Xem Nhiều 3/2023 #️ Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Ăn Trái # Top 8 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Ăn Trái # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Ăn Trái mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân bón cho cây ăn trái là những nguyên tố rất cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bón phân cho cây trồng đúng cách sẽ giúp tăng năng suất và đảm bảo chất lượng trái

Công ty Phân bón Long Phú Dòng sản phẩm phân bón chuyên dụng cho cây ăn trái đạt năng suất cao

Sử dụng phân bón cho ăn trái như thế nào cho hợp lý?

Trong canh tác thâm canh cây trồng thường có 2 cách để bón phân cho cây như sau:

Bón phân qua gốc: Cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng để tăng khả năng sinh trưởng và phục hồi sau vụ thu hoạch trước.

Bón phân qua lá: Có tác dụng bổ sung và hỗ trợ kịp thời chất dinh dưỡng cho cây trồng. Phân bón là có nhiều các nguyên tố đa, trung lượng hỗ trợ tốt cho quá phát triển của cây. Khi bà con phun phân bón lá thì hiệu sử dụng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với phân bón gốc, cây trồng sẽ hấp thụ được tối đa từ 90-95% lượng dinh dưỡng có trong phân qua quá trình quang hợp của cây.

Nên sử dụng phân bón cho cây ăn trái trong trường hợp nào?

Phân bón lá cho cây trồng bà con nên sử dụng trong những trường hợp sau:

Ở giai đoạn cây non: Bà con nên phun phân bón lá để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây con ở giai đoạn vườn ươm, giai đoạn sinh trưởng phát triển ngoài vườn sau khi trồng, việc phun phân bón lá sẽ phát huy được hiệu quả khi bộ rễ cây con mới trồng chưa phát triển hoàn thiện.

Trong giai đoạn kích thích ra đọt: Bà con sử dụng dòng phân bón lá có tỷ lệ Đạm cao như viên sủi Ga3 để giúp cây ra đọt đồng loạt.

Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Lúc này bà con nên dùng các dòng phân bón lá có hàm lượng Lân cao. Phân bón Lân đỏ P52-Chuyên cây ăn trái sẽ giúp việc hình thành mầm hoa tốt hơn.

Trong giai đoạn kích thích ra đọt: Ở giai đoạn này bà con làm vườn nên sử dụng dòng phân bón có hàm lượng Lân cao như phân bón phân hoá mần hoa để kích thích cây ra hoa đồng loạt. Hoặc dùng phân bón lá Vọt Hoa giúp kích thích và phân hoá mầm hoa cực mạnh và chống nghẽn hoa giảm tỷ lệ rụng hoa.

Công ty Phân bón Long Phú Bón phân đúng cách sẽ cho vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao

Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá cho cây ăn trái

Thời điểm phun: Bà con nông dân chú ý phun vào lúc trời râm mát, hoặc vào buổi chiều hoặc sáng sớm nhằm giúp cây có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng được thuận lợi.

Chú ý cần phun ướt đều cả 2 bề mặt của lá vì mặt dưới của lá cây sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn so với mặt bên trên.

Nên sử dụng kết hợp với chất bám dính để tránh dinh dưỡng bị rửa trôi sau khi phun, giúp lá tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Không nên sử dụng phân bón lá khi hoa đang nở như vậy sẽ làm giảm tỷ lệ rụng hoa và đậu trái

Không pha thuốc trừ bệnh với phân bón lá/chất điều hòa sinh trưởng vì như vậy sẽ vô tình cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nấm bệnh phát triển mạnh.

Không nên pha thuốc trừ sâu với phân bón lá có tính kiềm cao và tính axit với nhau vì sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực của hỗn hợp.

Hỗn hợp sau khi pha trộn xong phải sử dụng ngay.

Những tính năng tiện dụng và ưu điểm của việc sử dụng phân bón lá nếu đùng đúng sẽ giúp cây tăng năng suất và phẩm chất trái. Tuy nhiên nếu lạm dụng việc bón phân cho cây ăn trái qua lá sẽ làm cho lá cây xanh mượt rất dễ bị sâu bệnh tấn công, thân cây dễ bị rong rêu đeo bám, bên cạnh đó việc phun nhiều phân bón lá, nhất là giai đoạn gần thu hoạch sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng trái và thời gian bảo quản sau thu hoạch giảm (trái mau hư hỏng).

Để sử dụng phan bon cho cay an trai đạt hiệu quả. Tùy vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây mà bà con lựa chọn loại phân bón cho phù hợp. Nên tuân thủ theo liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất, các khuyến cáo của nhà khoa học và quy trình chăm sóc của từng loại cây trồng có múi để đạt hiệu quả cao hơn.

#hướng dẫn bón phân cho cây ăn trái, #phanbon, #phanbonchocayantrai, #phan bon cho cay an trai, #phan bon cay trong, #phanbonchocayanqua, #bonphanchocayanqua, #phanboncayantrai, #phân bón cây ăn trái, #bon phan cho cay an trai, #bón phân cho cây ăn trái, #phân bón cho cây ăn quả, #bón phân cho cây ăn quả, #phân bón cho cây ăn trái​,

Kinh Nghiệm Bón Phân Cho Cây Ăn Trái Hiệu Quả

1. Sử dụng phân bón cho cây ăn trái như thế nào cho hợp lý?

Trong quá trình thâm canh cây ăn trái, có 2 cách bón phân hiệu quả và phổ biến nhất như sau:

– Bón phân cho cây ăn trái qua gốc: Có thể rắc đều phân lên bề mặt hoặc bón phân vào các lỗ, rãnh trồng cây. Cây hút dinh dưỡng qua đường rễ, cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng để tăng khả năng sinh trưởng và phục hồi sau thu hoạch từ vụ trước.

Lưu ý: Tưới tiêu hợp lý sau khi bón phân là phương phát tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên, nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.

– Bón phân cho cây ăn trái qua lá: Cung cấp dinh dưỡng dưới dạng hòa tan hoàn toàn, có tác dung bổ sung và hỗ trợ kịp thời chất dinh dưỡng cho cây trồng.

– Nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh lúc trời mưa hoặc sắp mưa để hạn chế phân bón bị rửa trôi, bay hơi.

– Không nên sử dụng nguồn nước thải nhà máy chưa qua xử lý để tưới cho cây trồng. Dễ gây ra ngộ độc cho cây và cho người khi sử dụng sản phẩm của cây trồng.

– Không nên dùng phân hữu cơ để thay thế hoàn toàn phân vô cơ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho vườn cây. Vì hàm lượng dinh dưỡng đa lượng có trong phân hữu cơ là rất thấp so với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Do đó, cần phải phối hợp cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ để bón cho cây.Tránh trường hợp, một số hộ chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho cây ăn quả mà không kết hợp với phân vô cơ, bón không đúng liều lượng khuyến cáo nên hiệu quả bón phân không cao, năng suất chất lượng cây trồng thấp, làm giảm thu nhập của nông hộ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng phân bón của nhà sản xuất. Bà con cần lưu ý phân hữu cơ vi sinh chỉ góp phần cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật đất phát triển, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa chứ không thay thế được phân hóa học.

– Khi sử dụng phân chuồng nên sử dụng với phân lân để ủ, ủ lân với phân chuồng làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, rút ngắn thời gian ủ phân, tăng lượng đạm trong phân chuồng.

– Bà con cũng nên lưu ý, không nên cày, xới đất sâu phạm vào rễ cây trồng, bón vừa độ sâu của rễ để cây có thể hút dinh dưỡng tối đa (dưới 30cm từ mặt đất trở xuống), không nên bón phân vào sát gốc. Đặc biệt, đối với cây ăn quả thì nên bón theo đường kính tán.

2. Những nguyên lý cơ bản trong việc sử dụng phân bón cho cây ăn trái đạt hiệu quả cao

Để cây ăn quả đạt năng suất cao, có chất lượng tốt thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón ở các địa phương rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông đân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cây khó ra hoa, đậu quả. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi quả có thể làm cho quả to, năng suất tăng nhưng chất lượng quả sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.

Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng nhưng trong đó: Đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng quả.

– Dinh dưỡng đạm: Giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt,…nên thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, cây phát triển còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể, nhưng nếu bón thừa phân đạm , sẽ làm cho cây ra nhiều cành, lá dễ bị sâu bệnh hại tấn công,…làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.

– Dinh dưỡng lân: Lân cần thiết trong việc giúp cây phát triển rễ, đâm chồi, phân hóa mầm hoa. Nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu quả,…

– Dinh dưỡng kali: Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, giúp tăng phẩm chất quả.

Ngoài những yếu tố dinh dưỡng đa lượng chính, các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất, đặc biệt là tăng chất lượng của quả. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón,…

Để sử dụng phân bón cho cây ăn trái hiệu quả, có nhiều yếu tố bà con nông dân cần phải lưu ý như: điều kiện đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, đặc điểm của giống cây trồng,…nhưng trong đó quan trọng nhất là chủng loại phân bón, liều lượng phân bón theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu dinh dưỡng của cây và cách bón thích hợp để cây sử dụng hiệu quả phân bón và hạn chế bị thất thoát.

– Đối với cây còn nhỏ, cây chưa ra hoa đậu quả: Cây cần nhiều phân đạm và phân lân để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và phân lân cho cây. Phân lân nên bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa, đối với phân đạm và phân kali nên chia nhiều lần bón nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt đã già.

– Đối với cây đã cho quả nên chia làm 4 lần bón chính: Bón sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi quả và trước khi thu hoạch.

+ Giai đoạn sau khi thu hoạch: Là giai đoạn cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Cung cấp đủ đạm và lân sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập, khỏe mạnh,…

+ Trước khi xử lý ra hoa: Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dễ ra hoa, đậu quả. Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân và kali, giảm phâm đạm. Nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa.

+ Giai đoạn nuôi quả: Cây cần nhiều đạm để giúp quả phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi quả, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng quả.

+ Trước khi thu hoạch: Khoảng 1 – 2 tháng trước khi thu hoạch (tùy theo giống/loại cây), không bón đạm mà bổ sung kali để tăng chất lượng, màu sắc của quả cây, giúp quả ngon, đẹp và an toàn cho người sử dụng. Có thể phun phân kali qua lá.

2.2. Cách bón phân cho cây ăn trái đạt hiệu quả cao

Hiệu quả sử dụng phân bón rất khác nhau, phụ thuộc vào cách bón, kết cấu đất. Nếu đất để chặt hoặc bón không đúng cách sẽ làm cho phân dễ bị rửa trôi, bốc hơi,…Do đó cần làm cho đất tơi xốp bằng cách bón phân hữu cơ cho vườn cây ăn quả. Phân hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón,…

– Lưu ý, bà con nên bón theo tán cây, cách gốc từ 1 – 1,5m vì rễ cây ở phần gốc là rễ già không còn khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.

– Nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân bón rất dễ bị mất đi do rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm.

– Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây. Nếu bón phân mà không cung cấp đủ nước cho cây, sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.

Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón lá 2 – 3 lần trong giai đoạn nuôi quả, thúc đẩy quá trình phát triển quả và tăng chất lượng màu sắc của quả. Tuy nhiên, nếu trời âm u, mưa nhiều, bệnh phát triển,…nên hạn chế sử dụng phân bón lá.

2.3. Xác định lượng phân bón cho cây ăn trái thích hợp

– Cần thêm bớt liều lượng phân bón tùy theo điều kiện cụ thể của từng cây, từng vườn. Lượng phân bón tăng dần từng năm theo độ tuổi của cây.

– Giai đoạn cây đã cho quả, năm trước được mùa thì năm sau phải bón nhiều hơn năm mất mùa.

– Trong cùng một vườn, những cây cằn cỗi cần được bón nhiều hơn cây tốt, cây mang nhiều quả thì cần bón nhiều hơn cây ít quả.

Nói chung trước khi bón phân cần quan sát cụ thể mới giảm được thất thoát, nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón, đồng thời còn giúp đảm bảo chất lượng quả khi thu hoạch và an toàn cho người tiêu dùng.

Nắm được những nguyên tắc thiết yếu trong việc bón phân cho cây ăn trái để đạt hiệu quả cao. Phân bón Sông Mã đã cho ra đời bộ sản phẩm “phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái” từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển khắc phục tất cả những hạn chế cũng như khó khăn trong việc lựa chọn loại phân bón, lượng bón, cách bón sao cho phù hợp, giúp canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao. Bộ sản phẩm “Phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái” bao gồm:

+ Phân bón cho cây ăn trái giai đoạn phuc hồi (hoặc giai đoạn kiến thiết cơ bản).

+ Phân bón cho cây ăn trái giai đoạn ra hoa.

+ Phân bón cho cây ăn trái giai đoạn nuôi trái.

Phân Bón Cơ Bản Sử Dụng Cho Cây Ăn Trái

Phân bón cho cây ăn trái được sử dụng tuỳ theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây ăn trái mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần bón phân đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao. (Xem bảng)

Phân bón thường sử dụng cho cây ăn trái

– Phân bón cho cây 1 – 2 năm tuổi:

+ Phân đạm: Nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới 1 lần

+ Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.

+ Trong giai đoạn này nên phun phân bón lá Yogen để giúp cây nhanh phát triển và tạo tán tốt ở giai đoạn đầu, phun 1 trong các loại sau: Yogen 30-10-10, Yogen 21-21-21, Yogen 15-30-15 để giúp cây phát triển mạnh bộ rễ phun siêu lân hoặc Yogen 10-50-10

-Phân bón cho cây trưởng thành:

Chia làm 4 lần bón/năm

+ Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê, phun Yogen siêu lânhoặc Yogen 10-50-10 giúp cây ra hoa sớm và đồng loạt.

+ Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 Kali, phun siêu Kali hoặc 6-30-30 giúp cây cho năng suất và chất lượng cao.

+ Lần 3: Trước khi cho thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 Kali còn lại

+ Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.

Phân bón phải được bón đúng cách

Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm, cách gốc 0,5 – 1m (tuỳ tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó rải phân bón thẳng lên mặt liếp.

Hàng năm còn cần bón thêm phân lân hữu cơ (hiệu Con én đỏ) của XN Yogen Mitsui Vina cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai mục để giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai).

Để cung cấp thêm vi lượng cho cây nên bón phân qua lá Yogen hiệu Con én đỏ vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗI lần phun cách nhau 10 – 15 ngày, phun 4 – 5 lần/vụ.

Xử lý ra hoa:

Dùng biện pháp xiết nước để kích thích ra hoa cây có múi. Cách làm như sau:

– Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu (không có khả năng cho trái) và bón phân bồi dưỡng để cây phục hồi sau mùa cho trái, kết hợp phun phân Yogen.

– Rút khô nước trong mương vườn và ngưng nước để tạo “sốc” cho cây.

– Thời gian xiết nước kéo dài khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt liếp 50 – 60cm để không làm rễ cây bị thiệt hại gây mất sức cho cây.

– Tưới nước sớm, bón phân đầy đủ thúc cây sớm ra đọt và nụ hoa. Phun phân Yogen Siêu kali kết hợp vớI Atonik, thời gian xiết nước sẽ rút ngắn hơn.

Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Dưa Lưới

Dưa lưới Tên khoa học: Cucumis melo thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, là loại cây ưa nhiệt nên dưa lưới rất dễ trồng trong những mùa khô ráo, ít mưa. Thời vụ trồng dưa lưới thích hợp có thể trồng từ tháng 2 – 9 hàng năm. Không nên trồng dưa lưới vào thời điểm thời tiết lạnh, trời âm u vì dưa sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và ra trái nhỏ năng suất thấp. Đất trồng dưa lưới cần đất tơi xốp thoát nước, nên trồng dưa lưới trên các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất.

Quy trình bón phân cho cây dưa lưới

Giai đoạn 1: 0 – 20 ngày tuổi

Hòa tan 0.65kg ure + 0.63kg super lân + 0.2kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước sử dụng giai đoạn 0 – 10 ngàysau khi trồng là 0.6 lít/ngày/cây; giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi gieo là 0.9 lít/ngày/cây.

Giai đoạn 2: Cây từ 20 – thụ phấn.

Hòa tan 0.43kg ure + 1.25kg super lân + 0.3kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 0.9 – 1.2 lít/ngày/cây, khi trời nắng là 1.2 – 1.5 lít/ngày/cây.

Giai đoạn sau thụ phấn (Nuôi trái)

Hòa tan 0.4kg ure + 0.45kg super lân + 0.45kg kali sulphate (K2SO4) + 1kg trung lượng ECO pha loãng với 1000 lít nước để tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 1.5 – 1.9 lít/ngày/cây, khi trời nắng lá 1.9 – 2.5 lít/ngày/cây

Giai đoạn trước khi thu hoạch 10 ngày

Hòa tan 0.1kg ure + 1.5kg super lân + 0.5kg kali sulphate (K2SO4) + 500g trung lượng ECO pha loãng với 1000 lit nước để dùng tưới. Lượng nước sử dụng khi trời âm u là 1.5 – 1.9 lít/cây/ngày, trời nắng là 1.9 – 2 lít/cây/ngày

Ghi chú: Lượng phân phối trộn theo tỷ lệ ở các giai đoạn hòa tan vào nước rồi tưới hàng ngày cho cây.

Hiện tại, Chỉ duy nhất Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ sản xuất được phân bón Kali Sulphate (K2SO4) tại Việt Nam. Các bạn có thể tìm mua tại các đại lý phân bón loại Kali Sulphate này dưới tên gọi là Phân bón Fertisop để bón trực tiếp vào gốc (dạng hạt) và phun (dạng bột) vào cây dưa lưới, nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trái to tròn và đẹp.

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Ăn Trái trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!