Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Bón Npk Cho Cây Cảnh Hiệu Quả mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
NPK là loại phân bón hỗn hợp chứa ít nhất 2 thành phần dinh dưỡng trong nhóm N, P và K. Loại phân này có hai loại cơ bản là phân phức hợp và phân trộn. Mỗi loại đều có những đặc tính riêng nhưng hầu như thành phần dinh dưỡng khá giống nhau.
Sử dụng phân bón NPK mang đến rất nhiều lợi ích. Do đó, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc gia tăng năng suất cây trồng.
Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng
Khi bón NPK, cây sẽ được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cho quá trình sinh trưởng tốt hơn. Cây sẽ luôn khỏe mạnh, lớn nhanh và cho năng suất tốt.
Kích thích đâm chồi, ra lá, hoa và quả
Một số loại cây cảnh khi được bón phân sẽ luôn xanh tốt. Đặc biệt, loại phân này còn giúp cây ra hoa, quả xum xuê như mong muốn đáp ứng nhu cầu trồng cây của mọi người,
Tăng sức đề kháng cho cây đối với các tác nhân có hại
Thời tiết khắc nghiệt rất dễ khiến cây bị còi cọc, không phát triển tốt và dễ bị chết. Phân NPK chính là giải pháp giúp cây có thêm sức chống chọi với các tác nhân này.
Gia tăng độ phì nhiêu cho đất
Nếu đất trồng khô và ít dinh dưỡng thì cây không thể nào phát triển tốt được. Nhờ có thêm phân NPK, đất trở nên phì nhiêu màu mỡ hơn. Điều này góp phần giúp cho việc chăm sóc cây cảnh dễ dàng hơn.
Cách bón NPK cho cây cảnh hiệu quả
Như các bạn đã biết, hiện nay phân NPK đang được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi nó mang lại hiệu quả cao cho việc trồng trọt. Tuy nhiên, để phân phát huy được hết tác dụng thì bạn cần phải biết cách bón sao cho đúng.
Bón đúng loại NPK cho cây cảnh
NPK có nhiều loại với công thức và tỷ lệ thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng cũng như cấu trúc đất mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp.
Chưa dừng lại ở đó, mỗi thời điểm phát triển, cây sẽ cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Có thể cùng giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên cây này cần Kali nhiều hơn còn cây kia lại cần nhiều đạm hơn. Lúc này để có thể bón đúng loại, bạn cần phải tìm hiểu đặc tính của cây. Bên cạnh đó, cần xem xét thành phần của các loại phân NPK có mặt trên thị trường. Nhờ đơn vị cung cấp tư vấn và bán loại phân có thành phần dinh dưỡng đang cần. Như vậy, cây trồng mới có thể sinh trưởng và phát triển hiệu quả.
Bón phân NPK đúng liều lượng
Bón thừa sẽ gây nên tình trạng dư dinh dưỡng. Bón thiếu thì không đủ cung cấp cho quá trình phát triển của cây. Bón đúng liều lượng là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải để ý. Liều lượng phân cung cấp phù hợp mới có thể giúp cây tươi tốt. Để có thể biết được liều lượng phân mà cây cần dùng, bạn cần theo dõi trạng thái của cây. Thêm vào đó, bạn còn phải để ý cả thời tiết lẫ mùa vụ để có thể điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp nhất.
Bón đúng lúc
Bón phân mặc dù quan trọng nhưng nếu không đúng lúc thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng, cây luôn cần sinh dưỡng để duy trì sự sống và lớn lên. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ tập trung bón NPK mà còn cần nhiều loại phân khác. Đồng thời, phân cần được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn để bón cho phù hợp. Ví dụ, đến thời điểm cây đang phát triển cần dinh dưỡng để ra hoa, kết quả thì lúc này lượng phân bón cần sẽ rất nhiều.
Nếu bạn tập trung bón phân vào 1 thời điểm với hàm lượng rất nhiều thì sẽ gây lãng phí. Chưa dừng lại ở đó, môi trường đất, nước còn bị ảnh hưởng do các hợp chất hóa học gây nên.
Bón phân đúng cách
Để đảm bảo cây hấp thu dinh dưỡng tốt nhất từ phân NPK bạn nên bón lúc cây khỏe mạnh. Lúc này, bộ rễ có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt từ đất.
Đồng thời, bạn cũng cần phải quan sát điều kiện thời tiết khi bón phân. Nếu trời nắng gắt thì không nên bón phân. Bởi vì, nước được tưới sau khi bón phân sẽ bị bốc hơi. Như vậy, phân sẽ không dễ chuyển hóa làm ảnh hưởng quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Nếu trời mưa thì phân sẽ bị rửa trôi và mang đi hết dinh dưỡng.
Lời kết
Treera với thâm niên cung cấp dịch vụ cảnh quan sân vườn luôn mong muốn mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần thiết kế, thi công cảnh quan hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Hotline: 0886 668 109
Địa chỉ: 04 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hướng Dẫn Cách Bón Phân Cho Hoa Hồng Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn chưa biết, hoa hồng hấp thụ các dưỡng chất qua nhiều bộ phận bao gồm cả rễ, lá, vỏ cây,… Trong đó, rễ hút dinh dưỡng chủ yếu qua các miền lông hút nhỏ trên rễ tơ, lá hấp thụ qua các lỗ nhỏ trên bề mặt lá gọi là khí khổng.
Do đó, các loại phân bón có thể hòa tan hoàn toàn trong nước luôn được ưu tiên hàng đầu cho hoa hồng.
Phân hữu cơ đã qua xử lý như phân xanh, phân chuồng, phân rác, phân than bùn,… hoai mục
Phân vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng bao gồm phân đơn như đạm ure, lân, phân đơn kali hay phân tổng hợp NPK với tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn bón phân
Phân vi sinh là chế phẩm sản xuất từ các loài vi sinh vật có lợi
Phân bón lá sử dụng bằng cách hòa tan vào nước và phun trực tiếp lên cây
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn không chỉ cần sử dụng riêng một loại phân bón nào mà cần phải kết hợp nhiều loại khác nhau vào từng thời điểm thích hợp.
Nhiều người trồng hoa hồng thường không quan tâm đến bón phân bởi họ nghĩ đây là việc làm không thực sự cần thiết. Thế nhưng, họ không biết rằng, bón phân đầy đủ và đúng cách cho hoa hồng lại mang đến rất nhiều lợi ích:
Phân bón đóng vai trò cải tạo và cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng, từ đó mang đến môi trường sống cho hoa hồng tốt nhất
Phân bón góp phần phân giải các chất dinh dưỡng khó tan trong đất thành dạng dễ tan giúp cây dễ hấp thụ, kích thích sinh trưởng và phát triển tốt hơn
Kích thích hệ rễ, thân, lá phát triển mạnh giúp cây hoa hồng cứng cáp, khỏe mạnh, chống lại bệnh tật
Nâng cao năng suất ra hoa quanh năm cho cây trồng, giúp hoa nở tươi tắn, lâu tàn
Phục hồi cây hoa hồng sau mỗi lần ra hoa hay thu hoạch hoa
…
Bạn nên biết cách bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây hoa hồng mới có thể mang đến hiệu quả đúng như mong muốn:
Giai đoạn 1: Bón lót trước khi trồng cây con
Sử dụng các loại phân hữu cơ, ưu tiên phân xanh, phân rác, phân chuồng hoai mục
Có thể phối trộn phân hữu cơ đã qua xử lý chung với vôi hay super lân để tăng hiệu quả cải tạo, cấp dinh dưỡng cho đất
Ủ trong đất từ 10 – 15 ngày rồi mới xuống cây
Giai đoạn 2: Bón thúc 15 – 20 sau khi xuống cây con
Thường sử dụng đạm ure với mục đích chính là kích thích hệ rễ của cây hoa hồng phát triển mạnh
Có thể tạo rãnh, bón cách gốc 5 – 7cm hoặc hòa tan đạm vào nước rồi phun trực tiếp
Giai đoạn 3: Thời kỳ cây bắt đầu ra nụ
Nên dùng phân vô cơ NPK có tỷ lệ kali cao hơn, không cần dùng kích rễ
Mục đích chính là giúp kích thích nụ hoa nở tươi và giữ hoa lâu tàn
Nên bón cách gốc cây 5 – 7cm, duy trì tưới nước
Giai đoạn 4: Lúc hoa gần tàn
Bổ sung phân NPK có hàm lượng lân cao hơn kèm kích rễ giúp cây nhanh ra rễ mới, phục hồi chuẩn bị lên mầm mới
Có thể dùng thêm các loại phân chuồng giàu lân như phân trùn quế, phân gà,…
Giai đoạn 5: Sau khi hoa tàn
Tiến hành cắt tỉa bỏ đi hoa tàn kích thích mầm mới phát triển
Bón phân giàu hàm lượng đạm, không dùng kèm kích rễ
Biết cách dùng đúng loại phân và bón đúng thời điểm chưa đủ, bạn cần phải ghi nhớ thêm một số lưu ý khi bón phân cho hoa hồng mới nhận được kết quả tốt nhất:
Không bón phân nếu cây đang trong giai đoạn bị sâu bệnh
Hạn chế bón phân vào những ngày thời tiết nắng nóng, hanh khô
Bón phân cho hoa hồng trồng ở vườn và trồng trong chậu cần chia ra liều lượng hợp lý
Nếu lá non của cây bị vàng nên giảm lượng đạm và cân đối lại các loại phân bón
Cây vừa tách mẹ nên hạn chế bón phân
Như vậy, bón phân cho hoa hồng là rất quan trọng, là cách giúp cây hoa luôn khỏe mạnh, nở hoa quanh năm. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách bón đúng lượng, đúng thời điểm và hạn chế những điều không nên để giúp cây phát triển tốt nhất.
Hướng Dẫn Chuẩn Nhất Để Bón Phân Hiệu Quả Cho Cây Trồng
Để cây trồng phát triển một cách toàn diện không chỉ cần đến các yếu tố như giống, đất hay nước mà phân bón là một thành phần không thể thiếu. Nếu đất là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng thì phân bón đóng vi trò quan trọng không kém khi cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của cây trồng.
Tuy nhiên, mỗi một loại cây, một thời điểm hay vùng đất khác nhau cần có cách bón sao cho phù hợp thì cây mới hấp thụ được chọn vẹn nguồn dưỡng chất ấy. Nếu không ngược lại lợi ích cây có thể chết héo, úa.
Tại GFC các kỹ sư nông nghiệp đã đúc kết theo kinh nghiệm để đề ra những hướng dẫn chuẩn nhất giúp cho bà con bón phân đúng cách để cây ra hoa, ra quả đẹp và tăng năng suất cho cây trồng.
1. Chọn đúng phân cho hợp với Đất và Cây trồng
Nguyên tắc đầu tiên là cần chọn đúng loại phân bón để bổ sung sao dưỡng chất sao cho phù hợp với cả cây và đất canh tác.
Nếu nhu cầu cây cần phân kali thì không thể dùng phân đạm thay thế và ngược lại. Bà con có thể căn cứ trên một số đặc điểm sau để chọn phân bón phù hợp:
+ Cây trồng lấy lá: là loại cây cần nhiều đạm
+ Cây lấy củ, ăn quả, lấy đường: cần nhiều Kali
+ Thóc giống: bón nhiều lân thì hạt sáng, chất lượng giống tốt, mạ gieo bằng hạt giống tốt sẽ sống khỏe, năng suất cao
+ Cây lấy dầu, họ đậu, cây gia vị: cần lưu huỳnh.
+ Đặc điểm về giống cây: giống có bộ lá lớn hơn, cần cho năng suất cao hơn thì cần nhiều phân hơn
Một lưu ý quan trọng nữa để chọn phân chính là căn cứ vào tính chất của đất. Vì bón phân cho cây phải bón thông qua đất nên khi bón phải nắm được tính chất của đất đai.
+ Đất có thành phần cơ giới nặng (nhiều đất sét) hoặc nhẹ (nhiều cát) cần ưu tiên bón phân hữu cơ.
+ Đất chai cứng , có độ phì nhiêu thấp nên bón phân hữu cơ để cải tạo độ mùn và tăng độ phì nhiêu cho đất.
+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nặng thì vùi nông, có thể bón nhiều, bón tập trung
+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giớ nhẹ thì vùi sâu, bón ít một, rải ra làm nhiều lần, bón sat yêu cầu của cây.
+ Đất chua không bón các loại phân có tính axit, ngược lại đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.
+ Đất đai màu mỡ phì nhiêu thì cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu
2. Thời gian bón phân sao cho “đúng lúc”
Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cũng cần một nguồn dưỡng chất khác nhau. Vì vậy bà con phải theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây mà chọn loại phân bón phù hợp. Qúa trình sinh trưởng, phát triển của cây có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực, và trong mỗi thời kỳ lại chia làm 2 hay nhiều giai đoạn.
+ Giai đoạn đầu cây cần nhiều lân và đạm
+ Giai đoạn sau câY cần nhiều đạm, kali và các nguyên tố vi trung lượng.
Giai đoạn nào cũng không nên bón quá mức nhu cầu của cây nên bổ sung dinh dưỡng cho cây một cách cân đối
+ Kỳ ra hoa: bón phân lân để có lợi ho cây ra hoa
+ Mùa xuân hè: cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân lân
+ Mùa thu: cây sinh trưởng chậm nên bón ít
+ Mùa đông: không cần bón phân
Bón đúng lúc, đúng thời điểm thì việc bón đúng loại, đúng lượng mới có ý nghĩa và phát huy được hiệu quả.
+ Thời gian thích hợp là bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
+ Mùa nắng không nên bón phân vào buổi trưa vì nhiệt độ cao phân sẽ gây tổn thương cho dễ làm tăng nguy cơ héo hay chết cây.
+ Mùa mưa to tránh bón các loại phân dễ tan
+ Thời tiết ít mưa nhiệt độ thấp nên tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và phân vô cơ (hôn thời tiết mua nhiều, nhiệt độ cao)
3. Bón phân đúng liều lượng
Bón đúng lượng là bón đúng lượng, đúng tỷ lệ cây cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển theo mỗi giai đoạn. Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau cây cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. Không thể dùng lượng và tỷ lệ phân bón thúc để bón lót và ngược lại.
Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì lượng phân càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng để cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả có đủ dưỡng chất để làm quả to
Khi bón phân cần chú ý liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao nhưng nếu nhiều hơn cây không sinh trưởng tốt mà có thể làm tổn thương dễ gây héo úa, chết cây. Nên bón phân nhiều lần nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều.
Là cách bón sao cho cây trồng có thể hấp thu được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ phân bón bổ sung.
+ Đất dốc, cây hàng năn nên bón lót
+ Đất cát, cát pha, thịt nhẹ bón phân nên chia làm nhiều lần
+ Đất thịt, đất sét có thể bón phân chia làm ít lần hơn.
+ Không nên bón phân sát gốc cây, nên bón cách gốc 2/3 bán kính đường rễ
+ Bón phân kế hợp xới đất, làm cỏ, vùi lấp để hạn chế bay hơi (mất đạm) hoặc bị rửa trôi mất chất dinh dưỡng
+ Trước khi tưới phân nên làm ẩm và tới đất tạo điều kiện cho cây hấp thụ.
Việc bón phân đúng cách sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng phân, hạn chế sự thất thoát phân bón làm hao tồn chi phí mà năng suất mang lại không cao.
Ngoài nguyên tác này bà con cũng nên chú ý am hiểu các vấn đề khác như:
+ Hiểu về cây, nhu cầu cây cần gì, cần bao nhiêu
+ Hiểu về đất, khả năng cung cấp của đất là gì và nên bổ sung thêm gì
+ Hiểu phân, khả năng đáp ứng của phân cho cây trồng và đất
+ Có trang thiết bị máy móc hỗ trợ quá trình định lượng để bón phân đúng liều lượng, đúng tỷ lệ
+ Thường xuyên quan sát và rút kinh nghiệm thực tế từ năm này sang năm khác sẽ giúp bà con có bí quyết sử dụng phân bón hiệu quả.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Cây cảnh trồng tại nhà hoặc trồng trong văn phòng thì phải có phương pháp chăm sóc cây khác với cách chăm thông thường.
Những ngôi nhà phố dường như bớt ngột ngạt, và tươi mát hơn nhờ màu xanh mát mắt của những chậu cây ở góc nhà.
Cây cảnh làm cho không gian sống thêm phần sinh động, đầy màu sắc, cây cảnh được trồng trong nhà mang lại góc thư giãn cho mọi người trong gia đình sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Việc chọn một cây phù hợp để đặt trong góc phòng, trên bàn hay bệ cửa sổ là hết sức cần thiết. Để trang trí và làm “xanh” cho ngôi nhà.
Cây lớn để sàn nên dùng những loại cây chịu được bóng râm, và máy lạnh như : Cây trầu bà leo, cây vạn niên thanh, cây phát tài, cây lưởi hổ, cây cau nhật, cây trúc mây, cây đại phú, … và rất nhiều loại cây khác bạn có thể tham khảo tại thư viện cây xanh nội thất
Các loại cây để bàn như : cây vạn lộc, phú quý, ngọc ngân, cau tiểu trâm, lan ý, huyết môn… thảm khảo tại các loại cây để bàn
Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây.
Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.
Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day – light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.
Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được.
Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.
Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.
Là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây.
Nếu bạn bón nhiều phân quá thì cây sẽ phát triển nhanh làm mất dáng thế, gọi là phá thế.
Nhưng nếu bón ít quá, cây sẽ thiếu dưỡng chất làm chết cành…
Vì vậy, cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây.
Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.
Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu.
Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Nếu bị rầy hoặc các bệnh về lá thì có thể tự làm hổn hợp ớt + Gừng + Tỏi xay nhuyễn hỗn hợp hòa với nước để xịt cho cây, sau đó lấy khăn lau sạch lá.
Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo:
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời kiểm tra xem lá cây, thân cây hoặc gốc cây có bị con gì ăn không hay bị úng nước không, hoặc khô, … để có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống.
Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước.
Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương.
Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân hữu cơ trước khi trồng cây.
Kết luận những ý cần lưu ý tuyệt đối như sau :
Nếu cây đã đặt trong phòng rồi thì không nên đêm ra để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, chỉ phơi nơi có bóng râm.
Tưới nước 1 lần/ tuần đối với cây trong nhà ( mỗi lần tưới từ 0.8L đến 1.5L đối với cây lớn, 0.2L đến 0.5 đối với cây để bàn
Không bón phân trực tiếp vào gốc cây, chỉ bón quanh gốc cách gốc 20cm đối với cây lớn, 10cm đối với cây để bàn
Nếu bạn quá bận rộn không có thời gian chăm sóc cây cảnh trong nhà hoặc văn phòng thì bạn có thể liên hệ :
Dịch vụ chăm sóc cây cảnh của TRẠNG NGUYÊN Trees & Stones để được tư vấn gói chăm sóc hợp lý nhất cho bạn.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Bón Npk Cho Cây Cảnh Hiệu Quả trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!