Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Phong Lan Đai Châu – Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Trồng Siêu Đơn Giản mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lan đai châu xuất xứ từ đâu?
Hoa phong lan Đai Châu là một loại hoa bản xứ có mặt tại nhiều vùng rừng núi ở Việt Nam. Nó có tên khoa học là Rhynchostylis, có hoa dạng chùm nhỏ xinh và rất thơm, điều đặc biệt là nó lại cho hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán. Ở nước ta, hoa phong lan đai châu có các tên gọi khác nhau tuỳ vào vùng miền. Miền Bắc gọi là Đai Châu ( Tai Trâu) , miền trung gọi là Nghinh Xuân, miền Nam lại gọi là Ngọc Điểm.
Đặc điểm của lan đai châu
Hoa phong lan Đai Châu rừng có hoa là những chùm màu trắng tím rủ xuống. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng, dịu dàng khiến người chơi hoa cảm thấu rất dễ chịu. Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ tổ tiên, ta nên chuẩn bị một vài chậu hoa lan đai châu thì thật là quốc hồn, quốc tuý. Thêm vào nữa, hoa nở rất bền, có thể từ 30 đến 45 ngày tuỳ chế độ tưới tắm cũng như việc chăm sóc lan Đai Châu của người trồng. Đây là loại hoa bản xứ nên hoa có sức chịu đựng rất tốt, do vậy cách chăm sóc hoa lan đai châu cũng khá đơn giản.
Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy trên thị trường có rất nhiều màu sắc như : trắng, trắng tím, bò sữa, đỏ…. Đây là dòng đai châu công nghiệp được nghiên cứu và phát triển dựa trên cấy mô. Đặc điểm của loại này là đa dạng về màu sắc, cây khỏe dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên về mùi hương thì không thể thơm như lan đai châu rừng.
Do cấu tạo giá thể thoáng nên ta có thể tưới nước cho đai châu 2 lần/ngày vào mùa mưa 3 lần/ngày vào mùa khô, mùa nghỉ của lan chỉ tưới nước 1lần/ngày cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây lan Đai Châu nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu.
Nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan đai châu không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây lan đai châu chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài. Theo kinh nghiệm của chúng tôi chúng tôi che 2 lớp lưới vào mùa nắng và 1 lớp lưới vào mùa mưa để đảm bảo độ ẩm cũng như ánh sáng cho cây phát triển tốt nhất.
Cách trồng lan đai châu siêu đơn giản ngay tại nhà
Để tự tay trồng và chăm sóc một giò lan bạn hãy bắt đầu từ việc chọn mua cây giống ở rừng về và tự thuần nó theo các công đoạn như sau:
Chọn cây giống
Để giảm thời gian thuần dưỡng cây bạn cần phải lựa chọn những thân Đai Châu được khai thác khỏe mạnh không dập gãy, nên có ít nhất 6 cặp lá để tiện cho việc thuần dưỡng. Bạn cần phải cẩn trọng bởi nếu chọn phải cây đang có mầm bệnh sẽ dễ lây lan cho những cây còn lại trong vườn.
Bảo quản lan đai châu khi mua từ rừng về
Khi cây khai thác từ rừng về, trải qua các quá trình đóng gói, vận chuyển cây rất dễ bị tổn thương. Cho nên ta phải biết cách bảo quản đúng cách hạn chế được nhửng rủi ro nhất cho cây. Ta có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: xếp từ 3-5 cây bó thành từng bó nhỏ sau đó treo ngược cây vào nơi có mái che kín ta có thể cho quạt để quạt hết hơi nước bám vào cây. Không tưới nước sau 2-3 ngày tiếp theo. Quan sát kỹ xem có hiện tượng thối lá hay không. Nếu cây có hiện tượng thối lá ta phải xử lý ngay, cách ly những cây thối để riêng không treo cùng cây khỏe vì bệnh thối lá rất rễ lây lan. Những cây bị thối ta xử lý bằng cách cắt sâu vào phần thịt cách đoạn thối khoảng 1-1,5cm sau đó dùng giấy ăn lau khô vết cắt sau đó ta có thể dùng vôi tôi, dung dịch keo liền vết thương bôi kín vết cắt.
Bước 2: sau 3 ngày ta dùng thuốc trị nấm như RIDOMIL, hoặc các loại thước có chứa gốc đồng sunfat pha theo tỉ lệ 25g/15lit nước khuấy đều và phun đều cho cây. Sau khoảng 5-7h ta có thể bổ sung nước
Bước 3:Tưới hàng ngày tốt nhất là sau 3 tiếng ta tưới 1 lần để cây đủ lượng nước.
Bươc 4: Hôm sau ta pha thuốc kích thích ra rễ như NAA, ATONIX , dung dịch B1theo tỉ lệ ¼ muỗng cà phê thuốc ra rễ + 2 nắp nước B1 pha với 10 lít nước khuấy đều và phun lên cây sau khi tưới nước 20-30 phút. Sau 3-5 tiếng ta tưới nước bình thường. Sau 3-4 ngày phun thuốc 1 lần. Sau 18-20 ngày cây sẽ có hiện tượng ra rễ lúc đó ta mới đem cây ra ghép. Không nên để cây ra rễ quá dài mới ghép vì rất dễ làm hỏng đầu rễ và lại vừa khó ghép.
Cách ghép lan đai châu lên giá thể
Đối với lan đai châu không kén chọn giá thể có thể ghép gỗ, ghép giỏ treo, ghép trụ tùy từng điều kiện mùa vụ để ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3-8. Mùa đông không lên ghép mà có thể treo ngược và chăm sóc qua mùa đến mùa xuân thì ghép . giá thể phải chưa sử dụng và chưa có hiện tượng mục nát. Cách ghép lan cũng rất quan trọng cho sự phát triển của cây cũng như thẩm mỹ cho nên khi ghép phải chú ý những điểm sau:
Ghép sao cho đúng chiều. Chú ý lan rừng khi ra hoa hướng nào thì ta đưa hướng đó ra phía ngoài vì nếu cho ngược sau này hoa ra sẽ không thoát khỏi kẽ lá để vươn ra ngoài và vừa không đảm bảo mỹ thuật.
Phân chia đều khoảng cách giữa các cây ta nên ghép ngọn nhỏ ở trên ngọn to xuống dưới vì sau này các cây ở trên sẽ nhận được nhiều ánh sáng và sẽ lớn nhanh hơn so với phía dưới. Sau đó ta treo trên giàn chú ý treo không được để gần nhau quá sẽ làm ảnh hưởng tới những cây phía dưới sau đó ta tưới nước bình thường cứ 3-5 tiếng ta tưới 1 lần bất kể mùa nào trong năm.
Tìm Hiểu Nguồn Gốc Lan Ngọc Điểm (Đai Châu)
Cây Lan Ngọc Điểm (còn gọi Lan Tai trâu) hay lan Nghinh xuân ra hoa vào mùa xuân, dịp lễ Noel và Tết. Đây là loại lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea, mỗi năm chỉ ra hoa có 1 lần.
Tìm hiểu nguồn gốc lan ngọc điểm (Đai Châu)
Rhynchostylis gigantea thường được gọi là Ngọc điểm đai châu (chuỗi hạt châu) mà người bình dân gọi trại là tai trâu hay đuôi chồn hay gọi là lan me (vì thường mọc trên cây me tại Saigon). Hơn nữa lại nở vào mùa Xuân cho nên có thêm tên gọi là Nghinh Xuân.
Cây lan này thường có 5-8 lá dài từ 20-30 cm, rộng 4-7 cm, mầu xanh vàng có những sọc trắng và những chấm tím.
Cây lớn và khỏe manh có thể ra tới 3-4 chùm hoa cong và dài từ 15 đến 30 cm, hoa to chừng 3 cm, mầu hồng nhạt có những chấm tím, hương thơm ngát và 2-3 tuần mới tàn. Thỉnh thoảng có những giống trắng tuyền hay đỏ thẫm.
Ngọc Điểm – Rhynchostylis (rink-oh-STY-lis) viết tắt Rhy.
Trong chuyến viếng thăm Java vào khoảng cuối thập niên 1800, Carl Blume một nhà thảo mộc học người Đức lai Hòa lan đã tìm thấy loài lan đẹp đẽ này.
Thoạt tiên cây lan được xếp vào loài Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis.
Tên này dùng theo tiếng La tinh gồm 2 chữ: Rhynchos = beak = mỏ và chữ stylos = pillar = cột trụ để tả theo hình dáng của trụ hoa.
Lan Ngọc Điểm là loài hoa bản xứ, vì vậy khả năng chống chịu bệnh của nó rất cao. Nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh
Lan Ngọc Điểm có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea – một loài hoa lan rừng của nước ta thường trổ hoa vào những ngày đầu năm mới với màu trắng tinh nguyên – trên cánh hoa điểm lấm tấm những chấm tím rất kỳ diệu – kì thú khiến người nhìn càng lúc càng thấy mê đắm.
Đặc biệt hương hoa rất thơm – đó là ưu điểm lớn của hoa lan Việt Nam. Vì hầu hết lan ngoại tuy đẹp và bền lâu nhưng không có hương, mà đã là hoa thì phải có hương – thế mới sắc hương vẹn toàn.
Lan Ngọc Điểm là loại lan rừng thích nghi với nhiều nơi trong nước”. Nếu Cattleya Labiata Var, Percivaliana được gọi là lan của giáng sinh (Christmas Orchild) thì lan Ngọc Điểm có thể nói là lan của Tết cổ truyền dân tộc, mùa của hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuần nó nở sớm hơn.
Đây là loài lan có mùi thơm thoang thoảng, vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ đón giao thừa trên bàn thờ có vài chậu lan Ngọc Điểm có thể nói là một loại lan quốc hồn quốc tuý của Việt Nam.
Hạt lan nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh, nhưng đây là loại lan nhân giống tương đối khó bằng phương pháp cấy mô.
Ngọc Điểm là loài lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho lan từ 26-30oC.
Lan Ngọc Điểm được bán ở thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguồn, một từ cây bóng mát và rừng miền Đông Nam Bộ, một nguồn lấy từ cao nguyên Nam Trung Bộ, với độ cao trung bình 600m như các vùng Nha Trang, Thuận Hải.
Ngoài ra còn một số loài Ngọc Điểm hoa có màu đỏ, màu trắng, màu gạch được nhập nội từ Thái Lan. Các cây lan được lấy từ vùng Đông Nam Bộ thì chúng sinh trưởng và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh tốt hơn các loại.
Lan Ngọc Điểm là một cây lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và cây phát triển rất tốt.
Ẩm độ lý tưởng từ 40-70%. Tuy nhiên phải nhớ rằng Ngọc Điểm là loài lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản, chỉ cần cột chặt lan vào một cây tựa, đặt vào chậu khoảng 3 cục than gốc thật to là đủ, nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong.
Ngọc Điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ hay các thân cây sống hoặc chết.
Chính do cấu tạo giá thể thoáng, nên ta có thể tưới nước cho Ngọc Điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11, 3 lần/ngày từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 1.
Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, ta chỉ tưới mỗi ngày một lần cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây lan Ngọc Điểm nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mà mưa bắt đầu.
Lan Ngọc Điểm là loài lan ưa sáng 60% ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá. Tuy nhiên, nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt.
Bộ rễ phát triển kém và cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan Ngọc Điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày.
Vì vậy mà cây lan Ngọc Điểm chỉ nở hoa vào dịp Tết âm lịch, tức thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.
Sử dụng phân bón cho lan Ngọc Điểm
Việc sử dụng phân bón cho lan Ngọc Điểm gần giống như loài Vanda. Tuy nhiên, lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ 3 tháng, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4.
Trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1 lần/ ngày và hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây.
Vào tháng 12 khi lan chớm nụ, ta thay phân 30-10-10 bằng phần 10-20-20 và một tuần trước khi hoa nở cho đến hoa tàn, ta lại thay phân lần nữa từ phân 10-20-20 bằng phân 10-20-30, để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ
Về việc thay chậu, nhân giống và cấu tạo giá thể của lan Ngọc Điểm tương tự các giống Vanda.
Lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ nên việc thay chậu nên được tiến hành vào đầu mùa mưa.
Nếu thay chậu trái mùa cây vẫn sống, nhưng thế nào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Lan Ngọc Điểm là loài hoa bản xứ, vì vậy khả năng chống chịu bệnh của nó rất cao. Nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh.
Tuy nhiên, cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp, sẽ làm cho cây bị bỏng là và đây là của ngõ xâm nhập của một số loài nấm, điều này lắm khi cũng làm cho cây chết
Lan Ngọc Điểm Đai Châu Và Cách Nhận Biết Đơn Giản
Trong số các loại lan rừng đa dạng, mỗi loại đều mang một nét đẹp riêng khác nhau. L an ngọc điểm hay lan đai châu được mọi người ưa chuộng nhất. Nó không những có dáng cây đẹp cộng thêm hoa nở thành chùm cực ấn tượng. Loại lan này ra hoa vào đúng dịp tết vì vậy nhiều nơi gọi đây là loài lan nghinh xuân.
Đặc điểm của lan ngọc điểm rừng
Lan ngọc điểm còn biết đến với tên khoa học là Rhynchostylis gigantea. Một trong những loài lan rừng được trồng phổ biến hiện nay và được giới chơi lan hết mực săn đón. Ngoài ra cây có tên gọi như lan nghinh xuân, lan đuôi rồng lớn, lan tai trâu, lan Đai Châu..
Lý do loại lan này được trồng phổ biến tại vùng cao ở Việt Nam như Nam Trung Bộ hay trồng nhiều tại nước ngoài như Campuchia, Lào…bởi khả năng chống chịu bệnh tật của nó rất cao. Được đánh giá cao bởi ưu điểm khả năng chống chọi với hầu hết các loại sâu bệnh. Vì thế đây là loài lan rừng rất dễ trồng.
Nhận biết các loại lan ngọc điểm
1. Lan ngọc điểm rừng và đai châu Thái
Cây lan ngọc điểm rừng cho hoa màu trắng điểm thêm những chấm tím đỏ. Dáng cây khá lớn với những chùm hoa dài và cong khoảng 20 phân. Chùm hoa to ngang khoảng 3 phân, tỏa ra hương thơm ngát và có thể chơi hoa lan hàng tháng trời mới tàn. Lan ngọc điểm nở hoa vào dịp Xuân Tết Nguyên Đán. Đặc biệt nên nó còn được ưu ái gọi với tên hoa Nghinh Xuân. Cây này mọc phổ biến trên cả nước nên có thể chiêm ngưỡng lan rừng này từ Nam chí Bắc.
Lá cây dạng to bản mọng nước và cực kỳ dày có sọc dọc theo gân lá. Đầu lá thường tù, không nhọn và chia thành 2 thùy. Hoa lan có 4 màu: đỏ khoang trắng và đỏ thẫm, hồng chấm tím, màu cam, trắng tuyền. Lan đai châu có rễ cực to và bám chặt vào giá thể để hút nước. Rễ thường có màu tím nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc mang màu xanh nhạt nếu sống trong điều kiện thiếu nắng.
Lan Đai Châu có 2 loại là đai châu rừng và đai châu Thái được ra đời bằng phương pháp công nghiệp nuôi cấy mô. Về cách phân biệt hai loại lan này như sau:
– Về lá cây: Lan đai châu Thái trồng trong môi trường độ ẩm và nhiệt độ kiểm soát nên nó phát triển cực nhanh mà lá cây xanh mướt mà không bị xước xát gì. Đai châu Thái có lá ngắn, bản to và xếp khít nhau.
Trong khi lan ngọc điểm rừng thì có lá dài, bản nhỏ, sáng màu do tiếp xúc với nhiều ánh nắng, lá xếp thưa hơn và ít đẹp hơn đai châu Thái vì có nhiều vết xước do khai thác và vận chuyển. Vì vậy đai châu rừng khi mới về thường xấu hơn.
– Về mặt hoa: Đai châu rừng cho hoa chỉ có một màu trắng đốm tím thôi, lượng chấm tím cũng ít. Ngược lại đai châu Thái lại cho hoa cực kỳ đa dạng về màu sắc, hương thơm.
– Hoa nào thơm hơn? Nhiều người nói lan rừng thơm hơn tuy nhiên trên thực tế hai loại lan ngọc điểm này đều có hương thơm đặc trưng riêng, đôi lúc châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái.
2. Sóc ta (Đuôi chồn) Rhynchostylis retusa
Sóc ta là một trong các loài lan ngọc điểm tên gọi Latinh đầy đủ là Rhynchostylis retusa. Cây cho những cành hoa to dài với nhiều bông hoa nhỏ sếp kít lại nhau thành một chuỗi. Hoa mang màu trắng đốm tím thường nở vào tháng 4 với hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa. Chuỗi hoa dài và lá xếp gọn lại chứ không bành ra như lan ngọc điểm Lai Châu. Lá cây dài dày và có đường kẻ sọc dọc hướng thân lá.
Cách trồng và chăm sóc lan ngọc điểm
Điều kiện độ ẩm, nhiệt độ: Lan ngọc điểm chịu nóng khá tốt nên nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 26-30 độ C. Mặc dù chịu nóng tốt nhưng nó lại ưa độ ẩm cao khoảng 40-70% để cây nhanh phát triển. Điều kiện ánh sáng 60% là phù hợp để trồng cây, nếu ánh sáng quá mạnh khiến cây dễ bỏng, chậm phát triển và yếu ớt, khó ra hoa.
Cách chăm sóc và bón phân: Lan ngọc điểm có khả năng hấp thu nước rất tốt, vì giá thể thoáng nên cần tưới nước 2 lần/ngày. Tưới 1 lần/ngày vào mùa nghỉ của lan. Mùa nghỉ khoảng 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 4 bắt đầu sau khi hoa tàn và tới khi rễ mới xuất hiện khi mưa. Trong mùa nghỉ chỉ nên tưới nước mà không cần bón phân cho cây.
Cách nhân giống lan ngọc điểm
Cách 2: Treo ngược cây sao cho ngọn cắm xuống và bộ rễ hướng lên trời sẽ có khả năng cho con rất nhiều. Nhược điểm của cách này là sau khi lan cho con thì dáng cây sẽ cong như con tôm.
Cách 3: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm rồi sau đó mang ra trồng. Phương pháp thường thấy ở các trang trại lan, nơi sản xuất lan theo mô hình công nghiệp giúp cho việc lai tạo và nhân giống lan tốt hơn
Kích thích lan ngọc điểm ra hoa
Muốn kích thích lan ra hoa cần có điều kiện sau: cây lan phải mạnh, không bệnh tật để có đủ sức cho nhiều hoa chất lượng và có thể lấy lại sức sau mùa kích bông. Cây có bộ rễ tốt, không hư để có khả năng hấp thụ phân bón và nước đầy đủ cho việc kích hoa.
Thời điểm kích bông khoảng trước 1 tháng ngoài ra còn thay đổi tùy theo nhiều yếu tố. Nếu cây siêng ra hoa hoặc cành hoa ngắn thì thời gian kích sẽ ngắn. Ngược lại cây chậm bông hay cành hoa dài thì cần kích bông sớm để có nhiều thời gian tạo bông.
Lan ngọc điểm ra hoa sớm hay muộn tùy thuộc vào thời tiết gần tết. Nếu khí hậu lạnh thì hoa nở trễ hơn, khí hậu nóng hoa sẽ nhanh nở. Từ lúc nách lá nhú nụ hoa cho tới lúc hoa nở mất 1 tháng nên có thể phun thuốc kích bông vào lúc này.
Nguồn: chúng tôi
Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Hoa Lan Tường
Hoa lan tường hay còn gọi là hoa cát tường, là loài hoa có nguồn gốc ở Mỹ, du nhập về Việt Nam và các nước khu vực phương Đông cách đây nhiều năm. Thuộc dòng họ cây thân thảo, cao trung bình, thân nhẵn và màu xanh đậm, thân mọc thẳng, không cong, thuộc họ lá đơn kép mọc đối. Hoa lan tường có rất nhiều màu khác nhau, gần giống hoa hồng nhưng có điều cánh hoa rất mỏng, mịn và rất mát dịu. Màu sắc sặc sỡ như màu hồng, màu cam, màu trắng, màu tím và xanh…
Đặc điểm lan cát tường
Thích nghi nhiều với khí hậu ẩm thấp và ưa khí hậu mát mẻ, chịu được lạnh tương đối cao. Mang vẻ đẹp dịu dàng thanh thoát, dùng làm hoa trang trí, hoa cưới, hoa quà tặng thì trên cả tuyệt vời bởi ý nghĩa rất đặc biệt của loài hoa cát tường(lan tường) . Ngoài ra, hoa lan tường còn mang vẻ đẹp giản dị , e thẹn nồng ấm như người thiếu nữ mới lớn.
Loài hoa tươi này mang sắc thái tươi trẻ và mềm mượt như lụa . Tuy khi bắt gặp loài hoa này và nghe cái tên của nó chắc ai cũng nghĩ trong đầu sự mỏng manh nhưng quả thực đây là loài hoa vô cùng mạnh mẽ bởi sức sống tiềm tàng vươn lên vượt qua mọi khó khăn của thời tiết, giúp nó chống chọi với thời tiết hay khí hậu lạnh khắc nghiệt. Đây cũng là loài hoa biểu tượng của tình yêu tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Loài hoa này có chiều cao khoảng 20 – 120 cm, mọc thẳng, thân màu xanh đậm, lá đơn. Cát Tường là hoa lưỡng tính có nhiều màu sắc khác nhau như: Hồng, xanh, kem, tím, trắng… Đặc điểm của loài hoa này đó là cánh khá mỏng, mềm, mịn. Cánh của Lan Tường được chia làm hai loại là cánh đơn và cánh kép.
Không chỉ được yêu thích bởi vẻ đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng, ngọt ngào… Lan Tường còn được người yêu hoa say đắm bởi ý nghĩa mà nó mang trong mình.
Biểu tượng cho tình yêu thuần khiết, nhẹ nhàng
Lan Tường chính là loài hoa thể hiện cho tình yêu thuần khiết, tinh tế, nhẹ nhàng, nó như người con gái yểu điệu, thẹn thùng trước người mình yêu.
Với vẻ đẹp mỏng manh của mình hoa Lan Tường thể hiện tình yêu nhẹ nhàng chứ không mãnh liệt như những bông hồng đỏ. Chính vì thế, loài hoa này thường được chọn để kết thành những bó hoa lãng mạn trong những ngày lễ đặc biệt như: Lễ tình yêu, quốc tế phụ nữ, 20/10… Trong những ngày đặc biệt này, các chàng trai có thể tặng cho nửa ấy của mình một bó hoa Lan Tường để thể hiện tình cảm trân thành, thuần khiết của mình.
Không chỉ trong tình yêu, trong cuộc sống lan tường còn là loài hoa biểu tượng của sự may mắn, giàu sang phú quý. Chính như cái tên gọi của mình, hoa lan tường được xem là loài hoa của sức khỏe, may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Bởi vậy mà trong bất cứ dịp nào người ta cũng có thể sử dụng loài hoa này để trang trí. Đặc biệt với người Á Đông hoa lan tường rất được ưa chuộng bởi ý nghĩa này.
Trong phong thủy hoa Lan Tường chính là loài hoa vượng tài, hoa mang lại may mắn tài lộc cho gia chủ khi chơi. Chính vì thế mà, mỗi khi tết đến xuân về hầu như gia đình nào cũng có một bình hoa Lan Tường trong nhà với mong muốn một năm mới may mắn, vạn sự như ý.
Biểu tượng cho sức sống mãnh liệt
Không chỉ mang ý nghĩa của sự may mắn, ngọt ngào trong tình yêu, Cát Tường còn là loài hoa tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự cố gắng, vươn lên trong mọi hoàn cảnh như chính sức sống của loài hoa này. Tuy nhìn bên ngoài những bông Cát Tường vô cùng mỏng manh, yếu đuối nhưng bên trong chúng lại ẩn chứa một sức sống vô cùng mãnh liệt, chúng có thể phát triển ở bất kỳ điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế nào.
Bạn đang xem bài viết Hoa Phong Lan Đai Châu – Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Trồng Siêu Đơn Giản trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!