Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Tốt Nhất. mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để giúp cây cà phê đạt năng suất cao hơn bà con nên để ý tới cách bón phân và thời điểm bón thích hợp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đặc biệt là cho năng suất cao nhất.
Để cây có thể hấp thụ tối đa lượng phân bón bà con cần xác định được liều lượng và số lần bón thích hợp để cây cà phê được sinh trưởng và phát triển, bà con cũng cần phải ý đến kỹ thuật bón phân như thế nào Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng cây cà phê cũng cần có cách bón khác nhau thì khi đó hiệu suất phân bón mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Bón phân thúc cho cà phê
Phân vô cơ:
Tuổi cây Lượng phân nguyên chất/ha/Năm Phân đơn/ha/Năm
(Đạm)N (Lân)P2O5 (Kali)K2O Urê Super Lân Kali(KCl)
Năm 1 180 100 100 400 600 165
Năm 2 250 160 250 550 1000 400
Năm 3 KD 500 330 600 1100 2000 1000
Vì sao lại có lượng chia ra như trên bởi vì: 1kg Urê = 0,46kg N(Đạm) 1kg Super Lân = 0.20kg P2O5(Lân) có thể 0,16kg P2O5hh 1kg Kali(KCl) = 0,61kg K2O(Kali)
Tương đương với lượng NPK cà phê cần là: Năm 1: 380Kg/Năm Năm 2: 660Kg/Năm Năm 3 : 1.430Kg/Năm
Phân hữu cơ
Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch (nếu là phân chuồng thì phải xử lý, ủ hoai để tránh bệnh tật). Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12). Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp lại.
Bón phân cho Cà phê trong năm đầu trồng mới.
Cách bón: Đầu tiên cần đào một rãnh nhỏ cách gốc từ 15 đến 20 cm sau đó bón hỗn hợp phân đã trộn hoặc phân NPK vào rãnh sâu từ 3 đến 5 cm, lấp đất lại và tưới nước vừa đủ để phân tan vào đất(Ps: Nói thì nói thế thôi làm ít làm thế được chứ làm nhiều ai làm như hướng dẫn được chết luôn hehe chủ yếu căn thời tiết rồi bón đều quanh gốc nếu không mưa thì tiếc phân mới đi lấp thôi đúng không).
Đối với năm đầu tiên chúng ta nên chia làm nhiều lần để bón phân. Có thể bón 6 lần/năm vào tháng 1-2, 3-4 bón chủ yếu là đạm có thể kết hợp thêm Lân, tháng 5-6, 7-8, 9-10 bón Đạm và kali tuy nhiên lượng Kali phải ít hơn Đạm để tránh hiện tượng cây bị đứng và vàng lá, Tháng 11-12 Lần bón phân cuối cùng trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón. Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch, trộn các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.
Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 40 – 50g phân Urê và 40 – 50g phân kali cho một hố(khoảng tháng 5-6 trong năm) để cây pháp triển cứng cáp.
Chúng ta có thể bón thúc bằng NPK 30-9-9 + TE. Nhớ bón thêm Zn, Mg, Mn, Cu, Fe…. vì trong đất hiện nay luôn thiếu các nguyên tố Trung vi lượng cần thiết cho cây cà phê
Bón phân năm thứ 2.
Tùy vào khả năng sinh trưởng và địa hình của cây cà phê bà con nên tạo bồn để dễ dàng tưới nước và bón phân hợp lý. Đối với phân vô cơ cần rải phân vào hố theo đường tròn hoặc hai bên mép bồn.
Bón phân hữu cơ.
Bà con có thể tạo rãnh hai bên mép tán cà phê. Để bón phân hữu cơ tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây(phân chuồng cần ủ hoai để tránh bị kiến, bệnh tật tấn công) giúp cây có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng, vi sinh vật có ích cải thiện độ phì sang cho đất. Kích thước của rãnh thường có độ sâu từ 30- 40 cm, chiều rộng khoảng 30 cm và có chiều dài từ 1- 1,5 m theo chiều rộng của tán.
Phân vô cơ
Cũng tương tự như năm thứ nhất tuy nhiên tới năm thứ 2 cây cần lượng phân lớn hơn đặc biệt là Đạm và Kali, tháng 5-6 cần bón lượng Đạm lớn để cây phát triển vì vậy trong những lần bón vào tháng 7-8, 9-10 cần bổ sung thêm Kali nhất là tháng 9-10.
Bón thêm Zn, Mg, Mn, Cu, Fe, Bo….=150kg/ha/năm hoặc dùng NPK 30-9-9 + TE để bón thúc cho cà phê.
Bón phân cho cà phê kinh doanh
Đối với Cà phê kinh doanh cần lượng Kali rất lớn. Vì hầu hết trời gian trong năm cây đều mang theo quả mà quả thì cần lượng Kali để tổng hợp.
Hiện nay Cà phê tốt nhất nên bón 5 đợt phân/Năm và cách bỏ như sau:
Vẫn kết hợp Phân hữu cơ 1 năm 1 lần như giai đoạn cây con tuy nhiên số lượng lớn hơn tương đương khoảng 15kg phân chuồng/cây. và nên bón vào đầu năm để hữu cơ có thời gian phân hủy giúp cây có thời gian chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
Phân vô cơ
Sau thu hoạch: Nên bón Vôi hoặc Lân vôi(Lân canxi) để cải tạo đất cân bằng độ pH sau 1 năm bón phân hóa học nếu như chúng ta ít áp dụng giải pháp hữu cơ.
Mùa khô: Bà con bón phân URE + SA trong khi tưới(tháng 1-4) để cây phục hồi có sức chịu đụng tới tháng 4. Vì sao bà con nên bón thêm SA bởi vì trong SA có 24% Lưu Huỳnh giúp cây phân hóa mầm hoa và quá trình ra hoa đậu quả tốt hơn. Hoặc bà con bón NPK thông số 20-5-6+TE, 22-5-5+TE… khoảng 200-300kg/ha.
Giữa mùa mưa: Bà con nên bón phân NPK 20-20-15+TE, 15-15-15+TE, 16-16-16+TE… và cũng bón 300-500kg/ha. Nên bón 2 lần các thông số này.
Cuối mùa mưa: Bà con nên bón các loại NPK có thông số Kali cao bởi vì đây là giai đoạn vào nhân của hạt Cà phê. Nó quyết định chất lượng hạt cà phê để tránh khi làm cà phê bị rụng, xay ra nhân bị hao. Các thông số NPK nên dùng là 17-7-17+TE, 18-8-18+TE, 17-7-21+TE…
Bà con nên tuân thủ theo quy trình để đạt năng suất cao nhất vào đỡ hao hụt nhất.
Để nâng cao hiệu quả bón phân.
Bà con nên tận dụng các chất hữu cơ có trong vườn để vùi lại cho đất nhằm tăng thêm chất hữu cơ cho đất như phát cỏ, phun thuốc phân hủy cành lá sau thu hoạch.
Trồng thêm các loại cây trồng chắn gió, cây che bóng lâu dài để tạo tiểu khí hậu tốt nhất. Trồng xen các cây họ đậu để cải thiện đất.
Trước khi bón phân cần chú ý tạo hình, tỉa cành vô hiệu, cắt bỏ những chồi vượt để chỉ để lại những cành hữu hiệu tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Chú ý lấp đất sau khi bón để tránh phân bị bốc hơi(nếu trời không mưa).
Đối với phân bón lá cần phun đúng nồng độ và chú ý phun kỹ mặt dưới lá, cần phun khi vườn cây ở trạng thái đủ ẩm, không phun khi trời nắng gắt sẽ làm phân bốc hơi hết.
Chúc bà con nhà nông gặp mùa bội thu!
Gocnongnghiep.com
Kỹ Thuật Bón Phân Lân Cho Cây Cà Phê?
Chào cộng đồng Y5Cafe,
Nhà tôi mới trồng cà phê được gần 1 năm. Bắt đầu nghiên cứu, học hỏi cách chăm sóc cà phê sao cho đúng cách, đầu tư ít mà hiệu quả cao.
Trong kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vào mùa mưa, tôi thấy nhiều sách báo chỉ dẫn khá cụ thể, chi tiết.
Tuy nhiên, ở địa phương tôi, nhiều bà con nông dân chọn cách bón phân trộn (vì sợ rằng phân bón NPK hiện nay bị làm giả rất nhiều), chỉ trộn chung các loại phân SA, URE, Kali, bo, kẽm, đồng; Riêng phân Lân thì bón một lần duy nhất vào đầu mùa mưa với khối lượng khoảng 500-700g / cây (vì kinh nghiệm cho rằng phân Lân là chất khó hòa tan, hấp thu, không bay hơi, bón đầu mùa mưa là đủ cho cây hòa tan và hấp thu quanh năm).
Xin hỏi Y5cafe và bà con gần xa, liệu cách phối trộn các loại phân trên có đúng không; cách bón phân lân vào đầu mùa như vậy có ổn không ?
Theo tôi suy nghĩ Lân có tác dụng khá nhiều đối với việc phân cành, ra hoa, vì vậy nếu bón vào đầu mùa mưa sẽ không hợp lý lắm. Vì đầu mùa cần dinh dưỡng cho phân cành, nhưng khi này bón thi cây chưa hấp thu được, đến khoảng giữa mùa mưa cây hấp thụ được dẫn đến phân cành, phân hóa nhiều, phải đi làm cành tăm rất vất vả hoa ra rải rác. Đến mùa ra hoa, lượng phân Lân trong đất có thể còn lại rất ít, nên việc phân hóa mầm hoa ít nhiều gặp khó khăn.
Có nên chăng, thời điểm bón phân Lân thích hợp (với phân đơn: Phân lân nung chảy Văn Điển) là khoảng gần cuối tháng 10 (khi mưa bắt đầu thưa nhưng chưa kết thúc mùa mưa), đến đầu mùa mưa, nhằm tạo điều kiện cho cây phân hóa canh non thì phun các loại phân bón lá có chứa nhiều P2O giúp kích thích ra cành nhiều vào đầu mùa mưa, các tháng mùa mưa còn lại cây ít phân cành sẽ đỡ tốn công làm cành tăm, ngăn chặn tình trạng hoa ra rải rác.
Nguyễn Văn Minh Số điện thoại: 0972034488 Địa chỉ: Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai Email: minh.iag@gmail.com
Bón Phân Lân Cho Cà Phê
Kết quả điều tra các vùng trồng cà phê ở Việt Nam cho thấy lượng lân mà nông dân bón cho cà phê là rất cao so với khuyến cáo của quy trình từ 3 – 5 lần (từ 263 – 489 kg P 2O 5/ha, so với 70 – 100 kg P 2O 5/ha). Nguyên nhân của hiện tượng này là do nông dân sử dụng nhiều chủng loại phân bón khác nhau cùng một lúc như vừa bón phân đơn (loại lân nung chảy), vừa bón các loại phân hỗn hợp/phức hợp NPK có hàm lượng lân cao như 16-16-8, 16-8-16….. Bón lân với liều quá cao so với nhu cầu của cây cà phê dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón không cao, tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế và có nguy cơ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất và cây. Mặt khác, bón nhiều lân liên tục vào đất sẽ có nguy cơ làm cho cà phê không hút được kẽm, dẫn đến tình trạng cây cà phê xuất hiện hiện tượng thiếu kẽm, làm ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả và giảm năng suất, chất lượng cà phê nhân.
Bảng 1. Lượng phân lân và năng suất cà phê
Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng và CTV, 2011, 2012, 2013
Trương Hồng và CTV, 1996 khi nghiên cứu về lân trong đất trồng cà phê ở Tây Nguyên cho thấy, trong mùa mưa, ở công thức không bón lân thì lượng lân dễ tiêu trong đất vẫn cao tương đương với các công thức có bón lân từ 50 – 100 kg P 2O 5/ha (khoảng từ 6 – 8 mg P 2O 5/100 gam đất); đặc biệt trong đất có hàm lượng hữu cơ cao thì lượng lân dễ tiêu trong đất cao hơn. Và cũng theo kết quả nghiên cứu của Trương Hồng và CTV (2000), thì chỉ cần bón khoảng 70 – 80 kg P 2O 5/ha là đủ để có thể đảm bảo cho vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch từ 3 – 4 tấn nhân/ha.
Kết quả tính tóan cho thấy không có mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng lân và năng suất cà phê ở cả 3 tỉnh nghiên cứu. Quy luật đường cong của các phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa phân lân và năng suất là khác nhau giữa các vùng nghiên cứu.
Bảng 2. Tương quan lân và năng suất
ns: không có ý nghĩa
Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng và CTV, 2011, 2012, 2013
Nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng và CTV, 2014 cũng cho thấy đối với vườn cà phê kinh doanh đã bón phân lân nhiều năm trước đó thì có thể giảm 50 % lượng phân lân bón cho cà phê hoặc bón 1 năm nghỉ 1 năm mà vẫn đảm bảo được mục tiêu về sinh trưởng và năng suất so với bón lân hàng năm theo khuyến cáo. Năng suất của công thức bón đầy đủ N, P, K so với công thức không bón lân 1 vụ, công thức không bón lân 2 vụ là không khác biệt có ý nghĩa thống kê (từ 2.850 – 3.090 kg nhân/ha). Nguyên nhân của vấn đề này là do hiệu lực tồn dư của lân trong đất khá cao đủ để đảm bảo cho nhu cầu về lân cho cà phê vốn dĩ chỉ bằng ¼ – 1/3 so với đạm và kali.
Hình 1. Tỷ lệ năng suất đạt được ở công thức bón P 1 năm nghỉ 1 năm (KB P 1 vụ – bón NK) và công thức bón P 1 năm nghỉ 2 năm (KB P 2 vụ – bón NK) so với công thức bón đầy đủ NPK
Từ các kết quả nghiên cứu, các tác giả trên đã khuyến cáo lượng lân bón cho cà phê ở các bảng 3, 4.
Bảng 3. Lượng P 2O 5 khuyến cáo cho cà phê kinh doanh theo loại đất
Bảng 4. Lượng P 2O 5 khuyến cáo cho cà phê kiến thiết cơ bản sử dụng bộ giống mới năng suất cao
Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê
Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong đó cao nhất là kali sau đó là đạm. Lượng dinh dưỡng cà phê hút/lấy đi phụ thuộc vào loài, giống và đất trồng.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê: Với cà phê vối, trung bình để có 1 tấn nhân, cây đã lấy đi theo quả 34,2kg N + 6,1kg P 2O 5 + 46,9kg K 2 O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO và các trung vi lượng khác
Năng suất của cây cà phê đạt từ 5 – 7 tấn nhân/ha, ổn định qua nhiều năm nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và được chăm sóc theo đúng cách.
QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ
(Bón phân cho cà phê kinh doanh – Lượng bón tính cho 1ha)
C1: Bón phân NPK cho cây cà phê
+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg phân NPK 16-8-16.
+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK 16-8-16.
+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK 16-8-16.
+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 1.
+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 2.
C2: Bón phân đơn (Đạm SA, DAP, Kali Sunphat) cho cây cà phê
+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 310 – 430kg Đạm SA; 80 – 120kg DAP; 160 – 230kg Kali Sunphat.
+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 430 – 490kg Đạm SA; 120 – 135kg DAP; 230 – 270kg Kali Sunphat.
+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 490 – 610kg Đạm SA; 130 – 170kg DAP; 260 – 330kg Kali Sunphat.
+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 1.
+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 2.
Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì cần bón tăng thêm từ 10 – 20% lượng bón ở mỗi lần bón trong quy trình trên.
Cách bón: Trộn đều các loại phân bón với nhau trước khi bón, đào rãnh nông quanh tán, rải phân xuống rãnh lấp đất để giảm bớt thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.
Lựa chọn cành cắt tỉa: Cắt tỉa những cành cà phê vô hiệu, không cho năng suất (Cành già, cành khô, cành xương cá, chân vịt, tổ quạ, cành sâu bệnh, cành vượt, cành chùm…
Chuẩn bị đất trồng và giống; Kỹ thuật trồng; Thời vụ trồng; Làm cỏ, tạo bồn, bón phân, cắt tỉa, thu hoạch… để đạt năng suất cao
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê Tốt Nhất. trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!