Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Bí Quyết Trồng Lan Không Cần Đất mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trồng lan không cần đất tức là nguyên liệu làm giá thể không phải là đất mà có thể sử dụng bằng các nguyên liệu khác như: rêu, vỏ cây, cát. Nếu sử dụng dung dịch thì gọi là môi trường nước. Khi chăm sóc lan phụ sinh, đặc biệt là các loài lan ngoại người ta đã sử dụng tới kỹ thuật trồng lan không cần đất.
1. Đặc điểm của phương pháp Trồng lan không cần đất
Không giới hạn chủng loại, bất luận loại vật chất cứng hay mềm, kể cả môi tường nước làm giá thể.
Có thể khống chế các điều kiện môi trường sinh trưởng mà hoa lan yêu cầu. Thông thường trồng lan không cần đất được tiến hành nhiều trong phòng, có thể sử dụng các kỹ thuật trồng hiện đại, có thể khống chế, điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới, thoáng khí, giá thể để lan sinh trưởng.
Trong sản xuất quy trình có thể khống chế theo cách thủ công và nước dùng.
Phương pháp trồng lan không cần đất giúp lan có khả năng kháng bệnh cao, ít sâu bệnh, chắc khỏe, lá già dày, lá non mỏng, cuống lá không bị khô vàng, nảy chồi nhanh, tỷ lệ ra hoa cao.
Trồng lan không cần đất sử dụng giá thể nhẹ, ít nhiễm bệnh, hơn nữa các giá thể thô có tính hút nước, hút ẩm tốt, tránh bị thối rễ.
Có thể trồng theo cách công nghiệp
2. Một số loại giá thể hiện nay
Trồng lan không cần đất được phân ra làm 2 loại: giá thể hữu cơ và giá thể vô cơ
Giá thể hữu cơ: Giá thể hữu cơ có 2 dạng là giá thể cứng và mềm. Giá thể cứng chủ yếu là vỏ cây mục, rễ cây. Giá thể mềm gồm: vỏ dừa, vỏ trấu, bã mía, than củi, rêu,…
Giá thể vô cơ gồm:
– Đá cát: Đá nham thạch, đá phong hóa, đá có chứa nhiều kali, đá nhũ, đá trân châu,…tuy nhiên những loại này hút nước thấp, giá thể thô, cứng có nhiều gốc cạnh dễ làm tổ thương rễ lan. Vì vậy, nếu dùng loại này bạn cần phải xử lý gia công cho đá trơn, cùn các cạnh rồi mới sử dụng.
– Đá lửa: Gồm các lọa gốm, sứ
– Nhựa: Các túi nylong bảo vệ hoa quả
3. Về phương pháp xử lý
Dù bạn sử dụng giá thể hữu cơ hay vô cơ điều phải xử lý tiêu độc và diệt khuẩn. Có 3 cách để tiêu diệt độc cho giá thể hữu cơ:
+ Cách 1 là sau khi rửa bằng nước sạch, đem phơi khô khoảng 3 ngày.
+ Cách 2 là dùng hơi nước tiêu độc khoảng 2 tiếng.
+ Cách 3 là dùng 5% bột vôi hòa tan trong nước ngâm khoảng 1 ngày, sau đó vớt lên để ráo.
4. Trình tự kỹ thuật
a. Điều chế giá thể
Tính năng giữ ẩm của giá thể trồng lan không đất kém, không giữ được hàm lượng phân bón. Trong quá trình chăm sóc nếu không cẩn thận sẽ dễ làm mất nước, mất chất dinh dưỡng, cây sẽ sinh trưởng không tốt. Vậy phải điều chỉnh giá thể như thế nào:
– Điều chỉnh toàn bộ là chất vô cơ: Thích hợp dùng cho những loại lan thưởng lá. Gồm nhựa 3 phần, ngói vụn 3 phần, đá 4 phần.
– Điều chỉnh toàn bộ là chất hữu cơ: Thích hợp cho lan không thưởng lá. Gồm vỏ cây 3 phần, lá 3 phần, hạt 1 phần, mẫu vụn 1 phần, than 1 phần.
– Điều chế hỗn hợp: Giá thể vô cơ 7 phần, giá thể hữu cơ 3 phần.
b. Chuẩn bị giá thể và chậu
Đối với lan không đất chậu bạn có thể chọn những chất liệu tùy ý nhưng phải đảm bảo yêu cầu là chậu ống cao, có chân đế, đáy chậu và xung quanh phần dưới có những lỗ thủng. Chậu gốm mới cần ngâm trong nước để hạ nhiệt, chậu cũ rửa sạch, diệt khuẩn, ngâm trong dung dịch sát khuẩn khoảng 2 tiếng.
c. Chuẩn bị cây con
Đem bỏ hết đất trồng ra khỏi cây con, rửa sạch, loại bỏ những rễ hỏng để phòng trừ bệnh, ngâm trong dung dịch diệt khuẩn sau đó vớt ra để khô.
d. Trồng chậu
Dưới chậu lót một lớp giá thể thô, một tay giữ cố định các giả hành để nó có độ cao ngang với mặt chậu, tay kia nhẹ nhàng vun thêm giá thể lên phần giả hành, sau đó đắp rêu lên trên cùng để giữ ẩm.
5. Cách chăm sóc
Chăm sóc lan không đất cũng tương tự như chăm sóc lan trồng đất, chỉ khác về chế độ nước và bón phân.
a. Về tưới nước
Do giá thể trồng lan không đất cứng, giữ nước kém, do vậy chế độ nước cung cấp cho loại này thường nhiều hơn lan đất 3-4 lần. Bình thường vào thời điểm nghỉ đông khoảng 10 giờ sáng là thời gian tưới nước. Đầu đông và xuân muộn tưới nước các buổi sáng, tối; thời kỳ sinh trưởng vào mùa hè thu mỗi ngày tưới nước vào các thời điểm: 11 giờ trưa, 2 giờ chiều, 5 giờ chiều, 8 giờ tối.
b. Về bón phân
Do giá thể của trồng lan không đất không phân giải vi sinh vật phân hữu cơ, vì vậy phải dùng phân vô cơ. Thông thường tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp có bán. Ví dụ: Scott của Mỹ sản xuất có các loại bón lá.
Hướng Dẫn Trồng Rau Mầm Không Cần Đất
Rau mầm là loại rau trồng ngắn ngày, dễ trồng và dễ ăn, với nhiều chất dinh dưỡng, đạm, chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe, do vậy mà rau mầm thường có trong mỗi bữa ăn với các món salad trộn, làm rau sống ăn kèm với nhiều món ăn được nhiều người ưa thích. Tại bài viết trước Hội nuôi trồng đã Hướng dẫn cách trồng rau mầm bằng đất và hôm nay cung cấp thêm với các bạn kỷ thuật trồng rau mầm thủy canh, trồng rau mầm bằng nước và không cần đất.
Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất
Đây là cách trồng rau mầm sạch và tiện lợi theo phương pháp thủy canh mà không cần đất để trồng rau, cách trồng này rất được mọi người ưa chuộng, tuy nhiên vì rau chỉ được nuôi dưỡng chủ yếu bằng nước nên rau mầm sẽ không ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn là trồng rau mầm bằng đất, cát hay tro trấu.
Chuẩn bị vật dụng trồng rau mầm thủy canh
Hạt giống rau mầm, bạn có thể mua các loại hạt giống rau mầm như hạt rau mầm củ cải trắng, cải ngọt, bông cải xanh, mầm suplơ xanh, rau muống, mè đen, và rau mầm từ các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, đậu lăng… tại chợ hoặc siêu thị.
Sử dụng rổ rá, khay nhựa có đáy rộng, đáy rổ hay khay nhựa phải có đế cao khoảng 2cm và có lỗ hay khe hở nhỏ để rau mầm có thể mọc rễ xuống và để thoát nước.
Bông gòn, khăn giấy ăn, khăn ướt hoặc khăn sữa em bé.
Bình phun tưới nước.
Ngoài ra các bạn cũng có thể trồng rau mầm với cách tương tự như trên ở trong khay, thau, chậu, xoong nồi, tuy nhiên với những vật dụng này không có lỗ thoát nước nên bạn phải lưu ý mỗi lần tưới nước cho rau thì phải chắt ráo nước còn đọng lại bên trong, nếu không thì hạt mầm và rau mầm dễ bị úng nước và thối.
Hướng dẫn chi tiết cách trồng rau mầm:
Bước 1: Ngâm hạt rau mầm
Cho hạt giống rau mầm vào nước rửa sạch bụi bẩn. Ngâm hạt giống rau mầm vào nước ấm khoảng 40 – 50°C từ 6 – 8 tiếng, tùy loại hạt giống rau mầm. Nếu hạt to dày thì ngâm lâu hơn hạt nhỏ vỏ mỏng. Kiểm tra hạt nứt vỏ và bắt đầu nhú rễ thì vớt hạt ra ngoài, xả lại bằng nước lạnh, loại bỏ những hạt lép nổi lên mặt nước rồi vớt ra để thật ráo nước.
Bước 2: Gieo hạt rau mầm
1. Rải đều hạt rau mầm vào đáy rổ, nếu rổ có khe lớn hơn hạt giống thì bạn lót một lớp khăn giấy hoặc khăn ướt xuống đáy rổ, phun 1 ít nước làm ướt bông gòn hoặc khăn rồi rải đều hạt rau mầm lên.
Lưu ý rải hạt thưa vừa phải để hạt có chỗ nảy mầm.
2. Dùng khăn giấy hoặc bìa carton che phủ kín rổ rau mầm và đặt vào nơi tối, khô ráo, kín gió và không có ánh sáng thì hạt giống sẽ nhanh nảy mầm.
Lưu ý:
Lót 1 cái chậu hoặc thau bên dưới để hứng nước.
Đậy kín và để trong chỗ tối trong vòng 2 – 3 ngày tùy theo từng loại rau mầm. Sau khi kiểm tra thấy hạt nảy mầm thành cây con thì đem ra chỗ sáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Bước 3: Chăm sóc rau mầm
Mỗi ngày tưới phun nước 2 – 3 lần cho rau mầm. Khi rau bắt đầu lớn thì cần tăng lượng nước tưới lên, tuy nhiên chỉ nên tưới đủ ẩm, nếu tưới nhiều quá sẽ bị úng.
Lưu ý: Bạn có thể đổ 1 ít nước vào chậu hoặc thau sao cho mặt nước gần sát với đáy rổ, như vậy thì khi rễ chạm nước thì bạn sẽ không cần tưới nước nữa để tiết kiệm thời gian, nhưng bạn cũng phải thay nước sạch hàng ngày để tránh nước dơ làm hư rễ. Tuy nhiên thì cách này dễ khiến rễ cây bị úng và thối nếu bạn không kiểm tra thường xuyên.
Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi gieo rau mầm thì cần che đậy và đặt rổ trồng rau ở nơi khô ráo, kín, tránh gió và ánh sáng chiếu vào.
Bắt đầu qua ngày thứ 4 thì bắt đầu mở lớp khăn che đậy trên rổ rau ra, đặt rổ trồng rau mầm ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh để rau tiếp xúc với ánh nắng gắt.
Bước 4: Thu hoạch
Nếu là rau mầm từ các loại đậu thì sau khoảng 3 ngày có thể cho thu hoạch. Nếu rau mầm cải trắng, bông cải xanh, mầm cải đỏ,… thì cho thu hoạch trong vòng 5 – 7 ngày sau khi trồng.
Kiểm ra rau mầm lớn vừa ăn được là bạn có thể thu hoạch, đây là thời điểm tốt nhất để thu hoạch vì mầm đạt độ xanh, mướt và giàu chất dinh dưỡng nhất. Nếu để rau mầm lớn hơn thì sẽ giảm mất các chất dinh dưỡng có trong rau và ăn sẽ có vị đắng. Rau mầm trồng bằng nước rất sạch nên khi thu hoạch bạn chỉ cần rửa sạch và mang chế biến món ăn ngay.
Một số lưu ý khi trồng rau mầm bằng nước:
Cách trồng rau mầm bằng nước rất dễ bị úng nhũn, thối và có dòi, vì vậy phải chú ý vấn đề tưới nước, chỉ nên tưới nước đủ ẩm và để ráo, không được để rau mầm bị úng nước.
Trong vòng 2 – 3 ngày đầu khi gieo hạt rau mầm thì phải che đậy kín và để vào nơi thật tối, khô ráo và không được tiếp xúc với ánh sáng.
Sau 3 ngày kiểm tra rau mọc cây con thì không phải che đậy gì nữa và phải mang rau ra nơi có ánh sáng hoặc nắng nhẹ, nếu không thì rau sẽ bị thối nước, hư hỏng.
Với hướng dẫn cách trồng rau mầm bằng nước và trồng rau mầm không dùng đất như
Xem một số thành quả trồng rau mầm bằng nước tại nhà
Trổng rau mầm củ cải trắng tại nhà
Trồng rau mầm súp lơ xanh
Tìm hiểu thêm
Copyright @hoinuoitrong.com
Tìm hiểu cách trồng rau mầm bằng nước
cách trồng rau sạch tại nhà cách trồng rau mầm tại nhà cách trồng rau mầm không cần đất cách trồng rau mầm không dùng nước cách trồng rau mầm bằng nước cách trồng rau mầm bằng rổ nhựa trồng rau mầm bằng khăn giấy cách trồng rau mầm đơn giản kinh nghiệm trồng rau rầm nhanh ăn trồng rau mầm bằng hạt gì cách tưới nước cho rau mầm trồng rau bằng phương pháp rau thủy canh cách trồng rau mầm thủy canh
Hướng Dẫn Trồng Hành Lá Thủy Canh Không Cần Đất Và Chậu
Trồng hành lá thủy canh là kỹ thuật đang được rất nhiều người dùng, nhất là những gia đình sống tại các thành phố lớn. Với ưu điểm là dễ thực hiện, đầu tư ít, hiệu quả cao, trồng hành thủy canh vừa giúp bạn có được những nông sản do chính mình làm ra, vừa thêm chút màu xanh tươi mát cho gia đình bạn.
Giới thiệu về cây hành lá
Hành lá là loại rau gia vị quen thuộc trong căn bếp Việt. Loại gia vị này rất hợp với các món nước hoặc chế biến từ thịt lợn như cháo, phở, thịt rang,…
Hành lá làm tăng hương vị món ăn, ngoài ra chúng còn giúp cho phần thể hiện của bạn trên món ăn trở nên hấp dẫn và đẹp mắt hơn.
Bên cạnh hương vị thơm ngon, trong hành lá còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất. Theo các nghiên cứu khoa học, hành lá có tác dụng tốt trong việc giải cảm, tốt cho mắt và tim, cùng nhiều lợi ích khác về sức khỏe cho người dùng.
Kỹ thuật trồng hành lá thủy canh
Lựa chọn hành lá có thân xanh, gốc trắng, mập mạp, dài từ 2-5cm.
1 cốc thủy tinh, dao.
Bước 2: Tiến hành trồng hành thủy canh
Đầu tiên bạn cần loại bỏ phần lá xanh của những cây hành giống bạn đã chuẩn bị. Lưu ý, khi cắt nên chừa lại phần gốc trắng, không cắt quá ngắn hoặc quá dài.
Đổ nước vào cốc thủy canh đã chuẩn bị, sao cho lượng nước cao tầm 2.5cm.
Tiếp đó, đặt nhẹ nhàng gốc hành vào trong cốc nước. Bạn cần lưu ý nên đặt sao cho phần rễ của hành được ngập trong nước. Bởi khi đó, cây mới hấp thụ được dưỡng chất để phát triển.
Sau khi đã hoàn tất các công đoạn trên, bạn cần đặt cốc hành lá tại vị trí có ánh sáng tốt hoặc ánh đèn để cây được sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Trong quá trình cây phát triển, cần kiểm tra lượng nước dưỡng cây và thay nước 2 tuần/1 lần. Bởi điều này sẽ giúp hành lá có nguồn nước sạch, cho rễ phát triển tốt hơn.
Sau 7 ngày kể từ khi trồng, hành lá sẽ bắt đầu mọc ra thân xanh. Từ 12 – 14 tiếp theo là thời điểm lý tưởng để bạn thu hoạch.
Lúc này, bạn chỉ cần tiat phần lá xanh phía trên để ăn, phần trắng ở dưới để lại tiếp tục nuôi dưỡng.
Chỉ với một vài thao tác đơn giản như trên, bạn đã có thể chế biến những món ăn ngon từ hành lá do chính tay mình trồng rồi.
Một số lưu ý khi trồng hành lá trong nước
Để trồng hành lá trong nước cho năng suất cao, ngoài việc tuân thủ các bước trên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Khi trồng hành lá theo phương pháp thủy canh, bạn cần giữ ấm nước dinh dưỡng cũng như đáp ứng nhu cầu nước cho cây. Cụ thể, lượng nước trong cốc trồng hành lá bao giờ cũng phải cao hơn rễ của cây.
Trồng hành lá khá đơn giản, chỉ cần nước là nó có thể sống được. Do đó, khi trồng bạn không nên pha quá nhiều dinh dưỡng vào nước sẽ khiến cây dễ bị úng và thối.
Sau 3 lần thu hoạch, bạn nên bổ sung thêm cho cây một chút phân hữu cơ. Hòa tan phân này vào nước rồi tưới lên cây.
Cách Trồng Rau Không Cần Đất
Thời gian gần đây, thông tin về thực phẩm bẩn, đặc biệt là các loại rau phun hóa chất, tưới nước thải… đã khiến người tiêu dùng hoang mang. Bởi trên thực tế, bằng mắt thường rất khó phát hiện, phân biệt đâu là rau bẩn, đâu là rau sạch. Trong khi những kẻ hám lợi vẫn không từ mọi thủ đoạn để kiếm lời, không ít người dân đã từ bỏ hẳn thói quen mua rau ngoài chợ, thay vào đó, họ tự trồng rau sạch để sử dụng cho bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, ở thành thị đất chật người đông, “tấc đất, tấc vàng”, việc có được một mảnh đất đủ rộng để có thể trồng đủ rau cho cả gia đình ăn không phải là điều dễ dàng. Có lẽ vì thế, nhiều người đã không ngần ngại đầu tư cho công nghệ “trồng rau không cần đất”.
Với công nghệ này là các gia đình hộ có thể tận dụng những khoảng sân nhỏ trên sân thượng nhà mình để sử dụng. Những thùng xốp hay ống nhựa bỏ đi được sử dụng thành vật liệu độc đáo để trồng rau. Không tốn nhiều diện tích, không tốn công làm đất, không mất thời gian làm cỏ, tưới nước… đối với nhiều người dân thủ đô, cách trồng rau đặc biệt này tỏ rõ những ưu thế vượt trội so với trồng rau truyền thống. Chỉ cần diện tích 2m2 nhưng vườn rau xanh mướt có hơn chục loại rau như: rau muống, mùng tơi, rau húng, xả, tía tô…khiến ai đến thăm nhà bà Nguyễn Minh An (khu đô thị Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội) cũng phải ngỡ ngàng. Điều đặc biệt, dù vườn rau này ngự ở tầng 4 nhưng bà An cho biết, vườn rau này không lấy đi của bà nhiều công sức chăm bón, tưới tiêu bởi rau không trồng bằng đất. Hơn nữa,việc thu hoạch rau cũng rất dễ bởi cây có bộ rễ sạch, không dính chất bẩn hay đất, chỉ việc rút cây khỏi giỏ trồng, cắt gốc và đưa vào sử dụng. Anh Tuấn – (Trung Hòa, Nhân Chính) chia sẻ, phương pháp này vừa tiết kiệm diện tích trồng lại có tính thẩm mỹ cao, giảm thiểu công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh. Đặc biệt, cây có thể hút trực tiếp dinh dưỡng từ môi trường nước để phát triển nên các hộ gia đình chỉ cần nước sạch để trồng cây. Thậm chí, có hộ gia đình ở các tầng cao như tầng 20, tầng 30 cũng có thể áp dụng phương pháp thủy canh hồi lưu để trồng rau sạch cho gia đình.
Bà An chia sẻ thêm: “Tôi đã chi khoảng 4 triệu đồng để đầu tư cho vườn rau này. Về cơ bản, vườn rau đáp ứng được nhu cầu ăn uống cho cả gia đình tôi. Nhiều khi rau mọc nhanh quá không kịp ăn, tôi còn phải mang đi cho nhà hàng xóm. Rau già thì tôi tận dụng để nuôi gà”. Chị Nguyễn Thị Ly (KĐT Xa La, Hà Đông)-người sở hữu một trong những vườn rau trồng theo công nghệ “không cần đất” này- cũng cho biết: “Mình thì đôi khi có thể ăn uống tùy tiện nhưng nhà có con nhỏ, nên mình muốn tự trồng rau để có được nguồn thực phẩm đảm bảo nhất cho con”. Cũng với khoảng 2m2 đất và mới trồng được khoảng 3 tháng nay nhưng vườn rau của chị Ly đã khá tươi tốt. Chị Ly chia sẻ: “Không cần đến đất mà trồng hoàn toàn trong các giá thể có sẵn, được bơm nước pha sẵn dung dịch dinh dưỡng nên rau không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật có hại… tồn dư trong đất. Hơn nữa, toàn bộ quá trình gieo hạt, trồng rau đến thu hoạch mình đều làm nên có thể yên tâm hoàn toàn”.
Thực chất, hệ thống trồng rau “không cần đất” này tên khoa học là “trồng rau thủy canh tự động hồi lưu”. Với diện tích chiều rộng khoảng 2m, chiều dài khoảng 1m. Vườn rau được lắp ghép từ những ống nhựa thành một khối nhiều tầng thông với nhau. Rau được trồng trên những cốc/ giỏ khoét lỗ thông với ống nước. Với thiết bị hẹn giờ tự động, việc tưới nước sẽ được tự động hóa. Nguồn nước được bơm vào có pha sẵn dung dịch dinh dưỡng sẽ nuôi sống cây. Bởi vậy, việc chăm sóc cây dường như chỉ còn là “thú vui” chứ không hề nặng nhọc.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Bí Quyết Trồng Lan Không Cần Đất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!