Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Kỹ Thuật Ghép Lan Trên Thân Gỗ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lan trồng ghép trên thân gỗ thường là những giống lan Long tu, Giả hạc, Đơn cam, Kim điệp, Hạc vỹ, Hoàng vũ, Đùi gà, Đai châu, Hoàng phi hạc,… Dù là chọn giống lan nào thì cũng phải đảm bảo cây khỏe mạnh, có lá gốc đầy đủ, ít nhất từ 5 – 6 lá.
Gỗ dùng để trồng ghép lan thường là gỗ cây nhãn, gỗ cây vú sữa hoặc gỗ của những loại cây không chứa tinh dầu, không chứa nhựa đắng, ít bị tấn công bởi mối mọt, nấm mốc và sâu bệnh. Bên cạnh đó, gỗ có độ bền từ 3 – 4 năm, khó bị mục rửa hay thối nát, nhờ, đó, không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lan.
3. Xử lý gỗ trước khi trồng lan
Cũng như bất kỳ giá thể nào dùng để trồng lan, gỗ phải được xử lý trước khi trồng để đảm bảo an toàn cho lan. Theo đó, việc đầu tiên cần làm là cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài để vừa tiêu diệt côn trùng, sâu hại; vừa giúp cây lan bám chắc vào thân gỗ sau này. Sau đó rửa khúc gỗ với nước vôi pha loãng rồi để ráo, sau 2-3 ngày thì đóng đinh vào một đầu của khúc gỗ.
4. Kỹ thuật ghép lan trên thân gỗ
Dùng dây kẽm cột chặt các cành, nhánh của lan vào thân gỗ. Hoặc có thể ghép sát cây lan vào thân gỗ rồi dùng dây thít nhựa thắt lại. Thắt chặt để cây lan được cố định, không bị lung lay khi có gió mạnh. Sau đó bổ sung thêm một ít xơ dừa vào gốc lan để giúp rễ bám chắc hơn. Lưu ý: Không nên ghép quá dày, cũng không nên ghép quá chặt vì sẽ khiến cây dễ bị chết úng. Thắt vừa tay, đảm bảo cây không nghiêng ngả hay lung lay là được.
Sau khi ghép, treo khúc gỗ lên cao ở vị trí thoáng mát, tránh nắng chiếu trực tiếp và tránh nơi mưa nhiều. Tưới nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cho lan. Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, lượng nước vừa đủ để làm ướt rễ và làm mát thân cây. Về phân bón, không nên bón phân NPK mà nên dùng nước vo gạo hoặc nước ngâm tro hoai để tưới, giúp cây khỏe mạnh, cho hoa sai, thắm màu và tươi lâu. Khi thấy cây xuất hiện lá già, lá vàng úa thì nhanh chóng cắt bỏ để ngăn chặn sâu bệnh.
Kỹ Thuật Ghép Lan Trên Thân Gỗ
Ghép lan trên thân gỗ là niềm đam mê của không ít người chơi lan. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng thích hợp để lan sinh trưởng, đồng thời nếu chăm sóc không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sống của cây.
1. Chọn gỗ trồng lan tốt nhất
– Khi chọn thân gốc để trồng lan, bạn tuyệt đối không nên sử dụng những loại gỗ có tiết ra tinh dầu như bạch đàn hay những giống cây có nhựa đắng: gỗ xoan, thông ngo, cao su… Đồng thời tránh chọn cây có chu kỳ thay vỏ hằng năm sẽ tác động đến điều kiện sống của lan. Những loại cây thân gỗ dễ bị mục như sồi, mít… cũng không phải là giá thể trồng lan lý tưởng. – Khi chọn thân gỗ để trồng lan bạn cũng nên đặc biệt chú ý đến hình dạng và kích thước của chúng, để tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, cân đối cho gốc lan mình yêu thích. – Nhãn và vú sữa là 2 loại gỗ trồng lan được yêu thích nhất hiện nay, vì những lý do sau: + Gỗ nhãn và vú sữa hoàn toàn không chứa tinh dầu, không tiết ra chất dịch nhầy, đắng hay chát. Do đó người trồng sẽ không lo lắng rễ lan sẽ bị teo, thun đầu dẫn đến chết. + 2 loại gỗ này ít bị côn trùng, sâu bọ tấn công, nấm bồ hóng cũng không phát triển như những giống cây khác. Đây chính là điều kiện thuận lợi để lan quang hợp tốt, không bị còi cọc, kém phát triển do môi trường của thân cây chính tác động. + Tuổi thọ trung bình của nhãn và vú sữa thường giao động từ 3 – 4 năm, khoảng thời gian này đủ để lan sinh trưởng và phát triển ổn định. + Chi phí đầu tư cho thân gỗ vú sữa và nhãn không quá cao, dễ tìm kiếm, nguồn cung ổn định nên người trồng vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không mất nhiều công sức. Không chỉ vậy, thân dáng của 2 loại gỗ này khá đa dạng, dễ hoàn thiện một nhánh lan thân gỗ độc đáo, ấn tượng.
2. Kỹ thuật ghép lan trên thân gỗ – Thân cây nhãn và vú sữa tuy có nhiều đặc tính phù hợp để trồng lan, nhưng không phải giống lan nào cũng có thể ghép được. Lan long tu, dã hạc, đơn cam, kim điệp, hoàng phi lạc, hoàng vũ… là những giống thích hợp với điều kiện sống trên thân gỗ. – Đầu tiên chúng ta cần xử lý tốt thân gỗ để trồng lan. Cạo sạch lớp vỏ trên thân nhãn và vú sữa. Đây là công đoạn để làm loại bỏ lớp côn trùng, sâu nấm trú ẩn dưới vỏ cây và hạn chế tình trạng bong vỏ trong quá trình trồng lan. – Rửa sạch gỗ và ngâm trong nước vài ngày. Hòa tan dung dịch vôi với nước để loại bỏ mầm bệnh như nấm, sâu đục thân, mọt, rêu… còn sót lại để đảm bảo giá thể thanh sạch nhất. – Sau khi ngâm thân gỗ, bạn đem phơi ở nơi thoáng mát cho ráo nước trong vòng 2 – 3 ngày. Nếu gỗ còn quá ẩm ướt là môi trường thuận lợi để nấm bệnh sinh sôi, nhưng nếu quá khô lan rất khó để thích nghi. Tiếp đến tiến hành đóng đinh vào một đầu để làm móc treo gỗ. – Trong giai đoạn đầu ghép lan, bạn cần lót thêm xốp xơ dừa để duy trì độ ẩm và cố định cây dễ hơn, tránh gió xô ngã làm thân lan bị tổn thương.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi xử lý thân gỗ trồng lan. Chúc bạn thực hiện thành công và thu được những nhánh hoa lan rực rỡ mà mình yêu thích.
Kỹ Thuật Trồng Lan Trên Thân Cây Gỗ
Lối trồng trên vỏ cây có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
– Có ích cho những loại lan muốn phơi rễ ra ngoài không khí.
– Giúp cho cây lan và rễ tăng trưởng một cách tự nhiên theo chiều dọc.
– Gọn nhẹ hơn so với lối trồng trong chậu, không chiếm nhiều mặt bằng.
– Bảo đảm không thối rễ nhưng trái lại, dễ bị khô; tránh bị úng nước nhưng cần cung cấp nhiều độ ẩm.
– Nhìn tự nhiên và mỹ thuật, tùy theo độ thẩm mỹ, phối hợp giữa cây lan và vật liệu ta có một tác phẩm nghệ thuật làm tăng giá trị của hoa lan.
Vật liệu để gắn hay buộc cây lan:
– Thân cây dương xỉ mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Cây có thân xốp, nhiều sợi, rất thoáng khí. Cây được cắt thành đoạn hay để nguyên cả cây. Loại này rất bền, kéo dài nhiều năm, rễ lan dễ bám vào. Vỏ cây dương xỉ cắt thành từng tấm là phần ngoài của thân cây.
– Vỏ cây bách sần sùi tăng thêm vẻ thô sơ, hoang dại. Nên chọn vỏ cây dày, không tách rời gỗ, dễ bị sâu bọ ẩn trú. Hoặc vỏ cây thông, vừa sần sùi đẹp lại có sẵn chất chống lại bọn nấm mốc.
– Vỏ quà dừa có thể để nguyên hay cắt làm đôi.
– Vỏ cây làm nút chai, cây này cung cấp vỏ rất dày dùng trong kỹ nghệ đóng nút chai. Cây trồng 20 năm mới thu hoạch, sống lâu từ 150-200 năm. 9 năm mới lấy vỏ một lần. Vỏ cây dày từ 2.5-5cm rất lý tưởng để buộc cây lan vào, rất có mỹ thuật để triển lãm.
– Gắn cây lan vào lưới, tốt hơn là gắn vào lưới bằng nylon để cho gió dễ dàng lùa qua. Ví dụ như cây lan không lá Chiloschista lunifera..
– Máng vào giỏ treo.
– Gắn lên các cây trong vườn, có thể gắn cây lan lên các cây ăn quả trong vườn, ngoại trừ những cây có nhựa độc. Cây lan chỉ bám vào cây chính mà không làm hại cây này như các cây tầm gửi khác. Các loại cây cam, bưởi, chà là, sồi, sung, cau, dừa đều có thể dùng làm chỗ gắn cây lan. Nên chọn những cây trong vườn có nhiều nắng, gần nguồn nước và ở vào chỗ ta có thể ngắm nhìn. Cách này có một bất lợi là không di chuyển được.
Những cây, vỏ cây dùng để gắn lan cần phải để thật khô để tránh nhựa cây có thể không tốt cho lan. Đối với cây ở nước mặn, nước phèn cần phải tẩy sạch trước khi gắn cây lan vào.
Những vật dụng sau đây cần có thể có để gắn lan vào gỗ:
– Kẹp bằng thép mạ dài khoảng 5cm, đủ cứng để gắn cây lan vào gỗ.
– Cước câu với sức chịu từ 2.7-4.5kg, màu trong để khỏi lộ khi buộc cây lan vào gỗ.
– Khoan để khoan lỗ xỏ móc thép, xỏ dây…
– Dây điện nhỏ, dây điện thoại có bọc nilon để không có gỉ sét gây độc cho cây.
Nên sắp sẵn các vật dụng khi trên.
– Ngâm các vật dụng để gắn lan vào từ ngày hôm trước.
– Ngâm nước một nắm sphanum moss.
– Ngâm chậu lan muốn lấy cây ra để buộc vào gỗ.
– Lấy bùi nhùi hay bàn chải sạch nhúng alcohol chùi những vết bẩn còn dính trên thân gỗ hay vỏ cây.
Lấy cây lan từ trong chậu ra giống như thay chậu.
– Làm sạch rễ, loại bỏ rễ hư thối.
– Tránh làm gãy rễ.
– Cắt hoa đã tàn, lá úa, loại bỏ rễ quá dài với dao, kéo đã hơ lửa.
Đặt trên cây miếng gỗ sao cho cân đối, tương xứng. Đánh dấu chỗ cố định gắn cây trên miếng gỗ hay vỏ cây.
Lấy rêu đã ngâm nước trải đều và mỏng trên vỏ cây nơi muốn gắn cây lan vào, nếu cần lấy dây câu quấn lại. Mục đích là làm chất đệm và để giữ thêm độ ẩm cho cây mới gắn.
Xếp rễ đề lên lớp rêu nêu trên, cây và rễ nên xếp theo hàng dọc cho thuận chiều tăng trưởng.
Lấy dây cước cuốn cây lan vào gỗ hay vỏ cây, nơi đánh dấu. Tránh cho dây cước đừng cắt vào củ, rễ, lá. Dùng kẹp để gắn chung quanh rễ, nơi tiếp giáp với thân vào gỗ hay vỏ cây.
Cuốn thêm dây cước hay lưới cá chung quanh, nhất là chỗ còn lỏng.
Có thể dùng dây điện, dây điện thoại buộc chặt tạm thời trong khi chờ rễ tăng trưởng bám lấy gỗ hay thân cây.
Chăm sóc cây lan mới gắn:
Để cây lan mới gắn ở chỗ bóng mát trong vài tuần.
Phun hơi nước cây mới gắn cho đến khi rễ dài ra. Có thể dùng Superthrive pha với nước rồi phun lên cây.
Tưới đẫm 2-3 lần một tuần khi cây tăng trưởng và ít hơn khi cây ngủ vào mùa đông.
Nên để cây đúng hướng nắng và đừng đổi hướng liên tục làm cây chậm phát triển, nếu thay đổi liên tục 180 độ thì cây sẽ chết.
Nên gắn, máng, buộc cây lan vào lúc bắt đầu mùa tăng trưởng. Thời gian này cây đầy nhựa sống, rễ mọc nhanh, cây dễ lấy lại sức sau khi thay đổi môi trường.
Cách Ghép Lan Lên Thân Cây Gỗ
Ngoại trừ lan mọc dưới đất, phần lớn các giống lan thuộc loại Epiphyes và loại Lithophytes đều có thể trồng bằng ghép lan lên thân cây gỗ. Lối trồng này thật ra hợp với thiên nhiên hơn là trồng trong chậu.
Xử lý trước khi ghép lan
Đối với gỗ: ngâm nước vôi trong 24 tiếng, phơi thật khô, trước khi ghép ngâm nước lã 48 tiếng rồi ghép. Nếu trồng chậu: cắt miếng dớn kích thước 3×4cm để dưới cùng , trải lớp than hoa lên , phủ sơ dừa , hoặc dớn trên cùng phủ 1 lớp rêu mỏng .
Đối với cây: Mới mua về mình thường treo chỗ thoáng mát 3 ngày không tưới ( mục đích là để khô những vết trầy xước trong quá trình vận chuyển ) . 3 ngày sau cắt tỉa hết các rễ khô hỏng , lá đốm ( bôi vôi hoặc Ridomil pha sệt vào vết cắt.
Cách ghép lan lên thân cây gỗ
Có thể trồng đứng trên 1 miếng gỗ, trụ gỗ, ưu tiên dùng cách này vì cây không bị áp sát vào giá thể, sau phát triển tỏa ra đẹp hơn:
Cắt đoạn ống nhựa nhỏ lồng ngoài đinh để tránh rỉ sét
Dùng dây rút , hoặc đoạn thép không rỉ cố định thân cây sao cho đầu rễ vừa tới gỗ
Dùng khoan, khoan lỗ vừa chiếc đũa tre sau khi đã ướm cáy vào vị trí phù hợp
Dùng dây rút hoặc thép không rỉ cố định cây vào đũa tre
Buộc chắc thân lan vào đũa hướng chếch lên
Buộc chặt lan vào, gốc chạm gỗ, rễ bật ra khác biết mò bám vào giá thể dù khá xa
Còn cách khác là ghép áp vào khúc gỗ:
Dùng dây thít nhựa (dây màu trắng trong hình dưới) vừa nhanh vừa chặt,
Thắt đến đâu chặt đến đó, dây ngắn thì nối đầu dây này vào đít dây kia thành một đoạn dài hơn;
Hoặc đè đoạn dây nhựa ngang thân cây (dây tio trong, dây vòi hút nước, miếng cao su…
cắt dài bé bé tương tự hình
đóng đinh bé 2 đầu dây đảm bảo căng, chặt, đừng sợ cây đau mà lỏng tay.
Vườn khô thì cài thêm ít xơ dừa gần thân, vườn ẩm mát thì khỏi cần. Không ưu tiên cách này vì thân cây bị áp sát vào giá thể, nhìn giò không bề thế, đẹp bằng cây ghép hướng ra ngoài nhưng ko có khoan và lười thì dùng cách này cũng được, cây vẫn sống ổn.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Kỹ Thuật Ghép Lan Trên Thân Gỗ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!