Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Đông Xuân mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khí hậu thời tiết vụ Đông xuân là mùa lạnh, có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Do đó, bà con cần có biện pháp chăm sóc và bón phân cho vụ lúa đông xuân hợp lý đạt hiệu quả cao.
– Nguồn Tin Nông Nghiệp –
Bón phân cho lúa Đông Xuân đạt hiệu quả cao
Bà con nông dân thường quen với những tập quán canh tác cũ bón phân đơn riêng lẻ, không cân đối được lượng dinh dưỡng cần bón cho cây lúa, không đạt hiệu quả cao, lúa nhiễm dịch bệnh cao, tỷ lệ hạt lép nhiều, cho năng suất kém chất lượng thấp.
Biện pháp tốt nhất để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây lúa mà mang lại hiệu quả cao là bón phân đa yếu tố NPK đã được cân đối nguồn dinh dưỡng phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Đặc biệt khi bón phân cho lúa vụ Đông xuân, bà con nên căn cứ vào từng loại giống lúa hay loại đất sẽ có các công thức bón phân khác nhau. Lưu ý, không bón thúc khi nhiệt độ thấp dưới 18 độ C.
Bón lót: Nếu ruộng bị nhiễm phèn thì nên bón lót các loại phân làm giảm độ chua của đất như phân lân với lượng bón khoảng 400 kg/ha, nếu đất nhiễm phèn nặng có thể bón 600 – 700 kg/ha.
Bón phân đợt 1: Thời gian từ 7 – 10 ngày sau cấy
Dùng hỗn hợp các loại phân NPK với tỷ lệ 20 – 20 – 15 + TE, lượng phân bón 150 kg/ha hoặc HS-997, lượng phân bón từ 150 – 200 kg/ha. Bón mạnh giai đoạn đầu để giúp cây lúa phát triển bộ rễ, đẻ nhiều nhánh, tăng năng suất cây lúa.
Đối với đất phèn bón nhiều lân sẽ làm giảm ngộ độc phèn và tăng khả năng chống chịu của cây lúa, kích thích cây lúa sinh trưởng phát triển nhanh. Bón phân vụ đông xuân tốt giai đoạn đầu là biện pháp quan trọng để cây lúa cho năng suất cao chất lượng tốt.
Bón đợt 2: Thời gian từ 20 – 22 ngày sau cấy (Nếu là giống lúa dài ngày thì đợt 2 có thể bón 25 ngày sau cấy)
Dùng phân bón HS-998, lượng bón khoảng 200 – 250 kg/ha hoặc bón phân NPK với tỷ lệ 20 – 20 – 15 + TE, lượng bón khoảng 200 kg/ha. Giai đoạn này cây lúa cần nhiều đạm và lân để đẻ nhiều nhánh phát triển bộ lá, cần bón tập trung để cây phát triển nhánh chuẩn bị cho giai đoạn trổ đòng.
Bón phân đợt 3: Thời gian từ 40 – 45 ngày sau khi cấy (Bón phân đón đòng theo quy trình kỹ thuật không ngày không số)
Sử dụng lượng phân bón HS-999, với lượng bón 150 – 200 kg/ha. Thời kỳ cây lúa bắt đầu tượng đòng nên cần bón nhiều Kali để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng HS-999 giúp lúa tập trung trổ bông, bông to và hạt chắc ít bị lép, tăng năng suất lúa và chất lượng gạo. Hoặc bón phân K30, lượng phân bón khoảng 150 kg/ha.
Ngoài việc sử dụng các loại phân NPK tổng hợp, bà con có thể sử dụng Xô Kao To trộn với NPK để bón cho cả 3 đợt 1, 2, 3 vào gốc; kèm theo đó đợt 1, 2 có thể phun Oxy (Giúp cho cây lúa ra rễ, đẻ nhánh, mập thân) và phun Thon Thot vào đợt 3 để dưỡng nuôi đòng sẽ giúp cây lúa đạt hiệu quả tốt nhất cho năng suất chất lượng cao.
Các sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Nam Phương – Một trong những công ty cung cấp giải pháp phát triển nông nghiệp hiệu quả.
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Hè Thu
ĐBSCL hiện có khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa, trong đó diện tích lúa 3 vụ/năm (Đông Xuân, Hè Thu & Thu Đông) khoảng 600.000 ha
– Nguồn Nông Nghiệp Việt Nam
Sự khác biệt giữa Vụ lúa Đông Xuân & Hè Thu
ĐBSCL hiện có khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa, trong đó diện tích lúa 3 vụ/năm (Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông) khoảng 600.000 ha, diện tích làm lúa 1 vụ/năm (chủ yếu nằm ở ven biển) khoảng 100.000 ha và khoảng 1 triệu ha trồng 2 vụ lúa/năm với 2 vụ chính là Đông Xuân & Hè Thu.
Vụ lúa Đông Xuân xuống giống vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm, được thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau. Đây là vụ lúa có năng suất và hiệu quả nhất bởi hội tụ được các điều kiện tự nhiên tối thích cho các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Vụ lúa Hè Thu theo sau vụ Đông Xuân nhưng phải canh thời điểm phù hợp để thu hoạch lúa không được quá 15/08 bởi sau thời điểm này rất dễ xảy ra lũ lụt.
Những bất lợi của Vụ Lúa Hè Thu
– Phải xuống giống trong điều kiện nắng nóng xen kẽ với những cơn mưa đầu mùa nên rất dễ bị xì phèn.
– Không có đủ thời gian để phơi đất, cày ải nên rất dễ bị nhiễm độc hữu cơ.
– Cây sinh trưởng trong điều kiện mùa mưa, trời nhiều mây, lượng bức xạ kém, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không cao nên năng suất lúa không cao.
– Nắng nóng và mưa nhiều nên dễ thất thoát phân bón
Những điểm cần lưu ý khi bón phân vụ Hè Thu
Kỹ thuật bón phân cho Lúa vụ Hè Thu cũng có nhiều điểm khác biệt mà bà con nông dân cần lưu ý so với vụ lúa Đông Xuân.
– Nhu cầu phân bón, nhất là Phân đạm cho lúa vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân. Thông thường để đạt năng suất từ 6,5 tấn/ha trở lên, lúa vụ ĐX ở ĐBSCL cần bón 90 – 100kg N (~ 195 – 215kg Urê) thì lúa vụ T chỉ cần bón 75 – 85kg N (~ 165 - 185kg Urê).
– Cần bón nhiều Phân Lân hơn: Với lúa vụ ĐX chỉ cần bón 35 - 40kg P2O5 (~ 215 – 250kg Lân Supe) nhưng với lúa vụ HT phải bón nhiều Lân hơn bởi đất dễ bị xì phèn khiến cho một lượng lân không nhỏ khi gặp các Cation Al & Fe sẽ bị biến thành dạng khó tiêu. Do đó, Lượng khuyến cáo là 40 - 50kg P2O5 (~ 250 - 315kg Lân Supe), thậm chí trên đất phèn nặng phải bón tới 60kg P2O5 (~ 375kg Lân Supe).
– Lượng Phân Kali có thể giữ nguyên như lượng bón cho lúa vụ ĐX 40 – 45kg K2O (~ 65 – 75kg KCl).
– Tại các khu vực có hàm lượng đất phèn nặng như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên Bà con có thể phải bón thêm Vôi với liều lượng khoảng 200 - 300 kg/ha.
– Cảnh giác với việc bón thừa Phân Đạm: Do trời nóng, hạn nên nhiều khi bón Phân Đạm nhưng không thấy hiệu quả rõ rệt nên dễ lầm tưởng rằng bón ít nên bón bổ sung thêm. Hệ quả là dư đạm và cây sẽ bộc phát khi có mưa.
Do các đặc điểm thời tiết và sinh lý cây trồng trong vụ Hè Thu. Ngoài việc, cung cấp các dinh dưỡng Đa lượng, thì bà con cần bổ sung thêm các yếu tố Trung – Vi lượng bằng phương pháp bón qua lá. Bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dinh dưỡng được cây hấp thụ.
Khi bón qua lá, các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng được dẫn đến các tế bào và mô cây để sử dụng, đạt hiệu suất lên tới 95%.
Công ty Nam Phương – Một trong những công ty cung cấp giải pháp phát triển nông nghiệp hiệu quả, góp phần giúp Bà con có thêm những giải pháp tiện ích và tối ưu nhất trong vụ Hè Thu sắp tới.
Ngoài việc sử dụng các loại phân NPK tổng hợp, bà con có thể sử dụng:
1. Xô Kao To trộn với NPK để bón cho cả 3 Đợt 1, 2, 3 vào gốc.
2. Kèm theo đó Đợt 1, 2 có thể kết hợp phun Oxy dạng Chai (Giúp cho Cây lúa ra rễ, đẻ nhánh, mập thân)
3. Phun Thon Thot vào đợt 3 để dưỡng nuôi đòng sẽ giúp cây lúa đạt hiệu quả tốt nhất cho năng suất chất lượng cao.
Ngoài ra, Bà con cũng cần lưu ý việc Quản lý bệnh hại cho cây trong giai đoạn vụ Hè Thu
1. Quản lý Đạo Ôn – Vi Khuẩn:
– Cặp Đôi Hạnh Phúc sử dụng từ khi cấy dặm xong, đến khi cây lúa được 40 - 45 NSS.
– Cặp Đôi 300 sử dụng tất cả giai đoạn, đặc biệt dùng để xử lý dịch Đạo Ôn – Vi Khuẩn gây sụp mặt thối thân.
2. Quản lý Sâu cuốn Lá
– Camo 300 phun khi thấy sâu xuất hiện trên ruộng hoặc phun khi gặp sâu kháng thuốc.
3. Phục Hồi và Tái Tạo cây sau các đợt sâu bệnh gây hại
– Natto Enzym bổ sung Enzym thiết yếu, giúp cây hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng, đặc biệt giúp cây phục hồi và tái tạo nhanh sau khi bị sâu, bệnh tấn công gây hại
Kỹ Thuật Trồng Quýt Tích Giang Cho Năng Suất Vượt Trội
* Chọn đất trồng
Quýt tích giang (Quýt đỏ mỹ) được trồng trên các loại đất phù sa ven sông , đất đồi, đất thung lũng ở các vùng đồi núi, mật độ khoảng 80cm, với mực nước ngầm dưới 1m, độ PH phù hợp từ 5.5 – 7 độ dốc không quá 20-25%
* Thời vụ trồng
– Thông thường ở các tỉnh phía bắc thời vụ thích hợp trồng giống quýt tích giang ( quýt đỏ) vào mùa xuân và mùa thu . nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân bởi mùa xuân khi có mưa xuân tỷ lệ cây sẽ sống cao hơn
– Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng.
– Trồng cây chắn gió và cây che mát. Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm,…hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa,…đồng thời phải trồng cây chắn gió như dừa, xoài, vông,…để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lang của côn trùng, mầm bệnh.
-Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp, đậu,k hoai).
-Mực nước trong mương :Cam quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50-80cm.Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.
-Vét bùn, bồi liếp Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác.
-Xiết nước:Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt tiều, cam sành, chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm.Vì vậy, để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây cam quýt, chúng tôi khuyến cáo thời gian xiết nước không nên quá 20 ngày.
+ Ưu điểm của xiết nước: Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân,thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao.
+ Nhược điểm: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cổ
Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho quýt tích giang bằng phân bón hữu cơ miền trung
* Bón phân
Cây quýt đỏ cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhất là giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa, đậu quả. Tùy theo đất xấu hay màu mỡ mà quyết định lượng phân phù hợp. Nên thực hiện theo hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm phân bón hữu cơ miền trung. Cần cân đối giữa phân hóa học, phân hữu cơ và phân bón lá (vi lượng).
– Bón lót :Đây là thời điểm nhằm cung cấp các dinh dưỡng cần thiểt cho cây trồng bằng các nguyên tố N.P.K vi lượng bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Miền trung cao cấp . đây là loại phân bón được cho vào đất trước khi trồng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt
Bảng bón phân cho quýt tích giang bằng phân bón hữu cơ vi sinh Miền trung sau đây
Bảng cân đối sử dụng bón phân cho cây quýt
Đối với cây 1 – 2 năm tuổi:
+ Phân đạm: nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới một lần.
+ Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.
Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm.
* Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê
* Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 kali.
* Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 kali còn lại.
* Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.
– Kết hợp bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc/năm.
Cách bón: Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. Khi cây giao tán nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm.
– Bón Duy trì : Nhằm đảm bảo độ phì nhiêu cho đất và dinh dưỡng cho cây. lượng phân bón có thể tăng dần theo tuổi của cây và căn cứ vào nang suất của quả . thời kỳ bón là giai đoạn có nhiều giá trị dinh dưỡng cao nhất . nên bỏ phân bón vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây sau đó lấp đất lại
* Làm cỏ , xới xáo : Sau khi trồng được 1- 2 tháng, nên làm cỏ xung quanh gốc hoặc có thể xới nhẹ đất cho cây băng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ ngoài ra cũng có thể dùng rơm rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất .
Một số loại sâu bệnh hại quýt tích giang
Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.
Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.
Nhện đỏ có mặt vào mùa Đông và Xuân nên Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.
Nhện trắng: phòng bằng cách Vệ sinh vườn mùa Đông, phun Wofatox 0,1 – 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.
Sâu đục cành xuất hiện từ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to. Trừ sâu non: Cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 – 1% vào đường hầm của sâu non.
Ruồi vàng (tháng 5 -11): Phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600).
Sâu hại hoa: Rắc bột 666 ở gốc quýt; khi đường kính nụ hoa 2 – 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1 lần.
Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%.
Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1%
Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.
Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cành, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%.
Bệnh sẹo: Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè.
Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%.
Bệnh thối nâu: Phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%.
Bệnh thâm quả: Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%.
Thu hoạch : Sau khi ra hoa khoảng 8-10 tháng tiến hành thu hoạch, khi thu hoạch cần chọn ngày nắng ráo, 1/3 số quả đã chuyển sang màu vàng. Quả chỉ nên bảo quản tối đa 15 ngày, sau thời gian này quả sẽ bị úng, khô, giảm giá trị thương phẩm. Chúc bà con vụ mùa bội thu.
Nguồn :Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Vụ Đông Đạt Năng Suất Cao
Cà chua là một loại rau quả thuộc họ Cà, được dùng rất phổ biến để làm thực phẩm. Cà chua có thể được trồng vào tất cả các mùa vụ trong năm, mỗi vụ sẽ có những cách trồng khác nhau. Trong bài viết này Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cà chua vụ đông đạt năng suất cao.
Các kỹ thuật trồng cà chua vụ đông gồm có
Kỹ thuật chọn Giống
Bà con cần lưu ý trong quá trình chọn giống ban đầu. Ưu tiên chọn những giống có khả năng chịu lạnh tốt, loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài. Giống tốt sẽ cho sản lượng cao, hiệu quả thu nhập lớn. Hiện thị trường đang có các giống dùng để ăn tươi hoặc sản xuất cà chua cô đặc tốt như: P/S, BM 199, VL 2910, VL 2922 của Mỹ; các giống cà chua của Đài Loan và Ấn Độ như: TN01, TN05, TN09, TN129, TN148…
Đây là những giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài, có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh và khả năng chống chịu một số sâu bệnh cao, đặc biệt là bệnh héo xanh.
Các giống cà chua quả nhỏ dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu có giá trị như: Thuý Hồng của Công ty Nông Hữu, TN 060, TN 061 của Công ty Trang Nông, giống VR2 của Viện NC Rau quả….
Các giống này đều thuộc dạng hình sinh trưởng vô hạn, thời gian thu hoạch kéo dài, rất sai quả, năng suất cao, quả đồng đều, mã quả đẹp, chất lượng tốt, có thể bán siêu thị để ăn tươi hoặc làm nguyên liệu đóng hộp, đóng lọ xuất khẩu.
Kỹ thuật gieo ươm cây giống
Nên gieo ươm cây giống trong túi bầu hoặc khay xốp, khay nhựa vừa tranh thủ được thời gian, vừa giảm được chi phí mà chất lượng cây giống lại đảm bảo. Trồng cây đủ độ tuổi, khoẻ mạnh sau 22-25 ngày gieo, khi cây có 3-4 lá thật là tốt nhất.
Kỹ thuật làm đất và trồng
Cày bừa kỹ, phơi ải tốt, bón phân lót và bừa lại trước khi lên luống. Lên luống rộng 55-60cm (trồng hàng đơn), 80-90cm (trồng hàng đôi) cao 35-40cm, rãnh rộng 25-30cm, cây cách cây 45-50cm, hàng cách hàng 60cm. Nếu trồng trên đất lúa vụ mùa, đất ướt vùng chiêm trũng thì cày lên luống, bón phân mồi (bằng phân chuồng hoai + đất bột) để trồng.
Khi cây đã bén rễ hồi xanh, đất khô thì xăm đất kết hợp bón thúc để tận dụng thời gian gọi là kỹ thuật làm đất tối thiểu. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp loại có 2 màu (đen và trắng bạc) để phủ mặt luống vừa hạn chế được cỏ dại, giữ ẩm tốt, tiết kiệm được phân bón, công lao động, đặc biệt hạn chế được hiện tượng nứt mặt luống gây đứt rễ, chết cây ở những vùng đất ướt.
Dùng dao lam đã khử trùng cắt vát thân cây cà tím (phía trên 2 lá mầm) và thân cây cà chua (phía dưới 2 lá thật) rồi dùng ống cao su nối chuyên dụng có đường kính 2-3mm dài 2cm để giữ chặt 2 đoạn nối với nhau cho thật khít.
Cần đem cây vào nơi râm mát sau khi đã ghép xong để chăm sóc. Khi cây đã liền sẹo, đưa dần ra nơi nhiều ánh sáng tiếp tục chăm sóc cho đến khi đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng.
Lượng phân và cách bón
Đây là các giống cà chua lai F1, có tiềm năng năng suất cao, thời gian cho quả kéo dài do đó cần bón đủ lượng phân, bón cân đối và đúng thời kỳ sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt. Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc bộ (360m2) bao gồm: 800-1.000 kg phân chuồng hoai mục + 9-10 kg urê + 20-25 kg supe lân + 12-15 kg phân kali.
Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 3 kg phân kali
– Bón thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày với lượng 1-1,5kg urê
– Thúc lần 2 sau trồng 25-30 ngày khi cây có nụ non với 1-1,5kg urê + 3kg kali kết hợp vun gốc, cắm giàn.
– Thúc lần 3 khi quả non phát triển mạnh với lượng 1-1,5 kg urê + 2kg kali bằng cách pha nước tưới.
– Thúc lần 4 sau khi thu quả chùm đầu với lượng 1-1,5 kg urê + 2kg kali.
Số phân còn lại chia bón sau mỗi đợt thu quả. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại phân bón qua lá như Thiên Nông, Atonik, Humate, Orgamin, Komic, Bioted (602, 603)…để phun thêm. Định kỳ 1 tuần 1 lần, cây sẽ phát triển mạnh, thời gian cho thu hoạch kéo dài, năng suất tăng 30-35% hoặc tăng thêm số lượng phân và số lần bón cho cây nếu thấy cần thiết nhằm tăng sản lượng và chất lượng quả.
Chăm sóc
Chú ý tưới đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, nuôi quả lớn. Làm giàn kịp thời, tỉa bỏ bớt lá già, nhánh phụ (chỉ để 1 thân chính và 1 nhánh cấp 1 ngay dưới chùm hoa thứ nhất). Chú ý phòng trừ kịp thời sâu bệnh đặc biệt là các loại sâu đục quả, bệnh héo xanh, héo rũ cho cà chua.
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Vượt Trội Vụ Đông Xuân trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!