Xem Nhiều 4/2023 #️ Hướng Dẫn Làm Giàn Treo Lan Và Những Điều Cần Lưu Ý # Top 4 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 4/2023 # Hướng Dẫn Làm Giàn Treo Lan Và Những Điều Cần Lưu Ý # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Làm Giàn Treo Lan Và Những Điều Cần Lưu Ý mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

A! Xin chào tất cả các cô chú, anh chị và các bạn. Số là mấy ngày hôm nay đi công tác trên Đà Lạt. Có ghé vào nhà chú Lâm, một nhà vườn trồng lan chính hiệu. Vào đúng lúc chú mới làm xong cái giàn treo lan.

Thấy đẹp rẻ nữa nên có hỏi cách làm với giá làm. Về tới nhà là viết bài chia sẽ cái giàn treo lan của chú Lâm cho các bạn liền nè.

Làm giàn treo lan là nói chung không có những cái nguyên tắc nào nhất định hết. Tùy thuộc vào vườn của mình nó nằm ở địa điểm như thế nào. Nó chỉ có một số điều cơ bản là cần phải vững chắc, và phải thông thoáng. Đó là hai điều kiện cần thiết nhất để mình có thể làm một cái giàn treo lan mới.

Thông thoáng là như thế nào. Thông thoáng là từ nóc lưới che nắng của giàn treo lan, từ đó xuống tới mặt đất. Phải đạt độ cao khoản tầm 3m đổ lên, khoản 3m -3,5m. Đó là chiều cao để tạo sự thông thoáng. Nếu mà cái vườn mình có diện tích nhỏ thì mình làm cái phần trên nóc nó hơi xéo một tý. Để khi gió nó lùa vô thì nó có thể ra ngoài một cách dễ dàng. Nó không bị tung cái nóc lưới của mình lên. Làm cho cái vườn treo lan của mình nó thoáng, không có bị tụ động.

Lưu ý về phần thanh treo giàn lan.

Thanh treo lan tùy theo chiều cao mỗi người mà mình thiết kế làm sao cho nó vừa cái tầm mắt khi mà mình treo lan xuống. Cái chậu lan nó nằm trong tầm mắt của mình, nằm trong tầm mắt của mình để làm gì? Để sau này mà mình.Phun phân, phun thuốc, hay là phun dinh dưỡng, xem, thăm lan của mình sẽ dễ hơn. Mình không nên để nó quá cao, khi mà cao quá thì mình khó kiểm sót chậu lan của mình.

Thứ 2 khi mà mình chọn sắt hoặc là những vật liệu để làm. Phải tùy theo nhu cầu của mỗi người đó là chơi lan gì? Các bạn chơi lan mà thích chơi chậu khủng thì các bạn phải chọn sắt bự hơn, cứng hơn. Để khi mà mình treo lên giàn lan của mình nó có thể chịu đựng được cái sức nặng của những cái chậu lan đó. Một chậu 2 chậu thì không sao, nếu mà nhiều chậu như vậy nó sẽ rất là nặng. Một hai chậu lan nó không có thành vấn đề gì. Nhưng khi treo nhiều chậu lên một cái giàn treo lan thì nó khác nữa, đó là những điều cần lưu ý.

Mua sắt để làm thì mình phải mua như thế nào, sắt các bạn nên mua cái loại mạ kẽm. Vì sao? Vì chúng ta khi chơi lan nó sẽ tiếp xúc với phân thuốc rất là nhiều. Nếu mua sắt mà không có mạ kẽm thì nó rất là dễ bị rỉ sét. Lúc sửa chữa thì sẽ rất là khó. Cái gì cũng vậy làm mới rất dễ nhưng sửa chữa thì sẽ khó hơn. Nên chúng ta phải chọn sắt mạ kẽm cho nó tốt và những mối hàng thì chúng ta phải nên lấy sơn bạc xịt lên cho nó, xịt thật nhiều, thật dày.

Lưu ý khi làm thân trụ cho giàn lan.

Cái phần trụ giàn treo lan mình nên làm bằng trụ bê tông. Vì cái phần phía dưới là phần chịu lực chính, chứ không phải những cái thanh sắt treo lan. Khi mà treo chậu lan lên nó sẽ giúp cho cái vườn vững chắn hơn, nó không có bị đung đưa hoặc lung lay. Nếu mình dùng ống sắt thì cũng được.

Nhưng mà lâu ngày nó sẽ bị đọng nước dưới chân, nó sẽ gãy. Và lúc đó nếu mà gãy phần móng thì phần phía trên cũng sẽ không giữ được đó là chuyện đương nhiên. Vậy mua sắt như thế nào để nó rẻ hơn? Mình có thể ra mấy cái tiệm bán sắt, có những tiệm mà người ta bán sắt lỗi.

Nói lỗi không phải là nó lỗi hết, lỗi nhiều nó chỉ lỗi một phần nào đó thôi. Bán cho người làm nhà thì người ta không thích. Nên mình ra mua cái loại sắt đó thì nó sẽ rẻ hơn để giúp mình tiết kiệm được chi phí. Nói chung giàn treo lan thì cũng không cần phải chi là đẹp. Nó chỉ cần vững chắc, kiên cố chịu được cái sức nặng của những chậu lan là được. Còn những khoản cách mà mình để treo lan thì mình sắp xếp sao cho nó đều thôi tùy theo điều kiện của mỗi vườn.

Lưu ý phần lưới che của giàn lan

Với những giống như dendro cần nhiều nắng thì chúng ta chọn lưới có độ che nắng 50%-60%. Nếu được nữa thì mua lưới dệt kim của Lợi Lợi Dân. Lưới dệt kim bên Lợi Lợi Dân sẽ tốt hơn. Vì lưới dệt kim khi mà hạt mưa rớt xuống nó sẽ bị chia nhỏ ra. Không có bị nhiễu nguyên giọt nước lên cái đọt lan của  mình, gây hiện tượng là thúi đọt dẫn đến hư cây lan.

Khi cột lưới mình cố gắn cột cho chắc đừng để phần nóc bị tung quá. Chú Lâm dùng sợ dây cước dùng để giăng giàn để cột lưới, mà hình như Lợi Lợi Dân cũng có bán đó.

Mình làm giàn treo lan chơi thì làm cái giàn sao cho nó coi được tý. Đừng nên làm bằng tre nứa, hoặc những loại bằng cây, vì những loại đó thường thì không có được lâu. Giỏi lắm thì nó chịu được 2 năm nó sẽ mục. Rồi nó gãy thì nó sẽ bị rớt cái chậu lan, nó hư sẽ rất là uổng.

Còn mua sắt nếu làm nhỏ thì cũng không tốn nhiêu tiền. Vì khi mình mua một chậu lan vài trăm ngàn, 1 triệu, 3 triệu…. Mà cái giàn treo lan không dám làm thì mình lấy chỗ đâu mà treo. Muốn an cư thì phải lạc nghiệp. Muốn lan tốt thì mình phải làm cái chổ ở cho nó trước đã. Làm chỗ ở ổn định thì cây nó sẽ tốt hơn, đây là những đều mà mình muốn chia sẽ cho các bạn.

Lưu ý phần nền của giàn treo vườn lan

Phần nền chú Lâm sẽ phủ bạt trải diệt cỏ của Lợi Lợi Dân luôn. Phủ hết cái phần vườn lan luôn, tại vì tránh tình trạng cỏ mọc, có nước có sìn lên, sâu bọ, ốc nó  phá hoại cây lan của mình nên chú Lâm sẽ phủ bạt trải diệt cỏ. Mà mua bạt trải diệt cỏ nên mua bên Lợi Lợi Dân. Bên đó bán bạt đen, dày, mà còn thấm nước nữa. Để trách cái cảnh mưa xuống mà không thoát nước được nó đọng lại trên bề mặt thì nhớp nháp lắm. Bạn muốn mua lưới che nắng ở trên nóc, dây cột lưới hay bạt trải diệt cỏ á. Thì ra mấy cửa hàng bán lưới hỏi lưới Lợi Lợi Dân là có à.

Mình cố gắn làm cái giàn treo lan cho nó  được được tý thì mình chăm sóc cây lan nó cũng sẽ thấy thương hơn. Nó cũng vui hơn, nó tốt hơn, mà mình cũng không có phải đi lom khom, người ta nhìn vô vườn lan cũng đẹp hơn. Nói giàn treo lan cũng không cần đẹp lắm, nhưng nó cũng phải ngăn nắp, gọn gàn, thì nhìn vô cái cảm giác của mình sẽ thích hơn.

Những trụ bê tông sẽ chịu lực làm cho cái giàn chắc chắn, 20 năm không thèm nhút nhít. Nếu mình làm bằng cái ống sắt thì có thể là 3 năm là nó mục phần chân, gãy cái chân rồi là mình phải sửa chữa. Mà sửa chữa thì nó rất là mệt. Cái vườn này  của chú Lâm bề dài nó  khoản 10m. Tiền sắt thì chú Lâm mua hết khoản 5 triệu, còn bê tông thì có thể mua ngoài tiệm hoặc tự đổ cũng được.

Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:

Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp. Đặc biệt là các sản phẩm phục vụ nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Hiện tại, Giỏ sản phẩm Lợi Dân bao gồm:

0/5

(0 Reviews)

Giàn Treo Cho Lan: Hướng Dẫn Cách Làm

Trong bài viết này, hãy cùng Huyền Bùi tìm hiểu kỹ thuật làm giàn treo cho lan, sạp kệ, móc treo … để tối ưu hoá không gian hoặc giúp thiết kế không gian cây hoa cảnh được đẹp hơn.

1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu.

1.1. Làm giàn treo cho lan, sạp kệ.

Các nhóm lan có thể trồng chậu như Dendrobium, Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium (mục đích là bán cây thành phẩm).

Cơ sở vật chất khung sườn giàn lan. Có 2 trường hợp làm giàn treo cho lan, sạp kệ cho cây lan trồng chậu:

+ Trường hợp làm sạp nổi để đặt chậu:

– Chiều cao của cột: 3 – 3,2 m.

– Cột bằng Xi măng hay sắt hay cây.

– Chiều cao của liếp: 1 m.

– Chiều rộng của liếp: 1,2 – 1,4 m.

– Chiều dài tùy theo kích thước vườn.

– Các liếp cách nhau: 50 – 60 cm.

– Mặt liếp sử dụng lưới B40 hoặc các loại lưới có lỗ to hơn để vừa kích thước chậu.

+ Trường hợp treo chậu bằng móc:

– Chiều cao của cột: 2,8 – 3 m.

– Cột bằng Xi măng hay sắt.

– Giữa chiều cao của cột (khoảng 1,5 m tính từ mặt đất, đặt thêm hệ thống cột ngang để treo chậu).

– Hệ thống cột ngang để treo chậu cũng xếp thành hàng (liếp) cho dễ chăm sóc.

– Để treo các chậu phong lan có thể dùng cây tầm vông thật thẳng làm sào hoặc tốt nhất là dùng các loại ống nước tròn bằng nhựa hoặc sắt. Những cây sào này được gác song song cạnh nhau, khoảng cách giữa hai cây độ 30 – 35 cm là vừa.

1.2. Làm mái che cho lan.

– Hiện nay, mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu. Lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống.

– Mái giàn lợp bằng tre, bằng lá rất mau mục.

– Đối với nhóm lan Phalaenopsis đòi hỏi giảm bớt lượng ánh sáng còn khoảng 20 – 30% nên cần che lưới dày hơn so với các nhóm lan khác.

– Đối với lan cắt cành: Các nhóm lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như Dendrobium, Mokara, Vanda, Oncidium. Có thể trồng các nhóm lan này thành băng bằng xơ dừa hoặc luống.

1.3. Làm khung sườn giàn lan.

* Khung sườn giàn lan.

– Cột chống đỡ cho giàn lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ).

– Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m.

– Chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn.

– Nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái.

* Thiết kế hệ thống liếp cho giàn lan.

– Chiều rộng mỗi liếp (tuỳ mục đích trồng hàng đôi hay hàng ba): 40 – 60 cm. Xung quanh liếp được dựng các viên gạch thẻ hoặc được xây kiên cố cao khoảng 10 – 15 cm.

– Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.

* Mái che cho lan.

– Mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu.

2. Làm móc treo cho lan.

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu làm móc treo cho lan.

– Để làm được móc treo trồng hoa lan chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

kìm, kéo cắt sắt, các loại sắt, thép để làm móc treo.

2.2. Các bước tiến hành làm móc treo cho lan.

Bước 1: Chúng ta tiến hành chọn các loại dây thép phù hợp với từng kích cỡ của chậu, tốt nhất nên chọn các loại dây thép không bị rỉ. Đo chiều dài 3 đoạn dây thép, đường kính 1 – 2mm, mỗi đoạn dài 50 – 60 cm. Sau đó uốn cong vào thành chậu.

Bước 2: Uốn cong dây thép vào chậu trên 3 điểm.

Bước 3: Hoàn thiện móc treo.

Huyền Bùi hi vọng với những kinh nghiệm này, bạn có thể tự làm giàn treo cho lan, sạp kệ, móc treo … một cách dễ dàng!

Lan Ngọc Điểm: Những Điều Cần Lưu Ý Khi Trồng Và Chăm Sóc

Bạn có biết ngọc điểm là một giống lan có khả năng chịu nóng tốt hay không, chúng có thể phát triển khỏe mạnh ở nhiệt độ từ 26 – 30 độ C. Giống lan rừng ngọc điểm tại Việt Nam có nguồn gốc từ những cây bóng mát ở TPHCM và rừng miền đông nam bộ, cao nguyên trung nam bộ. Có một số giống lan ngọc điểm với màu đỏ, trắng, gạch tôm được nhập từ Thái Lan về và nhân giống thêm.

Tuy có khả năng chịu hạn nhưng ngọc điểm loại thích ẩm, nếu như độ ẩm tại nơi trồng lan cao thì sẽ kích thích sự phát triển của rễ nhiều hơn. Khi trồng, mọi người nên đảm bảo độ ẩm từ 40 – 70% cho lan. Cũng cần chú ý ngọc điểm là giống lan độc trụ nên khi sử dụng giá thể cho cây cần phải thoáng, có thể chỉ cần cột lan vào cây tựa, phần giá thể sẽ là 3 cục thân gỗ hoặc sử dụng ngói cong. Ngoài ra, bạn cũng có thể cột chúng lên giá thể sống trên cây để lan phát triển tự nhiên.

Về nước tưới có thể tưới 2 lần/ngày từ tháng 5 – cuối tháng 11, 3 lần/ngày từ tháng 11 – 1, và trong khoảng thời gian từ tháng 2 – 4 mỗi ngày chỉ cần tưới 1 lần là được.

Với đặc tính ưa sáng chúng ta có thể trồng ngọc điểm ở nơi nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh nắng trực tiếp có thể khiến cây bị ảnh hưởng, bỏng lá. Chúng ta chỉ nên cung cấp khoảng 60% ánh sáng cho cây, không nên trồng cây ở khu vực quá nắng hoặc quá rợp bóng sẽ khiến cây không thể phát triển tốt được.

Nếu xét về việc ra hoa của lan thì yếu tố ánh sáng không quyết định mà nó bị ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng trong ngày. Chính vì điều này nên ngọc điểm chỉ ra hoa vào mùa xuân.

Phân bón là thành phần quan trọng để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây, nhu cầu của chúng tương tự như lan Vanda. Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, đây là khoảng thời gian chúng ta cần chú ý đến việc sử dụng phân bón. Chỉ nên tưới nước 1 lần/ngày cho cây, khi thấy lan chớm nụ tuyệt đối không nên bón phân vì có thể làm rụng nụ. Nếu trước đây sử dụng phân 30-10-10 thì hãy thay bằng 10-20-20, và trước khi hoa tàn 1 tuần mọi người sẽ thay phân 10-20-20 bằng phân 10-20-30 để tăng thêm sức khỏe cho cây.

Nếu xem xét kỹ Vanda và ngọc điểm có nhiều điểm giống nhau, trong đó có cả việc thay chậu, nhân giống và sử dụng giá thể. Chúng ta nên thay chậu cho ngọc điểm vào mùa mưa bởi chúng có thời gian nghỉ, trường hợp thay chậu trái mùa vẫn được nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và có thể làm cây bị chết.

Chúng ta đều biết ngọc điểm là một giống lan bản xứ nên khả năng chống chịu với sâu bệnh của cây rất cao. Thế nhưng, với những giống lan rừng mới được mang về trồng thì khả năng cây bị bỏng lá do ánh sáng nhiều là rất cao. Điều này khiến lan ngọc điểm dễ bị sâu bệnh tấn công cho nên phải thật chú ý khi trồng.

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan. Tham khảo TẠI ĐÂY ./.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chơi Lan Giả Hạc Ma Bó

Lan Giả Hạc Ma Bó đã trở thành loài hoa quen thuộc với người trồng lan. Không chỉ riêng mùi thơm mà màu sắc cũng tạo nên sự đặc biệt cho Lan Giả Hạc Ma Bó. Loài hao nào cũng có những đặc điểm riêng cần phải chú ý Lan Giả Hạc Ma Bó cũng vậy. Chúng tôi đưa ra một số lưu ý trong những điều cần biết khi chơi Lan Giả Hạc Ma Bó cùng nhau tìm hiểu nào.

(Hoa Lan Giả Hạc Ma Bó thường cho ra hoa màu trắng phớt hồng)

Một số điều cần biết khi chơi hoa Lan Giả Hạc Ma Bó:

Hoa Lan Giả Hạc Ma Bó có 2 kiểu cánh là cánh thẳng và cánh xoắn. Để phân biệt cũng rất đơn giản cánh hoa xoắn to hơn cánh thẳng và môi hoa cũng to hơn. Cánh thẳng lại có kết cấu đồng đều và bắt mắt trên một giả hành. Đó là lý do vì sao người chơi lan lại ưa chuộng giống hoa cánh thẳng hơn hoa cánh xoắn.

Lan Giả Hạc Ma Bó có 2 loại là thân ngắn và thân dài. Về cơ bản, hoa của 2 loại này đều giống nhau, tuy nhiên, ở những cây thân ngắn, kết cấu ra không đều theo chiều dài của giả hành mà chúng sẽ mọc thành chùm ở phía đầu ngọn.

Màu sắc cánh hoa cũng có sự khác nhau trên từng cây Lan Giả Hạc Ma Bó. Đa phần các cánh hoa màu trắng có phớt hồng. Tuy nhiên cũng có trường hợp màu hồng chiếm vị trí chủ đạo khiến bông hoa mang một vẻ đẹp khác lạ thắm đợm.

Đặc biệt một số cây còn cho hoa trắng tinh, từ cánh hoa đến môi hoa. Những cây này được gọi là Giả Hạc Di Linh Trắng, bị đột biến, có giá rất đắt, được giới sưu tầm lan săn lùng.

(Thân cây Lan Giả Hạc Ma Bó thường có hai loại là thân ngắn và thân dài)

Một số cây có vỏ áo trắng bao phủ, nhưng một số cây lại không. Có cây có giả hành thon gọn, màu xanh bóng; nhưng cũng có cây có giả hành mập mạp, màu xanh xám điểm chấm tím.

Cây thân dài thường có giả hành thon gọn, còn cây thân ngắn thì giả hành to mập hơn. Thông thường, những cây thân dài, giả hành thon gọn sinh trưởng kém, nếu chăm sóc không đúng cách rất dễ bị teo tóp, còi cọc. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc, cây đủ dinh dưỡng chúng sẽ vẫn cho hoa nhiều, đều và đẹp.

Giống hoa Giả Hạc phân bố chủ yếu phân bố ở nhiều vùng miền, trong đó, khu vực tỉnh Kon Tum là nhiều nhất, đặc biệt là ở Konchro, Đak Glei, Konkakinh, Kbang, Đak Pơ, Ia Pa.

Do đặc điểm khí hậu và môi trường khác nhau nên khi trồng phải lưu ý để cho ra hiệu quả như mong muốn.

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Làm Giàn Treo Lan Và Những Điều Cần Lưu Ý trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!