Cập nhật thông tin chi tiết về Kiếm Jindamanee – Cây Kiếm Lưỡi Đỏ Thái Lan mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong các cây kiếm lưỡi đỏ Thái lan, cây kiếm Jindamanee từ lâu được người Thái gọi là cây số 1 (mặc dù sau này xuất hiện cây đẹp không kém, ví dụ cây Suriya), và đông đảo kiếm thủ Việt cũng công nhận như vậy. Cái tên Jindamanee có nghĩa là Ngọc thiêng/Ngọc quí (wishful/precious gem, trong tiếng Phạn là Cinimati là viên đá linh thiêng có thể biến mọi điều ước thành sự thật, mà chúng ta hay thấy trong các tranh, tượng Đức Phật cầm ở tay trái…)
Điểm đặc sắc nhất của Jindamanee nằm ở cái lưỡi đỏ vươn cong mềm mại, tròn rộng và liền bệt rất hấp dẫn. Cây càng khỏe, đủ lực thì mức độ liền màu của lưỡi càng cao, thậm chí đạt ngưỡng rực đỏ toàn phần. Khuôn hoa cân đối chỉnh chu, cứng cáp, không bị bẻ hay cụp. Cánh hoa không sạch hoàn toàn nhưng đượm màu vàng rất sáng, cùng với trụ nhụy sạch. Khi mới nở cánh hơi bầu, bông về sau ít bầu. Hoa có hương thơm thoang thoảng, ngọt dịu. Phân hoa đều, cây đủ lực thuần chậu có thể cho cần hoa 25-30 bông. Nhìn tổng thể, hoa Jindamanee tươi thắm cho vẻ đẹp quí phái, lãng mạn, tràn sức sống của tuổi trăng tròn, không hổ danh là cây kiếm lưỡi đỏ số 1 Thái.
Xét về thân thủ Jindamanee thuộc dạng trung bình khá. Bản lá dao động trong khoảng 3,5-5,5cm (chưa thấy cây có bản lá 6cm). Lá hơi mỏng và dài, nếu nuôi thuần ở Việt Nam lá sẽ dày hơn, cứng hơn, nhưng vẫn bị võng. Gần đây có loại lá ngắn được các bạn Thái luyện rèn, cho thân thủ vững chãi hơn. Jindamanee khi đưa từ Thái về có cả loại lá sần và lá láng (giá rất khác nhau). Một ưu điểm của Jindamanee là đẻ khá khỏe nếu so với nhiều cây đột biến rừng Việt.
Do lưỡi hoa quá đẹp, khác biệt với các cây semi-alba hoặc alba khác, nên cây Jindamanee thường được các nhà vườn dùng để lai tạo (ví dụ lai với cây Taiwan Original, Taiwan Gold…) với hy vọng xổ được các cây lai mới xuất sắc, nếu may mắn thừa hưởng tính trội (về lưỡi hoa) của Jindamanee và tính trội (về thân thủ, bông bầu…) của cây còn lại trong cặp lai.
Jindamanee dễ thích nghi với điều kiện nuôi trồng ở Việt Nam, kể cả với thời tiết lạnh ở miền Bắc. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất cần có chút lưu ý (tương tự như với nhiều cây khác). Dùng giá thể thoáng, mùa đông tránh gió bấc và mưa dài trực tiếp, giảm tưới nước, không để cây bị úng hay quá ẩm dễ nhiễm bệnh, khi trời quá rét không nên tưới để tránh bỏng lạnh; mùa hè cần tránh nắng chiếu trực tiếp…
Cây Jindamanee (giống chuẩn) được chuyển về Việt Nam cách đây tầm 3-4 năm, lúc đó Jindamanee có giá bán vượt trội so với cây Hoàng Long. Hiện tại, phong trào chơi kiếm Việt đang lên, nhưng Jindamanee vẫn có chỗ đứng xứng đáng trong vườn của nhiều kiếm thủ, bởi vẻ đẹp đẳng cấp của cây kiếm lưỡi đỏ số 1 Thái là không thể phủ nhận…
Kiếm Đỏ Thái, Bán Kiếm Đỏ Thái Tại Hà Nội
Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái là cây gốc rừng được nhân mô và nhập từ Thái Lan.
Cây có hoa màu tím đỏ lưỡi đỏ, cánh bầu và có hương thơm nhẹ.
Dòng lan rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, siêng hoa…
Hiện tại giá thành cây cũng rất hợp lí và cũng rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của nhà bạn.
Một số loài cùng dòng như kiếm Tiên Vũ, kiếm Huế,…
Hình Dáng Cây Lan Kiếm Đỏ Thái
Hình Dáng Thân: Cây Lan Kiếm Đỏ Thái là hoa lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 5-8 cm(có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây). Thân cây phình ra rộng khoảng 3-5cm. Thân cây lúc mới ra mầm thường có màu xanh tuyền, xanh vàng, mép lá xanh tím và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.
Hình Dáng Lá: Cây hoa lan Kiếm tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều.
Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng. Thường cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa.
Cây khá dễ nhận biết vì trong dòng kiếm loại này thân lá nhỏ và dài nhất.
Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm.
Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.
Loại này rễ cây cũng hay mọc ngược lên trên mặt giá thể để hút hơi ẩm và khí.
Đặc Điểm Sinh Học Cây Lan Kiếm Đỏ Thái
Mùa nở hoa: Mùa hoa của cây dải rác quanh năm và thường chủ yếu vào từ tháng 2 đến tháng 4.
Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm và mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại. Cần hoa mọc ra ngay ở mắt thân cây và thường sát gốc có chiều dài khoảng 40-90 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm. Cần hoa rất quan trọng vì cần to thì hoa sẽ to, dày, dài và rất nhiều bông .
Độ dày hoa phụ thuộc cách trồng cây khác nhau, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 15-25 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 3-6cm (có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).
Màu Sắc và Hương Thơm: Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái có màu tím đỏ, 5 cánh hoa màu đỏ đậm, môi hoa trắng chấm đỏ vàng.
Độ bền của hoa khoảng 10-15 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô, cũng có thể lên đến đến khoảng 30 ngày nếu thời tiết mát mẻ .
Điều Kiện Để Cây Lan Kiếm Đỏ Thái Phát Triển Tốt
Hoa Lan Kiếm là loại hoa lan rất dễ trồng nhưng điều kiện tốt nhất là ưa ẩm và thoáng gió. Ánh sáng từ 20-50% và độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên.
Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.
Tuy nhiên vì cây rất dễ trồng nên cũng có thể chịu hạn và nắng rất tốt.
Cách Trồng Cây Lan Kiếm Đỏ Thái
Khi mua cây Hoa Lan Kiếm về cần làm những bước sau:
Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất, chấu hun, vỏ thông, sỏi nhẹ, xơ dừa…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.
Tách cây ra khỏi chậu: Khi nhổ cây ra khỏi chậu cần làm sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh sau đó chuyển sang chậu mới.
Trồng cây: Trồng cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt. Giữ cho gốc thật chắc phòng khi ra rễ chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân. Không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối.
Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất.
Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.
Chăm Sóc Cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái
Lượng sáng:
Vì lượng ánh sáng cần cho cây Hoa Lan Kiếm là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất chúng ta dùng lưới che nắng. Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…
Khi mới trồng cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c.
Khi cây thuần tức là chúng đã bám rễ và khỏe mạnh, bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.
Tưới nước:
Quan trọng nhất là tưới nước để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c.
Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt
Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây. Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.
Điều kiện để cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái ra hoa:
Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển để cây ra hoa bình thường.
Cây lan Kiếm cũng có thể ra hoa do bị sốc nhiệt hoặc tách từng thân rời. Tuy nhiên hoa cũng sẽ không được đạt như những cây trồng ổn định khỏe mạnh.
Thời điểm bón phân cho cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái
Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển.
Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái
Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Nếu cây nuôi miền bắc thì mùa nóng nên bón ít phân và bón vào buổi chiều. Mùa Thu, Đông và mùa Xuân thì nên bón vào buổi sáng vì thời tiết đã mát và dễ chịu hơn.
Phun phòng bệnh thì mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Cách bảo quản hoa của cây Hoa Lan Kiếm Đỏ Thái
Hoa Lan Kiếm muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển.
Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa, nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.
Kiếm Vàng Thái, Bán Kiếm Vàng Thái Lan Tại Hà Nội
Hoa Lan Kiếm Vàng Thái thuộc dòng Kiếm Tiên Vũ.
Hiện tại cây kiếm này được nhiều người nhập từ Thái Lan về.
Nhưng do mỗi người gọi tên khác nhau nên khó để có thể nhận ra cây này
Cây bán sơn địa là dòng lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, siêng hoa, hoa thơm nhẹ và màu sắc rất bắt mắt. Hiện tại giá thành cây cũng rất hợp lí và cũng rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của nhà bạn.
Hình dáng cây hoa lan Kiếm Vàng Thái
Cây có điểm đặc trưng của loại kiếm Tiên Vũ nên thân lá rất to và đẹp.
Thân cây kiếm là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 5-7 cm(có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây).Thân cây phình ra rộng khoảng 2-4cm. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.
Lá cây kiếm tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều.
Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng.
Thường cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa.
Cây khá dễ nhận biết vì trong dòng kiếm loại này thân lá to nhất và dáng lá cũng khá đặc trưng.
Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ
thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây
sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo
năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.
Đặc điểm sinh học cây lan Kiếm Vàng Thái
Mùa nở hoa dải rác và thường vào từ tháng 3 đến tháng 10.
Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại, cần hoa mọc ra ngay ở mắt thân cây và ở sát gốc có chiều dài khoảng 60-90 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm. Cần hoa rất quan trọng vì cây to thì hoa sẽ dài và rất nhiều bông .
Độ dày hoa phụ thuộc vào cách trồng cây khác nhau, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 15-30 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 4-6cm(có thể to hơn do tình trạng cây ).
Những cây hoa cánh hoa bầu to nên được rất nhiều người lựa chọn.
Màu Sắc và Hương Thơm: Kiếm Vàng Thái thường mới nở có xanh (cánh hoa mới nở màu xanh vàng, lưỡi có màu vàng và 1 ít trắng (hoa đột biến var alba). Cây nuôi trong điều kiện ít ánh sáng thì lá dài và hoa rất khó nhận diện.
Hoa Lan Kiếm Vàng Thái cánh hoa to tròn, chia hoa khá đều, khiến cho người sưu tầm cũng phải lặn lội nhiều mới sưu tầm được cây ưng ý. Độ
bền của hoa khoảng 5-7ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô, cũng có thể lên đến đến
khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ .
Điều kiện cây lan Kiếm Vàng Thái phát triển tốt
Hoa Lan Kiếm là loại hoa lan rất dễ trồng nhưng điều kiện tốt nhất là ưa ẩm và thoáng gió. Ánh sáng từ 20-50% và
độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh
náng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách
đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn
toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.
Tuy nhiên vì cây rất dễ trồng nên cũng có thể chịu hạn và nắng rất tốt.
Cách trồng cây lan Kiếm Vàng Thái
Khi mua cây Hoa Lan Kiếm về cần làm những bước sau:
1.Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất, chấu hun, vỏ thông, sỏi nhẹ…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.
2.Cách tách cây ra khỏi chậu: khi nhổ cây ra khỏi chậu cần rửa sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh
sau đó bôi keo liền sẹo vào những vết dập và phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh, sau đó trồng vào chậu.
3.Trồng cây vào chậu phải đặt thẳng để ngọn
cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân. Không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất.
Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.
Chăm sóc cây lan Kiếm Vàng Thái
Lượng sáng:
Vì lượng ánh sáng cần cho cây Hoa Lan Kiếm là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất
chúng ta dùng lưới che nắng. Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được
sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc…Khi mới trồng
cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh
nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c. Khi cây thuần tức là chúng đã
bám rễ và khỏe mạnh, bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây
có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.
Tưới nước:
Quan trọng nhất là tưới nước tưới thể nào để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang
hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần
khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c.Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt
Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ
gây bệnh cho cây. Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc
máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.
Điều kiện để cây Hoa Lan Kiếm Vàng Thái ra hoa:
Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ
ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển
để cây ra hoa bình thường.
Mẹo nhỏ: Cây lan kiếm khi tách 1 thân và để hơi khô thì khả năng lên hoa cũng khá cao. Quan trọng cần sử dụng thuốc đúng cách thì cây sẽ đạt được hoa mà cây không bị suy yếu.
Bón phân và phun thuốc cho hoa lan kiếm vàng Thái
Thời điểm bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang
phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh
năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn
vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì
nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây
phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Kiếm
Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất
thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh
cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp
mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Cách bảo quản hoa của cây Hoa Lan Kiếm :
Hoa Lan Kiếm muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh
sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc
đẩy cây hoa phát triển. Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm
ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa, nên tưới
vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.
Vì tính đặc thù của cây lan kiếm là nở rất nhanh và rất nhanh tàn nên mọi người chú ý khi cây bắt đầu nở cần tưới nhiều nước, che bớt ánh sang để cây giữ hoa được đẹp nhất.
Kiếm Hoàng Long – Cây Kiếm Quân Vương
Trong loạn thế quần hùng ắt phải có thủ lĩnh. Đó phải là người có tài năng và cốt cách vượt trội, được mọi người đồng lòng suy tôn. Và trong số các cây kiếm tiên vũ đột biến rừng Việt, khó có cây kiếm nào xứng danh QUÂN VƯƠNG hơn cây kiếm mang tên HOÀNG LONG.
Kiếm Hoàng Long là cây kiếm xuất sắc, đẹp toàn diện cả thân củ, lá và hoa. Củ phát từ đáy, cây trưởng thành củ mập hơn lon bia, hơi thon phần cổ lá. Thùy lá xanh sạch, măng mầm xanh nõn chuối. Bộ lá xòe mở, vút thẳng, bản lá dày và to bậc nhất trong làng kiếm. Lá kiếm Hoàng Long đạt 5-6-7 cm là rất bình thường, có cây còn đạt hơn 7cm. Với bộ dạng khủng và tốn nhiều dinh dưỡng nuôi cây, Hoàng Long có thể phát triển không nhanh như một số cây kiếm khác, nhưng khi đủ lực tròn bụi Kiếm Hoàng Long lên chậu như hoa hậu lên ngôi, với số đo các vòng hoàn hảo, thần thái uy nghi đĩnh đạc khiến các kiếm thủ ngất ngây. Và khi chậu kiếm Hoàng Long bung hoa, đó thực sự là một tuyệt tác của mẹ thiên nhiên, đơn giản là không chê vào đâu được. Cần hoa xanh, dài, thẳng, dày bông, phân hoa đều, với những bông hoa màu vàng dịu rực rỡ rủ xuống như chuỗi ngọc, toả hương khá đậm. Hoa semi-alba không tỳ vết, cánh bầu xếp cân đối tương đối khít, lưỡi trắng ánh hồng quyến rũ, giữa lưỡi có ánh vàng lan vào họng và lên trụ nhụy. Hoa nở đẹp nhất trong 8-12 giờ đầu khi lưỡi duỗi thẳng, sau đó lưỡi hơi cuộn lại và cánh hoa dần chuyển màu vàng đậm hơn.
Tổng thể là vậy, nhưng kiếm Hoàng Long soi kỹ mỗi lần nở hoa mỗi khác một chút, tùy mùa, tùy cách chăm sóc, tùy chế độ dinh dưỡng. Còn có dòng “Hoàng Long lùn” với thân lá rất ngắn (không quá 20-25cm), có thể do khác biệt lâu ngày về cách cho ăn nắng, cách tách cây, cách phân thuốc…
Cái đẹp phô bày hết ra ngoài của Hoàng Long không có gì phải bàn cãi, ngay cả những cây kiếm xịn của nước ngoài cũng phải ghen tỵ. Nhưng xuất xứ và tên gọi của cây kiếm QUÂN VƯƠNG này lại là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Từng có nhiều cái tên gắn với cây kiếm này: Hoàng Long, Phan Trí, Sư phụ, Thượng phương bảo kiếm, Mai Hoa (Phú Quốc), Gia Lai vàng… Bởi vậy, một số kiếm thủ lão làng đã so sánh các tên kiếm này trong thực tế (không chỉ qua một vụ hoa, mà qua vài vụ hoa để loại trừ các khác biệt do điều kiện nuôi trồng, thay đổi tiểu vùng khí hậu), đồng thời cất công tìm hiểu, truy nguyên nguồn gốc của nó.
Kết luận được phổ biến rộng rãi là: các tên kiếm này đều xuất thân từ một người là bác Nguyễn Minh ở Nhà Bè (nghe nói bác được tặng cây kiếm này từ nguồn rừng miền Trung), khoảng năm 2007 được tách tặng cho 3 người: thầy Trừu được mọi người gọi là Sư phụ, một thầy tên Quốc Anh, và thầy Phan Trí. Rồi từ 3 thầy cây kiếm dần được chia sẻ cho các kiếm thủ trong cả nước (bao gồm cả phát tán qua đường kiếm tặc hixx). Các thầy ngày xưa chỉ gọi cây kiếm này đơn giản là kiếm vàng, hoặc kiếm củ vàng. Cây mang tên Sư phụ từ nguồn nhà Sư phụ. Cái tên Hoàng Long xuất hiện vào khoảng năm 2010-2011 (tên đầy đủ là “Hoàng Long dâng châu”, sau gọi gọn lại là Hoàng Long), nguồn cây từ một kiếm thủ trong Sài gòn mua được cây này từ nguồn các thầy. Riêng cái tên Phan Trí, hoặc gọi tắt là Trí, được các kiếm thủ phía Bắc gọi theo tên thầy Phan Trí khi được thầy chia sẻ cây kiếm này ra Hải Phòng vào khoảng cuối năm 2011.
Bởi vậy, từ năm 2017 trở lại đây nhiều kiếm thủ đã chấp nhận cái tên ghép “Hoàng-Phan-Sư” (Hoàng Long – Phan Trí – Sư phụ) hoặc viết tắt là “HPS” để truy nguyên nguồn gốc và tránh thiệt hại cho người chơi. Vì một thời cây kiếm mang tên Hoàng Long có giá bán vượt trội so với các tên kiếm khác.
Nhưng vẫn có một dòng ý kiến cho rằng cây Kiếm Hoàng Long có sự khác biệt với cây Kiếm Phan Trí, về một số mặt như hình thái lưỡi hoa, màu hoa, đặc điểm sinh trưởng… Dòng ý kiến này cũng khá mạnh. Kể ra khác biệt ý kiến là bình thường. Điều đáng mừng, tuy mỗi người có thể gọi cây kiếm với tên khác nhau, đến nay mọi người đã chấp nhận các cây kiếm này đều được bán, mua với cùng một giá.
Nói gì thì nói, cái tên đẹp nhất, thể hiện đầy đủ nhất vị thế QUÂN VƯƠNG của cây kiếm chính là HOÀNG LONG. Cái tên đẹp cho một cây kiếm đẹp, đã góp phần thay đổi nhận thức của các kiếm thủ: để tỏa sáng trong làng kiếm, cây cần có tên, và tên cần tương xứng với cây.
Cây kiếm QUÂN VƯƠNG đẹp miễn chê là vậy, có khuyết điểm nào chăng? Xin thưa, khuyết điểm trầm trọng nằm ở bộ lá, với tình trạng lá sần khá phổ biến. Theo một số kiếm thủ, mẹ láng con chuyển sần có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn khi tách chiết trồng lại cây mất rễ gặp thay đổi môi trường nắng quá hoặc lạnh quá dẫn đến mất nước, không đủ dinh dưỡng, bị các loại kiến rệp bọ trích, do không sát trùng cẩn thận bị virus tấn công… Lá sần mang tính di truyền, cho đến nay chưa có biện pháp chuyển sần thành láng được công bố. Do tâm lý các kiếm thủ cả năm chơi lá 2 tuần chơi hoa, nên giá của cây sần hiện nay chỉ bằng 25-30% so với cây láng (dù đã có thời cách đây 5-6 năm giá cây sần không hề thua kém cây láng). Đây cũng là một thiệt thòi của cây sần, bởi cây sần có nét đẹp khỏe khoắn riêng, hoa vẫn lung linh như thường, thậm chí cây sần cánh hoa còn dầy hơn, màu còn rực rỡ hơn cây láng. Và sở hữu một cây Kiếm Hoàng Long lá sần vẫn là mơ ước của nhiều kiếm thủ.
Cây kiếm QUÂN VƯƠNG thân thủ phi phàm, cốt cách và thần thái bậc nhất đã được nuôi trồng và nhân giống bởi các thầy, các kiếm thủ lão làng đất Sài Gòn. Ở nơi nắng là nắng mưa là mưa ấy, những người con đất phương Nam khí khái, hào sảng, phóng khoáng, nghĩa tình, luôn dang tay chào đón những người bạn muôn phương, luôn khởi đầu cho những điều mới mẻ. Thật tuyệt vời cho làng kiếm Việt, đó cũng là nơi khởi nguồn của cây kiếm QUÂN VƯƠNG độc đáo mang tên HOÀNG LONG – bảo bối trấn vườn của các kiếm thủ.
Bạn đang xem bài viết Kiếm Jindamanee – Cây Kiếm Lưỡi Đỏ Thái Lan trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!