Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Và Cây Ăn Trái Trong Điều Kiện Hạn, Mặn mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn
1. Đối với cây lúa
a) Vụ Đông Xuân
– Xuống giống sớm từ đầu đến giữa tháng 10 dương lịch đối với vùng có nguy cơ bị hạn mặn.
– Giống: Sử dụng các giống chống chịu mặn như: OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM 6677; OM9577; OM11735; OM8959; ST21; OM576;…
– Biện pháp canh tác:
+ Làm đất bằng phẳng, có hệ thống rãnh thoát nước (sâu: 10-20cm; rộng: 20-25 cm), khoảng cách giữa các rãnh từ 7-10m;
+ Tưới nước: Tùy vào điều kiện cụ thể có thể áp dụng biện pháp tưới ngập – khô xen kẽ.
Vào giai đoạn cuối vụ, tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 1 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt để tưới phun lá.
+ Phân bón: Bón bổ sung một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic,…); Plasti Mula 1SL; phân chứa các nguyên tố canxi, magiê, silic.
b) Vụ Hè Thu
– Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống.
– Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
+ Giống: Sử dụng các giống chống chịu mặn như: OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM 6677; OM9577; OM11735; OM8959; ST21; OM576;…
+ Làm đất: Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn.
+ Xử lý hạt giống: Sử dụng một số sản phẩm như: Gaucho 600FS; Plasti Mula 1SL; Cruiser Plus 312.5FS.
+ Bón phân.
Bón lót: Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi (lượng vôi 500 kg/ha) và lân khi làm đất (ưu tiên sử dụng các loại phân lân nung chảy).
Bón thúc: Sử dụng các dạng phân urê chậm tan như đạm vàng (urê 46A+) hoặc đạm xanh (urê + NEB26) để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4) trong giai đoạn đầu.
+ Tưới nước:
Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trỗ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần.
Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; dưới 1 phần nghìn với các giai đoạn lúa làm đòng và trỗ).
Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ với lượng nước phun khoảng 800 – 1.000 lít/ha.
2. Đối với cây ăn trái
– Khi có nguy cơ bị hạn mặn cần chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …) hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước.
– Củng cố hệ thống đê bao và đê xung quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, không tưới nước có độ mặn trên 1 phần nghìn cho cây. Đối với một số cây ăn trái mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,… không tưới nước có độ mặn trên 0,5 phần nghìn. Trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa hai lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới).
– Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4), vôi bột lượng 500-1.000 kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01N, Biobeca 0.1 SP, Super Humic,…); phân chứa các nguyên tố canxi, magiê, silic giúp tăng khả năng đề kháng của cây.
– Không tiến hành xử lý ra hoa rải vụ, trái vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Quy Trình Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Giống Bưởi Da Xanh Trong Điều Kiện Hạn Hán Xâm Nhập Mặn
Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây giống bưởi da xanh trong điều kiện hạn hán xâm nhập mặn
Giống cây ăn quả là một trong những tiền đề để tạo thành cây ăn quả trưởng thành. Cây giống sinh trưởng và phát triển tốt sẽ giúp cây trưởng thành nhanh, tuổi thọ cao. Các yếu tố giúp cây sinh trưởng tốt gồm: Nước, phân bón, giống, kỹ thuật chăm sóc,… Để có một cây giống bưởi da xanh đạt yêu cầu khi gặp điều kiện hạn hán xâm nhập mặn thì người sản xuất cần chú ý các kỹ thuật sau:
1. Quản lý chăm sóc gốc ghép:
Hạt dùng làm gốc ghép được lấy từ cây mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.
Ngâm hạt vào dung dịch Benlat C nồng độ 0,3%, trong thời gian từ 5 đến 10 phút sau đó đem ủ ngay.
Đất làm vườn ươm hay đất dùng để đóng bầu cần được xới kỹ, làm sạch cỏ dại. Dùng 3-4kg Clinoptilolite (Map Logic 90WP) cho 1.000 m 2 đất, trộn cát rãi đều lên luống ở độ sâu 15-20 cm trước khi tiến hành cấy cây con để trừ tuyến trùng và sâu hại trong đất.
1.3. Chăm sóc cây con:
Dùng vòi sen tưới ẩm ngay sau khi giâm cây. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm chú ý không tưới vào buổi trưa lúc có nắng gắt.
* Lưu ý trong mùa khô cần theo dõi kiểm tra chất lượng nước tưới thường xuyên không tưới nước bị nhiễm mặn, ngưỡng mặn có thể tưới được <0,5‰.
Sau khi cây hồi sức bắt đầu bón phân cho cây sử dụng phân hữu cơ kết hợp với NPK 16-16-8. Giai đoạn sau khi giâm từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 dùng NPK 30-10-10, từ tháng thứ 7 – trước khi ghép bón phân có công thức NPK 15-15-15. Lượng bón tăng dần theo tưổi cây từ 0,5-1kg/1.000 cây. Thời gian bón 15 ngày bón 1 lần. Chú ý tưới đủ nước sau khi bón phân.
Mùa khô cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm giúp cho cây tích lũy đủ dinh dưỡng tăng cương sức chóng chịu với điều kiện thời tiết khắc nhiệt như hạn hán và xâm nhập mặn. Ở giai đoạn này sử dụng công thức bón phân như sau:
Bón gốc: Phối trộn Đạm nitrat, Lân nung chảy, Kali sulfat (Công thức NPK 15-15-15) Lượng bón tăng dần theo tưổi cây từ 0,5-1kg/1.000 cây. Phân hữu cơ có bổ sung nấm cộng sinh rễ (Rhizomix, Rhizoplex).
Bón lá: Caxi nitrat, Sillimax, phun định kỳ 2 tuần 1 lần, liều lượng.
– Silimax với liều lượng2,5 ml/lít nước. 1.4. Tiêu chuẩn cây gốc ghép
– Quản lý cỏ dại: Thường xuyên làm sạch cỏ dại, trong vườn ươm, không sử dụng thuốc diệt cỏ phun trong khu vực giâm cây con.
+ Thường xuyên cắt tỉa cành, nhánh, chỉ để lại 1 thân chính.
– Cây con sau khi giâm ra nền đất từ 5 đến 7 tháng cây đạt tiêu chuẩn: chiều cao cây 50 đến 60 cm. Đường kính thân ở vị trí 20 cm cách mặt đất khoảng 0,5 đến 0,7 cm, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.
– Tiến hành ghép khi vườn cây có trên 75% số cây đạt tiêu chuẩn ghép.
– Mắt ghép được lấy trên cây mẹ có nguồn gốc từ cây đầu dòng hay vườn Cây cây đầu dòng đã được đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có thẩm quyền công nhận.
– Chăm sóc cây mẹ: tăng cường chế độ dinh dưỡng cho cây mẹ trước khi khai thác mắt ghép, bón nhiều phân hữu cơ kết hợp với NPK 30-20-5 với liều lượng 5kg phân hữu cơ + 0,3kg NPK, tưới đủ nước để tạo nên cành ghép khỏe mạnh. Chú ý chỉ khai thác mắt ghép sau khi bón phân 30 ngày.
– Chọn cành khỏe mạnh nằm ở ngoài tán, lá già có màu xanh đậm, cành to khỏe, mầm ngủ nổi rõ.
Chọn ngày nắng ráo, cắt cành vào lúc trời mát, tránh ánh nắng gay gắt. Cành cắt đến đâu cắt lá đến đó, chỉ để lại phần gốc cuống lá. Sau khi cắt, cành ghép cần đem bảo quản ngay. Cành ghép có thể sử dụng trong 2-4 ngày sau khi cắt, cành ghép cần được bảo quản tốt trong phòng mát, giữ ẩm cho cành ghép.
2. Chăm sóc cây sau ghép
– Bưởi da xanh có thể tiến hành ghép quanh năm, tuy nhiên mùa vụ ghép phù hợp nhất trong thời gian từ tháng 9-12 dương lịch, có điều kiện thời tiết thuận lợi và xuất vườn đúng vụ trồng.
– Ghép vào ngày nắng ráo, nếu trời quá nắng cần làm giàn che để ghép. Che cây sau ghép khi gặp mưa.
– Trong điều kiện hạn mặn Bưởi da xanh sau khi ghép được 50-55 ngày cần được bứng lên khỏi nền để chuyển sang giai đoạn nuôi trong bầu. Để nâng cao chất lượng cũng như tăng cường sức chống chịu của cây con trong điều kiện hạn mặn việc bổ sung các chất cần thiết vào hổn hợp giá thể vô cùng quan trọng.
Qua thí nghiệm hỗn hợp giá thể: Mụn dừa, Trấu, Phân hữu cơ ủ hoai cấy chủng nấm cộng sinh rễ (7-2-1 + 1kg Rhyzomix/1m 3 giá thể) cho kết quả tốt nhất. Theo truyền thống đa phần nông dân sử dụng mụn dừa và trấu phối trộn với nhau theo tỷ lệ 8-2 để vô bầu cây do đó cây cây sẽ bị thiếu dưỡng chất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt.
Chú ý: Trong lúc nước đã bị nhiễm mặn nhẹ trong giới hạn cho ta cần khi tưới cho cây trồng cần lưu ý là tưới với lượng nước hạn chế, chỉ tưới ở gốc không được tưới ướt lá, thời điểm tưới và sáng sớm hay chiều mát. Trong phạm vi nghiên cứu cho thấy sau khi chúng ta áp dụng tất cả các bước từ xử lý giá thể, bón phân và các chất điều hòa sinh trưởng thì mới hạn chế được tác hại của việc tưới nước có nồng độ mặn <2‰.
– Bón gốc:
Kích thích bộ rễ: cần bón phân hữu cơ + nấm cộng sinh rễ (10kg Phân hữu cơ + 2kg Rhizomix/1.000 bầu) 30 ngày 1 lần. Đối với cây giống việc kích thích rễ rất quan trọng nó giúp cho bộ rễ khỏe mạnh, đủ sức chống chịu với bất lợi của hạn mặn.
rong điều kiện hạn mặn cần chọn phân bón phù hợp để sử dụng qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy phối trộn phân đơn Nitrat Canxi, Lân nung chảy và Kali sulfat cho kết quả tốt. Do đó khi chọn phân ta cần chú ý dạng phân bón phù hợp.
Bón phân hóa học có công thức NPK: 20-10-10, ở cơi thứ nhất và thứ 2 sang cơi đọt thứ 3 chuyển sang công thức 15-15-15.
– Silimax với liều lượng2.4 Che mát cho cây 2,5 ml/lít nước2.5 Tuyển chọn cây xuất vườn .
Cách bón: Hòa 1kg NPK/100lít nước tưới đều trên mặt 1.000 bầu vào chiều mát.
– Bón lá: Caxi nitrat, Sillimax, phun định kỳ 10 ngày 1 lần, liều lượng:
Trưởng thành và ấu trùng sâu vẽ bùa.
Trong mùa khô hạn cần che mát cho cây bằng lưới giảm nhiệt 40%, với mục đích làm giảm sự bốc thoát hơi nước cũng như hạn chế hiện tượng cháy nám lá cây con trong giai đoạn bầu ươm.
Cây sau ghép từ 4-6 tháng ta bắt đầu tuyển chọn cây đạt chuẩn để chuyển sang khu trưng bày. Tiêu chí chọn dựa vào tiêu chuẩn TCVN 9302:2013:
3. Sâu bệnh và biện pháp quản lý
Trưởng thành là bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài khoảng 2mm, màu vàng nhạt, có ánh bạc. Ấu trùng có màu xanh nhạt, trong suốt. Sâu hóa nhộng ngay trong đường đục trên lá, gần rìa lá, phía dưới mép lá đã được cuốn lại. Trứng được đẻ gần gân chính của lá. Vòng đời: Trung bình 14 – 17 ngày.
3.2. Rầy mềm
Sâu gây hại trên lá non, trái non, cành non. Sâu đục những đường hầm ở mặt dưới lá, để lại lớp biểu bì trắng bạc. Vết phân kéo dài như sợi chỉ. Lá bị sâu hại quăn queo, biến dạng. Làm giảm khả năng quang hợp có thể khô và rụng. Vết đục sâu vẽ bùa còn tạo điều kiện xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh loét, làm tác hại càng nặng. Sâu trưởng thành hóa nhộng gần mép lá.
– Tỉa cành và bón phân hợp lý cho cây ra chồi tập trung để hạn chế sự phá hại liên tục của sâu.
– Nuôi kiến vàng.
Biện pháp quản lý
– Dùng các loại thuốc như Dầu khoáng (SK 99, DC Tron Plus,…), Abamectin (Brightin 1.8EC, Tungatin 3.6 EC), Thiamethoxam (Actara 25WP), Abamectin+ Bacillus thuringiensis var. kurstaki (Kuraba WP) hoặc Bacillus Thuringiensis var. aizawai (Aztron DF 35000DMPU) phun khi chồi non dài khoảng 1 – 2cm.
Rầy mềm trên gây hại trên cành lá.
Bọ rùa đang ăn rầy mềm.
Rầy trưởng thành có hình trái lê, màu nâu đen hoặc nâu đỏ, dài khoảng 2mm. Con cái có 2 dạng: không cánh và có cánh. Con đực có cánh. Ấu trùng màu vàng nâu. Vòng đời khoảng 12 – 15 ngày.
Thành trùng và ấu trùng chích hút đọt non, tập trung chủ yếu mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo, còi cọc. Rầy mềm còn thải ra chất dịch tạo điều kiện nấm bồ hóng phát triển và là môi giới truyền bệnh virus “Tristeza”.
3. 3. Rầy chổng cánh Ấu trùng và trưởng thành của rầy chổng cánh.
– Tỉa cành và bón phân thích hợp cho cây ra chồi non tập trung.
– Nuôi kiến vàng, bảo vệ thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ruồi ăn rầy, ong ký sinh…
Biện pháp quản lý
– Khi mật số rầy cao, phun thuốc Artemisinin (Visit 5EC), Thiamethoxam.
(Actara 25WG, Thiamax 25 WDG, Vithoxam 350SC).
Trưởng thành: dài khoảng 2 – 3mm, màu nâu xám. Cánh trong suốt, có nhiều đốm nâu nhỏ và 1 vệt trắng chạy dài đến cuối cánh. Khi đậu, đầu chúc xuống, bụng chổng lên. Ấu trùng: hình bầu dục dẹp, mới nở có màu vàng nhạt, sau chuyển màu nâu vàng. Vòng đời rầy khoảng 30 – 75 ngày tùy thuộc các điều kiện ngoại cảnh.
Rầy trưởng thành và rầy non chích hút nhựa làm chồi bị khô, lá rụng, gây hiện tượng khô cành, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Rầy chổng cánh truyền vi khuẩn gây bệnh “Vàng lá gân xanh” (vàng lá Greening) và tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
– Điều khiển cây ra đọt non tập trung để dễ phát hiện và phòng trừ. Sử dụng bẩy màu vàng để theo dõi, phát hiện rầy.
– Nuôi kiến vàng.
– Ngoài tự nhiên, rầy chổng cánh có thể bị nhiều thiên địch tấn công. Nên sử dụng các chế phẩm sinh học như nấm xanh, nấm trắng… để phòng trị.
Biện pháp quản lý
– Có thể sử dụng các loại thuốc: Buprofezin (Butal 10WP), Thiamethoxam (Actara 25WG, Thiamax 25 WDG, Vithoxam 350SC).
3.4. Nhóm nhện hại (Nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng).
Trưởng thành nhện màu đỏ sậm, dài khoảng 0,3mm. Ấu trùng mới nở có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, lớn lên có màu đỏ như thành trùng. Trứng rất nhỏ, màu đỏ.
3.5. Dòi đục ngọn:
Nhện thường gây hại nặng trong mùa khô, nóng. Nhện chích hút trên lá non, cành non nhện chích hút tạo thành những chấm nhỏ li ti trên mặt lá, có màu ánh bạc. Nhện tấn công cả cành, làm cành khô và chết.
– Tưới nước ngọt phun lên trên tán cây.
Biện pháp quản lý
– Nuôi kiến vàng.
3.6. Rệp dính, rệp sáp
– Thuốc trừ nhện: Nên luân phiên sử dụng các loại thuốc như: Dầu khoáng ( SK Ensray 99, DS 98.8EC, Citrole 96.3EC), Abamectin (Abagro 1.8EC, Visober 88.3EC), Pyridaben (Alfamite 15EC), Propargite ( Comite 73 ® EC).
Trưởng thành là loài ruồi thuộc bộ Diptera họ Cecidomyiidae. Ruồi trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nâu, dài khoảng 1,5mm. Trứng rất nhỏ, đẻ trên các đọt còn búp. Trứng nở trong vòng 1 – 2 ngày. Ấu trùng dạng dòi, mới nở màu trắng, tuổi lớn ngả màu vàng, dài khoảng 1,9mm. Ấu trùng sống khoảng 8 – 12 ngày trong các đọt còn búp với mật số rất cao. Sau khi đẫy sức, ấu trùng buông mình xuống đất hóa nhộng.
Rệp sáp vảy gây hại trên cành.
Dòi gây hại khi đọt non khoảng 2 – 3cm. Nếu bị nhẹ, phiến lá bị khuyết nhiều chỗ. Khi bị hại nặng, đọt chuyển màu nâu đen và rụng lá, trơ cành.
– Phun thuốc vào lúc lá non chưa nở như: Dầu khoáng (SK Ensray 99, DS 98.8EC, Citrole 96.3EC), Abamectin (Abagro 1.8EC, Visober 88.3EC), Abamectin (Aba fax 3.6EC , Abatin 5.4 EC, Vibamec 3.6EC, Brightin 1.8EC), Emamectin benzoate (Map Winner 5WG, Ematigi 3,8EC, Prolaim 5,8EC, Vimatox 1,9EC) ngay lúc đọt non dài khoảng 1,5 – 2cm, nên phun lại lần 2 sau 5 – 7 ngày.
Rệp sáp vảy ( Lepidosaphes gloverii Plackard):
Thành trùng dài 2,5 – 3,5mm cơ thể ốm dài (hình que), phần lưng hơi nhô lên. Ấu trùng tuổi nhỏ có màu nâu vàng đến nâu.
Cơ thể có dạng hình hơi tròn, mỏng, màu xám.
Rệp sáp phấn ( Planococcus sp)
Biện pháp quản lý nhóm rệp dính, rệp sáp:
Cơ thể có hình bầu dục, lưng hơi vồng lên và có lớp sáp trắng dày bao phủ, tạo thành những vân sáp ngang lưng theo đốt của cơ thể, dài khoảng 3 – 4mm xung quanh cơ thể có nhiều tua sáp.
Cách gây hại các loại rệp: Chúng thường gây hại ở chồi non, gần nơi rệp sống thường có nấm bồ hóng xuất hiện. Rệp sống trên chồi non và lá làm cho lá héo vàng, chồi chậm phát triển có thể làm cành chết khô.
Trong mùa khô rệp còn di chuyển xuống gốc tấn công rễ. Chúng thường tập trung ở phần tiếp giáp giữa gốc cây và mặt đất, sau đó di chuyển sang các rễ bên, tập trung nhiều ở phần rễ non để chích hút dịch cây làm cho cây bị héo nhanh. Xung quanh gốc cây bị rệp sáp thường hiện diện một số loài kiến như kiến hôi, kiến lửa,….
Trong tự nhiên rệp sáp phấn có nhiều thiên địch tấn công chúng như: Bọ rùa, nhiều loài ong ký sinh, nhiều loài ăn mồi khác.
– Thường xuyên kiểm tra rệp xuất hiện thân, cành, và dưới rễ;
3.7. Tuyến trùng hại rễ
– Diệt trừ các loài kiến (kiến hôi, kiến lửa, kiến riện,…) bằng bả mồi;
– Nên phun nước ngọt với áp lực cao vào những nơi rệp trú ẩn để rửa rệp và hạn chế nấm bồ hống;
– Cắt tỉa và tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm nặng;
Triệu chứng gây hại của tuyến trùng và sự tổn thương dưới tác động của nhiều tác nhân khác.
– Phun các chế phẩm chứa nấm xanh Metarhizium anisopliae (Điền Trang Meta, Ometar, Vimetarzimn 95DP, Metament 90DP), hoặc hỗn hợp nấm xanh và nấm trắng (Thiên địch tàng hình WP, Trắng xanh WP) 2 – 3 lần trong mùa mưa để nấm ký sinh rầy rệp chống bùng phát trong mùa khô.
Biện pháp quản lý:
Kích thước cơ thể tuyến trùng rất nhỏ, nhỏ hơn 1mm chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
– Khi rễ cây bị tuyến trùng gây hại rễ trở nên cứng hơn và có nhiều khối u, khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng của rễ yếu, dẫn đến cây sinh trưởng kém. Vết thương do tuyến trùng gây hại tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm làm cho rễ bị thối và chết.
Tuyến trùng trưởng thành: (a) con cái, (b) con đực trưởng thành và tuyến trùng đang chích hút rễ được quan sát dưới kính hiển vi.
Tuyến trùng thường phát triển mạnh vào mùa khô. Khả năng di chuyển hẹp. Sự di chuyển của tuyến trùng chủ yếu do tác nhân cơ giới.
– Sử dụng các loại nấm đối kháng như nấm tím ( Paecilomyces sp.), nấm Trichoderma sp. có trong chế phẩm Điền Trang NEMA, Palila 500WP có khả năng phòng trừ tuyến trùng.
Biện pháp phòng trị:
Xử lý cây giống trong vườn ươm và đất trước khi trồng, xử lý lập lại mỗi 6 tháng/lần sau khi trồng bằng thuốc hoạt chất Clinoptilolite (Map Logic 90WP).
Triệu chứng: Lúc đầu bệnh làm cho vỏ thân cây ở vùng gốc bị sủng nước, thối nâu thành những dạng bất định. Sau đó, vỏ khô, nứt dọc, chảy nhựa ra có màu nâu đen rất hôi.
3.9. Bệnh loét
Tác nhân: Do nấm Phytophthora sp. gây ra.
Gây hại: Cây bệnh có ít rễ, vỏ rễ bị thối nhất là ở các rễ non; trên thân khi vỏ bị nứt làm cho nhựa chảy ra có mùi rất hôi; trên lá làm cho lá nâu vàng và rụng đi; trên trái làm cho trái bị thối, nhất là những trái gần mặt đất. Bệnh thường tấn công ở những vườn có độ ẩm cao.
– Phun lên thân cành và mặt liếp các chế phẩm hỗn hợp nấm Trichoderma với nấm xanh hoặc nấm tím như Điền Trang Meta, Điền Trang Nema kết hợp với bón phân chuồng hoai mục vài lần trong mùa mưa để khống chế bệnh phát sinh kết hợp phòng trừ tuyến trùng và các loại côn trùng hại rễ.
Biện pháp phòng trị:
– Sử dụng một trong các loại thuốc Metalaxyl +Mancozeb (Macolaxyl 72WP), Dimethomorph+ Mancozeb (Acrobat MZ 90/600 WP), Streptomyces lydicus WYEC 108 (Activate 1SP) phun lên toàn bộ tán cây và vùng rễ, kết hợp cạo sạch vết bệnh rồi quét thuốc đậm đặc lên vết bệnh 2 – 3 lần cách nhau 7 ngày/lần.
Triệu chứng: Bệnh có thể gây hại trên lá và cành, phát triển lây lan mạnh trong mùa mưa và những lúc có sương mù. Triệu chứng dễ thấy nhất là trên lá bị cháy những đốm tròn xung quanh có quầng vàng cam nhưng lá không bị biến dạng.
Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri gây ra.
3.10 Bệnh ghẻ nhám
Gây hại: Trên lá và trái, vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng nước màu xanh đậm. Sau đó, biến thành màu nâu nhạt mọc nhô lên mặt lá hay vỏ quả làm cho lá giảm khả năng quang hợp và trái bị thối nhũn. Bệnh lây lan rất nhanh qua nước tưới, trời mưa và sương mù, gây hại nặng ở những vườn bị sâu vẽ bùa tấn công và trên những vườn ươm giống.
– Cắt và tiêu huỷ những cành, lá, trái bị bệnh.
– Hạn chế tối đa việc làm sây sát lá và trái, đặc biệt là phòng trị sâu vẽ bùa.
Biện pháp phòng trị:
– Phun các loại thuốc như: Copper Oxychloride + Streptomycin (Batocide 12 WP), Copper Oxychloride + Zineb (Zincopper 50WP) trong giai đoạn cây ra bông, tược non.
Triệu chứng: Vết bệnh có màu nâu nhạt nổi lên mặt dưới lá, trên cành non bệnh ghẻ không có quầng vàng xung quanh như bệnh loét.
Tác nhân: Do nấm Elsinoe fawcetti gây ra.
Gây hại: Nấm thường tấn công trên đọt non, cành non trên lá nấm tấn công mặt dưới lá làm cho lá bị sần sùi, biến dạng. Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong mùa mưa và qua nước tưới.
– Vệ sinh vườn, cắt tỉa và tiêu huỷ ngay các cành, lá trái bị bệnh.
– Phun các loại thuốc như: Sulfur (Kumulus 80 WP, Bacca 80WP),Kasuran 47WP, Copper Oxychloride + Zineb (Zincopper 50WP).
Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Hè Thu
Chọn giống xác nhận ngâm giống bằng sản phẩm Plastimula 1SL với liều lượng 20ml cho 20 kg giống, ngâm 24 giờ thì vớt ra, đem ủ 12 giờ sau thì thấy lúa ra mầm mập, mạnh sau đó đem đi sạ.
Anh Bùi Văn Lâm.
Lúa 5-7 ngày sau sạ thấy cỏ còn sót tôi phun Push 330EC với liều 40ml cho bình 25 lít, sau khi phun xong một ngày thì cho nước vào ruộng và giữ trong khoảng 5-7 ngày thì thấy cỏ lồng vực và đuôi phụng chết rất đạt trên 95%.
Lúa 20 ngày phun Plastimula 1SL giúp lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh và cho chồi hữu hiệu phát triển đồng đều, lá thẳng đứng hạn chế được sâu bệnh. Nhờ vậy mà tôi rất yên tâm trong giai đoạn lúa đẻ chồi tích cực (cho chồi hữu hiệu) này.
Tôi gieo sạ giống lúa OM 6932 có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, nên khoảng 42 – 45 ngày tôi tiến hành xé đòng để quan sát sự hình thành đòng. Khi đòng đòng được 1 – 1,5 mm thì tôi tiến hành bón đón đòng 5 kg Kali/ha vì dàn lúa tôi lúc này vẫn còn xanh nên tôi quyết định cắt bỏ lượng phân đạm thay vào đó tôi chỉ bón Kali để rước đòng tuy nhiên trước khi bón phân rước đòng khoảng 2 – 3 ngày trước tôi tiến hành tháo nước ra và phun 2 sản phẩm Plastimula 1 SL + Lash super 250 SC với mục đích tạo điều kiện môi trường thông thoáng thuận lợi cho bộ rễ phát triển kết hợp với việc phun sản phẩm Plastimula 1 SL để kích thích khả năng phân hóa đòng từ trước của cây lúa và kích thích sự phát triển bên trong cây lúa mà đặc biệt là sự phát triển bộ rễ của cây lúa giúp hấp thu tối đa lượng phân tôi bón vào đất, vì ai cũng biết vụ Hè Thu thường nắng nóng nên sự thất thoát phân mà chúng ta bón vào đất là khá lớn do: bốc hơi, thấm lậu…
Phun Plasti lúa đẻ nhánh tốt.
Phun Plasti lúa đẻ nhánh tốt.
Tôi gieo sạ giống lúa OM 6932 có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, nên khoảng 42 – 45 ngày tôi tiến hành xé đòng để quan sát sự hình thành đòng. Khi đòng đòng được 1 – 1,5 mm thì tôi tiến hành bón đón đòng 5 kg Kali/ha vì dàn lúa tôi lúc này vẫn còn xanh nên tôi quyết định cắt bỏ lượng phân đạm thay vào đó tôi chỉ bón Kali để rước đòng tuy nhiên trước khi bón phân rước đòng khoảng 2 – 3 ngày trước tôi tiến hành tháo nước ra và phun 2 sản phẩm Plastimula 1 SL + Lash super 250 SC với mục đích tạo điều kiện môi trường thông thoáng thuận lợi cho bộ rễ phát triển kết hợp với việc phun sản phẩm Plastimula 1 SL để kích thích khả năng phân hóa đòng từ trước của cây lúa và kích thích sự phát triển bên trong cây lúa mà đặc biệt là sự phát triển bộ rễ của cây lúa giúp hấp thu tối đa lượng phân tôi bón vào đất, vì ai cũng biết vụ Hè Thu thường nắng nóng nên sự thất thoát phân mà chúng ta bón vào đất là khá lớn do: bốc hơi, thấm lậu… Khi các ruộng xung quanh có xuất hiện bệnh cháy bìa lá nặng nên lúc lúa trổ lác đác tôi phun 3 sản phẩm Plastimula 1SL + Chubeca 1.8SL + TT Basu 250WP giúp lúa trổ nhanh trong 7 ngày và lúa trổ thoát an toàn, sạch bệnh. Giai đoạn lúa trổ đều tôi phun Chubeca 1.8 SL giúp chủng ngừa hiệu quả 4 loại bệnh: khô vằn, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, cháy bìa lá ở giai đoạn sau. Sau khi lúa trổ đều khoảng 10 ngày tôi phun sản phẩm Lacasoto 4SP giúp tăng cường khả năng quang hợp và tuổi thọ 3 lá trên cùng để giúp lúa tạo tinh bột tối đa, vào gạo nhanh, hạt lúa no tròn sáng chắc, chắc tới cậy, chất lượng gạo trắng sáng và bán được giá hơn.
Lúa trổ an toàn và sạch bệnh sau khi phun thuốc.
Lúa trổ an toàn và sạch bệnh sau khi phun thuốc.
Tôi rất an tâm khi sử dụng các sản phẩm của công ty Tân Thành!
Chúc Công ty Tân Thành làm ăn phát triển, có nhiều sản phẩm mới chất lượng để giúp bà con nông dân giảm chi phí và tăng lợi nhuận trên ruộng lúa của mình.
Hậu Giang, ngày 25 tháng 9 năm 2013
Nông dân TTF dự bị. SĐT: 01649253636
Địa chỉ: ấp Thạnh Phú, xã Hỏa Lựu, Thành Phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
BÙI VĂN LÂM
Lúa 10-12 ngày thì bón thúc đợt 1: 5 kg Urê+5 kg DAP+5kg Kali/ha và trộn với thuốc ốc dạng bã mồi Helix 10GB. Lúa 18- 20 ngày bón thúc đợt 2: 5 kg Urê+5 kg DAP/ha.
Kĩ Thuật Trồng Lúa Trên Đất Mặn
Các biện pháp đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn đã được áp dụng trên thế giới và có thể áp dụng ở nước ta:
Ngoài 2 biện pháp trên, còn có biện pháp thứ ba có thể gọi là biện pháp hỗn hợp. Vì đây là biện pháp kết hợp cả sự làm thay đổi môi trường và biện phát sinh học. Biện pháp thứ ba này được cho là biện pháp đầy hữu ích, ít tốn kém và kinh tế, có khả năng áp dụng nhất. Ngày nay, các chương trình khai hoang bao gồm cả hai phương pháp sinh học và hỗn hợp để khai thác vùng đất nhiễm mặn phục vụ cho trồng trọt. Ví dụ như việc áp dụng giống lúa chịu mặn kết hợp với bón thạch cao (gypsum) đã làm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa.
Trong một nghiên cứu ở IRRI cho thấy: Với giống lúa chịu mặn CSR13, khi bón kết hợp 25% thạch cao, cây lúa phát triển khá trong điều kiện đất nhiễm mặn. Trong khi đó, giống lúa địa phương, không bón thạch cao đã bị chết rụi hầu như hoàn toàn.
1. Các yêu cầu cho việc phát triển giống lúa chịu mặn:
– Phổ biến đổi rộng trong quỹ gen sẵn có của giống lúa: Việc lựa chọn quỹ gen để chọn tạo giống chịu mặn rất quan trọng, quyết định sự thành công của chương trình chọn giống lúa. Việc sưu tầm quỹ gen có phổ biến đổi rộng cung cấp một nguồn đa dạng di truyền có ích cho các đặc tính nghiên cứu.
– Mô tả các đặc điểm của vùng mặn được canh tác: Trước khi thiết kế bất cứ một loại cây trồng lý tưởng nào, việc quan trọng nhất là xác định đất và các điều kiện khí hậu nông học của vùng mục tiêu mà từ đó cây trồng phát triển. Kiểu di truyền thích hợp những vùng ven biển có thể phù hợp hoặc không phù hợp với các loại đất có nhiều natri hoặc đất mặn trong nội địa và ngược lại. Vì vậy, sự mô tả đặc điểm vị trí canh tác một cách chính xác là một khía cạnh rất quan trọng để phục vụ cho mục tiêu đề ra.
– Sự sẵn sàng của các đặc tính giống được xác định/tiêu chuẩn chọn lọc giống: Các đặc tính được cải thiện hoặc kết hợp gen của quỹ gen theo lý tưởng nên khác biệt càng nhiều càng tốt. Các đặc điểm khác không nên thay đổi quá nhiều. Mặt khác, việc giữ lại tất cả các đặc điểm mong muốn trở nên rất khó khăn.
– Kỹ thuật thanh lọc lập lại: Các kỹ thuật thanh lọc có tính lập lại và tin cậy là chỗ dựa chính của bất cứ chương trình chọn tạo giống nào, đặc biệt là đối với chọn tạo giống chịu áp lực hữu sinh và vô sinh. Thông qua các kỹ thuật thanh lọc thay đổi với các loài cây trồng, giai đoạn sinh trưởng và kiểu áp lực, cây trồng phải chống chịu nhanh chóng, tái sản xuất được dễ dàng.
2. Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chịu mặn:
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều nghiên cứu về giống lúa chịu mặn phục vụ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng nhiễm mặn. Kết quả nghiên cứu từ năm 2009 đến nay đã bước đầu tìm 30 dòng lúa có triển vọng chịu mặn là những dòng lúa kế thừa, được phát hiện chịu mặn qua nhiều lần thanh lọc trong phòng thí nghiệm và nhà lưới. Để đánh giá khả năng chịu mặn, Viện đang phối hợp khảo nghiệm ở một số trung tâm giống của các tỉnh như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu…
Một số giống lúa mới của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long xác định có khả năng kháng mặn khá cao như: OM6976, OM6677, OM5464, OM5629, OM5166, OM 5451, OM 4059, OM 6164… đã và đang được khảo nghiệm ở một số tỉnh nói trên. Kết quả khảo nghiệm ban đầu ghi nhận khá khả quan, trong đó giống lúa OM5464 đang được đề nghị nhân rộng và trình Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống lúa sản xuất thử trong năm 2010. Hai giống OM6976 và OM5166 đang được tiếp tục khảo nghiệm, xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng tính chịu mặn và năng suất của giống. Hai giống lúa mới này dự kiến xin công nhận trong năm 2011.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Và Cây Ăn Trái Trong Điều Kiện Hạn, Mặn trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!