách trồng 5m x 6m. Sau khi cây lớn thì tỉa dần và cố định mật độ 10 x 12m (cứ 2 cây tỉa đi 1 cây). Chú ý cây bóng mát trồng vào giữa vị trí của 2 cây cà phê trong thời kỳ cà phê ở thu hoạch thì bộ tán của cây che bóng phải cao cách bộ tán cây cà phê từ 2,5-3m.

Đai rừng chắn gió:

Xung quanh vùng trồng cà phê cần trồng các đai rừng chắn gió. Đai rừng trồng thẳng gốc với hướng gió chính hoặc chếch 1 góc 60 độ.

Đai rừng rộng 9 m, ở giữa trồng 3 hàng muồng đen, hàng cách hàng 1 m và cây cách cây 3 m. Hai bên mép đai rừng trồng thêm các loại cây ăn quả như mít, nhãn, vải, xoài…

8.5. Bón phân thúc cho cà phê

Phân hữu cơ:

Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả. Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12).

Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp lại.

Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3, 6-7, 11-12.

Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch, trộn các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.

Lần bón phân cuối cùng trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón, sau khi thu hoạch xong sẽ giảm được công lao động.

Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 25- 30g phân Urê và 25-30 g phân kali cho một hố.

Sau trồng mới khi cây bóng các loại chưa phát huy tác dụng thì phải che túp cho cà phê sớm.

Khi thời tiết nắng hạn hoặc rét, nhất là có sương muối cần che túp cho cà phê.

Túp che kín hướng gió đông-bắc, để hở 1/4 phía tây-nam, túp phải chắc chắn, cao cách đỉnh cà phê 10-15cm, không để túp đè lên cây cà phê.

Là một trong những biện pháp kỹ thuật hết sức quan trọng để tạo cho cây có bộ tán cân đối, cành quả phân bố đều trong không gian để từ đó giữ cho cây đạt năng suất cao ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hái, hạn chế bớt sự tấn công phá hoại của sâu bệnh.

Xu hướng hiện nay là tạo hình đơn thân tức là mỗi hố chỉ để 1 thân chính. Để tránh cho cà phê mọc nhiều thân trên 1 hố phải thường xuyên đánh tỉa kịp thời các chồi vượt mọc từ gốc và từ các nách lá trên thân chính.

Cắt bỏ các cặp cành cơ bản mọc sát mặt đất (cách mặt đất từ 20-25cm) để cho cây được thông thoáng và thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc, thu hái.

Tỉa bớt một số cành cơ bản nhỏ, sinh trưởng kém và không có khả năng ra cành thứ cấp để cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng để nuôi các cành khác.

Cắt bỏ tất cả các cành thứ cấp mọc sát thân chính, các cành tăm nhớt, bị sâu bệnh, cành chùm và các cành khô chết để cho ánh sáng chiếu vào được phía trong của tán cây.

Cắt ngắn các cành già cỗi do đã cho nhiều vụ quả để dồn chất dinh dưỡng nuôi những cành tơ khỏe mọc từ phía trong.

Loại bỏ những chồi vượt mọc từ gốc, trên thân chính và trên đỉnh ngọn.

Bình Luận

Powered by Facebook Comments

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cà Phê, Chăm Sóc, Canh Tác Cây Cà Phê

1, Nguồn gốc cây cà phê

2, Yêu cầu về khí hậu và đất trồng cà phê

Cây cà phê vối, cà phê mít thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24 – 26 độ C, lượng mưa 2000mm/năm trở lên

Cây cà phê chè thích hợp với khí hậu lạnh vùng cao, cận nhiệt đới. Nhiệt độ từ 20 – 22 độ C, lượng mưa từ 1700 – 2000mm/năm

Cả 3 loài cà phê đều cần một khoảng thời gian khô hạn ngắn sau thu hoạch để phân hóa mầm hoa.

Về đất trồng: Cà phê không yêu cầu khắt khe về đất, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha… nhưng để đạt năng suất cao và ổn định thì trồng ở đất đỏ bazan là phù hợp nhất. Đất trồng cà phê yêu cầu thoát nước tốt, tơi xốp, độ pH của đất từ 5.0 – 6.5. Có tầng canh tác từ 0.8 – 1m, đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ trung bình đến cao

Đối với đất trồng cà phê lâu năm, muốn nhổ gốc trồng mới, cần cày đất thật kỹ, phơi đất và trồng 2-3 vụ màu trước khi trồng lại cà phê

Gió và ánh sáng: Gió nóng hay gió lạnh đều ảnh hưởng đến cây cà phê, có thể giảm năng suất nếu gặp gió mạnh và giai đoạn trổ bông. Do đó nhất thiết phải trồng cây chắn gió ở xung quanh vườn hoặc giữa các hàng giai đoạn kiến thiết. Cà phê là cây thích ánh sáng tán xạ, nên trồng xen cà phê với bơ, hoặc cà phê xen tiêu trên trụ sống. Sẽ giúp giảm ánh sáng trực tiếp.

3, Mật độ trồng cà phê

Cà phê vối: Khoảng cách trồng là 3m x 3m đối với đất tốt và bằng phẳng (1.118 cây/ha), trồng 3m x 2,5m đối với đất trung bình và dốc (1.330 cây/ha)

Cà phê mít: trồng 5m x 5m hoặc 7m x 7m (khoảng 700 cây/ha)

Cà phê chè: trồng 2m x 1m (khoảng 4.000 – 5.000 cây/ha)

4, Lựa chọn giống cà phê

Cà phê vối: Nên chọn những giống cà phê cao sản như: Giống TR4 (Giống cà phê 138), Giống TR9 (Giống cà phê 414 – Các giống có mã TR là các giống được Viện Eakmat nghiên cứu và tuyển chọn, khuyến khích nhân rộng). Hoặc chọn các giống xuất xứ Lâm Đồng như: Giống Hữu Thiên, Giống Thiện Trường, Giống Trường Sơn TS5 (cà phê xanh lùn). Đây là những giống có năng suất cao, kháng bệnh rỉ sắt tốt, cây sinh trưởng mạnh….

Cà phê chè: Chọn các giống TN1, TN2, … TN10 trong đó 2 giống TN1 và TN2 là giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận

5, Kỹ thuật trồng cà phê

Thời vụ trồng cà phê: Có thể trồng vào vụ Thu (Tháng 8-9DL) hoặc vụ xuân (tháng 2-3DL)

Chuẩn bị hố trồng: Đào hố và bón lót phân trước khi trồng 1 tháng, hố có kích thước 60 x 60 x 60cm. Khoảng cách tùy theo mật độ trồng

Bón lót: Mỗi hố trộn 10-20kg phân chuồng hoai mục + 1kg phân hữu cơ sinh học HVB + 0,2kg phân khoáng vi lượng HVB + 0,3 – 0,5kg supe lân + 0,5 kg vôi bột. Trộn đều với lớp đất mặt, lớp đất sâu loại riêng để tạo bồn. Sau khi trộn phân lấp đầy hố, vun cao 5-10cm, sau đó dùng châm dẫm nhẹ

Tiến hành trồng cà phê: sau 1 tháng ta tiến hành trồng cây con vào hố. Tùy theo kích thước bầu ươm, đào 1 lỗ chính giữa hố, đường kính lớn hơn bầu 10cm, sâu khoảng 30cm.

Khi trồng cần xé nhẹ lớp nilon của bầu ươm, không làm vỡ bầu. Đặt cây vào chính giữa lỗ (căn cho thẳng hàng, thằng cây) mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm.

Lấp đất từ từ đồng thời dùng tay nén chặt đất xung quanh

Sau khi trồng tiến hành vét bồn xung quanh gốc, đường kính khoảng 1m – 1m2, nén chặt thành bờ, tránh trời mưa đất trôi xuống lấp mất cây con

6, Kỹ thuật chăm sóc cà phê

Trồng cây chắn gió cho cà phê

Cây trong giai đoạn kiến thiết, giai đoạn thu hoạch đều cần được chắn gió cẩn thận. Nên sử dụng cây muồng vàng làm cây chắn gió. Trồng vào giữa hàng cà phê, khoảng cách 2-3 hàng cà phê 1 hàng muồng vàng. Xác cây muồng vàng có thể tận dụng để ép xanh khi thay thế cây mới

Trồng cây che bóng cho cà phê

Có thể tận dụng các ngã tư giữa các bồn để trồng cây che bóng, khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Trồng cùng thời điểm với cây cà phê con. Các cây che bóng có thể là bơ sáp, sầu riêng thái, cây trụ sống trồng tiêu, vừa có tác dụng che bóng vừa là cây xen canh có giá trị kinh tế, cải thiện thu nhập.

Cây che bóng cần rong tỉa cành hợp lý, không để quá rậm rạp. sao cho cây cà phê bên dưới có thể tiếp nhận được ánh sáng. Tán cây phải cách ngọn cà phê từ 2 – 4m.

Làm cỏ cho cà phê

Cà phê là cây có nhiều rễ con hấp thu dinh dưỡng tầng mặt, do đó cần làm cỏ thường xuyên, 1 năm 4-5 lần. Làm sạch cả trong bồn và trên thành bồn. Khi làm cỏ có thể kết hợp đánh bồn. Trước khi bón phân cũng cần làm cỏ sạch sẽ

Kỹ thuật làm bồn cà phê

Việc làm bồn giúp cho công tác tưới tiêu, bón phân dễ dàng và hiệu quả hơn. Thành bồn cần được nén chặt thành bờ, cao hơn mặt bồn bên trong 15 – 20cm. Mỗi năm đánh bồn 1 lần vào đầu mùa mưa, mở rộng bồn theo tán cây, đến khi giao nhau với các bồn của hàng bên cạnh thì ngưng.

Cắt tỉa cành tạo tán cây cà phê

Thường xuyên bẻ chồi vượt mọc từ thân chính và nách lá, đặc biệt là đầu mùa mưa, trước đợt bỏ phân. 1 năm có thể tiến hành làm chồi từ 5-6 lần

Sau khi thu hoạch, dùng kéo cắt bỏ cành tăm, cành nhỏ giáp thân, cành khô, cành bị sâu bệnh

Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ để lại khoảng 3 cành dự trữ

Tỉa bớt các cành thứ cấp trên cao để ánh sáng có thể tiếp cận các cành bên dưới

Hãm ngọn ở độ cao 1,6 – 1,7m

Đối với cà phê cưa đốn phục hồi: Tiến hành cưa vào khoảng tháng 2 DL, vị trí cưa cách mặt đất 20 – 25cm. Cưa vát 1 góc 45 độ. Nuôi 4-5 chồi khỏe mạnh nhất. Khi chồi cao 25cm, để lại 2 chồi để tạo thân và tiến hành chăm sóc, tạo hình như đối với cà trồng mới

Kỹ thuật tưới nước cà phê

Mùa khô cần tiến hành tưới nước cho cây cà phê, cà phê con 10-15 ngày 1 lần. Cà phê giai đoạn kinh doanh 20-25 ngày 1 lần. Khi tưới cần tưới tập trung để cây ra hoa đồng loạt tăng tỷ lệ đậu trái.

Nếu có những đợt mưa trái mùa, cần tiến hành “tưới đuổi” cung cấp đủ nước để cây ra hoa đều.

Có thể tưới bằng “béc” hoặc tưới “dí” vào bồn tùy theo địa hình và nguồn nước ít hay nhiều. Tưới nhỏ giọt cũng là 1 biện pháp rất hay, giúp tiết kiệm nước tưới đồng thời bảo đảm cây luôn được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết

7, Kỹ thuật bón phân cho cà phê

Xem bài chi tiết: Quản lý dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho cà phê

8, Phòng trừ sâu bệnh cho cà phê

Xem bài chi tiết: Sâu bệnh hại trên cà phê và cách phòng trừ

9, Thu hoạch và chế biến cà phê

Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là hái đúng độ chín. Để có cà phê chất lượng cao nhất thiết phải có quả chín đỏ hay vừa chín, không hái quả xanh. Không để quả chín nẫu hay khô trên cây. Nếu có lẫn những loại này thì cần bỏ ra phơi riêng.

Trong sản phẩm thu hoạch số quả chín hoặc vừa chín nhất là 95%, trừ đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn.

Hái cà phê bằng cách dùng ngón tay bứt quả, không tuốt cành, không bứt cả chùm đối với cà phê chè. Phải bảo vệ cành, lá, nụ tránh ảnh hưởng tới vụ sau. Không để quả cà phê lẫn vào trong đất dễ bị nhiễm nấm bệnh.

Cà phê hái xong phải chế biến ngay. Nếu không kịp phải trải quả cà phê trên nền gạch cho thoáng mát, không quá dày 30-40 cm. Không ủ đống cà phê làm cho quả cà phê nóng và lên men. Không giữ cà phê hái về quá 24 giờ.

Bao bì đựng sản phẩm cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch, không có mùi phân bón, mùi hoá chất…

Bài viết có sử dụng hình ảnh và tư liệu sưu tầm trên internet + kinh nghiệm riêng của người viết. Nếu có gì sai sót xin được góp ý thêm. Xin cảm ơn

Liên hệ mua cây giống cà phê các loại

Chị Thu 0944 333 855 VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT Địa chỉ cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Địa chỉ vườn ươm: 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Vui lòng liên hệ trước khi đến

Tìm kiếm : cách chăm sóc cà phê mới trồng, Ky thuat canh tac ca phe, khoảng cách trồng cà phê tr4, kỹ thuật trồng cà phê tr4, cách chăm bón cà phê xanh lùn, cach trong cafe, cach trong va cham soc ca fe, ki thuat cham soc caphe co ban va cay tieu, Ky thuat cham soc ca phe

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Phê

Một số những giống cà phê điển hình:

– Giống cà phê chè PQ1 được chọn ra từ giống Mokatali ở Phú Thọ có năng suất ổn định: 1,4 – 1,6 tấn/ha, chống chịu bệnh gỉ sắt khá.

– Giống cà phê chè PQ2 được tuyển chọn từ giống cà phê chè hương phẩm nhập nội từ Cuba (Cutura amarello) có năng suất cao: 1,5 – 1,6 tấn/ha, phẩm chất khá, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

– Giống Catimor do viện nghiên cứu cà phê Việt Nam tuyển chọn, đang được trồng phổ biến trong sản xuất, năng suất cao ổn định, phẩm chất khá, chống chịu bệnh gỉ sắt.

– Giống cà phê chè 17ABC là giống có khả năng cho năng xuất cao, phẩm chất tốt, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, chống chịu tốt đối với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như rét, hạn nóng, và chống chịu bệnh gỉ sắt.

– Ngoài ra trong sản xuất còn trồng các giống Bourbon, mundonovo, Typica, Catuai,…

– Chọn đất thích hợp cho cà phê (tầng canh tác dày trên 70 cm, mực nước ngầm dưới 1m, tơi xốp, thoát nước nhanh, hàm lượng mùn khoảng 2%, pH gần trung tính, sau đó tiến hành khai hoang, san ủi đất bằng phẳng cục bộ, làm sạch gốc cây, cày sâu lật đất kết hợp với bón phân để cải tạo đất.

– Sau khi cày sâu bừa kỹ nên gieo 1 – 2 vụ cây phân xanh để cày vùi tăng lượng dinh dưỡng cho đất.

– Với đất dốc trên 15 độ có địa hình bát úp, thiết kế vườn cà phê theo hình thang với các đáy là đường vận chuyển quanh đồi, các cạnh bên là đường xuyên đồi.

– Với đất dốc 5 – 15 độ thiết kế vườn cà phê theo khối hình chữ nhật, chiều rộng 200m, chiều dài từ 200 – 400m. Bao quanh các khối đó là đường vận chuyển chính và đai rừng chắn gió. Mỗi khối được chia thành các lô 1ha. Hàng cà phê trồng theo đường nối tiếp nhau song song với chiều dài của của khối.

– Đối với đất dốc 3 – 5 độ thiết kế khối rộng 25ha (500mx500m), bao quanh khối lớn là đường vận chuyển và các đai rừng chính. Trên khối chia thành 25 lô 1 ha (100mx100m).

– Mật độ khoảng cách ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cà phê.

– Mật độ khoảng cách tùy thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và trình độ canh tác: khoảng cách cây cách cây 2 x 2m (mật độ 2500 cây/ha) đến 3 x3m (mật độ 1.110 cây/ha).

– Cà phê vối: 2,5mx2,5m (1600 cây/ha) đến 3,5×3,5m (810 cây/ha), cà phê mít 3x3m (1100 cây/ha) đến 4x4m (625 cây/ha).

– Việc bố trí trên vườn cà phê theo các dạng sau:

+ Trồng từng cây tách biệt theo hình vuông, chữ nhật, tam giác đều, tam giác cân.

+ Trồng thành từng hàng đơn hoặc kép.

Xu hướng gần đây là: Trồng dầy, mật độ gấp 2 – 3 lần so với trồng cũ có nhiều ưu điểm: cho cà phê có môi trường mát, im gió, tăng tổng diện tích bề mặt tán (nhiều quả), mặt khác cà phê là cây tái sinh mạnh trồng dày để cưa đốn luôn phiên.

– Gieo thẳng hạt là cách làm đơn giản, đỡ tốn công, tỷ lệ sống thấp (Baraxin còn giữ tập quán gieo hạt thẳng).

– Gieo hạt trong vườn ươm từ tháng 10 – 12, gieo trực tiếp vào nền đất đã lên luống hoặc gieo vào túi P.E sau khi đã xử lý ngâm ủ.

– Có thể nhân giống bằng biện pháp giâm cành. Khả năng ra rễ của cà phê vối lớn hơn cà phê chè và cà phê mít.

– Cà phê giâm với giâm cành có khả năng đạt tỷ lệ sống trên 70%. Cành giâm được chọn từ cảnh vượt chưa hóa gỗ, cắt thành đoạn mang 2 lá non. Thời vụ giâm vào mùa mưa là thích hợp nhất. Miền Bắc vào tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9, miền nam tháng 5 – 6.

Thời vụ chủ yếu miền Bắc tháng 8 – 9, miền Nam tháng 5 – 6, đã qua giai đoạn vườn ươm.

– Trồng bằng bầu nguyên cây: Là cách trồng phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam, khi cây qua vườn 6 – 7 tháng tuổi, chiều cao 25 – 30cm, đường kính cổ rễ 5 – 6mm, số cắp lá 6 – 8, có từ 0 – 2 đôi cành ngang (mới nhú).

– Trong bầu thân đoạn, khi cây trong vườn ươm quá lứa 16 – 18 tháng, cao 70 – 80cm, nhiều cành ngang nếu trồng cả cây sẽ chết do vậy phải cắt bớt thân đi gọi là trồng bầu cắt thân, cắt thân bớt lại 1 đoạn 15cm.

– Trồng rễ trần, nhổ cây cà phê rũ sạch đất rồi đem trồng. Ở những nơi mùa mưa dài trồng rễ trần đạt tỷ lệ sống cao, tuổi cây 6 – 8 tháng.

– Trồng ” tum” còn gọi là stum, khi để cây trong vườn quá lâu 24 – 36 tháng thì trồng theo cách này. Trước khi trồng xử lý cây bằng cách cắt thân, để lại 1 đoạn 15cm, cắt bớt rễ tạo thành hình nón trên để dài 7 – 8 cm dưới 1 – 2 cm.

– Nhu cầu dinh dưỡng của cà phê khá cao: Theo Catani, trong 1000 kg quả tươi có N: 15kg; P2O5: 2,5kg; K2O: 24kg; CaO: 2kg; MgO: 1kg. Theo Forestier trong 1000 kg cà phê nhân có N: 30kg; P2O5: 3,75; K2O: 24kg; CaO: 2kg; MgO: 1kg.

– Nói chung đạm và kali chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần các chất dinh dương của hạt cà phê và giữ vai trò quyết định trong việc cấu tạo quả và hạt.

– Nhu cầu đạm và kali tăng nhanh vào thời kỳ quả lớn. Theo Catani và Forestier cho thấy nhu cầu dinh dưỡng cà phê tăng gấp bội vào năm thứ 3,4 được biệt là N, K2O. Đối với cà phê Việt Nam có thể bón theo quy trình sau:

* Năm thư nhất bón làm 2 lần:

Lần 1 (lót): 1/2 N + ½ K2O + tổng số lân.

Lần 2: ½ N + ½ K2O vào tháng 10.

*Năm thứ 2 và thứ 3 bón 3 lần

– Lần 1: 1/3 N + 1/3K2O + Tổng số lân vào tháng 5.

– Lần 2: 1/3 N+ 1/3K2O vào tháng 7.

– Lần 3: 1/3N + 1/3K2O vào tháng 10.

Lưu ý: Phân hưu cơ: nếu đất có hàm lượng mùn trên 3% thì không phải bón thêm phân hữu cơ; nếu dưới 3% cần bón thêm phân hữu cơ với lượng 15 – 20 kg/cây/1 lần/2 – 3 năm.

Công thức phân bón cho cây cà phê các tuổi

– Trồng cây bóng mát sẽ tạo cho cây cà phê có năng suất ổn định do: Hạn chế bốc hơi nước, tạo điều kiện cung cấp ẩm cho cây cà phê, hạn chế sự khô hạn, hạn chế sự tác hại của sương muối, điều hòa nhiệt độ trong lô cà phê, chắn gió cho cà phê, giảm xói mòn rửa trôi, trừ cỏ dại, làm cho cà phê chín không tập chung thuận lợi chô hái thủ công. Tuy nhiên cây bóng mát có nhược điểm tạo điều kiện cho sâu hại phát triển, tranh chấp thức ăn với cà phê gây tốn kém và phức tạp trong sản xuất.

– Các cây che bóng tạm thời: Cốt khí, muồn lá dài, muồn lá tròn, gieo giữa các hàng cà phê.

– Cây che bóng vinh viễn vd: Muồn đen trồng với khoảng cách 12×10; Cà phê trồng theo khoảng cách 3x2m.

– Nhằm tạo thế cân bằng cho cây sinh trưởng phát triển, hạn chế hiện tượng ưu thế ngọn, thay thân chính đối với nương cà phê già, tạo độ thông thoáng khí để cho cây sinh trưởng phát triển phát triển tốt.

– Đối với cà phê chè Bourbon, Typica, Mundonovo thường tạo hình 1 thân kết hợp hãm ngọn nuôi tầng. Thông thường hãm ngọn nuôi tầng 2 lần là tốt nhất với chiều cao cho thu hái 1,6 – 1,8m có thể nuôi tầng 3.

+ Sau năm thứ nhất: Cây cao trên 1m tiến hành hãm ngọn ở độ cao 1m. Sau 2 – 3 năm tiến hành hãm ngọn lần 2 nuôi chồi vượt chiều cao so với thân 40cm (có khoảng 4 cặp cành), ổn định chiều cao 1,6 – 1,8m.

+ Đối với giống ít cành thứ cấp như Catura, Catura tạo hình đa trụ có hãm ngọn để nuôi tầng. Khi cây cao 50 – 60cm bấm ngọn tạo 3 thân, khi cây cao trên 1m hãm ngọn ở độ cao 1m. Sau 2 năm tiếp tục để 1 chồi mới trên chồi cũ phát triển tự do cố định ở chiều cao 1,6m.

– Đối với cà phê vối áp dụng phương pháp nhiều thân nuôi chồi thay thế (vì ít cành thứ cấp). Sau trồng nuôi chồi vượt để tạo 3 thân. Sau 3 – 4 vụ thu hoạch năng suất giảm thì nuôi chồi trên thân mẹ, cách gốc 70 – 80cm nuôi 3 -4 chồi. Sau 2 – 3 vụ thu hoạch nuôi chồi vượt cách gốc 1 – 1,2m. Riêng đối với cà phê vối miền nam áp dụng dạng nhiều thân kết hợp với hãm ngọn nuôi tầng.

+ Sửa cành: Cắt bỏ cành vượt, chồi vượt, loại bỏ cành tăm hay cành vòi voi, sửa cho tán thông thoáng.

– Sửa cành nuôi quả: sau 1 thời gian thu hoạch, trên tán cây nhiều cành mang quả già và có quả khô. Do vậy cắt bỏ cành khô, cành vòi voi, cành già tạo điều kiện cho cành ra tơ, giúp cho cây ra hoa kết quả tốt.

– Sửa cành đau: Sau 10 – 15 năm thu hoạch, cây mất cân đối, tán không đồng đều, năng suất có xu hướng giảm thì tiến hành sửa cành đau. Cắt tất cả các cành thu gom tán cây để lại các đoạn cành dài 30cm (phía trên) và 50cm (phía dưới).

– Cưa đốn phục hồi: khi sức sinh trưởng của cây giảm, năng suất giảm rõ rệt, tiến hành cưa đốn phục hồi, cưa toàn bộ tán cây chỉ bớt lại phần gốc 20 – 25cm.

– Tưới nước nhằm kéo dài tuổi thọ của bộ lá, là cơ sở của việc tạo hoa kết quả và tạo năng suất. Đặc biệt vào mùa khô hạn ở Tây Nguyên, tập trung tưới đón hoa, nuôi quả. Bắt đầu tưới vào mùa khô, lượng nước tưới 400 – 500m3/ha/lần. (4 – 6 lần).

– Yêu cầu hái đúng độ chín (2/3 quả màu đỏ), hái từng quả, không hái chùm, không tuốt cành, khi hái phải bảo vệ cành lá, tránh tổn thương các bộ phận của cây, ảnh hưởng đến năng suất quả về sau. Cà phê chè quả chín tháng 10, 11, 12, 1; cà phê vối tháng 11, 12, 1, 2, 3, cà phê mít tháng 6, 7, 8, 9.

– Thu hái xong vận chuyển về nơi chế biến kịp thời. Nếu không chế biến kịp cần rải cà phê trên nền cao thoáng mát.

– Chế biến cà phê có 2 phương pháp:

Quả tươi, làm sạch, xát tươi, xát tươi, ngâm ủ, rửa, cà phê thóc, xay khô, đánh bóng, phân loại, đóng bao, xuất xưởng.

Quả tươi, làm sạch, sấy khô, xay quả khô, phân loại, đóng bao, xuất xưởng.

Tổng Quan Kỹ Thuật Chăm Sóc, Trồng Cây Cà Phê

I – NGUỒN GỐC

Cây cà phê có nguồn gốc mọc trong rừng châu Phi, trên cao nguyên Kaffa của Ethiopia (ở độ cao 1370-1830 m). Từ đó cây cà phê được con người phát hiện và di canh đến các địa lục khác. Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha đạo người Pháp mang đến để trồng làm cảnh từ những năm 1857. Từ năm 1930, cây cà phê bắt đầu được trồng thành những đồn điền để khai thác nhân. Từ đó đến nay, diện tích, năng suất, sản lượng cà phê ở nước ta không ngừng tăng lên.

Cây cà phê có 3 loại rễ: 1.1 Rễ cọc:

Rễ có độ dài từ 0,3-0,5 m, mọc từ thân chính. Nhiệm vụ chính là dùng làm trục giữ thân tránh đỗ ngã.

1.2 Rễ nhánh:

Là những rễ nhánh mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước. Rễ nhánh có thể ăn sâu xuống đất tới 1,2- 1,5 m. Rễ nhánh càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ nhánh phát triển ra xung quanh hành hệ thống rễ con.

1.3 Rễ con:

Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (Từ 0-30 cm). Nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng và nuôi cây.

Cây cà phê thân gỗ, nếu để cây phát triển tự do có thể cao tới hàng chục mét. Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp 1), cành mọc từ cành cấp 1 gọi là cành thứ cấp (cành cấp 2). Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau trồng 20 – 40 ngày.

Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7 – 10 tháng. Các tác động về thời tiết hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt có thể làm cho lá rụng sớm hơn. Cành và lá có tương quan chặt chẽ với năng suất cà phê. Các nghiên cứu chứng tỏ rằng lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ các nguồn dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát triển của quả. Lượng tinh bột hình thành trong quá trình quang hợp của lá sẽ được tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp. Đây chính là yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê để đạt năng suất cao.

Hoa cà phê mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp. Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4-5 giờ sáng. Cà phê vối (Robusta) thụ phấn chéo(giao phấn) là chủ yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn trùng, vì vậy việc nuôi ong mật trong vườn cây cà phê cũng là biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả của cà phê. Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành (hoặc nách lá) đã ra hoa năm trước.

Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có 1-2 nhân (tùy theo lượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng). Thời gian sinh trưởng đối với quả cà phê vối thường từ 9-11 tháng (tuỳ theo điều kiện chăm sóc).

III- ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 22 – 260 C.

Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiết thiết cơ bản.

Cây cà phê (Vối) thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa.

Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa.

Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê.

IV- ĐẤT ĐAI:

Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám …. Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70 cm trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (Đất thịt nhẹ- sét).

V- GIỐNG:

Cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta), cà phê mít(Excelsa) Ơ Đồng Nai thích hợp trồng giống cà phê vối ( Robusta).

Hiện nay, Viện Eakmat đã chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều dòng cà phê. Đó là các dòng:

Dòng TR5: cây sinh trưởng khoẻ, năng suất đạt 3,5 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 20,6 gram( giống củ chỉ đạt 13-14 gram/100 nhân)

Dòng TR6: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt rất cao, năng suất đạt 5,6 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,5 gram.

Dòng TR4: Cây sinh trưởng khoẻ, kháng rỉ sắt, phân nhiều cành, cành ngang hơi rũ, năng suất đạt 7,3 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,1 gram.

Dòng TR8: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân cành trung bình, năng suất đạt 4,2 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,6 gram.

VI- KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG:

Chọn cây đã cho trái 6-8 năm, năng suất cao và ổn định, kháng sâu bệnh, dạng hình dẹp. Chọn trái chín có hai nhân phát triển cân đối.

2. Xử lý hạt giống và gieo hạt

Hạt đã nẫy mầm đem gieo vào bầu đất trong túi nhựa PE (kích thước túi 17×25cm, có đục 8 lỗ nhỏ 0,5cm phía gần đáy). Đất trong bầu là đất mặt tốt, tơi xốp, hàm lượng mùn trên 3%. Dọn sạch lớp cây cỏ, cây và vật lạ trên mặt, lấy lớp đất màu trong độ sâu 10 cm làm ti7i nhỏ, trộn đều với phân hữu cơ thật hoai và phân lân. Hổn hợp đất phân được sàng qua lưới sàng 5mm, phần không qua sàng tiếp tục làm nhỏ và sàng trở lại. Bầu phải chặt, cân đối, thẳng đứng, chừa trồng miệng bầu từ 0,5-1cm đã rãi trấu hoặc mùn cưa sau khi đã ương hạt. Trước khi gieo hạt vào bầu hạt giống phải được xử lý cho nẩy mầm theo trình tự sau:

Hòa nước vôi theo tỉ lệ 1kg vôi/50 lít nước để lắng gạn lấy phần nước trong, đem đun nóng đến 54-600C (3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh) và cho hạt giống vào ngâm trong 18 giờ, sau đó với ra đãi hết nhớt bằng nước sạch.

Ủ hạt giống trong luống chìm rộng 1-1,2m, sâu 0,6-0,8m kể từ đáy luống lên có những bước sau:

Thân lá xanh còn tươi (20-25cm)

Phân chuồng chưa hoai (20-25cm)

Lớp vôi mỏng (0,5kg/m2)

Lớp hạt giống thời kỳ đầu dày chùng 10-15cm tưới đẩm nước (khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì rảy mỏng từ 5-8cm)

Lớp bao tải khô.

Rơm khô (càng dày càng tốt).

Chung quanh khu luống ủ có vách cao 2m, có liếp che phía trên để mỏ được ban ngày, đậy lại ban đêm. Khi cây có 2 lá mầm tiến hành nhổ cây con, chọn những cây có một rễ đuôi chuột đem trồng vào bầu đã chuẩn bị ở vườn ươm.

Tưới nước: Cây nhỏ tưới ít và nhiều lần, cây lớn tưới nhiều và ít lần trong ngày.

Tưới phân thúc: tưới dung dịch urê và clorua kali theo tỷ lệ 2:1 (với nồng độ 1%), xen kẽ với dung dịch phân hữu cơ ngâm (phân trâu, bò, phân xanh, bánh dầu,…) cho hoai mục, cây nhỏ tưới loãng, cây lớn tưới đậm hơn.

Chăm sóc: Nhổ cỏ, phá váng không để bầu ngập nước. Trong vườn ươm lưu ý bệnh lở cổ rễ và bệnh vàng lá.

Đảo cây: cây con có 3-4 đôi lá thật, tiến hành đảo cây, xếp cây lớn vào giữa luống, cây nhỏ ở hai bên luống để cây phát triển đều. Lưu ý xếp thưa dần khi cây lớn.

* Chú ý: dỡ dàn che từ từ, khi cây đủ tiêu chuẩn cần dỡ bỏ dàn che hoàn toàn trước khi trồng mới 30 ngày.

a/ Cây thực sinh

Cây con được ươm từ hạt trước khi trồng phải đạt các tiêu chuẩn sau:

Tuổi cây: 6-8 tháng.

Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 25-35cm, thân mọc thẳng.

Số cập lá thật: 5-7.

Đường kính gốc: 3-4mm

Cây không bị sâu bệnh, dị hình và được luyện dưới ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày trước khi trồng.

Kích thước bầu đất: 14-15 x 24-25cm

b/ Cây ghép

Ngoài tiêu chuẩn cây thực sinh, cây ghép cần phải đạt:

Chồi ghép có chiều cao trên 10cm và có ít nhất 1 cặp lá phát triển hoàn chỉnh.

Chồi được ghép tối thiểu 1 tháng trước khi trồng.

5. Ghép cải tạo và nâng cấp vườn:

Dùng chồi của những dòng cà phê cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ghép trên gốc cà phê xấu, đã được ứng dụng và cho kết quả tốt.

VII- KỸ THUẬT TRỒNG – CHĂM SÓC:

Đất phẳng được dọn sạch tàn dư thực vật, đào mương thoát nước theo sơ đồ thiết kế vườn cà phê như sau:

2.1-Thời vụ: 2.2- Khoảng cách, mật độ:

Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại. Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc 3 x 2.5 m (1.330 cây/ha).

2.3-Cách trồng:

Đào hố trước khi trồng 1 tháng, hố có kích thước 60 x 60 x60 cm. Lớp đất mặt để một phía, sau đó trộn với 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg super lân + 0.5 kg vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía sau dùng làm bồn quanh gốc. Lúc trồng bón lót ngoài tán lá cây 100 gram phân NPK 16 – 16 – 8 – 13 S.

Bình Luận

Powered by Facebook Comments

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Phê trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!