Xem Nhiều 3/2023 #️ Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Náng Hoa Trắng Đạt Hiệu Quả, Chất Lượng Cao # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Náng Hoa Trắng Đạt Hiệu Quả, Chất Lượng Cao # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Náng Hoa Trắng Đạt Hiệu Quả, Chất Lượng Cao mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn cách trồng cây náng hoa trắng đạt hiệu quả, chất lượng cao

* Tên khoa học: Crinum asiaticum L.

* Họ Thủy tiên – Amaryllidaceae.

* Tên khác: tỏi voi, chuối nước, cây lá náng, văn châu lan, luột lài, cáp gụm (Tày), co lạc quận (Thái).

* Bộ phận dùng: toàn cây – Herba Crini Asiatici, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: các bộ phận của cây, nhất là thân hành chứa Lycorin. Rễ cây chứa alcaloid narcissin ( lycorin), vitamin và các hợp chất kiềm có mùi hôi của tỏi. Hạt chứa lycorin và crinamin.

* Công dụng: toàn cây dùng trị đau họng, đau răng, đinh nhọt, viêm mủ da, loét lở móng, ở bàn chân; Đòn ngã tổn thương, đau các khớp xương; rắn cắn. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp.

Ở Ấn độ, người ta còn dùng hành của cây để trị chứng thiếu mật và những rối loạn đường tiết niệu. Lá được dùng đắp trị bệnh ngoài da và làm tan sưng. 

Hướng dẫn cách trồng

Náng hoa trắng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; một năm có thể ra 4 – 6 lá mới, thay thế các lá già đã xuất hiện trước đó 1 – 1,5 năm. Về mùa đông, cây ngừng sinh trưởng. Cây ra hoa quả hàng năm. Tỷ lệ hoa đậu quả chỉ khoảng 40 – 50%. Cây có khả năng để nhánh khỏe từ trồi gốc. Cây trồi cũng là nguần giống để trồng. 

Náng hoa trắng không kén đất, không đòi hỏi khắt khe về thời tiết và khí hậu. Cây ưa ẩm, râm mát.

1.Giống

Láng hoa trắng có thể trồng quanh năm bằng thân hành.

2.Đất và cách trồng

Đất trồng phải đủ ẩm, có bóng càng tốt.

Khi trồng đào thành từng hốc với khoảng cách 0,7 – 1,0 m hoặc  hơn.

Nếu có phân chuồng bón lót càng tốt. Củ giống là loại bánh tẻ, cắt bớt lá, nhất là rễ con, cắt sát đến chân rễ, đặt vào hốc, lấp đất rồi tưới nước.

Náng hoa trắng không cần chăm sóc vẫn mọc rất tốt.

3.Thu hoạch

Lá và thân hành thu hái quanh năm, dùng tươi.

Bài thuốc chữa bong gân, sai gân khi bị ngã, tụ máu:

Dùng lá Náng hoa trắng, mua thấp, mỗi thứ 30g, dạ cẩm 20g. Ba vị dùng lá tươi giã đắp vào chỗ đau rồi băng lại.

Hướng Dẫn Cách Trồng Lạc Tiên Đạt Hiệu Quả Chất Lượng Cao

* Tên khoa học: Passiflora foetida L.

* Họ Lạc tiên – Passifloraceae.

* Tên khác: chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắn nêm, dây bầu đường (Đà nẵng), tây phiên liên, mò pì, mác quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái).

* Bộ phận dùng: toàn cây – Herba Passiflorae Foetidae

* Thành phần hóa học: Hàm lượng flavonoid toàn phần là 0,074%. Ngoài ra cây còn chứa alcaloid 0,033%, trong đó có Harman.

* Công dụng: ngọn lạc tiên được thu hái về làm rau luộc ăn hay nấu canh. Quả chín vàng ăn ngon. Lạc tiên được dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Còn dùng trị ho, phù thũng, viêm mủ da, lở ngứa, loét ở chân. Dùng ngoài đun nước rửa và giã cành lá tươi để đắp.

Ở Ấn Độ, nước sắc lá dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn; quả dùng gây nôn; lá dùng đắp điều trị choáng váng và đau đầu.

Ở Vân Nam Trung Quốc, toàn cây dùng trị bỏng lửa, cháy, viêm kết mạc mắt và viêm kết mạc do ngoại thương, viêm hạch lymphô, ung thũng.

Lạc tiên là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trùm lên các cây bụi ở ven rừng, đồi, nhất là ở các trảng cây bụi tái sinh sau nương rẫy. Cây sinh trưởng mạnh từ khoảng giữa tháng 3 đến tháng 8. Hoa quả nhiều hàng năm. Mùa đông cây có hiện tượng hơi rụng lá. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Sau khi chặt, phần còn lại cây tái sinh cây chồi khỏe.

CÁCH TRỒNG

Lạc tiên là cây cận nhiệt đới, có thể trồng được ở vùng đồng bằng, nhưng trồng ở miền núi ( Có độ cao trên 1000m) cây cho quả có chất lượng tốt hơn.

1.Giống

Cây được nhân giống bằng hạt, bằng cành giâm hoặc áp cành.

2. Đất và cách trồng

Lạc tiên không đòi hỏi đặc biệt về chất đất. Có thể trồng trên đất cát, đất xấu, nhưng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn trên đất nhiều mầu, sâu, thoát nước. Khi trồng đào hố, bón lót phân chuồng.

– Hạt lấy ra khỏi quả, rửa sạch, hong khô nơi râm mát rồi gieo ở vườn ươm, sau 2 – 3 tuần sẽ nẩy mầm. Ngâm nước trước khi gieo, hạt sẽ nảy mầm nhanh hơn.

– Cành giâm là cành bánh tẻ của cây đã trưởng thành, chặt thành đoạn có từ 3 mắt trở lên, trồng thẳng hoặc giâm cho ra rễ. Thời vụ giâm tốt nhất vào mùa xuân.

Nếu trồng thành ruộng thì khoảng cách 1 – 1,5m một cây, cần làm giàn cho dây leo, tốt nhất là làm giàn như giàn mướp.

3. Chăm sóc và thu hoạch

Cây cần đủ ánh sáng, vì vậy cần tỉa bớt cành lá, tránh để quá rậm rạp.

Trồng bằng hạt, sau 18 – 24 tháng cây sẽ cho quả. Quả chín sau khi ra hoa khoảng 3 tháng, được thu vào tháng 6 – 7 và tháng 9 – 10. Cây 3 năm tuổi cho từ 20 – 25 kg quả, 1 hecta đạt 12 – 15 tấn. Thâm canh tốt có thể đạt 30 tấn/ha.

Nếu trồng theo quy mô lớn thì chu kỳ 3 – 4 năm. Sau đó cần xử lý đất và luân canh vì cây bị tuyến trùng gây hại. Ngoài ra cần chú ý phòng trừ rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả.

Thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào mùa xuân – hè, có thể dùng tươi hoặc băm nhỏ rồi phơi hay sấy khô.

Bài thuốc trị suy nhược thần kinh, mất ngủ:

Lạc tiên 8 – 16g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu, tâm sen nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2 – 5g, chia nhiều lần uống, nên uống trước khi đi ngủ.

Hướng Dẫn Cách Trồng Mã Đề Đạt Hiệu Quả, Năng Suất Chất Lượng Cao

              MÃ ĐỀ 

* Tên khoa học: Plantago major L.

* Họ mã đề – Plantaginaceae.

* Tên khác: xa tiền, bông mã đề, su ma ( Tày), nhà én dứt ( Thái).

* Bộ phận dùng:  Phần cây trên mặt đất – Herba Plantaginis, thường gọi là xa tiền thảo và hạt – Semen Plantaginis, thường gọi là xa tiền tử.

* Thành phần hóa học: Toàn cây chứa một glucosid là aucobin hay rinantin. Lá có chất nhầy, chất đắng, carotene, sinh tố C, K, T, acid citric. Trong hạt có nhiều chất nhầy, acid plantenolic, adenin và cholin.

* Công dụng: Mã đề dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau  mắt sưng đỏ, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi, viêm kết mạc cấp, viêm gan.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai dùng nên thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.

KỸ THUẬT TRỒNG

Chọn đất trồng

Đất trồng mã đề tốt nhất là loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất trồng màu. Ruộng cần được cày bừa kỹ, để ải, lên luống sao cho tiện chăm sóc, bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng, 250 – 300kg lân, 150kg kali cho mỗi ha.

Giống

Mã đề được gieo trồng bằng hạt( 1g có khoảng 600 hạt), được gieo nông 0,5cm vào tháng 2 – 3. Có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm rồi đánh cây con đi trồng.

Trong sản xuất người ta thường áp dụng cách gieo trong vườn ươm, khi cây có 3 – 4 lá thật, đem trồng ra ruộng.

Cây con đánh ra trồng với khoảng cách 20 x 20cm hoặc 15 x 20cm. Cũng có thể gieo thẳng theo rạch, cách nhau 15 – 20cm, sau tỉa bớt để định khoảng cách.

Chăm sóc

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, tưới đủ ẩm. Sau khi cây bén rễ, dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng hoặc đạm pha loãng (1 – 2%) để tưới.

Giống mã đề đang được trồng đại trà hiện nay khá mẫn cảm với bệnh phấn trắng. bệnh hại cả lá , cuống lá và bông nhưng gốc cây và lá non ít bị ảnh hưởng. Có thể khắc phục bằng cách thu bỏ lá già và bông rồi phun Daconil 75WP với liều 1,5 – 2,0 kg/ha hoặc tilt với liều 1lit/ha. Sau khi phun cần đảm bảo thời gian cách ly theo quy định. Ngoài ra, các loài sâu đo cũng gây hại đáng kể cho mã đề.

Thu hoạch và sơ chế

Nếu chăm sóc tốt, sau 2 tháng trồng có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Về sau cứ 40 – 45 ngày thu một lứa. sau mỗi  lứa cắt, cần làm cỏ, bón thúc 1 -2 lần. Khi thu hoạch dùng liềm cắt toàn bộ hoa, lá ( chú ý không cắt búp cây) đem phơi hay sấy khô. Thu xong phải phơi hay sấy khô  kịp thời, sao cho khi khô, dược liệu vẫn giữ được  màu xanh. Năng suất có thể đạt 5 tấn khô/ha 1 năm. 

+) Bài thuốc :chữa đái tháo đường:

Hạt mã đề 6g; sơn dược, sinh địa, phục linh, phụ tử mỗi thứ 15,5g; sơn phù du, trạch tả, quế, ngưu tất mỗi thứ 10g; mẫu đơn bì 6g. Làm thành viên 2,5g, mỗi lần uống 4 viên ngày 2 lần. Hoặc sắc với 800ml nước,còn 450ml, mỗi lần uống 150ml, ngày 3 lần.

Hướng Dẫn Cách Trồng Lô Hội Đạt Năng Suất Chất Lượng Cao

                                  LÔ HỘI

* Tên khoa hoc: Aloe vera L.var.chinensis ( Haw.) Berger.

* Họ Lô hội ( Asphodelaceae).

* Tên khác: lưỡi hổ, hổ thiệt, nha đam, lư hội.

* Bộ phận dùng:  nhựa ( aloe), lá , hoa

* Thành phần hóa học: nhựa chứa aloin, isialoin, ß – aloin, aloe – emodin, aloinoside A,B.

* Công dụng: Nhựa khô của lá Lô hội có tác dụng kích thích chuyển động của ruột kết nên được dùng làm thuốc trị táo bón cấp tính. Gel Lô hội được dùng trong y học cổ truyền để điều trị vết thương và viêm da nhẹ, bỏng, vết thâm tím, vết trầy da, nhất là những vết thương bỏng độ I và II, bỏng do phóng xạ đều khỏi nhanh và ít sẹo. Trong y học dân gian, Gel Lô hội được dùng ngoài chữa trĩ, trứng cá, vẩy nến, viêm da tăng tiết bã nhờn và nhiễm nấm, côn trùng đốt, mẩn ngứa do con giời  leo.

Điều kiện sinh thái

Lô hội là cây có biên độ sinh thái khá rộng, thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất pha cát hoặc chỉ có cát. Cây có khả năng chịu hạn tốt do khả năng giữ nước của lá, sinh trưởng và  phát triển mạnh trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ và ra hoa quả nhiều. Ninh thuận, Bình thuận là những vùng đất lợi thế cho lô hội phát triển.

Kỹ thuật trồng trọt

1.Chọn vùng trồng

Lô hội thích hợp nhất là vùng đất cát khô ven biển các tỉnh ven biển Nam trung bộ. Nhưng cũng có thể mỏ rộng trồng trên đất cát và đồi núi trọc vùng thấp dọc ven biển các tỉnh Bắc, trung bộ trở vào. Loại cây này đặc biệt thích hợp với vùng đất cát ven biển, khả năng chịu được khí hậu khô, nóng và là một loại cây trồng cạn, có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau.

Ở nước ta lô hội có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.

Giống và kỹ thuật làm giống

Lô hội có hai loại giống chính có nguần gốc Trung Quốc và Nam Mỹ. Quy trình này áp dụng cho lô hội giống Trung quốc. Có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính  hoặc hữu tính. Nhưng chủ yếu cây được trồng bằng mầm tách từ cây mẹ và trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Ở quy mô công nghiệp người ta có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Cây 1 năm tuổi trở lên ở gốc mọc ra nhiều mầm nhánh, trung bình  mỗi năm cây cho tới 20 mầm nhánh, có thể bấm ngọn để tăng hệ số nhân giống. Dung dao sắc cắt những  mầm nhánh nằm sát với phần thân cây mẹ để làm giống trồng.

Cây giống có thể được tách từ cây mẹ hoặc sau khi nhân in vitro cây được đưa qua vườn ươm. Cây giống đủ tiêu chuẩn cao 15 – 20 cm, so lá trên cây từ 4 – 5 lá.

       3.Thời vụ trồng

Thời vụ chính là tháng 2 – 3 ở miền bắc và tháng 4 – 5 ( đầu mùa mưa) ở miền nam, khi đất có đủ ẩm.

Kỹ thuật làm đất

Đất trồng có độ PH từ 5,0 –  7,5, đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình nhưng phải thoát nước tốt, không bị ngập úng. Có thể trồng trên đất trống hoang  hóa, đất cát ven biển hoặc trồng xen giữa các hàng phi lao.

Thường làm đất theo băng  và đào hốc kích thước 30 x 30 x 30 cm, phát dọn thực bì xung quanh đất trồng.

Mật độ và khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng 30 x 40cm ( mật độ 83.000 cây/ha).

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng

Trồng cây vào các hốc đã được bón lót, đảo đều phân với đất sau đó trồng cây. Lưu ý trồng ngập đến sát lá gốc, tránh trồng ngập ngọn cây. Thường trồng cây thấp hơn mặt đất khoảng  2 – 3 cm để giữ nước. Sau khi trồng xong tưới xung quanh cho đất chặt.

Chăm sóc

Thường xuyên vun xới và làm sạch cỏ dại kết hợp bón phân và vun gốc cho cây.

Bón phân cho Lô hội nên bón cách gốc 3 – 5 cm, dải đều phân xung quanh gốc. Phân bón được chia đều cho số cây và bón theo định kỳ sau mỗi lần thu hoạch lá. Nếu thời tiết quá khô hanh cần bổ sung nước tưới cho cây để tăng năng suất lá.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây Lô hội ít bị sâu phá hại, chủ yếu bị hai loại bệnh là đốm lá và thối đọt đều do  vi khuẩn gây ra trong đó bệnh đốm lá gây hại nghiêm trọng nhất. Trên lá Lô hội xuất hiện các đốm đen lõm xuống. Bệnh lây lan nhanh qua đường nước tưới, nước mưa. Phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp canh tác, quản lý vệ sinh đồng ruộng là cách hiệu quả nhất để hạn chế bệnh.

Đảm bảo ruộng trồng Lô hội luôn thoát nước tốt, làm cỏ đúng lúc, đảm bảo vườn luôn thông thoáng giúp Lô hội phát triển mạnh, tạo khả năng kháng bệnh tốt.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng cắt bỏ lá bệnh đem ra nơi khác

Hạn chế sử dụng thuốc hóa học. Trường hợp bệnh hại nặng có thể sử dụng các thuốc có chứa kháng sinh như sau : Kasugamycin( Kasumin 2L; Kminstar 20 SL, 60WP); Copper Oxychloride +Streptomycin ( VD: Batocide 12 WP).

Thu hoạch và sơ chế

Thu hoạch: Cây  Lô hội trồng một năm bắt đầu cho thu hoạch lá, mỗi năm có thể thu từ 2 – 3  lứa, mỗi lứa khoảng 4 – 5 lá. Dùng sao sắc cắt ở phần cuống lá sát gốc nhưng không làm tổn thương đến thân cây. Loại bỏ những lá sâu bệnh.

Sơ chế: Cắt lá, ép lấy chất dịch ở trong, đem cô khô. 

+) Bài thuốc: trị vết cháy và bỏng:  Dùng lá Lô hội chiết dịch xoa tại chỗ. Lấy một ít lá ( 15 – 18cm), đun nước sôi, thêm đường dùng uống.

Ghi chú: Người bị yếu dạ dày – ruột và phụ nữ có thai không nên dùng. Không trị mụn, dưỡng da bằng cây Lô hội

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Náng Hoa Trắng Đạt Hiệu Quả, Chất Lượng Cao trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!