Xem Nhiều 5/2023 #️ Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Cắt Tỉa Đau # Top 9 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Cắt Tỉa Đau # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Cắt Tỉa Đau mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sau mỗi chu kỳ phát triển và ra hoa, hoa hồng cần phải được cắt tỉa tạo tán thông thoáng, nếu không cắt tỉa tán cây thường yếu, hoa càng ngày càng nhỏ. Chính vì vậy chúng ta cần tiến hành cắt tỉa đau nhằm trẻ hóa cây. Tuy nhiên sau khi cắt tỉa đau cần phải có các biện pháp chăm sóc phù hợp giúp cây bật mầm, phát triển cành, lá cân đối, bộ lá xanh dày, không nhiễm sâu bệnh. Thông thường sau khi cắt tỉa đau nếu chế độ bón phân và nưới tước tốt, cây sẽ bật mầm sau 7-10 ngày, ra hoa sau 30-45 ngày.

Sau khi cắt tỉa 7-10 ngày hoa hồng sẽ phát mầm

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng sau khi cắt tỉa đau:

Phân bón: Sau khi cắt tỉa, nên rạch rãnh bón phân sâu xuống đất 5-6cm. Phân bón cho hoa hồng thời điểm này là phân hữu cơ ủ hoai mục kết hợp lân super. Trước khi bón hỗn hợp phân này cần trộn đều với đất sau đó mới lấp đất. Theo kinh nghiệm, phân bón cho hoa hồng thời điểm sau cắt tỉa bao gồm các nhóm phân sau:

+ Đậu tương nghiền nhỏ trộn với nấm đối kháng và lân super P2O5 (100kg đậu tương nghiền nhỏ trộn với 3kg Nấm đối kháng kết hợp 30-40kg Lân super.

+ Phân chúng tôi (bón lượng nhỏ, sử dụng NPK 15-15-15)

+ Phân đạm cá hồi dạng viên chậm tan

+ Phân gà ủ hoai mục

Cần rạch rãnh sâu 5-10cm trước khi bón phân

Để cây có sức bền, hoa to khỏe, bộ rễ phát triển mạnh nên rạch rãnh trước khi bón, rãnh cách gốc 30-40cm, sau đó tiến hành bón hỗn hợp phân trên, trước khi lấp đất nên trộn đều phân với đất sau đó mới lấp đất.

Sau khi bón phân, cần phải duy trì tưới nước liên tục (độ ẩm đất 80-90%), thời tiết hanh khô cần phải tưới nước ngày 1 lần vào buổi sáng (trung bình duy trì 1-2 ngày tưới 1 lần, tùy điều kiện thời tiết, tóm lại là đất phải ẩm). Sau 1 tuần mầm sẽ bật. Khi mầm cành bắt đầu bật ra cần có chế độ chăm sóc tiếp theo như sau:

+ Phun phòng trừ nhện, rệp, bọ trĩ, sâu xanh, sâu cuốn lá (định kỳ 5-7 ngày/lần).

+ Phòng trừ bệnh tổng hợp: Sử dụng 50ml nano bạc đồng super kết hợp 50ml nano đồng oxyclorua pha 20 lít nước phun đều thân lá, mầm non mới phát triển, định kỳ 7 ngày/lần. Kết hợp phun phân bón nano qua lá, dưỡng lá, giúp cành to mập (khi cành phát triển to và mập thì ắt hoa sau này sẽ to, cành nhỏ hoa sẽ nhỏ). Sử dụng 40ml nano AKH super plus pha 20 lít nước phun đều tán lá, 7-10 ngày/lần.

Chăm sóc như hướng dẫn trên, sau 30-40 ngày hoa sẽ bắt đầu nở. Nếu chăm sóc tốt hoa ra liên tục và duy trì vài tháng.

Sau 40-50 ngày hoa sẽ nở đều, bông to, cây bền và khỏe

Lưu ý: Thời kỳ ra hoa, nếu hoa tàn cần phải cắt bỏ hoa. Định kỳ bón phân NPK 20-25 ngày/lần. Chú ý phòng trừ sâu bệnh định kỳ 1 tuần 1 lần.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải – Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com

Chăm Sóc Cây Hồng Sau Khi Cắt Tỉa Lá

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: chúng tôi . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323

Ngày 20/09/2016, tôi đã cắt tỉa chậu hồng tiểu muội vàng, sau 1 ngày (21/09/2016) tôi tiến hành xịt ngừa nấm bệnh, sâu rầy cho cây hồng. Trong vòng 3 ngày đầu sau khi cắt tỉa nhánh cho cây hồng, đây là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành xịt ngừa nấm bệnh vì không sợ làm cây bị cháy lá.

Chăm sóc cho cây hoa hồng sau khi cắt tỉa

Có 2 việc cần phải làm sau khi cắt tỉa cành nhánh cho cây hoa hồng là:

+ Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh + kích thích tăng trưởng cho cây hồng

+ Bón phân rải gốc cho cây hồng nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng giúp cây hồng phục hồi sau thời gian nuôi hoa.

Những loại thuốc phòng nấm bệnh tôi hay sử dụng cho cây hồng

Tôi thường trộn hỗn hợp 2 loại thuốc trị nấm bệnh nhằm phòng ngừa bệnh đốm lá, thối lá trên cây hồng. Bên cạnh đó, tôi xài thêm COMCAT để kích thích cây đâm chồi mới + ít phân vi lượng.

AcstrepTocinSuper

Bổ sung vi lượng cho cây hoa hồng

Những loại vi lượng này góp phần làm cho lá hồng xanh bóng, mượt mà.

Azil bổ sung vi lượng Mn, Zn (Công ty TNHH Việt Hóa Nông)

TopGreen bổ sung Fe cho cây hồng

Kích thích hồng ra rễ, đâm tược non

COMCAT 150WP (Hóa Nông Lúa Vàng)

Nếu cây hồng trước khi cắt tỉa có dấu hiệu của sâu, rầy, rệp sáp, bọ trĩ và nhện đỏ thì kèm thêm các loại thuốc sau:

Bên cạnh việc phun thuốc phòng trừ nấm bệnh sau khi cắt tỉa cho cây hoa hồng thì sẵn tiện tôi xịt luôn cho một số cây hồng cũng đang bị đốm lá.

Video chăm sóc cây hồng sau khi cắt tỉa lá tàn hoa

Rải phân gốc cho cây hồng sau khi cắt tỉa

1 ngày sau khi phun thuốc (ngày thứ 3 từ khi cắt tỉa nhánh), tôi tiến hành rải phân vào gốc cho các chậu hồng này. Trung bình mỗi chậu khoảng 10-15 hột. Tôi sử dụng NPK 20-20-15 để bón. Hoặc có thể sử dụng các loại phân NPK có hàm lượng Đạm, Lân cao để giúp cây hồng mau phục hồi.

Học Cách Chăm Sóc Cho Hoa Hồng Sau Khi Cắt Cành

Sau khi cắt cành hoa hồng cần chế độ chăm sóc đặc biệt

Bước 1: Tiến hành cắt tỉa các nhánh đã tàn sau đợt ra hoa trước đó:

Những chậu hồng ra hoa bắt đầu khoảng 2/3 số lượng hoa trên cây thì bạn tiến hành cắt tỉa hết các nhánh để dưỡng cây mau phục hồi sau đợt hoa vừa qua, khi cắt tỉa các nhánh nên cắt sâu từ 2 – 4 tầng lá.

Bước 2: Thay chậu mới cho cây hoa hồng:

Sau khi cắt tỉa nhánh hoa hồng đã xong, bước tiếp theo là thay chậu cho những chậu hồng, việc này áp dụng cho những cây trồng trên chậu, có thể dùng chậu nhựa vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện cho việc di chuyển chậu hoa hồng nhưng tốt nhất bạn nên chọn loại chậu gốm hoặc chậu sành để bộ rễ cây có thể phát triển tốt bởi chậu nhựa nắng rọi vào khá nóng rễ cây hoa hồng.

Bước 3: Bổ sung thêm giá thể trồng cây hoa hồng mới:

Giá thể trồng bạn có thể sử dụng bao gồm phân rơm mục, xơ dừa, trấu và phân hữu cơ Dynamic .Ngoài ra, trên thị trường có bán khá nhiều đất sạch Tribat, hoặc phân trộn sẵn, có thể mua về để trồng hoa hồng, miễn sao trồng loại đất trộn sẵn này không chứa tro, vì tro có thể làm rễ cây hồng bị chết do mặn, hoặc khi tưới quá nhiều sẽ làm tro giữ nước khá nhiều.

Bước 4: Bón phân:

Bón phân hữu cơ hoặc phân bón NPK vào gốc cây hoa hồng để kích thích cây hoa hồng đâm chồi, to nhánh. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm 1 số phân vi lượng như Sắt, Kẽm, Magie…

Hoa hồng sau khi cắt cành cần một số dưỡng chất nhất định để cây phát triển

Chăm sóc phòng ngừa bệnh sau khi tỉa cành cho cây hoa hồng:

Phun thuốc ngừa mầm bệnh cho cây. Sau cùng của quá trình chăm sóc cây hoa hồng là phun 1 lần thuốc phòng ngừa nấm bệnh cho cây hoa hồng.

Việc chăm sóc hoa hồng sau khi tỉa cành khá quan trọng, nếu không cẩn thận cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh vì vậy phải đảm bảo cho cây trong quá trình chăm sóc để có thể ra hoa đợt sau.

Cách Cắt Tỉa Cành Điều Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Điều Sau Thu Hoạch

Kỹ thuật chăm sóc cây điều sau thu hoạch

Sau thu hoạch, vườn điều cần được chăm sóc tận tình để đảm bảo cho trái vào những vụ mùa sau được đảm bảo nhất. Một số điều cần cực kỳ lưu tâm như sau:

Bón phân đủ

Cách bón phân như sau: Xới đất quanh gốc tạo thành đường vành khăn rộng 20-30cm, sâu 5-0cm theo đường chiếu vanh tán, rải đều phân, vùi lấp phân để giảm bớt thất thoát phân.

Đảm bảo nước tưới

Không chỉ sau khi thu hoạch điều, cần đảm bảo lượng nước quanh năm để điều sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đặc biệt với đất nền khô, tưới nước là cực kỳ cần thiết.

Phòng trừ sâu bệnh đúng cách

Một số côn trùng hại điều như bọ xít, sâu đục thân, sâu bướm đốt hại quả, sâu róm hại lá, cần sử dụng các loại thuốc phun phòng trừ hoặc trồng các loại thiên địch để giảm thiểu thiệt hại.

Điều là cây ra hoa đầu cành, hoa thường chỉ ra trên những chồi ngoài ánh sáng nên năng suất tỉ lệ thuận với diện tích tán cây ngoài sáng. Vì vậy cần tỉa bỏ các cành bị che bóng, các chồi vượt, cành bị sâu bệnh.

Thông thường cần tạo tán khi cây được 1-1,5 năm và tỉa thường xuyên hàng năm. Lúc này cây còn nhỏ nên tỉa xén dễ và ít để lại các vết sẹo trên thân cây.

Khi cây trong giai đoạn cho trái mỗi năm nên tỉa 2 lần. Lần thứ nhất sau khi thu hoạch xong kết hợp với dọn vườn làm cỏ và lần 2 vào tháng 9 hàng năm (cuối mùa mưa).

Sử dụng dao kéo cắt, cưa hoặc máy tỉa cành loại bỏ những cành khô, cành mục. Cùng với cành bị sâu bệnh, các cành cớm rợp trong tán cây và các cành đan xen vào nhau… Bên cạnh đó bỏ bớt lá già để cây tập trung phát triển ngọn.

Nếu cành cây ở vị trí cao, có thể sử dụng thang nhôm để thuận tiện cho việc với và loại bỏ cành cây sâu bệnh hoặc cành thừa.

Một số lưu ý khi chăm sóc cây điều sau thu hoạch

Luôn làm sạch gốc tránh cỏ dại: Để tiện cho công việc này, bạn có thể dùng máy cắt cỏ cầm tay. Bởi vì, cỏ dại phát triển nhanh sẽ chiếm hết chất dinh dưỡng, khiến cây chậm phát triển.

Nên dùng các loại dao kéo cắt hoặc máy cắt cành chuyên dụng để đảm bảo chất lượng vết cắt, tránh cắt đau làm xước cây to khiến cây dễ mất nước.

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Cắt Tỉa Đau trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!