Xem Nhiều 3/2023 #️ Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cây Cảnh Nghệ Thuật, Bonsai # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cây Cảnh Nghệ Thuật, Bonsai # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cây Cảnh Nghệ Thuật, Bonsai mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Những cơ sở để uốn nắn, cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật

1.1. Các tính hướng

– Trọng lực: Cây mọc các vách đá, thân cành mọc buông xuống nhưng ngọn cây luôn có xu hướng mọc hướng lên. Cây mọc nghiêng thì hầu hết hệ rễ phát triển mạnh ở hướng đối diện. Đây là điểm lưu ý để bố trí thân cành, rễ cho phù hợp kiểu dáng cây.

– Hướng quang: Cây luôn có xu hướng ngả về nơi có nhiều ánh sang. Từ đặc điểm này khi tạo cảnh rừng cây, tiểu cảnh hay trồng cây ở non bộ thì các cành của cây bên ngoài nghiêng ra như thân cây.

– Hướng dinh dưỡng: Thân, cành, rễ cây luôn hướng về phía có nhiều nước và dinh dưỡng. Lợi dụng tính hướng này để tạo bộ rễ chùm hay nhử rễ ký sinh ở các cây đa, cây sanh, cây si…

– Hướng gió: Do tác động của gió, thân cây thường bị mọc nghiêng theo hướng gió. Rế cây thường mọc trội hơn về phía gió để kháng lại lực nghiêng của thân cây. Vận dụng kiểu dáng gió đùa…

1.2. Ưu thế ngọn

Khi chồi ngọn phát triển thường ức chế khả năng sinh trưởng của chồi nách. Vận dụng ưu thế này ta có thể tiến hành ngắt chồi ngọn để tạo bông tán, hay ngắt đỉnh chồi sẽ làm thân cành lùn và to ra.

1.3. Tăng trưởng

Nhịp tăng trưởng của cây là biểu hiện cây lớn về kích thước, tăng chiều cao, tạo hoa và quả… Vận dụng điều này để xác định thời gian để quấn dây uốn nắn, quấn đúng thời điểm để tránh ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây.

2. Dụng cụ cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật

Mục đích chính của việc cắt tỉa là tạo hình dáng cho cây cảnh theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhằm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

Khi cắt tỉa cây cảnh đòi hỏi bạn phải lựa chọn những một số dụng cụ cần thiết để tiến hành cắt tỉa, dạng lưỡi nhỏ như kìm bấm, tỉa những cành mọc sai hoặc cắt cành hoa mang vào sử dụng. Có dạng lưỡi dài như một con dao để tỉa lá tạo dáng cho bonsai sau đây là một số thiết bi ̣cắt tỉa điển hình:

2.1. Cưa

Cưa sử dụng để cắt thân ngọn có đường kính tương đối lớn hoặc để cắt các cành khô…

Một số loại cưa

2.2. Kéo

Tùy vị trí và mục đích cắt tỉa, chúng ta sử dụng các loại kéo cắt khác nhau:

a. Kéo cắt tỉa cây 24″-32″ – Thường sử dụng để cắt tỉa tán

b – Kéo cắt cành – Thường sử dụng để cắt cành, cắt chuyển thân…

c, d – Kéo tỉa – Thường sử dụng để cắt tỉa ngọn, tỉa lá, tỉa nhánh, tỉa rễ…

2.3. Kìm

Sau khi sử dụng cưa cắt chuyển thân hay cần tạo vết chuyển nhịp uyển chuyển cho cây, chúng ta sử dụng kìm

Các loại kìm cắt cây

3. Cắt tỉa tạo hình cho cây

Để có một cây dáng thế đẹp, ngay từ đầu chúng ta cần có kế hoạch dài lâu để thực hiện uốn tỉa tạo hình cho cây. Trước hết chúng ta cần quan sát tổng thể cây một cách kỹ càng về: Loại cây, hướng mà dáng cây có vẻ đẹp nhất (mặt tiền), cấu trúc phân cành, hình dạng kích thước lá… Sau đó cân nhắc và xây dựng nên dáng thế cuối cùng cần đạt được. Từ đó tiến hành thực hiện uốn nắn cắt tỉa đã định.

Mỗi một cây đều có hình dáng nào đó song chưa rõ nét, cắt tỉa là việc tạo hình dáng cho cây dáng thế, cắt tỉa làm giảm sự phát triển của bộ rễ, sự phát triển của cành lá.

3.1. Nguyên tắc chung khi cắt tạo hình dáng

– Quan sát tổng thể cây, chọn mặt tiền cho cây

– Hình dung cấu trúc cành theo hình dáng thân, tiến hành cắt ngắn các cành, tỉa bớt tán lá làm thân lộ ra.

– Trước hết xác định nhánh nào cần phải bỏ, chất lượng của Bonsai phụ thuộc vào việc này, dĩ nhiên là thế dáng đã gợi ý cho ta quan sát cây nguyên liệu. Nếu sai lầm, nhầm lẫn trong việc này sẽ làm cây mất giá, biến cây có thế đẹp thành cây tầm thường.

Công việc cắt tỉa phải tuân theo nguyên tắc:

+ Nhánh to ở dưới, các nhánh nhỏ dần lên trên, nhánh để phải phân bố theo hình xoắn ốc quanh thân, tạo tán lá thành khối chóp.

+ Cắt bỏ những nhánh ở vị trí không đẹp hoặc nhánh vô ích.

+ Hai nhánh mọc đối nhau phải cắt đi một, để cho các nhánh mọc xen nhau.

+ Bỏ các nhánh mọc chằng chịt làm cây rườm rà, nặng nề.

+ Cắt ngắn những cành nhánh lớn, quá dài.

+ Cắt những chồi mọc đứng từ cành để tạo dáng già nua cho cây. Vì cây già, cành cây thường oằn xuống.

+ Không nên chọn các chồi mảnh mai làm đầu của các cành lớn, mất vẻ tự nhiên.

+ Cắt bỏ nhánh đã chết, đã héo trừ trường hợp nếu giữ nhánh đó sẽ tăng thêm vẻ đẹp, vẻ già nua của cây.

+ Vết cắt phải ngọt, chéo và lõm vào thân để mặt cắt mau lành sẹo và tạo thành sẹo trên thân.

3.2. Kỹ thuật cắt thân, ngọn

Viêc̣ cắt tỉa cây cảnh chúng ta nên bắt đầu tư thân chính của cây, nó quyết định Dáng – Thế cây, trước khi cắt cần quan sát tỉ mỉ từ nhiều góc độ khác nhau.

Vì vậy, phải căn cứ vào hình dáng bên ngoài của thân cây cảnh, kết hợp với ý đồ sáng tạo của mình, mà lựa chọn mặt ngắm đẹp nhất. Đồng thời phải xem xét tới quan hệ tương hỗ giữa thân chính và các chạc cây, để quyết định thế phát triển của cây. Trình tự cắt tỉa phải từ thân chính tới cành chính, rồi từ cành chính đến cành nhỏ.

Cắt chuyển cây phôi thành cây dáng hoành và Cắt chuyển cây phôi thành cây dáng xiên

Từ một cây nguyên liệu, tùy thuộc vào cách nhìn nhận của chúng ta, mà ta có thể tạo thành cây cảnh có dáng thế khác nhau.

Từ cây phôi có thể tạo cây dáng thế khác nhau

3.3. Kỹ thuật cắt cành

Cành chính là khung giá đỡ cơ bản của cây cảnh, nó cũng làm phong phú sự biến hóa tạo hình chỉnh thể cây, vì thế sự phối hợp giữa nó với chạc mẹ bắt buộc phải phù hợp với chỉnh thể để đạt được sự thống nhất hài hòa của toàn cây.

Cành tán thứ nhất thông thường ở vào vị trí 1/3 thân chính, khoảng cách giữa các cành tán bên trên dày hơn khoảng cách cành bên dưới để đạt yêu cầu lùn hóa cây.

Cách bố trí cành tán

Đối với những cành không phù hợp với tạo hình tổng thể như cành đan nhau, mọc vòng, mọc gối, đối xứng và song song phải kịp thời cắt bỏ.

Các cành nên cắt khi tạo hình

Đối với một số dáng thế cây cụ thể như: “kiểu gió lùa”; cành rũ; cành đối xứng ta nên tận dụng các cành có sẵn không cắt bỏ chúng.

Một số cành không cắt theo dáng thế cây

4. Cắt tỉa giữ dáng – tu bổ

Mục đích của việc cắt tỉa giữ dáng là tu bổ và hoàn thiện dáng thế đã định, đồng thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và góp phần làm cây lùn đi.

4.1. Tỉa thưa

Trong quá trình sinh trưởng của cây cảnh, từ thân cây mọc ra nhiều cành nhánh không hợp với ý đồ khi tạo thế cây, nó vừa phá vỡ hình tượng tổng thể vừa làm tiêu hao dinh dưỡng của cây và ảnh hưởng tới chiếu sáng và thông gió của cây. Tỉa thưa chính là biện pháp thường xuyên được sử dụng để giải quyết vấn đề này.

Chúng ta tiến hành tỉa thưa chính là muốn kịp thời cắt bỏ những cành thừa, công viêc̣ này được tiến hành suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.

Tỉa thưa giữ dáng thế cây

4.2. Tỉa ngọn

Chính là khi cắt tỉa chạc cây, tiến hành tỉa bớt một phần của chạc cây và giữ phần còn lại theo nhu cầu tạo hinh̀, viêc̣ cắt tỉa này giúp lùn hóa dáng cây, đồng thời khiến cành đan xen, nhấp nhô, khúc khủy tăng tính nghệ thuận và sức truyền cảm cho cây cảnh.

Việc cắt tỉa tiến hành khi ngọn cây sinh trưởng tới độ cứng cáp dự định cắt ngắn lại (thông thường giữ lại 2 – 5cm chạc cây), đồng thời giữ lại ít nhất hai chỗ đâm chồi.

Sau khi cắt tỉa, sau một thời gian nhất định, ngọn – cành mới phát triển, đợi khi cành mới này phát triển cứng cáp nhất định chúng ta lại tiến hành cắt tỉa như trên, thông qua phân tầng cắt tỉa một cành, hai cành, ba cành…, cành nhánh cây sẽ hình thành từ khô cứng biến thành uốn lượn, tinh tế đạt được hiệu quả nghệ thuật.

Chú ý: Việc cắt tỉa cây cảnh rất cần sự kiên trì và nghị lực, vì mỗi cành sau khi cắt tỉa, đợi nó cứng cáp tới mức độ yêu cầu cần một thời gian nhất định, đợi tới khi hoàn thiện việc cắt tỉa này có thể là chuyện của vài năm hoặc mười mấy năm sau. Việc tỉa cành, nhánh tiến hành trước khi cây đâm chồi để tránh tổn thất cành thất cành, yếu thân cây. Những cành to sau khi cắt cần kịp thời dùng nhựa mủ để bịt vết cắt, giảm lượng nước bay hơi và vi khuẩn xâm nhập.

Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh – Bộ NN&PT NT

Hướng Dẫn Cắt Tỉa Cây Cảnh Nghệ Thuật

Sang tháng tư, người làm và chơi cây cảnh có thể căt tỉa cành tối đa vì đây là mùa sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng cắt tỉa như thế nào để sau vài năm hoặc lâu hơn nữa sẽ thành một cây cảnh đẹp, có thể xếp vào hàng các Cây Cảnh Nghệ Thuật

Đây là việc làm không dễ dàng, vì nếu ai cũng làm được thì CCNT lại không có giá trị cao như hiện nay. Muốn vậy, người chơi phải kiên trì, không ngừng tìm tòi, học hỏi, phải am hiểu về thực vật học, làm nhiều, mạnh dạn làm sẽ thành công.

Muốn có một cây cảnh, trước hết ta phải có cây phôi. Cây phôi thường dùng là những cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, sống lâu năm, sống mãnh liệt. Cây phôi lấy từ các nguồn: ươm hạt hoặc chiết cành, hoặc khai thác ngoài tự nhiên. Cả hai loại đều có những ưu điểm của nó. Tuy nhiên là cây phôi dạng nào thì việc cắt tỉa, uốn nắn vẫn là khâu kỹ thuật quan trọng nhất. Biến đổi cái tự nhiên vốn có của cây mà vẫn không mất đi cái hợp lý, cái tự nhiên của cây, để sau nhiều lần bỏ công sức, trí tuệ, cây có những nét “kỳ” để rồi có “mỹ”, còn “cổ” thì phải chờ vào thời gian kết hợp với kỹ thuật lão hóa cây.

Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu cách cắt cành, tỉa rễ để bạn đọc tham khảo.

Khi trồng cây phôi nên trồng vào ang, chậu to, chưa được nhiều chất trồng (đất mùn) để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển nhanh. Nhiều người làm ngược lại mà trồng cây vào chậu nhỏ rồi khi cây lớn, sang dần vào ang, chậu lớn vì thế cây phát triển chậm. Tùy cây mà trồng đặt theo các thế khác nhau để khi cây lớn dễ tạo dáng. Khi cắt tỉa, chú ý cắt tỉa để cả rễ và cành, nhánh.

 1. Cắt rễ

Khi cây sung sức là cây có cành lá xum xuê, rễ phụ mọc ra tự nhiên, cành nhiều. Việc để cái nào, cắt cái nào là phải chọn lọc cho đều ở các cành, các phía của thân. Nếu để nuôi nhiều rễ mọc ra từ cành thì thân sẽ bị teo đi làm cho cành phát triển to nhanh, khiến tương quan giữa cành và thân mất cân đối. Vì vậy chỉ nên để một ít rễ ở gốc cành rồi bó ốp vào thân để thân chóng to, cũng có thể ghép rễ vào gốc để bệ gốc chóng bự. Ở các cành lớn chỉ để loáng thoáng vài rễ phụ phát ra từ cành làm cho cây sinh động.

 2. Cắt cành

Với cành, ta áp dụng phương pháp cắt chuyển để sau vài lần cắt, cành trở nên khúc khuỷu, uyển chuyển chứ không thẳng đuỗn. Muốn cắt cành, phải quan sát kỹ tổng thể các cành của cây để khi cắt xong cành vẫn phân bố đều, hợp lý, cây không bị khuyết trống. Cũng có thể dùng dây kim loại để uốn và cố định cành song phải tháo gỡ kịp thời khi cành đã lớn, nếu không dây kim loại sẽ làm cho cành có vết hằn sau vài tháng do cây lớn, dây kim loại lặn vào phần vỏ làm mất vè đẹp của cành, nhánh. Có những cây để khoảng cách giữa phần ngọn và các nhánh quá xa, làm mất vẻ cân đối của cây, ta cắt bỏ phần ngọn, chờ các mầm phát ra ở phần còn lại, mầm nào hợp lý dùng làm ngọn, như vậy, nhìn vào tổng thể của cây cân đối, hài hòa, không chỉ cây cảnh mà cả các loại cây hoa nghệ thuật…

Hiện nay, trào lưu làm cây tự nhiên theo kiểu “cây đa làng” đang thịnh hành nên việc cắt cành dễ hơn làm theo lối cổ có những niêm luật khắt khe. Tuy vậy, việc cắt tỉa cành, rễ, cành vẫn phải làm thường xuyên và lâu dài, không thể nóng vội được.

“Greenmore mang đến cho bạn cuộc sống an nhiên”

Tạp chí Greenmore

Tags: cách cắt tỉa cây cảnh, cây cảnh đẹp, Hướng dẫn cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật, hướng dẫn chăm sóc cây cảnh, phương pháp cắt tỉa cây cảnh

Những Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cây Sứ Cảnh Tại Nhà

Trồng sứ trong chậu không hề khó. Sau một thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà cây hoa sứ cần được thay chậu mới và cải tạo lại hình dáng. Lúc này, ta cần có những kỹ thuật cắt tỉa hoa sứ, nuôi trồng sao cho đúng cách để khi cắt tỉa hoa sứ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Để giúp các nghệ nhân mới vào nghề có thể tự tay mình tạo ra những thế cây cảnh độc đáo, tôi sẽ chia sẻ các kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ đầy đủ để có một thế cây ưng ý nhất.

Cần thiết phải cắt tỉa cây hoa sứ đúng lúc?

Sau một thời gian trồng và chăm sóc cây hoa sứ, cây cần được thay chậu mới và thiết kế lại hình dáng (thời gian khoảng 1 năm). Như các bạn đã biết, dáng cây hoa sứ độc đáo nhất là ở bộ rễ, thời gian này cũng là lúc các nghệ nhân nâng bộ rễ của cây lên để khoe vẻ đẹp đặc biệt của loại cây này.

Có trường hợp, cây hoa sứ đang phát triển không tốt, bị thối thân hoặc bộ rễ thì việc cắt tỉa cây cảnh đúng lúc sẽ giúp chữa trị những vết thương này, giúp cây sớm phục hồi và phát triển trở lại.

Ở bài viết này, chúng tôi tập trung đi vào kỹ thuật cắt tỉa cây sứ cảnh khi cây đang ở trong 2 trường hợp sức khỏe này.

Kỹ thuật cắt tỉa cây sứ cảnh

Kỹ thuật cắt tỉa cây sứ đối với cây sứ đang phát triển bình thường:

Một số lưu ý:

Trường hợp cây nuôi trong chậu từ 1 năm trở lên, cây phát triển mạnh mẽ, rễ cây đã ăn kín chậu, nhánh vươn khá dài, cần phải có những kỹ thuật cắt tỉa cây sứ sao cho cây hoa sứ có thể tạo tán gọn lại cho đẹp. Công việc này thường được thực hiện vào tháng 10-11 âm lịch để cây sứ sẽ ra hoa đẹp vào mùa nắng (tháng 1, 2…) Thường thì không nên thay đất vào giữa mùa mưa vì lúc này lượng nước quá lớn dễ làm thúi úng gốc sứ qua những vết thương mà ta cắt gọt, to dáng cho cây sứ.

Thời gian từ lúc nhổ gốc sứ, cắt tỉa, trồng lại đến lúc cây sứ trổ hoa đồng loạt là khoảng 95-120 ngày, tùy theo mùa (trong mùa mưa thì dài hơn). Ví dụ ta cắt cây sứ vào 15/9 âm lịch thì đúng tết sẽ ra hoa (cuối tháng 12 âm lịch) và cũng còn tùy theo cây sứ đang phát triển mạnh mẽ hay không.

Bước 1: Lấy cây sứ khỏi chậu, dập rễ rửa sạch đất bám ở rễ củ bằng vòi xịt trong lúc rửa sạch rễ củ tránh làm trầy củ và đứt

Bước 2: Lấy dao lam cắt tỉa bộ nhánh sứ để to dáng theo ý muốn và tỉa bỏ những rễ nhỏ quanh bộ củ, phần mà ta sẽ trồng nổi lên sau này.

Tỉa bỏ những rễ cám nhỏ quanh các chùm đầu rễ phía dưới, điều này giúp ta tránh được hiện tượng thúi rễ cám lúc trồng lại vô chậu do bị ép dập.

Tất cả các vết cắt nhánh, rễ củ đều được trét thuốc trừ bệnh(Vicarben, Aliette…)hay vôi tôi, sơn, nhằm làm khô vết cắt, tránh nhiễm bệnh thúi úng sau khi trồng lại vô chậu.

Bước 3: Cột cây sứ lên cao, phơi khô ở nơi râm mát từ 5-10 ngày, nhằm làm cho các vết cắt khô và lành. Chú ý treo ở nơi khô mát chứ không treo ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm cây sứ bị phỏng và hư thối bởi những vết bỏng này.

Bước 4: Đem sứ trồng vào chậu đã định trước, chất liệu tùy theo bạn chọn đất đã được tưới vừa đủ ướt trước khi trồng, và sau khi trồng đem chậu sứ để nơi nắng 50% (nắng buổi sáng ở mái hiên), trong thời gian khoảng 15-20 ngày cho đến khi ta thấy những mâm sứ bắt đầu nhú ở ở chỗ vết cắt. Ta chỉ tưới sương nhẹ ở lớp đất mặt nếu thấy khô trong thời gian đầu-từ lúc trồng đến lúc nhú mầm để giữ ẩm, chứ không tưới ngập tràn vì dễ làm thúi sứ do lúc này cây sứ chưa có lá , sự hút nước kém, nếu bị ngậm nước cây sư dễ bệnh thối.

Bước 5: Khi chậu sứ đã bắt đầu nhú mầm cũng là lúc ta để cây sứ ở nơi nắng 80-100%: Giai đoạn này ta có thể tưới nước bình thường. Khi thấy đất vừa khô lớp mặt. Lượm trứng và bắt sâu con vừa xuất hiện trong thời gian cây mới lên chồi non hơn là dùng thuốc, vì dễ làm lá non sứ bị cháy.

Lúc này ta dùng phân NPK 20-20-20 là hợp lý cho tới khi chồi lá phát triển hoàn chỉnh.dài đến 10 cm thì ta chuyển qua chế độ phân NPK 15-30-15 hay 20-30-20 để cây sứ ra hoa.

Bước 6: Sau khi cắt, trong quá trình cây hoa sứ ra chồi, bắt đầu ra hoa thì việc chăm sóc tưới cây hằng ngày, định kỳ bón phân, có thể kéo dài hơn 6 tháng. Đến lúc nào tàn sứ bắt đầu mất dáng, cành dài và ngã đổ thì ta lại xử lý như ban đầu hoặc chỉ cần cắt to dáng lại nhưng không thay chậu, đất mới.

Kỹ thuật cắt tỉa cây sứ đối với cây sứ bị yếu, bệnh thối củ

Cây hoa sứ bị thối gốc khi cắt tỉa cần khéo léo loại bỏ rễ bị thối

Thường cây sứ bị yếu, phát triển kém, cành nhánh còi cọc lá ít và nhỏ, mỏng lá và không xanh vì bộ rễ sứ bị hư.

Nếu chất liệu trồng đã quá lâu không được thay đổi thì ta thực hiện việc cắt tỉa, to dáng và trồng lại như cây sứ bình thường đã trình bày ở trường hợp trên.

Nếu khi ta nhổ cây lên phát hiện cây hoa sứ đang bị thối rễ , củ thì ta phải xử lý ngay chỗ thúi đó bằng cách dùng dao bén cắt cho thật sạch các chỗ thúi. Cắt cho tới khi nào vết cắt trên cây sứ không còn vết đen (có thể là đốm lớn hay nhỏ như đầu kim). Sau đó trét thuốc trừ sâu vào vết cắt, phơi khô từ 10-20 ngày (lâu hơn bình thường) rồi mới đem trồng như cây sứ bình thường.

Kỹ thuật cắt tỉa cây sứ

Vì là cây hoa sứ đang trong giai đoạn suy kiệt nên sau khi trồng ngoài NPK bình thường, ta cần tăng cường dinh dưỡng hơn bằng các loại phần dinh dưỡng bón qua lá như (komic, Humic…) nhằm giúp cây hồi phục nhanh và ra chồi tốt cho đến khi cây đã mang các chồi lá mới tốt tươi thì ta mới có thể đổi qua chế độ phân bón để làm cây sứ ra hoa.

Nói chung, để tạo được 1 cây hoa sứ đẹp, không nhất thiết ta cứ phải có những kỹ thuật cắt tỉa cây sư theo 1 khuôn mẫu nhất định (tán tròn, lõm, thác đổ…) mà ta có thể tạo dáng sứ theo hình dáng cây có sẵn. Kiểm tra bộ củ cân đối hay lệch tâm hoặc bất định, đối bộ thân ta cần quan sát có thân chánh như cổ thụ, thân siêu phong, thân chùm nhiều nhánh,thân cụt, …đối với bộ nhánh thì nhánh phải sum suê, đầy đặn các phái hay nhánh thưa, dài lệch tâm) mà ta chọn cho mình cách tạo 1 cây sứ có dáng đẹp.

Bạn sẽ mắc sai lầm khi ta cắt ngang 1 cây sứ có thân nhánh cao lớn để thành 1 cây sứ lùn, phân nhánh theo kiểu cành đào. Đối với vết cắt lớn là đã xấu rồi nói chi đến sự việc hài hòa, liền lạc giữa nhánh mới (nhỏ) với thân gốc (lớn ), phải mất thời gian khá dài(4-5 năm trở lên).

Với bộ nhánh già cỗi ít lá nhưng lại phù hợp với cây hoa sứ có thân củ lâu năm như thế mang trên mình bộ nhánh hài hòa, liên tục giữa gốc thân nhánh rồi đến hoa và yếu tố thời gian được thể hiện trọn vẹn trên cây sứ. Ta cần phải chỉnh sửa cho cây đứng vững, nhánh phân bố mạch lạc và chỉ cắt ngắn nhẹ để cây không mất dáng.

Đối với những cây hoa sứ có bộ củ đẹp, gọn có thể trồng chậu cạn để làm sứ Bonsai, ta vẫn phải tuân theo nguyên tắc cân đối hài hòa giữa gốc, thân, nhánh. Nhánh ở đây được cắt gọn nhiều lần để tạo sự liền lạc thân nhánh đồng thời thỏa mãn hình dáng của 1 cây Bonsai gọn gàng.

Xu hướng hiện nay để to ra cây sứ đẹp người ta thường dùng những cây hoa sứ nhân giống bằng hạt. Những cây sứ ươm từ hạt có bộ thân và củ phình ra rất cân đối, đặc trưng, mà không có cây sứ giâm, chiết cành nào có được. Nhưng bù lại với phương pháp ươm hạt, ta phải mất thời gian khá lâu(4-5 năm trở lên). Mới có được 1 cây sứ xem ra hoàn chỉnh với hình dáng dễ xem.

Như vậy, để tạo ra một cây sứ đẹp thì người chăm sóc sứ phải có những thủ thuật chăm sóc cây riêng biệt như tưới nước thường như thế nào hợp lý , bón phân, tỉa cành trong thời gian nào để cây phát triển tốt nhất. Qua những chia sẻ về kỹ thuật cắt tỉa cây sứ cảnh ở trên, tôi mong các bạn sẽ cải tạo được cây sứ của mình trở thành một cây sứ đẹp nhất.

Kỹ thuật ghép hông cây sứ

Những trường hợp cần cắt thân, cành của cây sứ

Hướng dẫn cách chiết cành cây sứ đạt tỉ lệ thành công cao

Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cành Quả Cho Cây Nho

A. Nội dung

1. Cát cành

1.1.  Mục đích

– Cắt cành là việc làm quan trọng trong nghề trồng nho, để loại bớt đi những bộ phận của cây nho như cành, ngọn, lá …Cây nho ra hoa ở những cành non. Nếu không cắt cành, cây nho vẫn có thể nẩy một số ít mầm, nhưng không thể cho năng suất cao. Mục đích của việc cắt cành là:

– Để điều hòa lượng cành gỗ vừa phải, duy trì cây nho ở dạng có lợi theo mong muốn, có thể quản lý dễ dàng, tạo điều kiện cho cây nho có sức sống tốt nhất, ổn định năng suất qua các năm.

– Để đảm bảo cho có những cành quả ở đúng vị trí đã xác định.

– Để tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng cho cành quả và để giảm bớt sinh trưởng thái quá của cành vượt.

– Để quả có kích thước lớn, màu chín đẹp, chất lượng tốt và chín đúng thời gian.

– Để điều chỉnh năng suất của cây nho ở mức độ vừa phải, vì thế mà cải tiến được chất lượng quả, giảm bớt thiệt hại do thối quả khi chùm nho quá chắt trên các vùng mưa nhiều và cho ra những chùm quả có độ cứng phù hợp cho việc chuyên chở đi xa.

1.2. Tác động của việc cắt cành

– Muốn tạo được cây nho có bộ cành thích hợp, trước hết cần phải có một số hiểu biết tác động của nó tới đặc tính của cây nho, từ đó người trồng nho nắm được nguyên tắc cắt cành để áp dụng cho mỗi trường hợp cụ thể.

Tác động của cắt cành vườn nho cho quả sai trái

– Khi cây nho bị cắt cành sâu, để cựa gà ngắn hoặc cành tái sinh nhiều, cây sẽ bị giảm khả năng tổng hợp chất hữu cơ, tổng sản phẩm quang hợp sẽ thấp đi do số lượng lá ít. Bởi vậy, các sản phẩm đồng hóa như đường và tinh bột được tạo thành để nuôi dưỡng rễ, thân ngọn, hoa và quả sẽ thấp hơn so với cắt cành dài.

– Ngược lại, để cựa gà ngắn cho ra cành khỏe hơn, kích thước lớn và sinh trưởng mạnh hơn, nhưng lại ít chồi mang quả. Bởi vậy, đối với cành có kích thước lớn nên để dài hơn và để nhiều chồi hơn giúp cho kìm hãm bớt sự sinh trưởng của ngọn. Người trồng nho ở Ninh Thuận gọi là cắt “ăn theo”.

– Trong quá trình cắt cành nên điều chỉnh sao cho giàn có năng suất tối đa mà quả nho không bị chậm chín, vẫn đảm bảo có màu đẹp, được coi là “mùa vụ bình thường”.

– Nếu để cây nho ra quá nhiều chùm hoa, năng suất thái quá sẽ làm giảm chất lượng quả nho cuối vụ và có thể làm khô ngọn của chùm hoa. Ngoài ra còn gây nên các triệu chứng khác như giảm sinh trưởng, không chín gỗ và ít tạo thành các mầm mang hoa, mà hậu quả làm giảm sút năng suất quả vụ sau.

Trái nho to đều, đẹp do tác động của cắt cành

– Thông thường cây nho bị khai thác quá nhiều ở vụ trước sẽ bị giảm năng suất vụ kế tiếp sau đó.

– Trên một cây, những cành to, khỏe, nhiều lá cho ra những chùm lớn và cho nhiều ngọn mang hoa ở vụ sau.

– Cây nho có phản ứng rất khác nhau, nhìn chung chúng rất nhạy cảm với các cắt cành. Do đó, việc cắt cành phụ thuộc nhiều yếu tố như vùng khí hậu, mùa, vụ, giống, chế độ dinh dưỡng khác nhau thì có chế độ cắt cành khác nhau. Nó còn phụ thuộc vào tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.

– Thường người trồng nho có xu hướng khai thác quá mức, làm cho cây quá tải với số lượng cành trên cây lớn, làm cho cây dần dần kiệt sức, giảm kích thước chùm, quả và giảm chất lượng.

1.3. Mùa vụ cắt cành

– Nước ta, điều kiện kiện khí hậu nhiệt đới, cây nho sinh trưởng quanh năm, có thể cắt cành vào bất kỳ lúc nào trong năm, nhưng chú ý tránh một số thời điểm bất lợi. Không nên để cho nho nở hoa và chín quả vào đúng lúc nhiệt độ quá cao của các tháng 6 và mùa mưa lớn của tháng 10 (tại Ninh Thuận).

– Với điều kiện khí hậu vùng Ninh Thuận, cây nho có thể cho 3 vụ quả mỗi năm. Đây là điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, giúp cho ta có thể tăng sản lượng thu hoạch trên đơn vị diện tích. Song các biện pháp kỹ thuật canh tác kèm theo để duy trì cho cây nho khỏe như cắt cành, bón phân, tỉa cành nách, tỉa bỏ quả “đẹt” .v..v. phải tính toán sao cho phù hợp đây là việc cực kỳ cần thiết.

– Thời vụ khuyến cáo cắt cành như sau, (có thể cắt ở 3 vụ/năm):

+ Vụ Đông xuân cắt cành vào tháng 11-12-1 dương lịch, vụ này cho năng suất cao, màu quả đẹp do thời tiết mát, quá trình đồng hóa của cây diễn ra thuận lợi.

+ Vụ Xuân hè cắt cành vào tháng 4-5 dương lịch cũng cho năng suất cao, nhưng nếu cắt trễ dễ bị héo chùm hoa khi gặp thời tiết nóng vào tháng 6. Trong trường hợp cắt cành sớm hơn, thời gian quả chín thường rơi vào tháng nóng sẽ dễ bị “cầm màu”. Nhìn chung nho vụ này quả không đẹp.

Mùa vụ ảnh hưởng tới năng suất nho

+ Vụ Thu đông, cắt cành vào tháng 9-10, vụ này năng suất đạt thấp hơn các vụ khác. Cây nho vụ này ra hoa trong những tháng mưa lớn dễ bị nấm bệnh phá hoại, nhất là nấm cuống quả, làm teo một phần hoặc toàn bộ chùm hoa làm giảm năng suất một cách đáng kể, có khi mất trắng.

– Ở nước ta cây nho không có giai đoạn ngủ nghỉ. Giàn nho sau khi thu hoạch xong trong khoảng 30-40 ngày thì được cắt lại. Người trồng nho ở Ninh Thuận có tập quán cắt cành sau khi giàn nho đã được bón bổ sung phân và xới hầm nhằm thời điểm trước khi nứt mầm.

– Tuy nhiên, trong điều kiện gìan nho được chăm sóc tốt, cây nho khỏe, không bị sâu bệnh, giàn lá đầy đủ và hóa gỗ tốt thì không nhất thiết phải bón phân dưỡng trước khi cắt cành mà chỉ cần bỏ khô hầm 15-20 ngày tùy theo khả năng giữ nước của đất. Người ta cho rằng tạo điều kiện ngủ nghỉ bắt buộc cho cây nho trước khi bước vào chu kỳ khai thác mới là cần thiết.

1.4. Kỹ thuật cắt cành

 Kỹ thuật cắt cành đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, cho các giống cụ thể; được thực hiện như sau:

a. Kéo cắt cành có tay cầm dài – b. Kéo cắt cành loại trung bình – c. Kéo cắt cành loại nhỏ

– Vị trí cắt cành:

+ Chọn trong bộ xương cá, những cành to khoẻ mạnh, có thân tròn cỡ cây viết chì, lóng đều, mắt tốt độ tuổi khoảng 4 tháng;

+ Chiều dài hơn 1m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6 – 8 trên cành;

+ Các cành nhỏ, ngắn thì cắt ở vị trí mắt thứ 1-2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

Lựa chọn vị trí cắt cành

– Thời điểm cắt cành lấy trái phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch (giá cả thị trường) và điều kiện thời tiết (chọn thời điểm nắng nhiều, cường độ chiếu sáng cao, tránh mưa bão gây hư hại hoa). Thông thường khi cắt cành khoảng 3 tháng sau thì thu hoạch (quy trình cụ thể như sau: Cắt cành 10 ngày sau nảy mầm, 20 ngày ra hoa, 25 – 30 ngày đậu trái, 35 – 60 ngày lớn nhanh, 60 – 80 ngày trái chuyển màu, 90 ngày thu hoạch, 120 ngày sau cắt cành cho ra trái vụ

– Nên cắt khoảng 2/3 số cành để lấy quả. Vết cắt phải gọn và cách mắt cuối cùng trên đoạn cành còn lại ít nhất phải 3 cm.

– Cắt hết cành đã có lá, chỉ để lại các bộ phận sau đây :

+ Cành quả để hình thành trái và gỗ mới.

+ Mầm dự trữ ở chân cành quả để thay thế các cành này vụ sau.

Tháo tác cắt cành nho

– Nếu gốc nho đã già, để lại một số cành gần thân để thay cho những tay đã quá già

– Những vụ sau, phương pháp cắt ra quả, cũng giống như vậy.

Vườn nho đã cắt cành xong

– Từ khi cắt đến khi trái chín, giống sớm như Cardinal cần độ 90 ngày. Giống muộn như Ribier cần 120 ngày. Sau khi thu hoạch trái xong, phải để một thời gian 30 – 40 ngày cho cây nho nghỉ, xúc tích dự trữ.

– Hết thời kỳ ngủ nghỉ 30 – 40 ngày này ngọn và cành nách xanh lại, rễ cái ngả màu hồng, rễ con bắt đầu phát triển dài 1 – 2 cm, lúc này lại có thể cắt ra trái, hoàn thành chu kỳ 1 vụ nho.

Vườn nho đa niên đã tỉa cành

– Như vậy một vụ nho tối thiểu phải 4 tháng, và một năm nhiều lắm cũng chỉ có thể thu hoạch 12 : 4 = 3 vụ, chỉ có giống Cardinal thỏa mãn được điều kiện này. Hiện nay ở Ninh Thuận người ta cho rằng chỉ làm 3 vụ/năm mới kinh tế, đó là một trong những lý do giống Cardinal chiếm gần 100% diện tích.

– Tuy nhiên, phải có kinh nghiệm mới chọn đúng lúc nào phải cắt, mầm nào lẩy đi, mầm nào để lại. Các chuyên viên về nho đều cho rằng kỹ thuật cắt là một biện pháp quan trọng vì cây nho không ra quả ở những gỗ già và bình thường phải có mùa đông lạnh để cây có thời gian ngủ nghỉ, xúc tích dự trữ trong rễ, trong thân và bình thường nho chỉ có 1 vụ ra trái.

– Ở nhiệt đới không có rét, thời gian ngủ nghỉ sau khi thu hoạch rất ngắn. Tuốt lá cắt cành gần như là một biện pháp “cưỡng bức” bắt buộc cây nho phải ra trái hai, ba vụ. Cái giá phải trả là không có chất dự trữ xúc tích trong bộ rễ, cây nho chóng kiệt, phải bón phân nhiều hơn và đời sống bụi nho ngắn đi chỉ còn 5 – 7 năm so với hàng năm, bảy chục năm ở các nước ôn đới.

a. Vườn nho sau cắt cành 5 ngày – b. Vườn nho sau cắt cành 7 ngày

– Khả năng cho năng suất của cây nho chỉ tăng trong một giới hạn nhất định. Vì vậy, để đảm bảo cho cây khỏe, có chu kỳ khai thác dài cần chú ý duy trì số lượng cành trong một giới hạn nhất định phù hợp với sự sinh trưởng của cây. 

a. Vườn nho sau cắt cành 10 ngày – b. Cột nho sau cắt cành 15 ngày

– Nên xén bỏ bớt những cành gỗ yếu, cành già 1-2 năm thấy khó có khả năng mang quả và những cành bị rệp vảy hoặc những côn trùng khác cũng như nấm bệnh gây hại, chỉ để lại những cành to, khỏe. Kết hợp cắt để cành mang quả với cắt tạo cành mới để nuôi dưỡng được cây và lấy cành mang quả cho mùa tới.

Tháo tác cột cành nho

Vườn nho cắt cành xong 20 ngày

Ghi nhớ:

* Xác định đúng thời vụ cắt cành

- Thời vụ khuyến cáo cắt cành như sau, (có thể cắt ở 3 vụ/năm):

+ Vụ Đông xuân cắt cành vào tháng 11-12-1 dương lịch, vụ này cho năng suất cao, màu quả đẹp do thời tiết mát, quá trình đồng hóa của cây diễn ra thuận lợi.

+ Vụ Xuân hè cắt cành vào tháng 4-5 dương lịch cũng cho năng suất cao, nhưng nếu cắt trễ dễ bị héo chùm hoa khi gặp thời tiết nóng vào tháng 6. Trong trường hợp cắt cành sớm hơn, thời gian quả chín thường rơi vào tháng nóng sẽ dễ bị “cầm màu”. Nhìn chung nho vụ này quả không đẹp.

+ Vụ Thu đông, cắt cành vào tháng 9-10, vụ này năng suất đạt thấp hơn các vụ khác. Cây nho vụ này ra hoa trong những tháng mưa lớn dễ bị nấm bệnh phá hoại, nhất là nấm cuống quả, làm teo một phần hoặc toàn bộ chùm hoa làm giảm năng suất một cách đáng kể, có khi mất trắng

* Xác định đúng vị trí cắt

- Vị trí cắt cành: Chọn trong bộ xương cá, những cành to khoẻ mạnh, có thân tròn cỡ cây viết chì, lóng đều, mắt tốt độ tuổi khoảng 4 tháng, chiều dài hơn 1m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6 – 8 trên cành; các cành nhỏ, ngắn thì cắt ở vị trí mắt thứ 1-2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

* Chọn đúng đối tượng cắt.

2. Tỉa cành

2.1. Mục đích

- Làm cho cây không bị suy dinh dưỡng trong trường hợp quá nhiều quả, giúp cho quả to lớn đồng đều, ít quả “đẹt”, màu sắc và hương vị thơm, ngọt đặc trương cho giống.

– Để điều chỉnh năng suất cây nho ở mức độ vừa phải vì thế mà cải thiện được chất lượng quả, giảm bớt thiệt hại do thối quả khi chùm quá chặt trên các vùng mưa nhiều và cho ra những chùm quả có độ cứng phù hợp cho việc vận chuyển đi xa.

2.2. Kỹ thuật tỉa

– Khi hoa xuất hiện, cột cố định cành mang hoa để gió khỏi làm hỏng, khi cành mang hoa dài 1,25 m thì bấm ngọn và tỉa chồi nách trên cùng một cành để cho cây nho tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, trái.

– Tiến hành loại bỏ thường xuyên những cành yếu (vô hiệu); Duy trì mật độ cành vừa phải 6-8 cành/m2.

– Tùy từng giống nho và điều kiện dinh dưỡng mà giữ lại khoảng 10 – 20 cành xương cá, nếu để dày quá sinh sâu bệnh, không tốt. Khi cành xương cá dài khoảng 1,2 m ta bấm ngọn, không cho nho ra ngọn nữa; trên cành xương cá bấm bỏ tất cả các chồi nách, nhưng phải giữ cho bộ lá tốt, trên một cành phải có ít nhất 12 lá khỏe mạnh.

Thao tác tỉa cành nho

– Bao nhiêu lá cắt đi hết. Cành nào quá yếu, mọc chồng cũng cắt.

 Ghi nhớ:

* Xác định đúng thời điểm tỉa

- Sau khi thu hoạch xong

* Xác định đúng vị trí tỉa

– Khi cành mang hoa dài 1,25 m thì bấm ngọn và tỉa chồi nách trên cùng một cành để cho cây nho tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, trái.

* Chọn đúng đối tượng cắt

– Bao nhiêu lá cắt đi hết. Cành nào quá yếu, mọc chồng cũng cắt.

Vườn nho được tỉa cành đúng quy định cho năng suất cao

* Đảm bảo mật độ cành/m2

- Duy trì mật độ cành vừa phải 6-8 cành/m2.

Nguồn: Giáo trình mô đun chăm sóc nho – nghề trồng nho (Bộ NN&PTNT)

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cây Cảnh Nghệ Thuật, Bonsai trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!