Cập nhật thông tin chi tiết về Hoàng Lạp Và Sơn Thủy Tiên – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hoàng Lạp (Dendrobium Chrysotoxum)
Sơn Thủy Tiên (Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum)
(Bài 32) Cách phân biệt Hoàng Lạp với Sơn Thủy Tiên
Sự cứng cáp của giả hành, sự tươi tắn của mặt hoa, sức sống mãnh liệt của khóm lan, mùi thơm dịu dàng khi khoe sắc, đặc biệt bông hoa là một loại thảo dược – một loại trà rất thơm và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe…. tất cả những yếu tố trên đã tạo cho tôi sự yêu thích đặc biệt với “nàng”.
Hoàng có nghĩa là chiếu sáng, sáng rực rỡ, sáng chói, là sắc vàng
Lạp nghĩa là hạt hoặc nghĩa là sáp.
Các bạn soi hình sẽ thấy giả hành khi non thì xanh, nhưng trưởng thành và già thì vàng và bóng.
Độ lớn thì tùy giống phân bố tại vùng miền nào mà khác nhau. Có giống giả hành nhỏ như cây đũa mà dài, có giống thì mập ú mà ngắn một khúc.
Có khi giả hành chỉ to bằng ngón tay, nhưng cung có giống giả hành to bằng lon bia Heniken.
Có giống gốc giả hành thóp lại bé xíu và to mập ở khúc giữa, nhưng cũng có giống thuôn đều. Có giống chỉ dài 20cm, nhưng cũng có giống dài hơn nửa mét.
SƠN THỦY TIÊN chính là một biến thể (đột biến) của Hoàng Lạp. Về cơ bản chỉ khác nhau HỌNG BÔNG HOA.
Nếu chỉ nhìn vào hình thái giả hành, số lá trên giả hành… không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. .
Có nhiều người nhầm lẫn hai giống này dù là chơi lan mười hoặc hai chục năm vẫn không biết phân biệt là bình thường và chính vì lẽ đó nên thường xảy ra rất nhiều tranh cãi không hay.
Có thể nói cách duy nhất để biết CHÍNH XÁC đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở.
HỌNG HOA của bông hoa SƠN THỦY TIÊN có màu ĐỎ NÂU hoặc NÂU TÍM hoặc TÍM THẪM hoặc TÍM ĐỎ hoặc ĐỎ THẪM.
HỌNG HOA của bông HOÀNG LẠP có màu VÀNG và vài vạch chỉ đỏ (SỌC ĐỎ).
Một số web phân tích rằng lá Sơn Tủy Tiên dày hơn, cứng hơn; giả hành mập hơn, nặng hơn…. đều là không chính xác. Vì Hoàng Lạp cũng có giống giả hành to bằng cổ chân, lá vừa dày vừa cứng.
Có web lại nói Sơn Thủy Tiên thuôn đều từ gốc tới ngọn còn Hoàng Lạp thì gốc giả hành nhỏ và thân mập ú. Cũng không chuẩn luôn. Vì thực tế là tôi đã sở hữu đủ các kiểu hình như trên nhưng lại toàn là Hoàng Lạp.
Thực tế thì Sơn Thủy Tiên ở Việt Nam hiện nay rất ít, nếu bạn có may mắn sở hữu 1 giò thì đó chính là 1 báu vật. Mắc thì không phải quá mắc, nhưng muốn sở hữu thì lại rất khó.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. CHỌN GIỐNG
Còn nếu bạn chọn mua hàng thành phẩm, thì hãy dùng trực giác mách bảo. Nhớ soi gốc, mầm gốc, bộ lá, bộ rễ và tốt hơn hết nên chọn mua giò lan mà giả hành THẾ HỆ SAU TO VÀ DÀI HƠN THẾ HỆ TRƯỚC.
2. GIÁ THỂ:
GỖ VÀ LŨA: Chọn giá thể là gỗ hoặc lũa càng cứng càng tốt, nếu là gỗ thì nên bóc vỏ đi (vỏ chỉ được 1-2 năm là mục, khi đó nó sẽ là hang ổ của mấy con ốc sên, sâu bọ, nấm khuẩn và vỏ bong ra thì lan bong ra luôn), xử lý giá tôi đã viết ở số báo trước, bạn tìm đọc.
Giá thể có thể chọn là chậu đất nung có nhiều lỗ, bạn trồng lan trong chậu cũng được mà cho nó bao bọc xung quanh chậu cũng được. Bên trong nên bỏ dớn vụn hoặc vỏ thông.
Dớn bảng, dớn cục (dớn dương sỉ sợi hoặc cù lần) cũng là 1 sự lựa chọn tuyệt vời, tôi rất thích ghép lên dớn bảng và cục vì dễ ghép, dễ chăm và dễ đóng thùng bán đi xa.
Nếu bạn thích phá cách, bạn có thể ghép lên ngói, gạch, đá, bê tông, ống nước, đất nung… đều được.
Nhưng với kinh nghiệm cá nhân đã thành công hàng trăm giò và các tác phẩm của nước ngoài, thì trồng với chậu nhựa, đất nung hoặc chậu gỗ, cho vào trong đó là dớn sợi cắt nhỏ hoặc dớn ổ phụng (quạ) xé nhỏ hoặc vỏ thông 2x2cm.
Vì sao? Chỉ đơn giản là hai “nàng” này ưa ẩm, thân giả hành vươn thẳng, vòi hoa cong ra bốn phía. Đóng hàng đi xa nhẹ, gọn gàng, dễ bỏ phân, dễ kiểm soát độ ẩm. Khi có hoa thích trưng bày chỗ nào cũng dễ (trên bàn, trên ban thờ, trên giá, giữa sân, trên giàn….)
3. XỬ LÝ GIỐNG
Như các bài trước, đó là cắt rễ già, dập nát, rửa sạch với nước lã. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan 5-20 phút (ngâm 1 tiếng vẫn được nhưng hại cây). Có thể thay thế Physan bằng Nano Bạc hoặc Benkona.
Sau khi ngâm Physan, ta để khô ráo rồi ngâm vào dung dịch Hùng Nguyễn 6 trong 1 (hoặc chế phẩm kích mầm, kích kei, chống sốc, hoocmôn super Thriver, B1+Atonik ….) trong 30 – 60 phút. Nếu số lượng ít bạn có thể xịt mà không ngâm cũng được.
4. CHĂM SÓC:
Ghép xong treo chỗ mát, ánh sáng khoảng 50% là được, tưới 1 ngày 2 lần sáng và chiều, chờ cây hồi và quen khí hậu giàn (khoảng nửa tháng) thì treo dưới 1 lớp lưới Thái (hoặc Đài). Bạn nên cho ăn nắng như vậy ngay khi lan còn chưa nảy mầm và ra rễ.
5. SÂU BỆNH:
A. Thối thân giả hành non, bắt đầu từ gốc lên ngọn, ban đầu như úng vàng, sau đó là chuyển dần sang nâu và đen, giả hành tóp lại, không có mùi thối. Đây chính là thối đen do nấm Phytophthora hoặc Pythyum. Cắt bỏ, xịt Aliette + Kasumin hoặc Antracol + Kasumin 3 – 5 lần, 5 ngày 1 lần. Khi cây bệnh thì không nên bón bất cứ phân gì có Đạm (N) và nên che mưa hoặc ngừng tưới 1 – 3 ngày.
B. Bị thối nhũn ngọn non, bắt đầu từ ngọn do đọng nước hoặc độ ẩm quá cao hoặc dư đạm, do vi khuẩn Erwinia, mầm hư có mùi thối rất nồng nặc. Cũng xử lý y như trên, thuốc cũng thế!
C. Bị rầy, kiến bám trên mầm non và vòi nụ. Xịt nước rửa chén pha loãng ướt đều, 20-40 phút sau rửa lại là xong. Quá tiết kiệm lại an toàn. Chuyên đề trước tôi có đề cập kỹ vấn đề này rồi.
D. Bị rệp vảy hoặc rệp sáp bám lên lá, giả hành. Chịu khó lấy bàn chải đánh răng đánh đi thôi. Bạn cũng có thể dùng thuốc với hoạt chất Chlopyrifos Ethyl hoặc hoạt chất Methidathion pha chung với nước rửa chén 2ml + 1 lít nước. Phun 3-5 lần vào buổi sáng mát trời.
6. PHÂN BÓN VÀ RA HOA
Khi mầm cây con ra rễ dài cỡ 3-5cm, gắn chút phân tan chậm (phân chì, phâm xám hoặc phân hữu cơ dạng viên NPK). 10-20 ngày phun phân bón lá trung lượng và vi lượng 1 lần.
Giống lan này khá dễ hoa, thông thường thì không cần kích hoa. Tuy nhiên muốn thật nhiều hoa, bạn có thể bón phân NPK có hàm lượng Lân cao như 6-30-30 hoặc 10-30-20 hoặc 10-30-30 vào tháng thứ 9 sau khi mầm non mọc ra (Ví dụ mùa nở hoa là tháng 4 dương lịch, thì tháng 1 dương bạn phun phân).
Mùa hoa thường là từ tháng 12 âm lịch tới tháng 5 âm lịch tùy giống.
Cây không có mùa nghỉ nên cũng không cần cắt nước, tuy nhiên nếu muốn hoa nhiều hơn bạn vẫn có thể cắt nước vào tháng thứ 9 như trên, cắt nước 1 tháng (1 tuần vẫn phải tưới ẩm rễ 1 lần để không làm chết bộ rễ).
Hoa Hoàng Lạp bền từ 7-20 ngày tùy độ sung sức của cây, nhiệt độ, tốc độ gió, ánh nắng. Bạn muốn hoa thật lâu tàn thì xem lai bài GIỮ HOA LÂU TÀN.
Hoa to từ 2-5cm. Vòi hoa có từ 10-30 bông tùy giống, tùy vùng miền.
Các bạn cũng nên nhớ là giả hành năm nay có 1 vòi hoa, thì qua năm sau từ chính giả hành đó hoàn toàn có thể có thêm vòi hoa ở mắt khác. Chính vì thế, bạn không nên cắt giả hành đã ra hoa hoặc trụi lá đi. Chỉ căt giả hành khô đi thôi.
Khi vòi hoa nở được 5-7 ngày bạn có thể thu hái hoa rồi phơi khô để pha trà uống dần hoặc pha tươi uống như trà xanh, rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Hiện nay ở nước ngoài, người ta trồng hàng trăm ha Hoàng Lạp trên núi đá với quy trình Organic để lấy hoa làm trà, với một quy trình sản xuất hiện đại và khép kín, 1 ký hoa khô có giá từ vài triệu tới vài chục triệu.
Kính chúc quý độc giả có một năm mới ấm no và luôn hít thở không khí trong lành.
Nguyễn Ngọc Hà
Cách Trồng Lan Thủy Tiên (Kiều) – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan
CÁCH TRỒNG LAN THỦY TIÊN (KIỀU)
Các loại khác như Đùi Gà, Xoắn, Dendro, Kim Thoa, Ngọc Thạch, Kim Điệp…. Trồng tương tự 90%.
Kiều có nhiều loại từ trắng, vàng, cam, tím, dẹt, mỡ gà tới tua. Nhưng cơ bản thì cách trồng giống nhau.
1. Giá thể có nhiều lựa chọn như Lũa, Than, Xơ dừa, Dớn cọng, Dớn bảng, Dớn xốp, Rêu rừng, Vỏ thông, mùn cưa…. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm khác nhau:
Cách xử lý lũa đó là rửa sạch, dùng bàn chải sắt chải càng sạch càng tốt, sau đó nếu có nước vôi trong thì ngâm nửa ngày rồi bỏ ra rửa nước thường thật sạch, để khô và làm móc.
B. Vỏ thông và Than: Rẻ, dễ trồng, cây phát rất tốt. Đập nhỏ giá thể này kích thước bằng ngón tay cái, rửa sạch, cho vô chậu là xong.
C. Dớn sợi, dớn bảng hoặc dớn cục (bản thân em nó là cây dương sỉ). Cách xử lý dễ nhất là rửa sạch rồi luộc nước sôi, cho vô chậu
nếu được thì luộc luôn cho hết cỏ dại, nấm bệnh rồi cho vô chậu. Lưu ý là đáy chậu nên bỏ xốp cục bằng ngón tay cái để tránh úng (xốp trắng trong thùng điện máy, ti vi…) hoặc bỏ 1 lớp than. Tuyệt đối không được nèn chặt. Theo tại hạ thấy thì loại giá thể này mùa khô là tuyệt vời nhất hệ mặt trời, mà mùa mưa là đại lý nấm bệnh.
E. Xơ dừa: Ngâm nước 24 tiếng, rửa lại nhiều lần cho hết chát rồi bỏ vô chậu. Lót 1 lớp dưới đáy như mục D. Tại hạ ghét loại giá thể này nhất vì rất dễ úng chết, đóng hàng đi xa rớt hết giá thể ra ngoài. Tuy nhiên vẫn có người thích vì nó dễ kiếm, rẻ và 1 tuần không tưới vẫn vô tư.
F. Mùn cưa gỗ vú sữa, gỗ nhãn, gỗ vải, gỗ dẻ… Bọc vô mảnh vải đem đi luộc rồi cho vô chậu là xong.
G. Miếng gỗ Vú Sữa, Vải, Nhãn, Dẻ… rửa sạch hoặc luộc luôn, làm móc, nếu có máy khoan thì làm thêm chục cái lỗ cho dễ ghép. Theo quan điểm của tại hạ thì đây là giá thể khá ổn, tuy nhiên trồng kiều bằng giá thể này cây cũng không sung lắm, đóng hàng đi xa cũng rất loằng ngoằng, trồng chơi thì ổn, mà kinh doanh thì….
Tóm lại, các hạ chọn cái nào thì tùy, còn quan đểm của tại hạ thì cứ chậu với dớn, than hoặc vỏ thông là ổn nhất!
2. Chọn mua Kiều: các hạ nên chọn nguyên giề (bụi lớn 5-20 giả hành tơ) cho nó khỏe, ra hoa được đều. Lá không đốm, dập, nát. Thân thẳng, mắt ở gốc hướng lên trời. Càng nhiều giả hành có lá càng tốt.
3. Kiều mua về cắt rễ già sạch sẽ gọn gàng, cắt lá hỏng bệnh, rửa sạch từ đầu tới chân, để ráo. Sau đó xịt thuốc nấm (Ridomilgold) , khuẩn (Physan hoặc Starner), B1 và Atonik. Treo ngược chỗ mát thoáng từ 1-5 ngày rồi trồng.
4. Nguyên tắc trồng:
A. Giữ chắc gốc, không được lay gốc hay xê dịch gốc (Chắc chắn chứ không phải là nèn chặt)
B. Càng hạn chế đinh, sắt, thép khi ghép càng tốt.
C. Giả hành cùng kích thước trồng vào 1 chậu, tránh ghép cây cao cây thấp, sau này em nó ra hoa không cùng lúc.
D. Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC LẤP GỐC, đây là sai lầm cơ bản nhất mà chư vị đồng đạo hay mắc phải. Thối hết mầm non. Nói chung là trồng theo kiểu cầm giề Kiều đặt lên giá thể, rễ em nó mọc ra tự khắc đâm vào giá thể. Chỉ đơn giản vậy thôi.
5. Sau khi trồng, để chỗ mát cho em nó hồi sức khoảng 10 ngày tới 1 tháng. 5-7 ngày xịt B1 và Atonik 1 lần. Tưới ngày 1 lần vào giá thể. Cây đã hồi, cho em nó ăn nắng 50-70% tùy giá thể. Sau khi rễ mới dài 3-5cm thì gắn phân tan chậm hoặc phân chuồng là xong. Có vài vị đồng đạo hỏi tại hạ là trồng chậu thì rải phân lên luôn cho nhanh, sao phải nhồi phân rồi để lên cho mất công. Tại vì phân thì tác dụng có 180 ngày, mà chậu thì 3-5 năm mới thay. Hết tác dụng lấy cục phân ra có phải dễ hơn không ạ?
6. Còn cách kích hoa, xịt B1 và Atonik tới khi nào thì dừng… vân vân và mây mây…. Hẹn chư vị bài sau.
69. CHỐT: Tại hạ đã giúp chư vị đồng đạo yêu Kiều bớt trả học phí trên hành trình chinh phục ẻm, hy vọng chư vị chia sẻ BÍ KÍP này trên trang của chư vị, để hảo hữu của chư vị cũng đỡ phải trả học phí cao.
VÌ 1 CỘNG ĐỒNG CHƠI LAN ĐẲNG CẤP, THÂN THIỆN. Nguyễn Ngọc Hà – – Đức Trọng, Lâm Đồng Tại hạ giới tính nam nha các thím, đừng IB gọi tại hạ là CHỊ.
Thủy Tiên Trắng (Kiều Trắng) – Bài 42 – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan
THỦY TIÊN TRẮNG (KIỀU TRẮNG) – Bài 42
Viết một bài đơn thuần chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc lan thì quá dễ dàng, chỉ đơn giản là chia sẻ lại những gì mình làm mà thôi. Nhưng tôi luôn đòi hỏi cao ở các bài viết của mình cần có sự khác biệt, cần có cảm xúc và phải truyền được cảm hứng cho người đọc muốn sưu tầm ngay giống lan mình chia sẻ. Chính vì thế mà có đôi lúc loay hoay mấy ngày không tìm được sự khác biệt để bắt đầu một bài mới.
Có lẽ dễ nhất là bắt đầu từ cái tên. Một số nơi người ta gọi Kiều là Đèn Lồng, chắc tại nhìn chùm hoa tròn tròn dài dài như cái đèn lồng? Người ta đặt tên Kiều chắc có lẽ liên tưởng tới nét đẹp nàng Thúy Kiều trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Vậy Thúy Kiều có nét đẹp như thế nào?
Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Còn cái tên Thủy Tiên kia, liệu có khi nào hoa nhìn nhang nhác như hoa thủy tiên? Hay là phải soi dưới mặt nước mới thấy nét đẹp của bông hoa vì vòi hoa rũ xuống?
Mà thôi, tên lan cũng như tình yêu vậy! Trái tim có những lý lẽ riêng của nó mà đôi khi lý trí không thể nào hiểu nổi. Yêu thôi, cần gì hiểu.
Lan Thủy Tiên Trắng – Kiều Trắng – Dendrobium farmeri
1. CHỌN GIỐNG
Nếu bạn mua lan bóc từ rừng, chọn được giề nguyên bản là tốt nhất vì khi hoa nở sẽ rất đều. Còn nếu ghép nhiều cụm nhỏ vào 1 giò, thì rất có khả năng khi ra hoa sẽ chùn nở trước chùm nở sau.
Giả hành xanh tươi và vuông đều, ít bị teo tóp và nhăn nheo. Đặc biệt là không được bị gập. Vì bị gập thì chỉ có cắt vứt bỏ mà thôi, rất khó ươm keiki từ giả hành bị gãy. Vì giả hành vuông nên có một số người gọi em nó là Kiều Vuông, cách gọi này không chính xác và tạo ra nhiều sự nhầm lẫn với kiều vàng và kiều mỡ gà cũng có giả hành vuông.
Bên cạnh đó, nếu là giề lớn thì cây lan sẽ rất nhanh hồi sức, mầm bật mạnh và hạn chế được tình trạng cây con nhỏ hơn cây mẹ.
Bạn nên chọn bụi lan còn nguyên lá, không dập nát và loang lổ, thủng hoặc đốm. Do Kiều không có mùa nghỉ hay rụng lá khi ra hoa, nên trồng vào mua nào cũng được, nhưng tốt hơn hết vẫn là trước khi mầm ở gốc bật lên, tức khoảng mùa đông hoặc đầu xuân tháng 10 đến tháng 3 âm lịch.
2. XỬ LÝ GIỐNG:
Cắt tỉa gọn gàng rễ chết, khô, giả hành khô, gãy dập. Cắt lá vàng, vòi hoa cũ. Theo tôi thấy, nên cắt rễ chỉ để lại khoảng 3-5cm rễ để lấy chỗ gắn cho chắc vào giá thể. Ngày mới chơi, tôi tiếc rễ còn tươi mà không cắt đi, sau vài ba tháng thì rễ đó cũng từ từ chết và thối đi, bên cạnh đó lan chậm ra rễ mới hơn.
Ngâm toàn bộ rễ, thân lá vào dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước trong 5-10 phút sau đó vớt ra treo lên cho ráo nước.
Ngâm vào chế phẩm Hùng Nguyễn hoặc các chất kích thích ra rễ và nảy mầm như B1+Atonik…. trong thời gian 60-120 phút (đối với Chế phẩm Hùng Nguyễn) hoặc 10-30 phút đối với các loại thuốc khác như hướng dẫn trên bao bì.
Vớt ra để ráo là có thể ghép được ngay. Nếu chưa chuẩn bị kịp giá thể thì treo ngược chỗ mát và ẩm từ vài ngày tới vài tuần cho tới khi mầm gốc nảy ra cũng được.
Sau khi mới ghép cho ăn nắng 50%, khi rễ bám khỏe ta có thể cho ăn nắng 70%. Như nhà tôi là treo dưới 1 lớp lưới xanh đen của Thái.
3. GIÁ THỂ:
Kiều trắng nói riêng hay kiều nói chung đều là giống lan rễ to trung bình, bộ rễ có thể sống 4-7 năm nếu không bị nấm hoặc úng. Vì vậy, kiều là giống lan không thích bị thay giá thể thường xuyên. Vì vậy bạn nên chọn các loại giá thể có độ bền trung bình 5-10 năm và thoáng là tốt nhất.
Tôi xin gợi ý và phân tích ưu và khuyết của vài loại giá thể như sau:
– LŨA: Rất đẹp, nghệ thuật và bền. Hạn chế là quá khô nên thường thì năm dầu và năm thứ 2 giả hành mọc lên sẽ nhỏ và ngắn hơn giả hành mẹ, lá của giả hành bà, cụ thường sẽ bị vàng và rụng mất (giả hành 5-7 tuổi vẫn còn lá là bình thường). Hơi tốn phân nhưng bộ rễ rất nhiều, hầu như không bị sên hay bọ trĩ, cuốn chiếu….
– CHẬU
+ Chậu đất hoặc chậu nhựa có nhiều lỗ hoặc ít lỗ đều được. Nhưng phải tùy tình hình mức độ thoát nước để tưới cho hợp lý. Nếu trồng chơi thì nên trồng chậu đất nung hoặc chậu sành. Nếu kinh doanh thì nên trồng chậu nhựa.
Nếu bạn trồng chậu nhựa, bạn nên tư vấn cho khách hàng nếu mua về họ thích chuyển sang chậu đất hoặc gỗ cho đẹp thì ngâm chìm cả chậu vào nước 30 phút. Sau đó nắn bóp xung quanh chậu cho rễ không còn dính vào chậu rồi rút nguyên giò lan lên và đặt vào chậu khác. Đứt gãy vài ba cái rễ cũng không sao.
+ Chậu gỗ: Nên chọn chậu gỗ thật bền và nặng (gỗ tốt thường nặng)
– GỖ
Nếu ghép bảng gỗ hoặc khúc gỗ, bạn nên bóc bỏ vỏ. Nên chọn các loại gỗ cứng hoặc bền với nước như dẻ, vải, nhãn, vú sữa già, trắc, cẩm, gốc bằng lăng, chà rằng, chiu riu, lõi mít… Nói chung cứng, bền và không có dầu là được.
Tôi đã từng thất bại thê thảm khi cố gắng thử ghép lên gỗ muồng, cà phê, bơ, xoài, bàng, thông và gỗ dầu.
Hiện giờ, bần cùng hết chậu, hết lũa hết dớn tôi mới phải dùng gỗ. Vì gỗ cũng không đẹp lắm mà còn khô như lũa, đóng hàng khó khăn và gỗ cũng chẳng rẻ gì.
– DỚN BẢNG, DỚN KHÚC
Nếu bạn kiếm được bảng dớn thật to và dày hoặc khúc dớn thật lớn thì thật tuyệt vời. Chỉ cần ngâm nước vôi nửa tiếng rồi rửa sạch, làm móc là có thể dùng. Tưới bón dễ dàng, độ ẩm vừa phải, lan phát triển ổn định và nhanh bám vào giá thể.
Có nhiều bạn nói kiều ưa khô. Nên trồng khô. Đây là một quan niệm sai lầm. Vậy tại sao lại có quan niệm này? Đơn giản vì trồng khô lan lên còi nhưng ít bị nấm và khuẩn vào mùa mưa, lan ít bị chết nên bạn tưởng là em nó thích khô.
Nhiều khi, cái mà bạn cho là lý tưởng thực ra là bạn tưởng nó có lý mà thôi.
Kiều trắng nên trồng đứng, căn sao cho hướng mầm quay đều về các hướng là đẹp nhất. Khi trồng, cần phải giữ cho gốc không được lung lay thì rễ mới nhanh bám vào giá thể.
Cách xử lý giá thể, cách cố định lan vào giá thể mời bạn đọc lại bài GIÁ THỂ TỐT NHẤT CHO LAN (bài 12), CÁCH CỐ ĐỊNH LAN VÀO GIÁ THỂ (bài 10) và CÁCH TRỒNG LAN KIỀU (bài 7). Nếu bạn tìm trên trang cá nhân của tôi quá khó khăn, hãy truy cập trang chúng tôi nhấn vào mục CHĂM SÓC LAN sẽ thấy toàn bộ hơn 40 bài của tôi và 37 bài của thầy Phạm Tiến Khoa.
PHÂN BÓN
Thật ra trồng Kiều Trắng rất dễ. Dù bạn không bón tí phân nào mà chỉ tưới nước lã thôi cũng vẫn ổn. Tuy nhiên, có tí phân vào thì vẫn vượt trội hơn hẳn về mọi mặt.
1 tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần. Phun tới khi nào thì ngừng? Khi chuẩn bị mùa nụ và hoa. Hết hoa ta lại phun tiếp.
Đợi khi rễ dài khoảng 5cm ta rắc vài hột phân tan chậm hoặc gắn 1 túi nhỏ phân tan chậm (phân chì, phân xám) lên là xong. Đợi hết hoa của năm sau ta lại gắn lượt phân khác lên (bỏ túi phân cũ đi).
Ngoài ra còn nhiều cách kích hoa khác, bạn có thể tham khảo lại bài 14 và 15 – LÀM LAN NỞ HOA.
Kiều trắng có hai mặt hoa chính đó là cánh trắng, lưỡi trắng mắt vàng hoặc cánh từ phớt tím hồng đến tím hồng, lưỡi cũng phớt tím hồng tới tím hồng và mắt vàng, loại hồng này hầu như không có ở Việt Nam.
THUỐC PHÒNG TRỊ BỆNH
– Nếu phòng đều thì không cần trị bệnh. Khi bị bệnh rồi, thì phải dùng thuốc như bài 28 và 29. Tôi thấy Kiều trắng có một số bệnh thường gặp như thán thư, đốm đen, thối đen, thối nâu, thối nhũn… Để phân biệt được thối nào là thối nào mà dùng thuốc nấm hay khuẩn là cả một vấn đề. Vấn đề đó bài 29 sẽ giúp bạn.
Kiều trắng là giống lan có thể đẻ một năm hai đến ba lứa, vì vậy một năm có khi ra hoa hai lần cũng rất bình thường. Trên giả hành đã ra hoa vẫn có thể tiếp tục ra hoa vào năm sau. Chỉ cần chăm sóc đều đặn vài năm, bạn sẽ có một giò kiều khủng vì tốc độ đẻ của kiều rất nhanh.
Tôi hy vọng sẽ được gặp các bạn tại đó, và hy vọng sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp của các giò lan nhà bạn. Không nhất thiết phải có hoa, hãy mang giò lan bạn ưng ý nhất đi thi. Ban giám khảo chính là mọi người tham dự. Nghe nói giải thưởng rất nhiều và to lắm…(‘_’)
Mong bạn sẽ CHIA SẺ bài này, hãy lan tỏa kiến thức tới cộng đồng chơi lan khắp Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng.
Lan Bầu Rượu – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan
Lan Bầu Rượu – Calanthe rubens Ridl (Bài 24)
Đây là một chi ĐỊA LAN – CYMBIDIUM phân bố rất nhiều ở nước ta. Tên khác của Bầu Rượu là Túy Lan.
Em này có rất nhiều mặt hoa, từ trắng tới hồng, từ đỏ thẫm tới tím nhạt…. Hoa rất bền (khoảng 30 ngày) không thơm nhưng bù lại nở mùa xuân. Có khi trúng ngay tết Nguyên Đán.
Mỗi một củ tôi để ý thấy dưới gốc có từ 2-4 mắt, và nếu bạn trồng với củ to mẩy và điều kiện tiểu khí hậu chuẩn thì 1 củ đẻ 2 con là rất bình thường. Bên cạnh đó, bên trên chóp của BẦU RƯỢU còn 2-4 mắt nữa tùy vào em nó có bao nhiêu cái lá. Theo sinh học, thì cơ bản là các mắt này đều có thể mọc mầm con.
Ngày trước chưa hiểu gì về giống địa lan này, tôi trồng trên chất trồng là đất, cây không phát triển nổi, sau này tôi chuyển sang trồng bằng than như ông chú hàng xóm chỉ, cây lên được mà củ khó to, phát triển rất èo uột. Sau nhiều thử nghiệm về chất trồng, tôi rút ra được bài học như sau: 1/ Chất trồng phải thật tơi xốp, dễ thoát nước. Ví dụ than vụn trộn tí xơ dừa và phân chuồng (phân dê, bò…). Hoặc vỏ thông đập nhỏ với phân chuồng và chút xơ dừa. Bạn cũng có thể băm nhỏ dớn sợi ra trộn với phân chuồng. Vỏ lạc đập nhỏ, vỏ cà phê om, mùn cưa vú sữa vải nhãn… Cũng là những giá thể không tệ chút nào. 2/ Chậu không cần sâu, vì khi tôi trồng chậu cao 25cm, rễ của em nó cũng chỉ ăn trên mặt và loanh quanh sát thành chậu, ăn xuống tầm 5-10cm thôi. Vì thế, nếu có trồng em này, bạn chỉ cần chậu thuyền, nông là được.
Cách trồng thì rất đơn giản. Củ khi đã ra hoa, bạn cắt rễ và vòi hoa đi, để chỗ ẩm, mát, tối và cho mắt ngủ hướng lên trên hoặc nằm ngang (nếu muốn có 2 mầm thì nên căn sao cho 2 mắt đều hướng lên). Bạn chịu khó phun ẩm thường xuyên và chờ khi mắt ngủ nó tỉnh dậy, mọc ra được 1 xíu và chuẩn bị phun rễ thì bạn mang ra trồng. Bạn chỉ cần đặt củ lên chậu và hơi lấp gốc 1 chút, thậm chí không cần lấp luôn cũng được. Miễn sao củ không bị xê dịch, bị lăn đi khi bạn tưới. Chôn mắt ngủ xuống khả năng thối mầm rất cao.
Phân cho em này thì bạn đã trộn sẵn phân chuồng vào chất trồng trong chậu rồi, vậy thì sau 2 tháng bón phân chuồng lại 1 lần là xong. Phân chuồng chiếm khoảng 10-20% chậu là được. Một số trang web có khuyên là bón 20-20-20 hay gì gì đó 1 tuần 1 lần, theo kinh nghiệm thực tế của tôi thì có phân chuồng rồi, bạn không cần phải vẽ thêm việc làm gì.
Bạn có thể xịt thêm phân bón lá trung vi lượng để sức đề kháng của cây tốt hơn.
Sau khoảng 2-3 tháng, củ con đã có lá to, củ con to bằng 1 nửa hoặc 2/3 củ mẹ, bạn có thể nhẹ nhàng lắc lắc củ mẹ, vừa lắc vừa dứt vừa rút. Sau vài động tác đơn giản, bạn lại có 1 củ giống. Bạn tiếp tục để củ mới rút lên vào chỗ mát, ẩm và nếu chắc ăn hơn, xịt atonik. Sau 1 thời gian bạn sẽ thấy mầm bung ra từ gốc
Trường hợp gốc đã hết mầm, bạn đặt nằm ngang củ mẹ, từ trên mắt lá đã rụng sẽ mọc mầm con. Và cứ thế….
Mùa thu (mùa khô) lá sẽ vàng và rụng, khi đó bạn chỉ cần để vào chỗ mát, thỉnh thoảng khoảng chục ngày 1 lần phun tí nước cho nó khỏi bị top củ là được và chờ đợi mùa hoa. Đảm bảo không cần kích hoa, hoa vẫn ra đều như vắt chanh.
Vòi hoa cao từ 20cm tới hơn 1m tùy giống, tùy củ to hay nhỏ. Giá cả thì rất đa dạng tùy độ quý hiếm của MẶT HOA. Từ 10 ngàn tới 300 – 500 ngàn 1 củ. Vì thế bạn cũng không cần phải quá ngạc nhiên khi chậu nhà bạn 20 củ mà không đổi được 1 củ của người ta.
Mỗi năm thì nên thay chậu và chất trồng 1 lần. Củ to trồng riêng, nhỏ trồng riêng.
Em này rất là dễ thối nhũn khi trời mưa dầm. Vì thế nếu che nilon được là tốt nhất. Nếu không bạn phải xịt Ridomilgold và Kasumin thường xuyên trong mùa mưa (cứ thuốc nấm và khuẩn kết hợp lại mà xịt thôi). Mấy năm vừa rồi tôi cũng ăn nhiều quả đắng khi mùa mưa tới, dù có xịt thuốc mà độ ẩm quá cao thì em nó vẫn tèo. Vì thế tôi cho vào chậu với dớn sợi và treo lên như phong lan. Thật tuyệt! Cả trăm củ mà không mất củ nào. Bạn thấy đấy, phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh.
Phong lan treo cao, địa lan treo thấp, đúng bài luôn, tiết kiệm diện tích mà có nhiều loại hoa để chơi các bạn ạ.
Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.
Bạn đang xem bài viết Hoàng Lạp Và Sơn Thủy Tiên – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!