Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Để Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Mokara mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chăm sóc hoa lan Mokara cũng không phải là quá khó và có lợi ích kinh tế cao. Chăm sóc hoa lan Mokara là một trong những loài hoa có thể nói là không hề phức tập.
Vuon hoa lan chúng tôi chuyên cung cấp các loại hoa lan khỏe mạnh, độc đáo. Nhận giao hàng tận nơi, đóng hàng đảm bảo đi tỉnh.
1.Dựng nhà lưới trồng hoa lan Mokara:
+Hướng giàn hoa lan: Lan rất cần ánh sáng thích hợp vì vậy hướng giàn lan cũng rất quan trọng. Có thể dùng lưới nilon màu đen để đem lại ánh sáng phù hợp cho vườn lan của mình phát triển thật tốt mà không cần phải tùy theo hướng ánh sáng, không những vậy lưới nilon òn rất thuận tiện,có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng rất tốt.
Trồng hoa lan theo luống và có mái che lưới đen
+Sườn giàn lan: Nên làm gian lan với những sườn lan thật chắc chắn
-Trụ đứng: Có thể làm cột trụ cao từ 3-3.5m, bằng beeb tông cốt thép hay bằng sắt thật vững chắc để đảm bảo có thể sử dụng dài lâu.
– Giàn che nắng:Có thể dùng lưới nilon lợp phẳng trên giàn để che đi ánh nắng trực tiếp cho lan.
+Tùy thuộc vào diện tích đất vườn mà bố trí luống lan với chiều dài thích hợp, nên làm dài vừa phải để tiện chăm sóc.
+Có thể bố trí chiều rộng luống khoảng 0.7m hay 1.2m cho 2 hàng cây hoặc 4 hàng cây thích hợp.
+Chiều cao mỗi luống lan từ mặt đất lên khoảng 30cm.
+Lối đi giữa các luống có thể là 0.6m
2. Những điều kiện và cách trồng hoa lan mokara:
– Nhiệt độ: Hoa lan Mokara là loại lan ưa nóng, vì vậy ban ngày thích hợp với nhiệt độ không dưới 21*C, ban đêm không dưới 18.5*C
– Ánh sáng: Với ánh sáng tự nhiên 40-50%, Mokara có thể phát triển rất tốt, không nên để cây thiếu ánh sáng có thể cây sẽ bị thiếu dinh dưỡng và kém phát triển, không thể ra hoa.
– Tưới nước: Lan Mokara thuộc loại cần độ ẩm cao, nên phải tùy thuộc vào từng mùa mà cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cây để tránh bị rụng lá hay thiếu sức sống.
– Độ thông thoáng:Nên trồng và che chắn lan ở độ thoáng thích hợp, không nên quá thoáng làm cây phát triển kém hay thiếu thông thoáng cây sẽ dể bị nhiễm các loại bệnh.
– Kiểu trồng: Mokara là loại lan có rất nhiều cách trồng khác nhau và thích hợp, tuy nhiên phổ biến và hiệu quả nhất là trồng trên luống có chứa giả thể vỏ đậu phộng
– Đất trồng: Mokara thích hợp với loại đất chứa nhiều cát, cao ráo, thoáng mát.
– Chuẩn bị luống trồng: Để vỏ đậu phộng không bị trôi chảy khỏi luống nên bố trí luống hình chữ nhật.
– Trồng cây: Nên xử lí và phòng trừ nấm bệnh cho lan Mokara trước khi trồng xuống luống để đảm bảo sức khỏe cho cây.
– Nên ngâm cây vào dung dịch nước pha Vicarben với tỉ lệ 2/3, sau đó để ráo nước rồi mới xuống giống.
– Cách trồng: khoảng cách giữa các cây là 30cm, có thể buộc đứng các cây vào cột đã chôn sẵn ở luống, tránh để gốc lan chạm trực tiếp vào vỏ đậu phộng.
3. Chăm sóc hoa lan mokara khi thêm phân bón
Lan Mokara thích hợp với độ ẩm cao, nên tưới ngày 2 lần vào sáng sớm với chiều muộn trong mùa nắng. che nắng cho cây 50-60%
– Phân bón: có 4 giai đoạn tưới phân.
Một số loại phân thường dùng:
– Terra sorb – 4 dùng với liều lượng 2ml/lít nước
– NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 liều lượng dùng 1g/lít
– Vitamin B1 dùng với liều lượng 1ml/lít
Cách phun: Phun định kỳ cho lan 5 ngày/ lần để cung cấp dinh dưỡng cần thiết.
b. Giai đoạn sinh trưởng:
Một số loại phân thường dùng:
– Phân cá Fish Emulsion dùng với liều lượng 1ml/lít nước
– NPK 20-20-20 liều lượng dùng 1-1.5gam/lít
– Vitamin B1 dùng với lượng 1ml/lít
– NPK 30-15-10 dùng với liều lượng 1g-1.5/lít Phun 5 ngày/ lần.
– Phân Dynamic dùng để rải gốc với liều lượng 10g/gốc. Rải gốc định kì 1-1.5 tháng/lần.Khi Mokara ra nhiều rễ và chạm vào vỏ đậu thì nên rải phân.
Một số loại phân thường dùng:
– Phân cá Fish Emulsion dùng với liều lượng 1ml/lít nước
– NPK 20-20-20 với lượng 1-1.5gam/lít
– Vitamin B1 dùng với liều lượng 1ml/lít
– Phân Dynamic rải gốc định kì 10g/gốc;1-1.5 tháng/lần
– Rong biển dùng với 10g/30ml
d. Phòng trừ sâu bệnh: Luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh cho lan, phun định kì 10-15 ngày/lầnThực hiện phun phòng định kỳ 10-15 ngày /lần như: Rhidomil,Aliette,Score, Vicarben hay thuốc sâu loại Decis, Bassa,B thái lan. Những kinh nghiệm trồng hoa lan Mokara đã cho thấy mọi điều được đề cập ở trên là hoàn toàn đúng.
Chăm Sóc Hoa Lan, Những Kinh Nghiệm Chăm Sóc Hoa Lan Mới Nhất 2014
Hoa lan là một loài hoa rất đẹp, rất nhiều chủng loại. Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan giúp người chơi mang một vẻ đẹp khác nhau, mùi hương khác nhau.
Sự đam mê hoa lan đã mang tôi đến với ngành hoa lan ngày hôm nay. Để có vườn hoa lan tuyệt đẹp như thế này chủ vườn hoa lan Mr Hải 0918448072 đã lặn lội nhiều nơi để tìm hiểu kinh nghiệm và kiến thức về hoa lan. Nhận tư vấn chia sẻ kinh nghiệm về kiên thức hoa lan.
Bởi vậy rất nhiều người đam mê chăm sóc hoa lan, chơi hoa lan. Thậm chí còn có những đại gia đã đầu tư vào ngành hoa lan. Mở vườn hoa lan, trồng hoa lan và cung cấp cho thị trường Việt Nam.
1. Bố trí vườn hoa lan
– Với mục đích kinh doanh, chúng ta nên bố trí khu vườn thật hợp lí với những khung giàn làm bằng sắt chắc chắn, bao quanh là lưới màu xám hoặc xanh đen nhằm che chắn ánh sáng từ bên ngoài. Những hành lan nên được trồng theo hướng đón ánh nắng mặt trời.
– Còn với sở thích chơi lan bạn nên bố trí một vườn hoa lan thật xinh xắn trên lan can,mái hiên hay sân thượng với nhiều chủng loại lan khác nhau,kèm theo đó để giảm đi sự khô nóng của sự vật xung quanh bạn có thể đặt thêm các loại chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế…
2. Cách chọn lan giống:
– Trên thị trường hiện nay rất ưa chuộng những chủng loại hoa lan nhiều màu sắc, khỏe đẹp, bền cây như: Hồ điệp, Mokara, Dendro, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… Vì vậy chúng rất thích hợp cho việc trồng và chăm sóc hoa lan kinh doanh.
-Đễ thõa mãn nhu cầu giải trí,nên trồng những loại lan dễ dàng chăm sóc hoa lan ra hoa liên tục như Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp…
– Hoa lan có nhiều cách nhân giống hiệu quả với mỗi đặc thù khác nhau, có thể nhân giống bằng cách nuôi cấy mô hay tách mầm thật đơn giản từ những chậu hoa lớn. Không khó để chăm sóc cây bị tách mầm, nên cắt lát cắt nhẹ nhàng và gọn gàng, sau đó xử lý vết cắt bằng cách bôi vôi vào để vết cắt nhanh phục hồi vết sẹo.
3. Chuẩn bị giá thể và chậu:
Để trồng lan có thể dùng giá thể bằng than gỗ được nung chặt từng khúc với kích thước 1 x 2 x 3cm, đem ngâm, rửa sạch, phơi khô.Hay dùng xơ dừa được xé tơi ngâm khoảng 1 tuần, sau đó phơi khô xử lý nước vôi 5%.Hoặc vỏ đậu phộng đã được lượt bỏ tạp chất, vỏ đậu phộng hút ít nước,độ ẩm vừa phải, lan ít bị bệnh, giá thành lại rẻ hơn nên thích hợp cho việc dùng giá thể vỏ đậu phộng để trồng lan kinh doanh
+ Nên dùng chậu nhựa hoặc khay đất nung để đựng hoa lan.
4. Cách trồng:
– Trồng trên luống: Nên làm luống rộng 80cm, chiều dài tùy khổ đất, sau đó cho giá thể vào dày khoảng 20cm. Căng dây cắp ở 2 đầu cột bê tông ở 2 đầu luống để định vị cho cây lan và có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp tùy thuộc vào sự phát triển của cây, mỗi luống nên có 3 dây cáp.
– Đối với lan cấy mô thì nên dùng giá thể xơ dừa bó bọc quanh cây lan cấy mô ở giai đoạn còn trồng chung trên giàn. sau khi trồng trên giàn khoảng 6-7 tháng thì chuyển sang chậu tùy theo kích thước của cây,mức độ thối, hư mục hay rêu bám… Sau 1 tuần chuyển chậu mới được bón phân.
* Lưu ý: Nên cắt bớt các rễ già và dài,thay lan sang chậu mới đúng thời điểm để lan có thể sinh trưởng tốt và ra hoa đúng thời vụ.
5. Chăm sóc hoa lan:
Chăm sóc hoa lan rất đơn giản nếu chúng ta đáp ứng đủ các điều kiện để cây phát triển như: ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu, giá thể và dinh dưỡng.
– Ánh sáng: Lan là loài không ưa ánh sáng mạnh vì vậy trồng lan trong vùng ánh sáng khoảng 60-70% là tốt nhất, thường xuyên tưới đủ nước cho cây, sau trồng 3 ngày nên tưới thêm vitamin B1 cho cây nhằm kích thích ra rễ, sau 7 ngày tưới phân NPK với liều lượng 5-10g. Khi cây nảy chồi mới và sinh nhiều rể nên tăng liều lượng phân bón thích hợp cho cây.
– Phân bón: Nên bón phân bằng cách phun qua lá thường xuyên cho lan với nồng độ dinh dưỡng thích hợp cân đối đa,trung,vi lượng, phù hợp với từng thời kì phát triển của cây: thời kì sinh trưởng lá mạnh, trước khi ra hoa,trong khi lan nở.Phân bón thích hợp cho những thời kì này là Đầu trâu 501,701,901.
-Tưới nước: Nên tưới nước đủ ẩm vào mỗi sáng sớm hay chiều mát để cung cấp đủ nước cho quá trình phát triển của cây, không nên tưới quá ít nước hay quá nhiều nước dễ làm cho cây lan phát mầm bệnh. tưới nước sạch cho cây có lượng phèn, clor hay độ mặn quá cao, sau mưa nên tưới lại cây để rửa sạch chất cặn đọng trên lá để cây phát triển tốt
-Phòng trừ sâu bệnh cho lan: Trong điều kiện môi trường không thuận lợi, chăm sóc kém lan rất dễ bị sâu bệnh xâm nhập. tùy từng loại bệnh mà dùng các loại thuốc và liều lượng thích hợp. Nên dùng Ofatax 400EC để trị sâu hại thân lá, Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC… diệt rệp sáp, rệp trắng hay rầy mềm cho lan. Có thể dùng Zinep, Starner 20 WP… để diệt nấm, vi rus hay vi khuẩn gây bệnh cháy lá cho lan.
6. Thu hoạch và bảo quản hoa:
Related Posts
Read MoreRead More
Kinh Nghiệm Trồng Lan Mokara
Vườn cỏ nhung nhật cung cấp sỉ và lẽ cái loại cỏ kiểng cỏ trang trí cho sân vườn Nhận trồng cỏ và thi công chăm sóc bảo dưỡng Hãy gọi cho chúng tôi để có giá tốt nhất
Kinh nghiệm trồng lan Mokara, 166, Mai Tâm, Nông Nghiệp Nhanh
, 08/11/2016 10:57:20
Lan Mokara là là nhóm lan hiện đang được trồng phổ biến ở nước ta, lan cho cánh to, màu sắc tươi, đẹp rực rỡ. Lan Mokara khá dễ trồng và cũng rất được ưa chuộng khi trồng tại nhà.
Kinh nghiệm trồng lan Mokara
Một số ý kiến chia sẻ cách trồng lan mokara từ người trồng lan:
“Thân chào mọi người! Nhà mình có trồng ít lan Mokara…nhưng cây hay rớt lá và sau đó xuất hiện các chấm tròn màu trắng ngay đầu rể giáp thân…làm cây rụng lá và thối rể. Xin hỏi mọi người bệnh trên là bệnh gì và các phòng trị ra sao?” – bạn Phúc chia sẻ
“Gửi bạn Phúc:– Theo nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm chúng tôi xác định trên vỏ quả và hạt đậu phộng có 7 loại nấm mốc thường xuất hiện trong quá trình hình thành quả, bảo quản và dùng hạt đậu phộng; trong đó có 03 loại nấm gây hại thân rễ là chủng nấm Pythium miriotylum gây thối rễ (cuống phát hoa chui xuống đất tạo quả) và quả đậu phộng; Sclerotium rolfsii gây thối gốc mốc trắng dạng hình sợi; nấm Aspergillus niger gây thối gốc mốc trắng. Đây có thể là ba loại nấm bệnh gấy bệnh cho dàn Mokara của bạn.– Đặc biệt nấm nấm Sclerotium rolfsii sacc được các nhà nghiên cứu về phòng bệnh cho lan xác nhận gây bệnh héo rễ trên các loại cây lan. Khi cây bị bệnh tấn công đầu tiên ở đọan rễ gần với gốc cây bóp nhẹ thì thấy rễ đã bị khô xốp nhẹ, chứ không tươi, cứng chắc như rễ bình thường. Khi tuốt bỏ lớp ngòai của rễ bị bệnh ra thì phần lõi rễ bên trong vẫn còn dai chắc. Nếu gặp thời tiết mưa ẩm nhiều thì chỗ bị bệnh bị mục và chuyển dần sang mầu nâu đen thối rễ làm rễ bị chết, làm cho bộ lá sẽ vàng dần rụng, cây chậm phát triển, yếu ớt, còi cọc và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa sau này.– Do sử dụnh chất trồng bằng vỏ đậu phộng là chất trồng giữ nước và độ ẩm cao, nếu tưới nước đẫm quá mà nước rút không hết hoặc gặp thời tiết ẩm ướt kéo dài hay trời mưa dài ngày liên tục sẽ làm chất trồng này giữ nước nhiều dễ phát sinh nguồn bệnh đã có sẵn trong vỏ đậu phộng. Nên cắt bỏ phần rễ nhiễm bệnh, dùng một trong các loại thuốc như sau: Benlate 50WP; Fundozol 50WP; Bendazol 50WP; Vicarben 50BTN; Topsin-M 50WP; Derosal 50SC… để phun xịt theo quy định của nhà sản xuất.”- bạn dancayocap chia sẻ
Kinh nghiệm trồng lan Mokara được chia sẻ từ Vườn hoa lan:“Chia sẻ một số kinh nghiệm trồng lan Mokara”
Trong bài này chúng tôi giới thiệu một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan Mokara do kỹ sư Đỗ Nữ Lệ Quyên (Trại giống cây trồng Đồng Tiến, Q.12) trình bày.
Lan MokaraLan Mokara là một trong số loài lan nhiệt đới được trồng nhiều ở nước ta. Ở TP HCM những năm gần đây các nhà vườn trồng lan tập trung khá mạnh vào các loài như Mokara, Cattleya, Cymbidium, Dendrobium, Lycaste, Oncidium, Vanda.
Mokara thuộc loại lan đơn thân, sống ký sinh, nó là kết quả lai 3 của các giống: Arachis x Vanda x Ascoceantrum. Mokara có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường như sau:
Về ánh sáng: Để ra hoa, mỗi ngày cần chiếu sáng suốt 6 giờ liền, không được ánh sáng trực tiếp, do đó ta sử dụng lưới có độ che phủ từ 20%-30% ánh sáng.
Nhiệt độ: Mokara có thể trồng được trong môi trường nóng từ 27°C – 32°C, ban đêm từ 17°C – 22°C.
Độ ẩm: Mức độ ẩm cao xung quanh là điều cơ bản cho các giống cây xuất xứ ở vùng nhiệt đới. Sự tăng nhiệt độ có nghĩa là hạ ẩm độ, vì thế ta phải dùng các phương pháp để kiểm soát ẩm độ. Ẩm độ thích hợp: 50%-60%.
Độ thông thoáng: Ở môi trường thông gió tốt, cây trồng không bị hư hại nghiêm trọng do nhiệt độ ở mức thấp hơn theo sự đòi hỏi tối thiểu.
Nước tưới: Trước tiên chúng ta phải xét đến chất lượng nước: nước ngọt, ít lượng muối hòa tan bên trong, nước không bị phèn, bẩn, acid, clo. PH thích hợp:5,5-6,5. Đây được xem là yếu tố quan trọng để ta lập vườn.
Để có một vườn lan Mokara phát triển tốt thì kỹ thuật trồng và chăm sóc được chú trọng nhiều. Mokara có thể trồng chậu hoặc luống. Thực tế người ta áp dụng việc trồng lan theo luống vì nó tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời phù hợp với mục đích kinh doanh. Chất trồng được sử dụng là vỏ dừa, vỏ đậu phộng.
Ở phong lan nói chung và Mokara nói riêng, hiện nay người ta quen dùng phân bón dưới dạng nước, thông thường từ 1g-2g phân pha trong 1 lít nước. Phân bón thường được thể hiện ở dạng NPK, và tỉ lệ NPK thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây. Ở cây nhỏ thì tỉ lệ N cao, cây trưởng thành thì tỉ lệ NPK bằng nhau, khi muốn cây ra hoa thì tỉ lệ P và K phải cao. Ngoài ra ta có thể sử dụng thêm phân hữu cơ: phân cá, bánh dầu….và phân vi lượng . Một tuần ta có thể bón phân cho lan từ 2-3 lần.
Trong quá trình phát triển, lan sẽ bị sâu bệnh phá hoại. Một số bệnh thường gặp trên lan Mokara và cách trị bệnh như sau:
Bệnh thối đọt đen: Nếu nhiễm nặng thì tốt nhất là tiêu hủy, nếu bị 1 phần thì sử dụng loại thuốc có gốc Lutamol.
Bệnh đốm lá: Cắt bỏ lá bệnh, sử dụng thuốc có thành phần Benomyl.
Bệnh thối rễ: nguyên nhân do nấm Pythium và Phytopthora, nó làm chết hàng loạt lan con, do giá thể quá ẩm. Cách trị: cắt bỏ gốc và rễ nằm phía dưới để chống lây nhiễm. Sau đó dùng thuốc trị nấm gốc Etridiazole.
Ở Mokara, sự xuất hiện sâu không đáng kể, và khi xuất hiện sâu ta mới phun thuốc. Các loại sâu thường có là: nhện đỏ, rầy, bọ trĩ…nên thuốc đặc trị là : Mitac,Ortus, Trebon…
Với điều kiện thích hợp , lan Mokara đã dần dần trở nên quen thuộc với người nông dân ở các vùng lân cận chúng tôi như Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn. Và nó đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân.
Kinh nghiệm trồng lan Mokara
Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan
Vườn cỏ nhung nhật
Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cỏ kiểng cỏ trang trí cho sân vườn Cung cấp với số lượng lớn Nhận trồng cỏ và thi công Chăm sóc bảo dưỡng sân vườn nhà bạn Hãy gọi cho chúng tôi để có giá tốt nhất
Đăng bởi Mai Tâm
Tags: hướng dẫn trồng lan mokara, kinh nghiệm trồng lan mokara, kỹ thuật trồng lan mokara, trồng lan mokara
Cây dừa xiêm dừa ta trồng cảnh quan
Nhận trồng trọn gói thi công Cây công trình Cây bóng mát Cây ăn trái theo yêu cầu khách hàng Hãy gọi cho chúng tôi để có giá tốt nhất
Tags: cách trồng lan mokara
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Lan Khi Mới Mua Về
Vị trí trồng thích hợp
Khi mới mua lan về, cần chọn ngay vị trí thích hợp nhất để treo lan. Đó phải là nơi thoáng mát, có mái che với cường độ ánh nắng, ánh sáng và gió phù hợp với nhu cầu của cây (mỗi giống lan và ở mỗi giai đoạn sẽ có nhu cầu khác nhau về các điều kiện trên). Tuyệt đối không treo lan nơi có ánh nắng trực tiếp vì sẽ làm cho cây dễ bị cháy lá, hạn chế quá trình quang tổng hợp và từ đó làm suy yếu sức lan.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý không nên thay đổi vị trí đặt lan một cách liên tục. Điều này khiến cho lan không kịp thích nghi môi trường mới, làm chậm quá trình phát triển hoặc là làm rụng nụ, rụng hoa…
Chăm sóc lan khi mới mua về
Chăm sóc lan
Sau khi đã chọn được vị trí phù hợp cho lan thì tiến hành dùng phân NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30 để tưới cho lan trong suốt thời kỳ cây đang mang hoa. Tỷ lệ phân như trên sẽ giúp giữ cho hoa lâu tàn, đậm màu hơn. Các bạn có thể hỏi mua tỉ lệ NPK này ngoài các cửa hàng phân bón cây trồng và nhờ người bán hoặc những người có kinh nghiệm tư vấn về nồng độ, khoảng cách thời gian giữa các lần bón sao cho phù hợp với nhu cầu của cây cũng như loại phân mà bạn đã chọn.
Mặc dù thích, nhưng bạn cũng đừng để cành hoa trên cây quá lâu, khi cành đã dần tàn, chỉ còn lác đác một vài bông thì nên cắt bỏ để tập trung dưỡng sức cho cây. Sau khi đã cắt bỏ cành hoa thì tiến hành hồi sức cho lan bằng cách tạo chế độ nắng vừa phải, bón thêm phân hóa học NPK 20-20-20. Đây cũng là thời kỳ cần bổ sung thêm một số loại phân hữu cơ khác nhau, chẳng hạn như bánh dầu đậu phộng, phân cá, phân có chiết xuất từ phế thải động thực vật.
Kích lan ra hoa
Sau 3 – tháng dưỡng là cây đã trở nên tươi tốt, khỏe mạnh trở lại. Đây chính là lúc thích hợp để kích cho lan ra hoa trở lại. Khi thất nhánh phong lan con mới mọc ra từ gốc mẹ và có chiều cao bằng 1.2 giả hành trước thì tiến hành bón phân NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoặc 10-52-17 cho tới khi cây ra hoa. Ở thời kỳ kích hoa thì phải đảm bảo ánh nắng nhiều hơn khoảng 10- 20%.
Khi thấy lan bắt đầu xuất hiện cành hoa mới thì bón phân NPK 20-20-20 xen kẽ với chế độ 10-30-30, dừng lại khi thấy cành nở bông đầu tiên và chuyển sang dùng thuốc hóa học Lannat liều lượng 25g/lit để xịt ngừa ruồi đực châm búp hoa. Tiếp đó, lại dùng phân NPK loại 10-30-30 để bón và trở về chế độ chăm sóc lan như khi mới mua về.
Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Để Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Mokara trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!