Xem Nhiều 5/2023 #️ Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xem Mắt Gà Chọi # Top 8 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xem Mắt Gà Chọi # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xem Mắt Gà Chọi mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Con mắt là nơi biểu lộ tính khí của con gà nhiều nhất. Nó gan lì, hung hăng và tài ba là dường nào, cũng đều nhận thấy từ nơi con mắt. Tiền khởi nhìn con mắt phải sâu, đừng sâu hoắm khiến con gà chậm chạp. Mắt bằng ngang, không sâu chẳng lồi, gà ấy có bản tánh hiền lành, nhát đòn. Nếu mắt lồi, không tốt, dễ đuối, nhát. Mắt gà tốt thường có viền đen chung quanh mí, tròn và con ngươi phải tròn như hạt trai, con ngươi đen, thật tròn, nhỏ mới linh động, thế mới đúng câu “giác tâm nhị tiểu” của Lê Văn Duyệt. Trong mắt có nhiều màu sắc khác nhau.

1/ NHỮNG MÀU MẮT NÊN CHƠI.

–    Trắng dã: tính khí lỳ lợm, gan dạ, đòn độc. –    Trắng ngà: cũng tốt nhưng kém hơn màu trắng dã. –    Bạc: lanh lẹ, linh động. –    Vàng thau: hung hăng, dữ tợn, lỳ lợm. –    Vàng đất đốm đen: gọi là mắt rắn hổ, nếu mí mắt bằng ngang, gọi chung là “mắt ếch” (mí mắt không cong theo vòng tròn của mắt). –    Mắt ếch: màu nâu có đốm đen hoặc nâu huyền, gà lỳ lợm. –    Mắt sao: tựa như mắt bạc và xám. –    Mắt hạt cau: mắt trắng, hoặc đỏ hay xám hoặc vàng, có tủa ra chỉ hồng, dữ dằn. –    Mắt lửa: mắt màu đỏ tía như lửa, gan dạ, hung hăng. –    Mắt xanh: có màu xanh nhạt, nhìn xa tựa như mắt trắng, gà có tài.

2/ NHỮNG MÀU MẮT CHẲNG NÊN CHƠI

–    Mắt đen thui: còn gọi là “mắt cá lóc”, nhát, dễ chạy bậy. –    Mắt đỏ nhạt: nếu hơi lồi thì gọi là “mắt ốc cao”. –    Mắt vàng: yếu. –    Mắt xám: thường. + Nếu là loại nhạn, chuối, ô bông, bông nhạn, bướm, xám gạch, ngũ sắc, xám tro, mà có những màu mắt kể trên thì khôn, xứng tướng. + Nếu mà có đôi chân trắng (những màu mắt kể trên) sẽ không tốt. Ngoại trừ mắt hạt cau dung được. Nếu là loại: điều, ó, ô, xám, khét, ngũ sắc, ô điều, và có những màu sắc trên chơi mới quý. –    Cặp mắt trắng, đôi chân trắng, cái mỏ trắng, nếu là: ô, ô điều, điều xám, đều là gà tốt. –    Gà có chân xanh mắt bạc, vàng thau, tốt. –    Gà ô chân xanh hoặc đen, nên có những mắt trắng hoặc những màu nên chơi. ( chung quy chỉ nên dung những màu mắt kể trên). Nếu gà có mỗi mắt một màu khác nhau, gà này tuy khá nhưng không nên chơi, vì nó kém bền, không đúng cách, thuận một bên, dễ mù. Còn gà có hai màu, nhợt nhạt ở một bên mắt, gà ấy yếu, bở sức, đòn thường. Loại gà “đổi màu” theo cảnh vật xung quanh, gà này có tài, nhưng nhát gan (lúc màu này lúc màu nọ). –    Độc long là gà từ trứng sinh ra chỉ có một mắt (quí tướng) thuộc loại gà hay. –    Bổ túc cho mắt, mí mắt phải mỏng, để mở ra khép lại dễ dàng, dễ cảm kích hơn.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xem Cần Cổ Gà Chọi

Cổ gà nòi thường dài, nhưng nếu dài quá thì lại yếu, cần cổ sẽ không lấn được lúc giao chiến. Cần cổ được kể từ dưới lỗ tai trở xuống đến gáy, chạm lưng, nếu gà cần cổ quá nhỏ, thật bất tiện, gà ấy yếu, khó trả đòn mãnh liệt. “Gà cựa” cũng như “gà đòn”, cổ to là tốt, nhưng thường “gà cựa” cổ bé nhỏ hơn “gà đòn”. Cổ có nhiều hình thù khác nhau: cổ tròn, cổ dẹp, cổ liền, cổ rời, cổ cò và cổ kên kên. Cổ tròn thì tốt, cổ dẹp thì xấu Cổ liền thì tốt, cổ rời xấu Cổ kên – kên thì tốt, cổ cò xấu Cổ đôi thì rất tốt Cần cổ tròn và liền: hay tạt hay quăng, đá trên Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới, đá lòn. Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời: là cổ xấu.

CỔ TRÒN: Đứng nhìn gà, ta thấy cần cổ tròn như một ống tre.

CỔ DẸP: Cần gà sẽ chia làm đôi một cách rõ rệt, một nửa dành cho xương cần, một nửa dành cho cuống họng, cổ không được no tròn. CỔ LIỀN: Cổ liền thường tròn, đưa tay bóp xương cần, không thấy nhưng mắt cần ráp lại, tựa như mắt tre vậy. CỔ ĐÔI: Cần cổ gà cứng, tròn to từ trên xuống quá khỏi gáy, không phải cổ đôi, thường ở gáy có miếng da mỏng kéo từ cổ xuống lưng. CỔ RỜI: Trái ngược với cổ liền, ta sẽ thấy từng mắt nổi lên rõ ràng khi đưa tay nắn cần cổ. CỔ CÒ: Gà cố dài nhòng thẳng tắp hoặc quá cong sau ót và trước ngực. CỔ KÊN KÊN: Là cổ ngắn, tròn, cong trên ót, trước ngực, cổ không lồi ra, cổ to và liền. Lấy tay đẩy cổ gà qua lại, lên xuống, trong khi tay kia giữ thân gà, cốt xem cần có cứng không, yếu là dở. –    Cổ ngắn là đúng cách nên dung. –    Cổ tròn và dài là gà đi trên, đánh từ cần cổ địch thủ trở lên. –    Cổ dẹp và ngắn là gà chạy dưới, đá chuyên hầu, vai, đùi, ngực. Cổ gà vừa đòn vừa cựa thường to mà đẹp, như vậy vẫn có khi dung được. Cổ gà nếu thấy một vảy đóng sau tai, tựa như vảy dưới chân, có khi lông cổ che mất, xem rõ mới biết, rất tốt, gà này được mệnh danh là “linh kê”, quý lắm. –    Cần cổ tròn và liền: hay tạt xuống hay quăng, đá trên –    Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới đá lòn

–    Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời, cổ xấu

Hướng Dẫn Chi Tiết Và Cách Xem Vảy Gà Chọi Chiến

Kém Hậu Hàng hậu xuống tới cựa nhưng vảy hậu nhỏ lăn tăn yếu ớt như hình vẽ thì được xem là kém hậu, cũng không nên dùng. Khai Hậu Hàng hậu có một vảy nứt ra cũng không xài được ngoại trừ hai trường hợp sau đây: 1. Bể Biên Hàng Quách cũng có một vảy bể ra thì gọi là “Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Ấy là điềm lành. Bể biên đâykhông phải là bể hàng biên mà là một vảy ở hàng Quách bể ra. Bể hay khai cũng đồng nghĩa. Câu “Bể biên khai hậu” hơi tối nghĩa và dễ hiểu lầm. Phải chi sách vở gọi là “BểQuách Khai Hậu” thì ít có ai hiểu lầm. 2. Quấn Cán Kê Kinh có chép: “Rằng mà khai hậu nhỏ to Mà có quấn cán chẳng lo chút nào.” Hàng tiền có thêm một vảy Vấn Cán,(còn gọi là Quấn Cán). Vảy vấn cán là một vảy dài vấn ngang quản từ Thành qua Quách. (Tựa như vảy ÁnThiên hoặc Phủ Ðịa nhưng địa điểm là từ hàng vảy thứ tư trở xuống và trên cựa.) Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương.Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách.Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may Kích Giáp . …,là loại vẩy được tính từ gối xuống 4 hàng vẩy…,có những vẩy tựa nhưng quấn cán (giống nhưng xiên đao nhưng không phải xiên đao)….,tương truyền gà có vảy này thuộc hàng tướng kê…,ra đò nhanh lẹ dũng mảnh…,ăn độ chớp nhoán khiến cho định thủ đa số tử trận ọc máu chết tại chỗ…..là nhiều Thất Đao Thiên . …,là vẩy giống xiên đao được tính từ cựa hướng lên tới gối……..,gồm 7 vẩy hay còn gọi là (thất đao)…,tương truyền gà này ĐÚNG thực có tên gọi SÁT KÊ…..LẮM DỮ CÀN KHÔN ÂM DƯƠNG….,ra đòn rất là nhẹ nhàng….,nhưng hiểm độc vô cùng nhìn thế đá thì cứ tưởng nhưng bình thường thôi nhưng nhảy chân đầu tiên là đã hạ đối phương ọc máu chếttại chổ không bao giờ cho đối phương có cơ hội phản đòn lại…….,(thậm chí nhiều gà hay thuộc thần kê..,linh kê….v..v..v..bị thua tan tác chết ọc máu tại chỗ Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảynày thuộc loại thường LẠC MA HÀM CỐC : là 1 vẩy lớn hơi tròn nằm ở hàng nội (hàng quách)..,từ cựa trở xuống ngón hàng nội…,thì vẩy này được gọi là lạc ma hàm cốc….,gà có vẩy này thường đá mẻ,đá ngang…,rấttốt..,nhưng gặp cao thủ có chân cựa hiểm,ác, thì gà dễ bịchết ở phút đầu vì gà hay thủ thế ít đá trước…,dễ bị thua….,nhưng cũng không phải con nào cũng dễ ăn được nó đâu nhé..!!! lạng quạng sơhở là chết với nó LIỆT BÁI điểm nhỏ ở dưới ngang sát mí vảy.để ý mới thấy. vảy này chuyển bạithành thắng, khi gần thua đá địch thủ chạy ngay LINH GIÁP TỬ [I]là những vẩy đường thới hoa đăng đi thẳng lên đụng 2 giáp đóng ngay cựa ở hàng nội và cùng mở miệng ngậm ngọc .., gà nàyđược các sư kê xếp vào hàng thần kê…,nếu gà nào 1 hay 2chân đầu ăn được nó thì khôngcòn gì để nói…,vì sở trường của gà này thường..,là nhữngđòn ác độc ở nước cuối trở đi….,nó mà chịu nhảy chân làbuộc địch thủ phải ói chết tại chổ hoặc mang tật suốt đời …, hay chết sau trận đấu…,gà có vảy này rất ư là quý hiếm…,vì các sư kê cho rằng vẩy linh giáp tử ăn đại giáp và liên giáp nội LỘC ĐIỀN NGOẠI (XẤU) ; Được hợp và tạo thành bởi 4 vẩy ( 2 vẩy nhỏ nằm ở hàng ngoại 2 vẩy lớn nằm hàng nội) hình dạng nhìn giống cây cung có gài tên bắn vào chính mình giống như tự sát vậy…,là vẩy xấu LỘC ĐIỀN NỘI ( TỐT) : Được hợp và tạo thành bởi 4 vẩy (2 vẩy nhỏ nằm ở hàng nội 2 vẩy lớn nằm ở hàng ngoại ) hình dạng nhìn giống cây cungcó gài tên bắn dịch thủ…,thì 4vẩy đó được gọi chung là lộc điền vì hình thức nó giống lộc điền tự…,gàcó vẩy này nếu nằm ngay cựa thì mới tốt chân cựa rất là nghiệt ngã…,còn nếu vẩy đóng chỗ khác thì cũng thường LONG BIÊN là 1 hàng vẩy hơi lớn thẳng rõ của đường biên….,nằm sát phía ngoài hàng thành và kèm theo nó vẫn có 1 đường biên phụ nhỏ hơn nó 1chút được nằm song song vớnó nhưng lại nằm ngoài phía ở hàng hậu…,thì được gọi là long biên……,gà có vẩy này đòn mạnh.,quăng giỏi..,canh hay…! cao thủ mà gặp nó sơ hở lạng quạng là chết như chơi Lưỡng Ngọc Song Cước Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách.Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê Nát Gối Hàng hậu xuống tới hoặc quá cựa nhưng sát gối mà nát như hình vẽ này thì cũng xấu. Không dùng được NGỦ TỤ vảy xấu NGUYỆT ÁM CHỈ là những vẩy sát dưới gối từ hàng nội quấn ngang hàng ngoại…,hình dạng nhỏ bé đềugiống sợi chỉ nhưng chỉ có 2 hàng từ gối trởxuống là tới nó…,thì vẩy này gọi nguyệt ám chỉ…,gà có vẩy này rất hiếm có…,gà này luôn luôn đá từ 2 đến 3 đòn trở lên…,đối phương mà bị trúng…,nhẹ thì khăn gói về quê sinh sống với vợ con..,nặng thì xuống dưới nhận ông nhận bà Nguyệt cung,phản cung la gà tốt nguyệt long cựa khá lợi hại mà ngón thới cũng đâm NGUYỆT TÀ : Là 1 vảy có hình dạng đầu nhỏ đuôi lớn dính liền quấn ngang cán…, đầu nhỏ thì nằm ở hàng nội đuôi hơi lớn thì nằm hàng ngoại được tính từ cựa hướng xuống 2 đến 3 vảy thì đụng nó…,thì vảy ấy được gọi là nguyệt tà gà có vẩy này đá đòn rất rộng và dài,sỏ,mé,đá ngang cũng rất hay rất đươc các sư kê ngày xưa ưa chuộng vì đòn đá rất xa làm đối phương chưa kịp tới gần nó thì đã dínhcựa…,gà có vẩy này thì hay hơn án thiên và phủ địa Nhân Tự Thới la Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượnghành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tàimóc mắt Nhật Thới ; là 1 vẩy to dính liền giống hình chữ nhật,nằm ở hàng thới được đếm từ móng vào khoảng 2 vẩy..,đụng nó…,thì gọi là nhật thới…..,gà này thuộc hàng hiếm…,lâu lắm mới thấy 1 con…,lối đá nhanh lẹ hay ra đòn liênhoàn ăn độ chớp nhoánh…,chuyên phá mắt địch thủ vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi. Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần.Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống No hau : Gà có hàng hậu no nê và chạy dài từ gối xuống tới cựa hoặc sâu hơn đều được xem là tốt. Con nào vảy hậu xuống không tới cựa hoặc nát hoặc khiếm khuyết đều bị loại bỏ NỘI HOA ĐĂNG là những vảy của hàng nội đi thẳng đều lên tới cựa ấy gọi lànội hoa đăng….,nếu hàng vảy này mà lên tới gối mà có ởcả 2 chân thì gà này được xếpvào hàng thần kê …, gà này cósở trường là phá đòn địch thủ khiến đối thủ gặp trở ngại khi ra đòn…,không những như thế khi xáp lá cà thì gà này thường thắng trận nhiều vì tung đòn liên hoàn làm đối phương trở tay không kịp chếttại chỗ..,là nhiều Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có.gà có vẩy này có tài tránh né giỏi thường làm cho đối thủ khó dùng được đòn thế…,giống như vẩy án thiên khi vảy phủ địa mà có ba cái thì nó đựơc gọi là Tam Tài Phủ Địa, 3 vảy Huyền Châm thì gọi là Tam Tài Huyền Châm Sát Cang Điểm, hay Sát Cân Điểm là ngón Ngọ có hai điểm đốm ở hai vảy sát nhau. Gà có vảy này thì đá tới tấp như hung thần. Cuồng kê này đá khắp mình mẩy đối phương không chừa chỗ nào Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách. Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu làđá liên tục ba bốn đòn

Hướng Dẫn Cách Xem Vảy Gà Chọi

1. Kích Giáp Kích giáp là vảy tựa như quấn cán, cách 4 hàng vảy, tính từ gối xuống. Tương truyền, gà có vảy này thuộc hàng tướng kê, ra đòn nhanh lẹ dũng mảnh, ăn độ chớp nhoáng, khiến cho địch thủ đa số tử trận, hộc máu chết tại chỗ.

2. Thất Đao Thiên Thất Đao Thiên là loại vảy có 7 vảy quấn cán từ cựa hướng lên tới gối. Tương truyền, gà này là gà sát kê, ra đòn nhẹ nhàng nhưng hiểm độc vô cùng. Nhìn thế đá, cứ tưởng là bình thường nhưng với vài cú nhảy đầu tiên là đã hạ đối phương hộc máu chết tại chỗ, không cho đối phương có cơ hội phản đòn.

3. Giáp Thới Phòng Đao Giáp Thới Phòng Đao là hàng vảy tại thới, đi đều lên qua cựa, cong vào, ôm lấy cựa, hình thức phải rõ ràng, vảy phải đều nhau, không bị khai chia. Gà có vảy này, tài ba xuất chúng, nếu cả hai chân đều có vảy này là cực quý, dứt địch chớp nhoáng.

4. Hàm long Hàm Long là vảy lớn hơn các vảy khác, có 1 đường nứt chính giữa đi ra phía ngoài (hàng nội/hàng quách) và đụng 1 vảy nhỏ nằm giữa. Gà có vảy này là gà hay.

5. Giáp Vy Đao Giáp Vy Đao là vảy gồm 4 đến 5 cái ở hàng nội (hàng quách) nằm gần cựa chụm đầu vào nhau, hướng về phía cựa. Gà có vảy này cũng thuộc hàng quý hiếm khó tìm, được các sư kê xếp vào hàng tướng kê vì gà này thường ra đòn rất đẹp mắt và có chân cựa cực kỳ nguy hiểm.

6. Nội Hoa Đăng Nội Hoa Đăng là loại vảy có các vảy của hàng nội đi thẳng đều lên tới cựa. Gà nào có nội hoa đăng cả hai chân thì được liệt vào thần kê, còn tài giỏi hơn cả linh kê nữa. Gà này có đủ tài hay của một võ sư, tiến thoái nhịp nhàng, ra đòn xuất nhập tùy ý, thân pháp linh hoạt, là gà cực quý.

7. Văn Võ Song Toàn Văn Võ Song Toàn là một chân có 3 hàng vảy ở mặt tiền, một chân có 2 hàng trơn. Gà có loại vảy này thì chắc chắn một điều là đi đến đâu cũng vô địch, bách chiến bách thắng. Gà này có đủ bài bản của các đòn độc như song phi, đá tạt ngang, đá kèo trên, đá kèo dưới, và biến đòn cực kỳ nhanh khiến cho gà địch lung túng, lãnh đòn hiểm mà chết.

8. Linh Giáp Tử Linh Giáp Tử là vảy từ thẳng từ thới chạy lên đụng hai giáp đóng ngay cựa hàng nội (hàng quách). Gà này được các sư kê sếp vào hàng thần kê, thường đá rất hay và những đòn rất độc ở nước cuối.

9. Song Phủ Đao Song Phủ Đao là hai vảy của hàng quách đóng sát nhau tại cựa, hai đầu nhọn đâm thẳng vào cựa. Gà nào có cựa này thì rất nhanh lẹ, xuất đòn nhanh, trả đòn lẹ, đúng là một con gà kỳ tài. Đây là gà chuyên dùng cựa đâm chém vào các chỗ nhược của gà địch, do vậy gà nào cáp độ với loại gà này thì không có thua chạy, mà chỉ có chết tại trường thôi.

10. Trường Thành Trường Thành là khi vảy của hàng hàng ngoại (hàng thành) lấn nhiều sang phía hàng nội (hàng quách). Vảy này thuộc loại vảy hiếm, lâu lâu mới có một con, được các sư kê liệt vào hàng quý kê. Gà này tài ba xuất chúng, ra đòn rất mạnh, hiểm, có tài quăng giỏi, đã từng làm không ít hàng cao thủ võ kê hồn lìa khỏi xác!

11. Lạc Ma Hàm Cốc Lạc Ma Hàm Cốc là vảy ở hàng quách, từ cựa đổ xuống, đầu hơi tròn. Gà nào có vảy này sở trường về đá mép, đá hầu, nhảy cao đá tạt ngang, càng đá càng trổ nhiều tài hay, đòn đẹp, đúng là một chiến kê. Gà này có một đặc điểm là khi cáp độ xong, vừa thả gà ra là bay thẳng vào đá luôn mấy đòn áp đảo gà địch, nhiều lúc gà địch không chống đỡ kịp, lãnh luôn mấy cựa vào chỗ hiểm như hang cua hay mắt, ngã lăn ra chết. Gà này còn có biệt tài là bay cao, đá ngay vào mắt, cựa đâm xuyên qua óc khiến gà địch thủ phải chết tươi. Gà này rất quý, giới chơi gà rất thích.

12. Yểm Nguyệt Yểm Nguyệt là 1 vảy lớn nẳm ở hàng nội (hàng quách) từ cựa hướng lên gối. Vảy này có hình dạng đầu to, đuôi nhỏ, phần đầu hướng ra ngoài, còn phần đuôi thì hướng thẳng về phía cựa. Gà có vày này thường hay đá dĩa, hầu, cắn lông rồi đá.

13. Tiểu Son Tiểu Son là giữa hàng thới và hàng nội có những vảy rất nhỏ. Nếu trong các vảy nhỏ có vảy màu đỏ như son thì gọi là tiểu son, hoặc nhỏ lấm tấm thì gọi là tấm son. Đây là loại gà ác tinh, đâm cựa, đá đòn đều ác liệt, khó có gà nào sánh bằng.

14. Gạc Thập Gạc Thập là vảy được hợp thành từ 4 vảy tạo rãnh vuông thành dấu thập (+), được đóng ngang hành với cựa. Gà có vảy này đá chân cựa rất tốt, đá sỏ ngang giỏi, làm đối thủ không xoay xở kịp, chết không kịp ngáp.

15. Nhật Thới Nhật Thới là 1 vảy to dính liền, giống hình chữ nhật, nằm ở hàng thới, cách 2 vảy từ móng. Gà này thuộc hàng quý hiếm, lâu lắm mới có 1 con. Gà này có lối đá nhanh lẹ, ra đòn liên hoàn, ăn độ chớp nhoáng, chuyên phá mắt địch thủ.

16. Khai Hậu Khai Hậu là vảy hậu nứt ra, không dùng được, ngoại trừ mặt trước có vảy vấn cán thì dùng được, hoặc mặt trước nội có một vảy nứt ra thì cũng dùng được.

17. Lộc Điền Nội Lộc Điền Nội được tạo thành bởi 4 vẩy (2 vảy nhỏ nằm ở hàng nội và 2 vảy lớn nằm ở hàng ngoại), có hình dạng nhìn giống cây cung có gài tên bắn dịch thủ, quay mũi vào phía trong. Gà có vảy này được liệt vào hàng tài kê.

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xem Mắt Gà Chọi trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!