Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Bón Phân Cho Cây Lúa mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây lúa là cây lương thực chính của nước ta, VN là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo, Những chú ý khi bón phân cho lúa sau đây sẽ giúp mọi người có cách nhìn khác về cách canh tác. 1. Nguyên tắc bón phân N: Nặng đầu nhẹ cuối· Bón đạm (N) theo nguyên tắc BỐN, BA, HAI, MỘT
· 30-40% cho đợt 1 (7-10 NSS)
· 30-40% cho đợt 2 (18-20 NSS)
2. Nguyên tắc bón phân Lân (P): 3. Nguyên tắc bón phân Kali: Kỹ thuật bón phân tham khảo
· 20% cho đợt 3 (đón đòng 40-50 NSS):khi có trên 2/3 ruộng lúa chuyển sang màu vàng tranh và nếu cần bón 10% cho đợt 4 lúc lúa trổ xẹt (60-70 NSS).
· Bón sớm từ 0-22 NSS là dứt nếu ruộng có bị xì phèn thì cần thay nước, bón lân, xịt phân bón lá, chờ cho rễ ra trắng sau đó mới được bón Urê hay DAP.
· Rất cần bón 50kg KCl vào đợt đón đòng, cho hiệu quả cao nhất. Trên đất xám, cát, gò rất cần bón thêm vào đợt 1 (7-10 NSS) 50 kg/ha KCl.
· Không nên ham phân, đặc biệt là không nên bón thừa phân Urê, DAP vào cuối vụ (lúc lúa làm đòng trở đi).
III. Những điều không nên làm:
· Bón đúng theo hướng dẫn: nặng đầu nhẹ cuối, bón đúng ngày và đúng loại, đúng lượng phân đã hướng dẫn.
· Nên bón lân nung chảy (Ninh Bình, Vân Điển) từ 200-400 kg/ha cho xám bạc màu, đất phèn (bón lót hoặc bón thúc đợt 1).
· Đối với phân đạm nên bón hơi thiếu đến vừa đủ sau đó bổ sung bằng phân bón lá.
IV. Hướng dẫn quan trọng cho bón phân đợt 3:
· Bón phân lai rai làm nhiều lần vì sẽ làm tăng nhánh vô hiệu, không có lợi.
· Bón nhiều phân đạm, vượt quá yêu cầu của cây dẫn đến lốp đổ, nhiều sâu bệnh.
· Bón phân lúc trời mưa hoặc ruộng khô nước.
· Bón phân SA trên đất phèn.
· Bón phân đợt 3 (đón đòng): theo nguyên tắc nhìn trời, nhìn đất nhìn cây mà bón
Nhìn trời: trời mưa, trời âm u hoãn bón.
Nhìn đất: có đủ nước hay không, có bị xì phèn hay không. Chỗ trũng bón nhẹ tay (vì hưởng các chất dinh dưỡng trên gò trôi xuống), chỗ gò: bón nặng tay vì bị rửa trôi bớt.
Nhìn cây: ngày bón cụ thể là khi trên ruộng lúa có trên 2/3 cây lúa đã chuyển sang màu vàng tranh (dao động từ 45-50 ngày sau sạ đối với lúa 90 ngày, nên nhớ phải đợi lúa chuyển vàng mới bón; nếu đợi đến sau 45-50 ngày lúa vẫn còn xanh đậm thì chỉ bón 50 kg KCl và không bón một hạt Urê nào, vì nếu thừa Urê sẽ làm cho lúa lốp, lép nhiều về sau và sinh nhiều sâu bệnh. Lưu ý chỗ lúa qúa tốt không bón thêm đạm (chỉ bón độc nhất Kali); chỗ lúa tốt vừa: sương nhẹ; chỗ lúa xấu: bón nặng tay hơn.
Cách bón cụ thể:
Sử dụng 10 kg KCL bón vào những chổ lúa tốt, còn xanh. Sau đó lấy 40 kg KCL còn lại trộn đều với 40 kg Urê bón vào những chỗ còn lại theo nguyên tắc vá áo và nặng nhẹ đã nêu trên. Lưu ý, chỗ lúa tốt đã bón Kali rồi không bón thêm gì nữa.
Hướng Dẫn Quy Trình Trồng Và Bón Phân Cho Cây Lúa
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO CÂY VÀ CHĂM SÓC CÂY LÚA CAO SẢN
TIẾN NÔNG 2016-2017
Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên vùng khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Mỗi giống lúa có một nhu cầu về tổng tích nhiệt nhất định và thường: những giống ngắn ngày nhu cầu tổng tích nhiệt từ 2.500-3.000°C, giống trung ngày từ 3.000-3.500°C và giống dài ngày từ 3.500-4.500°C. Căn cứ vào chỉ tiêu này mà lựa chọn giống theo cơ cấu mùa vụ cho phù hợp (Nếu thời gian mùa vụ ngắn và nền nhiệt độ thấp, nên chọn giống có tổng tích nhiệt thấp. Nếu thời gian mùa vụ dài và nền nhiệt độ cao, nên chọn giống có tổng tích nhiệt cao. Và cũng có thể căn cứ vào tổng tích nhiệt của giống để điều tiết các trà cấy trong vụ)
Bài viết này sẽ nói chi tiết về cách trồng lúa và cách bón phân cho lúa.
(Áp dụng cho cả trồng lúa vụ đông xuân và trồng lúa vụ hè thu)
1. Làm đất
Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Tực tế trong sản xuất cha ông ta đã có câu “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.
Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.
2. Gieo cấy, trồng lúa
– Tuổi mạ: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).
– Mật độ cấy: Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m 2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m 2
– Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét “Chiêm đào sâu chôn chặt, mùa vừa đặt vừa đi “.
3. Bón phân cho lúa
Độ chua và hàm lượng mùn của đất có tác động nhiều đến các đặc tính lý, hóa và sinh học đất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dinh dưỡng khoáng của cây lúa. Nhìn chung đất trồng lúa của chúng ta có phản ứng chua, nghèo mùn (pH từ 4,5-5,5), trong khi pH thích hợp nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển là 5,5-6,5. Vì vậy, cần thiết phải cải tạo pH đất bằng chất điều hòa pH đất Tiến Nông và cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ.
Cách bón: Bón kết hợp phân chuồng trước khi cày bừa lần cuối.
Để tạo ra 1 tấn thóc cây lúa hút 24-28 kg N; 7- 9 kg P 2O 5 ; 28-32 kg K 2O; 40-50 kg SiO 2 và nhiều nguyên tố trung, vi lượng khác. Cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng và mẫn cảm với phân bón mà nếu thiếu hụt sẽ khó có thể được bù đắp (thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng). Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể cho năng suất tối ưu.
+ Bón lót: Sử dụng sản phẩm ” Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 1 chuyên lót” để bón cho cây lúa trước khi gieo, cấy nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh bước vào thời kỳ đẻ nhánh thuận lợi hơn. Lượng dùng: 18-22kg/sào 360m 2; 25-30kg/sào 500m 2; 500-600kg/ha.
+ Bón thúc lần 2 (thúc phân hóa đòng): Sử dụng sản phẩm “Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 2 chuyên thúc” để bón, bón vào giai đoạn lúa đứng cái (30-35 ngày sau cấy) giúp tăng số hạt và chiều dài bông lúa. Lượng dùng: 7-10kg/sào 360m 2; 10-15kg/sào 500m 2; 200-300kg/ha.
4. Quản lý nước:
Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng, vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.
Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông – Lộ – Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cây, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây về sau.
Th.S Lê Thị Hồng Nhung điện thoại: 0912224636. Email: nhung@tiennong.vn
Phân Bón Chuyên Dùng Cho Lúa
Giới thiệu một số sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa mà công ty phân bón Sông Mã sản xuất và lưu hành. Công ty cổ phần phân bón sông mã với đội ngũ cán bộ và hội đồng tư vấn có trình độ chuyên môn cao, đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công ngoài đồng ruộng bộ sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa từ giai đoạn mạ đến khi thu hoạch. Hiện nay, tất cả các sản phẩm phân bón Sông Mã sản xuất đều được kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép lưu hành. Chúng tôi mong rằng, với những sản phẩm phân bón Sông Mã sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho người sản xuất.
1. Giới thiệu chung về sản phẩm VRAT CHUYÊN DÙNG CHO MẠ
Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt thì việc chọn lựa phân bón cho lúa phù hợp ngay từ giai đoạn đầu (giai đoạn mạ) cũng rất quan trọng. Qua nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng thực tế của cây mạ, Công ty cổ phần phân bón Sông Mã cho ra đời sản phẩm phân bón chuyên dùng cho mạ.
– Thành phần dinh dưỡng: Nts 5%, P2O5hh 16%, K2Ohh 6%. Ngoài dinh dưỡng đa lượng cần thiết, phân bón cho mạ còn được bổ sung thêm các loại trung, vi lượng, axit amin tự nhiên từ phân của trùn quế,…phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây mạ non. Ứng dụng hiệu quả đối với làm mạ sân, mạ dược, mạ khay,… Ngoài ra, còn ứng dụng làm bầu ươm các loại cây trồng như: Rau màu, cây công nghiệp, lâm nghiệp,….
– Tác dụng chính: giúp cây mạ phát triển nhanh khỏe, mạ cứng cây, cây khỏe, dễ cấy, giúp lúa có khả năng phục hồi nhanh sau cấy; chống nghẹt rễ, vàng lá lúa sau cấy, giúp lúa ít sâu bệnh, cứng cây, năng suất cao. Đặc biệt, VRAT CHUYÊN DÙNG CHO MẠ làm tăng khả năng chịu rét, chịu hạn cho lúa nên có thể hạn chế tối đa hiện tượng chết mạ nếu gieo vào thời điểm rét hoặc nắng nóng kéo dài.
Tham khảo bài viết: Khuyến cáo chăm sóc cây mạ vụ chiêm xuân.
2. Giới thiệu sản phẩm chuyên bón lót cho lúa
* Tầm quan trọng của việc bón lót cho lúa
– Trong quá trình canh tác lúa, bón lót cho lúa là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất. Bón lót tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt và là tiền đề hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, giai đoạn này có vai trò rất quan trọng đối với giống lúa cao sản (giống lúa ngắn ngày).
– Hiện nay, nhiều bà con nông dân chưa chú trọng việc bón phân lót cho lúa. Do bón lót cho lúa thì chủ yếu bón vào thời gian trước khi cấy, nên nhiều nông dân suy nghĩ “Bón phân xuống ruộng trống thì phân sẽ đi đâu ?”. Mỗi năm bà con có thể trồng 2 – 3 vụ lúa cao sản. Điều này ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu và dinh dưỡng có trong đất. Chính vì vậy, bón lót sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng đất bị mất đi sau mỗi vụ, chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho vụ mới.
– Khi được gieo sạ xuống ruộng, cây lúa sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong hạt lúa (cụ thể trong phôi nhũ) để phát triển. Sau thời gian đó, khi nguồn dinh dưỡng sẵn có đã hết thì rễ đã mọc vươn ra ngoài vỏ lúa để hút dinh dưỡng có trong đất ruộng. Như vậy, nếu ruộng không được bón lót, cây lúa sẽ không có sẵn nguồn dinh dưỡng cần thiết và kịp thời để tiếp tục phát triển. Điều này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
– Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng thực tế, cũng như đặc điểm sinh trưởng phát triển thời kỳ đầu của lúa, Công ty cổ phần phân bón Sông Mã cho ra đời sản phẩm chuyên dùng bón lót cho lúa, cung cấp đầy đủ và cân đối toàn bộ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu cho lúa. Khi sử dụng phân bón Sông Mã chuyên lót cho lúa, bà con có thể bón kết hợp với phân chuồng hoai mục và vôi bột, mà không cần bón thêm bất kỳ 1 sản phẩm phân bón nào khác.
3. Giới thiệu sản phẩm chuyên dùng bón thúc cho lúa
– Cũng như bón lót, bón thúc cho lúa cũng quan trọng không kém. Nếu bón lót để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho lúa giai đoạn đầu, thì bón thúc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển, số nhánh hữu hiệu, số gié, số hạt trên bông, tỉ lệ hạt chắc, từ đó quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm.
– Qua nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa qua các giai đoạn như đẻ nhánh, làm đòng, chắc hạt, Công ty cổ phần phân bón Sông Mã đã cho ra đời sản phẩm phân bón chuyên dùng bón thúc cho lúa có thể thay thế tất cả các sản phẩm phân bón NPK, cũng như phân đơn khác.
– Việc lựa chọn được sản phẩm phân bón chất lượng, phù hợp chuyên dùng bón thúc cho lúa đã là việc không hề dễ. Đồng thời, bón thúc vào thời điểm nào để cây lúa phát triển tốt, khai thác hết tiềm năng của giống lúa để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cũng là điều vô cùng quan trọng. Bà con có thể tham khảo bài viết: Cách xác định thời điểm bón phân hợp lý cho lúa giúp bà con có cái nhìn rõ hơn và xác định được chính xác nhất thời điểm bón cho lúa sao cho phù hợp nhất.
Nhân viên khoa học nông nghiệp
Hướng Dẫn Về Bón Phân Cho Bonsai
Vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây cảnh. Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều).
Cách chăm sóc cây cảnh: tùy tình trạng, tùy loại cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít. Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng cáp hơn.
Không nên bón phân khi cây đang ra nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị “cháy”. Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Đạm, lâm và kali được gọi là nguyên tố đại lượng là vì cây sử dụng chúng với một lượng lớn, còn nguyên tố vi lượng như manhê, bor, kẽm, mangan, canxi, sắt, đồng, cabalt, molyden . . . thì cây chỉ cần bón ít thôi.
Phân bón cho cây Bonsai cần có ba chất căn bản là N – P – K theo tỉ lệ tương ứng 50 – 30 – 20.
N: Nói chung là giúp cây tăng trưởng.
P: Giúp cây điều hòa các chức năng sinh sản ra hoa kết trái.
K: Giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái. Bánh dầu thường được dùng cho cây kiểng Bonsai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt, có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm.
Một muỗng cà phê phân bón trong 15 lít nước tưới 15 ngày một lần. Tuy nhiên, người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bột tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng bằng đầu ngoán tay cái. Trung bình nếu bề kính của chậu là 10-15 cm thì dùng một muỗng cà phê phân bột để vo thành viên. Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây cảnh.
Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây cảnh. Nếu đặt gần gốc thì có thể cháy rễ, nếu đặt gần bờ chậu thì có thể bị nước tưới cuốn trôi đi. Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân để trồng Bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau; người trồng thường phân vân là nên dùng phân hóa học hay phân hữu cơ. Muốn giải đáp điều này thì phải xét đến thời gian là cây cần dể đồng hóa các nguyên tố trong phân bón. Phân hóa học thì đòng hóa nhanh, còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cầm một hoặc hai tháng mới có hiệu quả đối với cây. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ đặc hiệu cho Bonsai, mặc dù không phải dễ tìm, nhưng không bao giờ gây ra những bất ngờ phiền phức.
Cũng nên tuân thủ cách chăm sóc cây theo nguyên tắc sau đây khi chọn và sử dụng phân bón:
+ Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây.
+ Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm hơn phân hóa học.
+ Nếu sang chậu (thay đất) mỗi năm, thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học.
+ Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô; nếu dùng phân hóa học thì hai tuần bón một lần.
+ Không nên bón phân vào thời kì nóng nhất trong năm.
+ Nếu bón phân hóa học thì nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo; nếu dùng phân hữu cơ ở thể khô, thì chỉ nên bón hai lần trong một năm: vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Bón Phân Cho Cây Lúa trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!