Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Ly Bạn Cần Biết mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hoa ly (lily) có nguồn gốc ôn đới nên điều kiện khí hậu thời tiết, nhất là thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, ra nụ, nở hoa và cuối cùng là hiệu quả kinh tế.
Chuẩn bị củ giống mẹ:
Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8-10cm ngâm vào dung dịch foocmalin 40% pha theo tỉ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.
Hoa ly có nguồn gốc ôn đới nên điều kiện khí hậu thời tiết, nhất là thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, ra nụ, nở hoa và cuối cùng là hiệu quả kinh tế. – Yêu cầu sinh thái: Nói chung hoa lily chịu rét khá, chịu nóng kém do đó với các tỉnh miền núi phía Bắc như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng)… có khí hậu mát mẻ nên có thể trồng nhiều vụ trong năm. Với các tỉnh đồng bằng, đặc biệt là vùng ĐBSH chỉ nên trồng hoa Ly vụ đông mới cho hiệu quả cao (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), còn các vụ khác do nhiệt độ cao nên cây khó phân hóa mầm hoa, ít nụ, ít hoa, hoa nhỏ và khó nở, không đẹp. Ly có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, thịt nhẹ là tốt nhất. Rễ hoa Ly ăn nông nên cần chọn đất dễ thoát nước, độ pH thích hợp từ 6-7 (trừ các giống nhóm Phương Đông thích đất chua hơn, pH từ 5,5-6,5). Lựa chọn và xây dựng nhà trồng lily: Để tránh rủi ro và đảm bảo thành công khi trồng hoa ly thương phẩm nhất thiết phải xây dựng nhà có mái che. Tùy theo điều kiện đầu tư, thời vụ, vị trí địa lý và qui mô sản xuất mà người trồng quyết định chọn lựa: nhà kính hiện đại, nhà lưới hoặc nhà che đơn giản, hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo vệ, bảo quản và đóng gói hoa khác… Phần lớn các hộ nông dân mới trồng hoa hiện chọn kiểu nhà che đơn giản. Đây là kiểu nhà tạm, chi phí thấp do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương (tre, nứa, lưới sắt, màng cản quang và nilon chống mưa) dùng cho sản xuất 1 vụ. Mái che có thể hình vòm khum hoặc hình chữ nhật, có khẩu độ cao ở đỉnh là 2,5m, chiều rộng mỗi nhà 5-6m, chiều dài tùy thuộc vị trí lô đất, từ 40-60m.
Đất, phân bón và sâu bệnh hại:
Đất để trồng cây hoa ly : Đất pha sét, giữ nước và không bị ngập úng.
Trồng củ giống với mật độ 5000củ/1000m2. Sau khi trồng, đậy bằng rơm, cỏ, tưới đẫm. Giữ ẩm thường xuyên trong 10 ngày đầu.
Thông thường hoa lys sau khi gieo trồng từ 30-45 ngày mới bắt đầu mọc, 75-90 ngày sau khi trồng bắt đầu xăm mồi, 120 ngày sau khi trồng vô chân lần 1, 180 ngày sau khi trồng vô chân lần 2.
Phân bón dùng cho cây hoa lys :
Sử dụng phân chuồng hoai mục bón lót với 15m3/1000m2. Lượng phân bón NPK (kg nguyên chất/ha) là 100:150:100 , được bón theo các giai đoạn sau :
Bón lót: Sử dụng 1/3 lượng phân chuồng, vôi và 1/2 lượng phân lân bón lót 10-15 ngày trước khi trồng.
Phá váng: 30-35 ngày sau trồng, tiến hành xới có, phá váng kết hợp bón 1/5 lượng phân đạm.
Bón xăm mồi: 75-90 ngày sau trồng, tiến hành xăm xới, làm vệ sinh và bón mồi: 1/5 lượng phân đạm; 1/2 lượng phân vi khoáng.
Bón thúc kết hợp vô chân lần 1: Khoảng 120 ngày sau trồng. Bón 1/3 lượng phân chuồng; 1/2 lượng phân lân; 1/5 phân đạm; 2/5 lượng kali và 1/2 lượng phân vi khoáng; bổ sung lượng MgSO4 với lượng 8 kg/1000m2. Sau khi bón, vun đất vào gốc cao 3-5cm. Tưới đẫm.
Bón thúc kết hợp vô chân lần 2: Khoảng 175 ngày sau trồng: Bón 1/3 lượng phân chuồng; 1/5 lượng phân đạm; 2/5 lượng kali còn lại. Sau khi bón, vun đất vào gốc cao 5-7cm. Tưới đẫm.
Lượng phân còn lại được chia làm 3 đợt bón cho thời gian sau, mỗi đợt cách nhau 20-30 ngày. Tình hình sâu, bệnh và cách phòng trừ : + Héo rủ : Pseudomonat solana cerum. dùng Kasuran, Anvil 55cc + Đốm lá : Cercosposa sp : dùng Topsin M70
Lựa chọn và xây dựng nhà trồng lily: Để tránh rủi ro và đảm bảo thành công khi trồng hoa lily thương phẩm nhất thiết phải xây dựng nhà có mái che. Tùy theo điều kiện đầu tư, thời vụ, vị trí địa lý và qui mô sản xuất mà người trồng quyết định chọn lựa: nhà kính hiện đại, nhà lưới hoặc nhà che đơn giản, hệ thống kho lạnh và các thiết bị bảo vệ, bảo quản và đóng gói hoa khác… Phần lớn các hộ nông dân mới trồng hoa hiện chọn kiểu nhà che đơn giản. Đây là kiểu nhà tạm, chi phí thấp do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương (tre, nứa, lưới sắt, màng cản quang và nilon chống mưa) dùng cho sản xuất 1 vụ. Mái che có thể hình vòm khum hoặc hình chữ nhật, có khẩu độ cao ở đỉnh là 2,5m, chiều rộng mỗi nhà 5-6m, chiều dài tùy thuộc vị trí lô đất, từ 40-60m.
Chăm Sóc Cây Anh Đào Những Kỹ Thuật Bạn Cần Biết
Chăm sóc cây anh đào có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, vài năm trở lại đây, hoa anh đào đã được trồng nhiều tại Đà Lạt, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… để phục vụ cho thú chơi hoa, ngắm hoa ngày Tết.
Chăm sóc cây anh đào.
Chăm sóc cây anh đào là cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao từ 5-25m, thân cây có màu nâu, lá răng cưa hình thoi, hoa có 2 màu chính là trắng hoặc hồng nhạt.
Anh đào ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nóng, không kén đất trồng, không chịu được úng nước. Tuổi thọ trung bình của 1 bông hoa đào là 7 ngày, tùy thuộc thời tiết và giống hoa mà thời gian này có thể thay đổi.
Lựa chọn hạt giống hoa anh đào
Hoa anh đào không kén đất trồng, có thể trồng trên khá nhiều loại đất, trừ đất bị ngập úng, thoát nước tốt vì cây không chịu được ngập úng lâu ngày sẽ chết.
Kỹ thuật chăm sóc hoa anh đào
Cách chăm sóc anh đào cũng không khó chỉ cần đảm bảo độ ẩm vừa phải.
Sau 1 tháng, cây đã bắt đầu ra rễ mới thì tiến hành bón thúc lần đầu bằng hỗn hợp phân NPK và ure, hòa tan tưới xung quanh gốc.
Sau đó cứ cách khoảng 30 ngày thì lại bón thúc 1 lần, bón tổng cộng 5 lần là đủ. Thường xuyên làm sạch cỏ và vun gốc cho cây hoa chống sói mòn.
Tùy theo mục đích tạo dáng mong muốn mà có những hình thức căt tỉa khác nhau. Khi chồi mầm cao chừng 30-35 cm thì sẽ tiến hành bấm ngọn, thực hiện đều đặn đến tháng 7 năm sau thì dừng, tiếp tục điều chỉnh các cành để tạo tán.
Đặc điểm của cây hoa anh đào
Cây hoa anh đào có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Cây thuộc họ hoa hồng(Rosaceae), phân chi hoa mận, hoa mơ. Tên gọi khoa học của cây hoa anh đào là Prunnus cerasoides D. Don. Trong khoảng mấy năm trở lại đây, cây hoa anh với vẻ đẹp rục rỡ và kiêu sa nên được trồng phổ biến ở nhiều nước tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,….
Kỹ thuật trồng cây hoa anh đào
Phân loại hoa anh đào
chăm sóc cây anh đào có nhiều loại khác nhau, đặc điểm để phân biệt chính là màu của hoa và lá: có loại hoa anh đào có màu trắng tinh khôi, có loại có hoa màu hồng nhạt và mùi hương đậm và cũng có một loại có màu hồng đậm, lá to và đặc biệt là có mùi hương đặc biệt quyến rũ. Do lá anh đào màu hồng đậm có mùi thơm nên người thường ngắt lá khi hết mùa hoa mang về ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Cũng chính vì điều này mà hoa anh đào ở Nhật Bản có tên gọi là sakura mochi.
Điều kiện nhiệt độ trồng hoa anh đào
Là loại cây thân gỗ có chiều cao từ 5-25m, thân cây có màu nâu, lá cây hoa anh đào dáng răng cưa hình thoi. Loại cây này ưa khí hậu mát mẻ và đặc biệt là không chịu được nóng, chịu được úng nước. Trung bình tuổi thọ của 1 bông hoa đào đào là 7 ngày, tuy nhiên còn tùy thuộc vào thời tiết và giống hoa mà thời gian hoa rụng cũng có thể thay đổi.
Lựa chọn hạt giống hoa anh đào
Bạn nên lựa chọn địa chỉ bán hạt giống uy tín để đảm bảo chất lượng giống sinh trưởng và phát triển tốt, sức đề và tốt và không sâu bệnh để cây có thể cho hoa nở đẹp quanh năm.
Đất trồng hoa anh đào
Hoa anh đào có thể trồng được trên nhiều loại đất, phát triển nhất là trên loại đất cát. Tuy nhiên, cây lại không chịu được ngập úng nên không nên trồng hoa anh đào ở những khu vực ngập úng hoặc khó thoát nước nếu không cây sẽ rất dễ bị chết.
Kỹ thuật trồng hoa anh đào bằng cách gieo hạt
Để giúp hạt có thể nảy mầm đạt kết quả cao nhất thì hạt khi mua về cần được ngâm vào nước 2 ngày sau đó đãi sạch rồi đem chúng ủ trong cát khoảng gần 1 tháng hoặc hơn để hạt nứt vỏ.
Khi hạt nứt vỏ thì lấy ra và đem chúng gieo vào chậu hoặc xuống đất. Hạt khi gieo nên đặt theo chiều dọc, phần nhọn quay lên trên, sau đó lấp thêm 1 lớp đất mỏng chừng 1-2 cm. Hạt khi gieo nằm cách nhau ở khoảng 3 – 4cm. Hoa anh đào là loại cây ưa sáng nên cây nên trồng những nơi có ánh sáng nhiều
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( lamtho, vuonnhat, … )
Kỹ Thuật Đơn Giản Trồng Hoa Lan Rừng Bạn Cần Biết
Hoa lan rừng khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu bị ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng dù lan được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.
Kỹ thuật đơn giản trồng hoa lan rừng bạn cần biết
Khi người “chơi hoa” mua hoa lan về nuôi trồng trong môi trường nhà thường gặp nhiều khó khăn như cây không phát triển, héo rũ, không ra hoa. Độc giả Ô Kim Duy chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan rừng để người yêu hoa có những giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng.
“Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.
Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.
Chăm sóc
Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:
Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.
Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.
Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.
Chăm Sóc Hoa Lan Ra Hoa Đúng Cách Bạn Cần Phải Biết
Chúng ta nên biết rằng hầu hết hoa lan mỗi năm chỉ nở hoa một lần vào một mùa nào đó, ngoại trừ một vài giống như Ascocenda hay Vanda có thể nở hoa 2-3 lần trong một năm. Để có hoa lan để quanh năm, muốn có được chậu chậu hoa lan nở đúng Tết, đó là mong muốn của người trồng lan
Hoa lan Ngọc điểm chỉ nở vào mùa xuân
Muốn lan nở đúng vào Tết Nguyên Đán, ta phải chọn một số lan nở hoa vào dịp này. Nhưng nên nhớ lan có thể nở sớm hay muộn 1-2 tháng tùy theo thời tiết nóng hay lạnh, ngoại trừ chúng ta nuôi ở trong nhà kính có thể điều hòa nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ theo ý muốn.
Do đó nếu trồng ở ngoài trời mà muốn có hoa lan nở quanh năm phải có sự tính toán và hiểu biết căn cứ vào những điểm sau:
– Lựa giống lan nở vào những mùa nhất định. – Chọn những giống hoa lâu tàn. – Nuôi trồng đúng cách.
1.Lựa chọn giống hoa lan
Đa số nở hoa vào mùa Xuân như Cymbidium, Dendrobium, vào mùa Hạ như Stanhopea hay mùa Thu như Paphiopedilum.
Nhiều cây tuy cùng một loài nhưng lại nở hoa vào thời điểm khác nhau như Phalaenopsis hay Epidendrum hay Cattleya.
Epidendrum Radicans- hoa lan nở bất cứ vào thời điểm nào trong năm
Có những giống lan nở bất cứ vào thời điểm nào trong năm như Brassavola nodosa, Epidendrum ibaguense hay Epidendrum radicans. Phần đông là những cây đã lai giống nhiều lần như: Phalaenopsis, Cattleya. Epicat. v.v… cho nên sẽ ra hoa bất cứ khi nào cây đã đủ lớn.
Vì vậy muốn có hoa nở quanh năm, chúng ta phải lựa chọn giống lan:
– Chia theo mùa hoa nở vào Xuân, Hạ, Thu Đông. – Sau đó chúng phải xem loài lan hay giống lan nào thích hợp với nơi chúng ta đang ở. Lập một bản liệt kê rồi sẽ mua lan. – Khi mua nên hỏi người bán về mùa hoa nở, tốt hơn hết là nên có một cuốn sách có nói về mùa nở hoa. Thông thường khi ta mua cây có hoa vào tháng nào, sang năm sẽ nở hoa vào tháng đó.
2.Chọn những giống hoa lâu tàn.
Hoa lan, thông thường sẽ tàn trong khoảng 2 tuần lễ, nhưng cò tùy thuộc vào nhiệt độ. Nếu quá nóng sẽ sớm tàn và nếu lạnh xuống khoảng 50°F hay 10°C sẽ lâu tàn hơn.
Psychopsis papilio- nở hoa từ 3-4 tuần và nở liên tiếp trong mấy tháng liền
– Cymbidium, Renanthera hoa tàn trong khoảng 8-10 tuần – Phalaenopsis có khi 10-12 tuần mới tàn và hoa nở liên tiếp tới 3-4 tháng. – Dendrobium lai giống mầu xanh tím từ 8-10 tuần. – Cattleya từ 2-4 tuần tùy theo giống. – Paphiopedilum từ 4-8 tuần. – Psychopsis từ 3-4 tuần và nở liên tiếp trong mấy tháng liền. – Vanda, Mokara từ 3-6 tuần.
Nên nhớ, những giống nào có cánh hoa dầy sẽ lâu tàn hơn những giống có cánh hoa mỏng.
Grammatophyllum multiflorum – hoa phải 8-9 tháng mới tàn (Loài lan này ở Hà Nội thường được gọi là lan Nữ hoàng hay Vũ nữ hoàng hậu)
Đặc biệt cây Grammatophyllum multiflorum hoa phải 8-9 tháng mới tàn. Ngược lại Sobralia và Stanhopea chỉ 2-3 ngày là đã tàn nhưng có nhiều dò hoa hay nở liên tiếp cho nên có khi cả tháng mới hết hoa.
3.Nuôi trồng đúng cách.
Nếu không nuôi trồng đúng cách hoa lan sẽ không ra hoa, hoặc hoa sẽ không nhiều, không đẹp. Vì vậy cần phải cung ứng cho hoa lan những điều kiện nuôi trồng thích hợp:
Dendrobium – nếu ban đêm không lạnh xuống 50°F hay 10°C khoảng 3-4 tuần lễ cũng không ra hoa
– Ánh sáng nếu thiếu, cây sẽ yếu đuối và sẽ không ra hoa. Nếu quá nắng cây sẽ còi cọc, vàng úa, hoa nhỏ và ít. – Nếu quá nóng hay quá lạnh cây sẽ không phát triển và chết dần. – Nếu không có sự cách biệt giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm khoảng 15°F hay 8°C lan sẽ không ra hoa. – Nhiều giống Cymbidium, Dendrobium hay Paphiopedilum nếu ban đêm không lạnh xuống 50°F hay 10°C khoảng 3-4 tuần lễ cũng không ra hoa. – Dendrobium, Rhynchostylis nếu tưới nhiều nước vào Thu-Đông sẽ không có hoa hoặc rất ít. – Nhiều giống như Ascocenda, Vanda, Mokara cần nhiều ánh sáng và phân bón mới ra hoa. – Trái lại nhiều phân bón cây sẽ chết như Disa, Masdevallia chẳng hạn.
Vanda ascocenda – nhiều phân bón cây sẽ chết
Nói tóm lại khi muốn lan ra hoa quanh năm, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng mới có kết quả mỹ mãn.
4. Mùa Hoa Lan Nở
Phần đông các loài lan nguyên giống (species) sẽ nở hoa vào các mùa như sau:
Giống lan Mùa Hoa Lan Nở Aerides (Giáng hương) Xuân Angraecum Thu-Đông và Xuân Brassavola mùa Xuân Bulbophyllum (Cầu diệp) Xuân và một số ít vào Thu Calanthe (Kiều lan) Xuân cho đến Thu Cattleya (Cát lan) đủ 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông Coelogyne (Thanh Đạm) một số nở vào mùa Xuân-Hạ, một số khác nở vào mùa Thu-Đông Cymbidium (Lan Kiếm) Đông-Xuân, riêng giống Cym. ensifolium nở vào cả 4 mùa Dendrobium Úc châu bắt đầu nở từ tháng mùa Xuân dù là ở Úc hay ở Hoa kỳ Dendrobium (Đăng lan, Hoàng Thảo) Á châu Xuân-Hạ Encyclia đủ cả 4 mùa Eulophia (Luân lan) Xuân-Hạ Holcoglossum (Tóc tiên) tuỳ theo giống nở vào Xuân-Hạ-Thu-Đông Laelia Thu-Đông và Xuân Odontoglossum Thu-Đông và Xuân Oncidium(Vũ nữ) Xuân-Hạ Paphiopedilum (Nữ hài) Thu-Đông và Xuân Phaius (Hạc Đính) Xuân-Hạ Phalaenopsis (Hồ Điệp) Đông-Xuân và Hạ Renanthera (Huyết nhung, Phượng vĩ) Xuân, Hạ và Thu Schomburgkia Xuân-Hạ và Thu Sobralia Xuân-Hạ Stanhopea Hạ Vanda Xuân-Hạ và ThuBạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Ly Bạn Cần Biết trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!