Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Bón Phân Đúng Cách Cho Hoa Hồng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bón phân đúng cách cho hoa hồng:
Bón phân và chất dinh dưỡng cho hoa hồng thường xuyên trước và trong suốt chu kỳ nở hoa (tránh sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nếu bạn có ý định tận dụng hoa hồng cho việc trang trí nhà bếp, làm mỹ phẩm). Cân nhắc sử dụng phân bón với tỉ lệ các chất cân bằng (5-10-5 hoặc 5-10 -10). Việc bón phân tối thiểu mỗi tháng một lần, đặc biệt trong những tháng nóng hơn.
Hòa tan từ ¾ đến 1 chén vào nước và sử dụng cho mỗi bụi cây. Cách tốt nhất khi bón phân cho hoa hồng là tưới phân nhỏ giọt từ từ, tránh bón trực tiếp vào bộ phận gốc rễ. Cho thêm một muỗng canh muối vàohỗn hợp phân bón của bạn; Magnesium sulphate sẽ kích thích sự phát triển thân cành mới từ bộ phận thân chính của bụi cây.
Chọn phân bón, dưỡng chất cho hoa hồng
Sử dụng que dinh dưỡng cho cây được xem như giải pháp bón phân hiệu quả cho người bận rộn. Que dinh dưỡng cho cây trồng Indoor Plant Food Spikes cung cấp dinh dưỡng sạch và an toàn cho cây trồng tới 2 tháng là sản phẩm đang rất được người làm vườn tin dùng. Miracle-Gro Indoor Plant Food Spikes đặc biệt thích hợp cho cây trồng trong chậu, que dinh dưỡng giúp các bộ phận lá, thân rễ phát triển đồng đều và tươi tốt. Nếu bạn bận rộn và không tự tin trong việc tự lựa chọn phân bón, pha trộn phân bón để bón cho hoa hồng thì que dinh dưỡng cho cây trồng Indoor Plant Food Spikes là phương pháp tối ưu nhất, mang lại cho bạn những chậu hoa hồng xinh đẹp.
Cách sử dụng que dinh dưỡng:
Tạo một lỗ trong đất ẩm với dụng cụ đi kèm , vị trí giữa gốc cây và viền chậu.
Đặt một que Indoor Plant Food Spikes trong mỗi lỗ và nhấn nó xuống cho đến khi nó được bao phủ bởi đất.
Vào mùa xuân và mùa hè, thay thế que Indoor Plant Food Spikes mỗi 30 ngày một lần; thay thế mỗi 60 ngày vào mùa đông và mùa thu.
Tưới nước thường xuyên theo yêu cầu.
Chỉ qua các bước đơn giản như thế, bạn đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây hoa hồng của mình trong 2 tháng mà không phải lo lắng về liều lượng, thành phần dinh dưỡng như thế nào.
Hướng Dẫn Bón Phân Cho Phong Lan Đúng Cách
Đối với hoa lan được trồng trong giá thể là vỏ cây thì sử dụng phân bón có chứa hàm lượng ni tơ cao (như 30-10-10) hoặc dạng không có urê (nếu chứa urê cây không thể hấp thu urê ngay lập tức mà cần có thời gian phân hũy mới hấp thu đươc, hơn nữa quá trình này có thể tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển trong giá thể). Đối với những cây lan trồng trong giá thể là than, dớn, rêu thì sử dụng phân có hàm lượng N-P-K cân bằng như 20-20-20 hoặc 20-10-20 là tốt.
Đối với phong lan trưởng thành (với bất kỳ giá thể trồng như vừa nêu ở hai trường hợp trên) và vừa qua giai đoạn phát triển lá non thì chuyển sang sử dụng phân bón có hàm lượng P và K cao (như 10-20-20) để kích thích ra hoa. Ngoài ra bạn cũng có thể định kỳ bón xen kẽ hàm lượng cân bằng (như 20-20-20) và hàm lượng P và K cao (như 10-20-20)
2. Thời gian và định kỳ bón phân cho lan như thể nào?
Thời điểm bón phân tốt nhất là vào buổi sáng vì sau khi cây hấp thụ phân sẽ có thêm thời gian kết hợp với quang hợp để tiêu hóa chất dinh dưỡng. Nều bón vào buổi trưa có thể gây cháy lá. Bón vào buổi chiều tối thì cây không xử lý hết dinh dưỡng gây lãng phí.
Có nhiều nhà vườn khuyến cáo bón phân 2 đến 3 lần trong một tháng vào mùa nóng và 1 đến 2 lần mỗi tháng vào mùa lạnh (vì khi thời tiết lạnh sự sinh trưởng của cây chậm lại). Cũng có nhiều người chơi lan chia sẽ họ bón phân cho lan mỗi tuần hoặc mỗi 1/2 tuần và bón đều bất kể mùa trong năm.
Nếu bạn dùng nước mưa hay nước máy sẽ có nhiều vi lượng trong nước, cộng thêm việc bón phân sẽ làm tăng lượng muối đọng dưới đáy chậu. Vì vậy bạn nên xả muối mỗi tháng để lọc bớt phần muối trong chậu. Nếu muối tích lũy nhiều sẽ làm hư rễ, rễ hư sẽ tao điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra nhiều bệnh như thối rễ, thối thân….
Hoa lan không cần nhiều phân bón cũng như cách hấp thu phân bón như các loại cây trồng khác. Nếu bón phân cho hoa lan qua liều lượng sẽ làm lan chậm lớn, chậm/rụng bông, và có thể – làm tăng lượng muối trong chậu. Nếu muối tích lũy nhiều sẽ làm hư rễ, rễ hư sẽ tao điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra nhiều bệnh như thối rễ, thối thân…. – làm lãng phí tiền mua phân – làm ảnh hưởng đến môi trường trong vườn nhà do nhiều loại chất tồn đọng trong đất
Ở bài viết này mình xin trình bày luôn là mình tuân thủ quy tắc 3-3-3 để bón phân tức là hôm nay bón phân – 3 ngày sau bón B1 – 3 ngày tiếp theo bón các loại vitamin/vi lượng khác (Supper Thirve, Humic….) và cứ thế xoay vòng. Liều lượng mình chỉ sử dụng chỉ bằng hoặc thấp hơn 1/4 khuyến cáo trên bao bì. Bằng cách này lan nhà mình gần như nhận vừa đủ dưỡng chất mỗi ngày. Quy tắc 3-3-3 có thể thay đổi thành 4-4-4 hoặc 5-5-5 tùy vào mùa trong năm.
Trường hợp bạn muốn bón phân hữu cơ nhưng thiếu thông tin liều lượng ghi trên bao bì thì có thể pha loãng với nước rồi dùng bình phun lên mặt dưới của lá và rễ để hạn chế việc dùng phân quá liều. Nều là phân hưu cơ tan chậm thì cần hỏi kỹ người bán về cách dùng, khi bón cần đặt phân cách xa rễ.
Trường hợp các bạn không tìm mua được các loại phân chất lượng cao (có đầy đủ đa lượng và vi lượng như Canxi, Magiê, đồng….) thì có thể sử dụng phân thông thường bán trên thị trường (chỉ ghi hàm lượng N-P-K trên nhãn) hòa chung với nước máy là có thể xịt bón cho lan. Nước máy chỉ cần để sau một ngày là Clo sẽ bay hơi và trong nước có chứa đủ các chất vi lượng như Canxi, Magiê…tốt cho cây lan.
Trường hợp các bạn sử dụng nước tinh khiết hoặc đã lọc RO thì hàm lượng các vi lượng trong nước giảm, khi bón phân cần phải lưu ý sử dụng phân để tăng vi lượng bổ sung cho cây.
Phân bón phong lan cơ bản cung cấp nitơ
, phốt pho (P) và kali (K). Tỷ lệ N-P-K này tương ứng với tỷ lệ phân bón trên bao bì, ví dụ như 30-10-10 hoặc 10-20-10. Phân bón có lượng N cao giúp cây tăng trưởng, trong khi hàm lượng P và K cao thường kích thích và hỗ trợ cây ra hoa.
Hướng Dẫn Cách Bón Phân Cho Hoa Hồng Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn chưa biết, hoa hồng hấp thụ các dưỡng chất qua nhiều bộ phận bao gồm cả rễ, lá, vỏ cây,… Trong đó, rễ hút dinh dưỡng chủ yếu qua các miền lông hút nhỏ trên rễ tơ, lá hấp thụ qua các lỗ nhỏ trên bề mặt lá gọi là khí khổng.
Do đó, các loại phân bón có thể hòa tan hoàn toàn trong nước luôn được ưu tiên hàng đầu cho hoa hồng.
Phân hữu cơ đã qua xử lý như phân xanh, phân chuồng, phân rác, phân than bùn,… hoai mục
Phân vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng bao gồm phân đơn như đạm ure, lân, phân đơn kali hay phân tổng hợp NPK với tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn bón phân
Phân vi sinh là chế phẩm sản xuất từ các loài vi sinh vật có lợi
Phân bón lá sử dụng bằng cách hòa tan vào nước và phun trực tiếp lên cây
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn không chỉ cần sử dụng riêng một loại phân bón nào mà cần phải kết hợp nhiều loại khác nhau vào từng thời điểm thích hợp.
Nhiều người trồng hoa hồng thường không quan tâm đến bón phân bởi họ nghĩ đây là việc làm không thực sự cần thiết. Thế nhưng, họ không biết rằng, bón phân đầy đủ và đúng cách cho hoa hồng lại mang đến rất nhiều lợi ích:
Phân bón đóng vai trò cải tạo và cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng, từ đó mang đến môi trường sống cho hoa hồng tốt nhất
Phân bón góp phần phân giải các chất dinh dưỡng khó tan trong đất thành dạng dễ tan giúp cây dễ hấp thụ, kích thích sinh trưởng và phát triển tốt hơn
Kích thích hệ rễ, thân, lá phát triển mạnh giúp cây hoa hồng cứng cáp, khỏe mạnh, chống lại bệnh tật
Nâng cao năng suất ra hoa quanh năm cho cây trồng, giúp hoa nở tươi tắn, lâu tàn
Phục hồi cây hoa hồng sau mỗi lần ra hoa hay thu hoạch hoa
…
Bạn nên biết cách bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây hoa hồng mới có thể mang đến hiệu quả đúng như mong muốn:
Giai đoạn 1: Bón lót trước khi trồng cây con
Sử dụng các loại phân hữu cơ, ưu tiên phân xanh, phân rác, phân chuồng hoai mục
Có thể phối trộn phân hữu cơ đã qua xử lý chung với vôi hay super lân để tăng hiệu quả cải tạo, cấp dinh dưỡng cho đất
Ủ trong đất từ 10 – 15 ngày rồi mới xuống cây
Giai đoạn 2: Bón thúc 15 – 20 sau khi xuống cây con
Thường sử dụng đạm ure với mục đích chính là kích thích hệ rễ của cây hoa hồng phát triển mạnh
Có thể tạo rãnh, bón cách gốc 5 – 7cm hoặc hòa tan đạm vào nước rồi phun trực tiếp
Giai đoạn 3: Thời kỳ cây bắt đầu ra nụ
Nên dùng phân vô cơ NPK có tỷ lệ kali cao hơn, không cần dùng kích rễ
Mục đích chính là giúp kích thích nụ hoa nở tươi và giữ hoa lâu tàn
Nên bón cách gốc cây 5 – 7cm, duy trì tưới nước
Giai đoạn 4: Lúc hoa gần tàn
Bổ sung phân NPK có hàm lượng lân cao hơn kèm kích rễ giúp cây nhanh ra rễ mới, phục hồi chuẩn bị lên mầm mới
Có thể dùng thêm các loại phân chuồng giàu lân như phân trùn quế, phân gà,…
Giai đoạn 5: Sau khi hoa tàn
Tiến hành cắt tỉa bỏ đi hoa tàn kích thích mầm mới phát triển
Bón phân giàu hàm lượng đạm, không dùng kèm kích rễ
Biết cách dùng đúng loại phân và bón đúng thời điểm chưa đủ, bạn cần phải ghi nhớ thêm một số lưu ý khi bón phân cho hoa hồng mới nhận được kết quả tốt nhất:
Không bón phân nếu cây đang trong giai đoạn bị sâu bệnh
Hạn chế bón phân vào những ngày thời tiết nắng nóng, hanh khô
Bón phân cho hoa hồng trồng ở vườn và trồng trong chậu cần chia ra liều lượng hợp lý
Nếu lá non của cây bị vàng nên giảm lượng đạm và cân đối lại các loại phân bón
Cây vừa tách mẹ nên hạn chế bón phân
Như vậy, bón phân cho hoa hồng là rất quan trọng, là cách giúp cây hoa luôn khỏe mạnh, nở hoa quanh năm. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách bón đúng lượng, đúng thời điểm và hạn chế những điều không nên để giúp cây phát triển tốt nhất.
Cách Bón Phân Cho Hoa Hồng Đúng Quy Trình Đúng Liều Lượng
Tác dụng của việc bón phân cho hoa hồng
Cơ bản thì bón phân là cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng, điều này có tác dụng giúp cây đủ dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của cây hoa hồng, tăng năng suất cây trồng. Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì chưa đầy đủ vai trò của phân bón và tác dụng của việc bón phân. Vậy đầy đủ thì bón phân cho hoa hồng có vài trò gì?
– Cung cấp dinh dưỡng cho hoa hồng, tăng năng suất cây trồng: đây là vai trò đầu tiên của việc bón phân, cần đảm bảo những nguyên tố mà ở trên đã phân tích. Như hoa hồng thì việc đảm bảo yếu tố trung và vi lượng biểu hiện rất rõ ra màu hoa và độ to của form hoa, hồng.
– Cải tạo đất, phục hồi chức năng của đất, tăng độ phì của đất trồng: cây sau khi hút dinh dưỡng của đất thường gây bạc màu, giảm độ phì và các đặc tính của đất hoặc giá thể trồng hoa hồng. Cần trả lại đặc tính sinh – lý – hóa của đất, phục hồi hệ đệm sinh học cho đất và giá thể trồng hoa hồng. Chính vì thế ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây, việc bón phân cũng phải đảm bảo yếu tố quan trọng này, đảm bảo duy trì việc khai thác bền vững của đất, giá thể trồng cây. Phân hữu cơ và vôi có thể làm rất tốt việc này.
– Bảo vệ cây trồng, hạn chế nấm bệnh gây hại cho hoa hồng: Cây đầy đủ dinh dưỡng sẽ có sức khỏe tốt, từ đó sẽ tăng khả năng đề kháng và chống chịu với bệnh hại. Ngoài ra hiện nay các loại phân vi sinh cung câp nhiều loại vi sinh vật có lợi, từ đó hạn chế hoạt động của vi sinh vật có hại nên gây cây cũng được giảm khả năng bị bệnh do các vi sinh vật có hại gây ra… Hay như việc cây được cung cấp đầy đủ một số nguyên tố trung – vi lượng như Fe, Cu… sẽ giảm một số bệnh vàng lá ở hoa hồng…
– Bảo vệ môi trường: Việc bón phân không hợp lý có thể gây ảnh hưởng tới môi trường, ngay cả phân hữu cơ, nếu không được ủ hoặc xử lý có thể gây ô nhiễm môi trường. Phân hóa học bón nhiều vừa làm hỏng đất vừa để lại dư lượng trong đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đất bị nhiễm kim loại nặng do dư thừa nhiều một số nguyên tố trung – vi lượng…
Một chế độ bón phân tốt phải đảm bảo tất cả các yếu tốt trên.
Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của cây hoa hồng
Các giống cây hoa hồng lấy được chất dinh dưỡng qua 2 bộ phận:
– Nhờ bộ rễ:
Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
– Nhờ bộ lá:
Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
Cây hoa hồng cần các chất dinh dưỡng nào
Dinh dưỡng cho cây hoa hồng
– Đa lượng: Đạm (N), lân (P), kali (K)
– Trung lượng: Canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magiê (Mg)…
– Vi Lượng: Sắt(Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bo (B), đồng (Cu), molypden (Mo), clo (Cl)
Tất cả những nguyên tố trên đều rất cần thiết cho cây, một chế độ bón phân tốt là phải đầy đủ và cân bằng tất cả các yếu tố trên.
Có những loại phân bón gì?
– Phân vô cơ (phân hóa học): Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.
– Phân đơn: Phân lân, phân đạm Ure, phân đơn kali…
– Phân tổng hợp: N – P – K
– Vôi
– Phân hữu cơ: Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…
– Phân chuồng
– Phân xanh
– Rác
– Hữu cơ vi sinh
– Phân vi sinh: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.
– Phân bón lá: dùng để bón thúc trong giai đoạn cần thiết, pha vào nước và phun lên toàn bộ cây
Và theo mình thì không dùng một loại phân nào mà tốt hẳn, nên dùng phối hợp tất cả các loai phân trên sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Các loại phân bón cho cây hoa hồng
– Chế phẩm đỗ tương ngâm: thuộc nhóm phân bón hữu cơ vi sinh
Vì sao mình nghiên cứu và sản xuất chế phẩm này thì mình đã phân tích rất kỹ ở bài này mời các bạn tham khảo bài viết: Chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng
– HVP301B: thuộc nhóm phân hữu cơ khoáng
– Garsoni: thuộc nhóm phân vô cơ tổng hợp: Đây là phân bón theo công nghệ của Mỹ, dễ hòa tan trong nước, hiệu suất sử dụng và được hấp thụ rất cao.
– Phân bón lá Miracle Gro: Phân bón lá mà mình thích sử dụng nhất, rất hiệu quả và an toàn
Nguyên tắc bón phân cho hoa hồng
Quy trình bón phân cho hoa hồng cần tuân thủ các đợt như sau:
– Đợt 1: Sau khi đợt hoa của vườn đã tàn, mình cho cắt tìa toàn bộ hoa tàn, nhân tiện bấm tỉa luôn cành khô, chết, bệnh, chồi điếc, lá vàng, sâu, bệnh. Sau đó quét dọn và thu gom toàn bộ rác đi. Rồi tiến hành bón đợt đầu cho cây gồm: Tưới chế phẩm đỗ tương ngâm cho hoa hồng + phân bón Garsoni.
– Đợt 2: Sau khi bón khoảng 7 – 10 ngày, cây đã bắt đầu đâm chồi đỏ đồng loạt (lưu ý cái này còn phụ thuộc vào giống hoa và thời tiết mùa đông hay mùa hè). Mình tiến hành bón cho vườn đợt 2 gồm: Tưới chế phẩm đỗ tương ngâm + Phân bón Garsoni + phân hữu cơ khoáng HVP301B. Sau 2 ngày mình phun phân bón lá Miracle Grow.
– Đợt 3: sau khoảng 7 – 10 ngày tiếp theo, cây bắt đầu đóng nụ (cái này cũng tùy thuộc vào thời tiết và giống hoa hồng gì) thì mình bắt đầu bón đợt 3 cho vườn gồm: Phân bón Garsonni + phân hữu cơ khoáng HVP301B.
Tuy nhiên mình khuyên bạn dùng chủ yếu là phân hữu cơ vi sinh, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và tăng độ phì cho đất và giá thể trồng hoa, vừa bảo vệ môi trường, hoa hồng tại vườn mình cho năng suất rất cao. Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững.
Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Cải thiện lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng…. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động trong đất, giúp bộ rễ và cây trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, trung, vi lượng … để cây trồng hấp thụ qua đó giảm thiểu các tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra.
Chỉ có phân Garsoni là phân vô cơ hóa học tuy nhiên vì lý do trên nên sẽ được cây hấp thụ tối đa mà không để lại dư lượng.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Bón Phân Đúng Cách Cho Hoa Hồng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!