Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Lan Bị Héo Nụ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Triệu chứng
Nụ hoa khô héo, rụng, hoặc nụ bị thối đen khi vẫn còn trong lưỡi mèo. Điều này thường gặp trên dòng lan Cattleya, Dendro và Hồ Điệp.
Nguyên nhân khiến hoa lan bị héo nụ
Có nhiều nguyên nhân khiến lan bị héo nụ như: thiếu dinh dưỡng, bị nấm, vi khuẩn tấn công hoặc thay đổi môi trường. Có thể kể đến những trường hợp sau:
Nếu vừa mua lan về, nụ bị nổ thường do sự thay đổi điều kiện ánh sáng, nước.
Quá khô hoặc quá ẩm. Khi quá khô, cây rút nước từ chồi nụ gây hỏng; nước quá nhiều có thể ngưng tụ, phát triển nấm khuẩn gây thối chồi nụ từ trong vỏ. Hoặc do tưới bằng nước lạnh cũng gây sốc rụng nụ.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Không khí ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá, khói động cơ…
Ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh,
Côn trùng như rệp, bọ trĩ, ruồi vàng gây hại có thể gây rụng nụ hoặc biến dạng cấu trúc hoa sau khi nở.
Do phân bón khi phun tưới dính vào nụ.
Ngoài ra, có thể do di truyền học.
Cách chữa trị
Để khắc phục tình trang lan bị héo nụ, trước tiên phải cung cấp đủ nước và bón phân. Như vậy sẽ hỗ trợ dinh dưỡng cho lan đang ra hoa và đảm bảo đủ độ ẩm. Bạ nên sử dụng các loại phân chuyên dùng cho phong lan chứ không nên dùng các loại phân như Đạm, Kali hữu cơ. Khi tưới cây, bạn hãy chú ý chỉ tưới phần lá và rễ, không để nước bắn vào hoa lan.
Nếu lan bị héo do vi khuẩn, nấm tấn công, bạn cần dùng các loại thuốc như: Copper Oxychl Orde hoặc Physan 20. Khi thấy hoa bị héo, bạn nên cắt bỏ để dinh dưỡng của cây tập chung vào nuôi những bông hoa tươi khác.
Khi lan bị héo do môi trường thay đổi, bạn nên đưa lan từ từ trở về môi trường sống ban đầu của chúng. Không nên đột nhiên di chuyển vị trí của giỏ lan. Đặc biệt là khi lan đang trong thời kì nở hoa.
10 Nguyên Nhân Lan Hồ Điệp Bị Vàng Lá Và Cách Chữa Trị
Lan hồ điệp bị vàng lá do bón quá nhiều phân
Triệu trứng thường thấy nhất là cây bị vàng lá bất thường, vàng loang lổ trên lá, vàng cả lá non. Nhìn qua ban đầu sẽ rất giống hiện tượng bị vàng lá do tưới quá nhiều nước, nhưng khi xem lại thì sẽ thấy nguyên nhân khác. Khi ta phun thuốc kích thích, thuốc tăng trưởng hoặc thử loại phân bón mới cho lan rất hay bị trường hợp này. Nhiều bạn cứ tưởng cho càng nhiều phân, tưới càng nhiều chất tăng trưởng cây sẽ tốt. Nhưng thực tế không phải vậy. Phân thuốc rất tốt cho lan nhưng nếu sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn đến lá lan hồ điệp bị vàng do ngộ độc.
Nếu chẳng may lan hồ điệp bị vàng lá do trường hợp này bạn phải xử lý ngay. Ra tiệm thuốc mua B12 của gia cầm về pha 1ml với 2 lít nước và phun 3 ngày 1 lần. Phun đến lần thứ 3 cây cơ bản sẽ trở lại bình thường. Hoặc nếu ở nhà có nha đam hãy dùng 1 lá nha đam to bằng bàn tay cắt nhỏ cho vào máy xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt pha với 4 lít nước đem tưới cho lan hồ điệp để giải độc cũng rất tốt.
Bên cạnh đó khi bón phân nên bón theo hướng dẫn trên bao bì. Tốt nhất nên sử dụng khoảng ½ liều lượng khuyến cáo. Khi dùng thuốc cũng nên đúng liều lượng tránh lạm dụng.
Lan hồ điệp bị vàng lá do tưới quá nhiều nước.
Lá vàng, nhăn nheo, rễ mềm và ngả màu nâu là dấu hiệu tưới quá nhiều nước. Tưới quá nhiều nước có thể dẫn đến thối rễ và làm chết rễ nhanh chóng. Cây lan hồ điệp của bạn sau đó sẽ không thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng nữa.
Hầu hết người mới chơi lan có xu hướng tưới nước nhiều cho lan. Điều đó là tự nhiên, vì tất cả chúng ta đang cố gắng chăm sóc tốt cây lan của mình. Tưới nước cho lan làm ta cảm thấy như là điều đúng đắn để nuôi dưỡng chúng. Tuy nhiên, hoa lan nói riêng chỉ cần một lượng nước đủ độ ẩm để phát triển. Bạn chỉ nên tưới nước cho cây khi giá thể đã khô thôi.
Khi lan hồ điệp bị vàng lá do tưới nhiều dẫn đến ngập úng thì tốt nhất ta nên thay chậu mới. Những lá đã bị vàng, thối hoặc mềm thì nên dùng dao, kéo đã được khử trùng để cắt bỏ hoàn toàn (nếu nặng) hoặc cắt lui vào phía trong chỗ thối tầm 2 phân.
Lan hồ điệp bị vàng lá, cháy lá do quá nắng
Khi lan hồ điệp được trồng ở ngoài trời nếu không để ý che chắn sẽ làm cây bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Lúc này lá lan đồ điệp sẽ xuất hiện tình trạng bị vàng hoặc nặng hơn nữa là cháy xém. Việc cần làm lúc này là ngay lập tức ta nên đưa cây vào vị trí mát hơn nơi có mái che để giúp cây phuc hồi bộ lá và không bị cháy lá ở những lá non tiếp theo.
Đồng thời khi đó ta nên bổ sung thêm lượng nước và các chất dinh dưỡng cho lan hồ điệp. Mục đích giúp cho bộ rễ của cây phát triển tốt hơn để giúp cây hấp thụ
Bạn nên lựa chọn và cân nhắc đến vị trí trồng lan. Việc sử dụng giàn lan có mái che sẽ giúp cây giảm được lượng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, tránh và hạn chế lan bị cháy lá. Ngoài ra hãy để những chậu lan nơi có nhiều gió, thoáng gió giúp cho cây lan phát triển khỏe mạnh và không bị bệnh.
Nhiệt độ cao làm cho cây lan hồ điệp bị vàng lá
Cũng giống như đại đa số các loại lan đơn thân khác, lan hồ điệp thích sống trong môi trường ẩm ướt. Trong tự nhiên chúng sống dưới tán cây rừng nơi có mức hấp thụ nhiệt ít và luôn ẩm. Khi bạn trồng lan hồ điệp trong nhà hay ở trồng ở những vùng có nhiệt độ cao nhưng không cung cấp đủ nước sẽ làm cây phát triển kém. Nặng hơn nữa có thể làm lá lan hồ điệp vàng dẫn đến rụng làm giảm sức sống của cây.
Cụ thể tình trạng cây lan hồ điệp bị vàng lá thường xuyên hay xuất hiện ở nhà phố. Nơi mái hiên hoặc sân thượng do không có nhiều diện tích nên người ta thường tận dụng vị trí này để trồng lan, ở đây có nhiệt độ khá là cao vì vậy sẽ làm giảm hiệu quả của cây, làm giảm quá trình trao đổi chất thông thường của cây lan khiến cho cây lan bị sốc nhiệt và bộ lá sẽ chuyển dần sang màu vàng nhăn nheo, nếu bạn không khắc phục tình trạng này sớm hơn thì nguy cơ cây có thể bị chết là rất cao vì vậy hãy sớm đưa ra những giải pháp mới cho riêng khu vườn nhà bạn.
Lan hồ điệp bị vàng lá do thay đổi môi trường sống
Khi cây lan bị vàng lá khi vận chuyển từ vùng này qua vùng khác là điều rất tự nhiên. Khi môi trường sống bình thường bị thay đổi cây lan hồ điệp sẽ phản ứng bằng cách vàng và rụng lá hoặc nở hoa, vì vậy chúng ta nên chăm sóc ở mức bình thường để cho cây lan quen dần với môi trường sống mới.
Khi mới mua những cây lan hồ điệp về ta nên thay chậu cho chúng. Bỏ bớt dớn ra, cắt sạch rễ hỏng. Trồng chậu sành với than là hợp lý rồi, than ngâm nước kỹ, thay nước thường xuyên, than chìm xuống là ok. Ban đầu tưới nước sạch giữ ẩm, tuần 2 lần pha chút b1 phun đẫm 2 mặt lá. Pha 50% liều lượng thôi.
Lá lan hồ điệp bị già sẽ vàng rụng tự nhiên
Khi 1 cây lan hồ điệp bị vàng lá gốc và rụng đi thì bạn đừng quá lo lắng. Nguyên nhân vàng lá này toàn bình thường và chẳng có gì phải lo lắng.
Lá già của lan hồ điệp vàng và rụng thường xảy ra khi một cây lan phát triển lá mới hoặc ra hoa. Lúc này lan sẽ ưu tiên dinh dưỡng cho sự phát triển lá mới và nuôi hoa hơn. Vì vậy nếu cây cảm thấy lá già không cần thiết, nó sẽ bắt đầu quá trình rụng lá tự nhiên.
Lan hồ điệp bị vàng lá do nấm khuẩn
Khi chăm sóc cây lan với đầy đủ các chế độ tưới nước và phân bón nhưng thấy bộ rễ của cây khô dần và không còn phát triển nữa. Lúc này ta nên kiểm tra lại bộ rễ xem có vấn đề gì không, khi bộ rễ cây không phát triển thì bộ lá của cây sẽ vàng và trút bỏ toàn bộ lá để giữ thân.
Khi cây lan của bạn bị đặt trong môi trường nơi ẩm ướt nhưng không thoáng gió nhiều rất dễ bị các bệnh. Trong điều kiện môi trường này dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Bộ rễ lan hồ điệp là nơi dễ bị vi khuẩn tấn công biểu hiện qua lá bị vàng. Bạn phải lập tức cắt bỏ lá vàng và sử dụng thuốc trị nấm mốc để xử lý cây hoa. Cách ly những cây bị bệnh để tránh lây lan ra cả vườn
Về nấm thì xử lý khá đơn giản, ta pha physan theo tỷ lệ ghi trên vỏ bao bì và phun vào toàn bộ thân lá, gốc giúp sát khuẩn toàn bộ cây lan và tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Nếu trường hợp cây bị nặng thì ta nên tiến hành xử lý, cắt bỏ hoàn toàn bộ rễ cũ và trồng ra giá thể và khu vực mới, chăm sóc cho cây hồi phục lại.
Lan hồ điệp bị vàng lá do bệnh thối nhũn
Các bệnh đốm nâu, nhũn lá là do vi khuẩn gây ra với những vết ướt trên lá lan. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nắng nóng rồi mưa ẩm kéo dài. Nếu không kip thời xử lý, bệnh sẽ lây lan ra cả vườn và làm vàng lá, thối nhũn những bộ lá non mới ra.
Khi phát hiện thấy cây mới bị và bị nhẹ, lúc này ta nên tiến hành xử lý ngay, cắt bỏ toàn bộ lá bị thối nhũn và tiến hành các biện pháp như: xịt thuốc khắp cả vườn để diệt trừ hết các mầm bệnh nhỏ. Dùng bộ quế rắc lên vết cắt để khử trung và diệt khuẩn.
Khi phát hiện thấy cây bị nặng thì ta tiến hành pha các dung dịch trị nấm như Antracol +Staner và rắc lên vết bệnh hoặc có thể ra các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật mua sẽ rất nhiều.
Lan hồ điệp bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng
Trường hợp cây bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng diễn ra rất phổ biến. Đa phần những người mới bắt đầu trồng lan hồ điệp thường gặp phải vấn đề này. Khi mới mua về ta chưa biết cách chăm sóc cây hoa lan và chưa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, khiến cho cây thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển dẫn tới hiện tượng vàng lá thường xuyên.
Chất lượng giá thể cũng làm lan hồ điệp bị vàng lá
Với những giá thể trồng lan như vỏ thông hoặc than củi nếu lâu không tưới nước cũng ảnh hưởng. Chúng sẽ ngậm muối trong suốt quá trình gắn bó với thân lan. Có thể gây ra vàng lá hoặc thối nhũn thân rễ lan. Việc cần làm đầu tiên chính là xử lý giá thể lan trước khi trồng. Tiếp sau đó là tìm cách gột rửa lượng muối mà giá thể ngậm bằng cách tưới đẫm định kỳ hàng tuần. Chúng sẽ giảm thiểu được lượng muối ngậm trong các giá thể này.
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Cây Kim Tiền Bị Vàng Lá, Héo Lá, Thối Thân
Trong video lần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số bệnh thường gặp của cây kim tiền như bệnh vàng lá, héo lá, thôi thân cùng nguyên nhân và cách chữa chi tiết, hiệu quả nhất.
1/ TRIỆU CHỨNG CỦA CÂY KIM TIỀN KHI BỊ VÀNG LÁ, HÉO LÁ, THỐI THÂN Cây có biểu hiện bị trắng bệch dần, nếu có mầm non chồi lên thì mầm này khá bé, ẻo lả, không có sức sống, lâu dần nếu cứ để tình trạng này cây sẽ bị héo rũ và chết.
3/ Cách khắc phục tình trạng cây kim tiền bị vàng lá, héo lá, thối thân do ánh sáng Trước tiên ta sẽ cắt tỉa loại bỏ những nhánh thối, hỏng đi. Sau đó sẽ chuyển chậu cây kim tiền ra nơi có ánh sáng vừa đủ: vị trí thích hợp nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vừa phải (tránh nơi có mặt trời chiếu ngay gắt) có thể ban công, sân hay sân thượng. Thời gian để cây từ 1 đến 2 tuần cho cây trao đổi chất tốt, phát triển bình thường (lá có màu xanh diệp lục trở lại) thì sẽ cho vào vị trí cũ ( 2- đến 3 ngày) lại đưa ra. Và thực hiện 2 – đến 3 lần như thế.
Đặc biệt đối với cây kim tiền mới mua về mà bạn dự định sẽ đặt ở vị trí thiếu sáng bạn nên làm theo cách sau để đảm bảo cây thích nghi tốt với môi trường sống mới với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ khắc nghiệt: Bạn hãy đặt cây kim tiền vào vị trí đó khoảng 3-4 hôm (hoặc cũng có thể lâu hơn) sau đó hãy cho ra ngoài nơi có vị trí ánh sáng tốt khoảng 2-3 hôm để cây quang hợp tiếp đó lại đặt vào vị trí cũ. Ta thực hiện chu kỳ này 2 đến 3 lần thì cây sẽ có khả năng thích nghi sống tốt hơn ở những điều kiện khắc nghiệt về ánh sáng lẫn nhiệt độ.
4/ CÁCH CHỮA, CHĂM SÓC CÂY SAU KHI BỊ BỆNH VÀNG LÁ, HÉO LÁ, THÔI THÂN DO NƯỚC 4.1/ Chuẩn bị dụng cụ: – Chuẩn bị bình tưới nước 2l để xác định lượng nước tưới cây. – Kéo cắt tỉa, 1 xô nhựa, 1 gáo múc nước, 1 khăn lau sạch.
4.2/ Hướng dẫn cách chăm sóc cây kim tiền khi bị bệnh: – Với cây kim tiền đặt trong nhà, văn phòng làm việc hay trong phòng có điều hòa thì việc chăm sóc nó có vẻ rất khó khăn, vì việc mọi người thường quên bỏ quá lâu trong phòng khiến cây bị thiếu ánh sáng dẫn tới các bệnh trên, bởi thế hai hoặc 3 ngày hãy đưa cây ra ban công hoặc nơi gần cửa sổ có ánh sáng để kim tiền có thể quang hợp, giúp cây sống tốt hơn.
– Đối với những cây có triệu trứng nặng hơn, lá bị héo úa và đang có dấu hiệu bị thối thân. Trước khi chăm sóc ta nên quan sát cây và độ ẩm đất xung quanh gốc, hãy dùng ngón tay trỏ trọc xuống đất quanh chậu 1/3 -1/2 ngón tay và cảm nhận độ ẩm của nó. Xem đất có bị khô quá, ẩm quá (đất bị nhão nhiều nước) hay là có độ ẩm vừa phải, sau đó mới tiến hành xử lý như sau:
+ Trường hợp đất có độ ẩm vừa đủ, cây phát triển bình thường: Công việc của chúng ta rất đơn giản, mỗi tuần bạn chỉ cần tưới nước 1 lần là đủ. Tùy vào chậu to hay bé thì tưới một lượng nước vừa đủ độ ẩm cho đất là được. Sau khi tưới hãy tiến hành vệ sinh lá cũng rất quan trọng vì nó giúp cho lá quang hợp tốt hơn trong môi trường thiếu sáng và giúp cho môi trường làm việc được sạch sẽ hơn.
+ Trường hợp đất khô quá mà thấy biểu hiện thân bị héo: Bạn sẽ dùng bình xịt phun lên toàn bộ lá của cây kim tiền và tưới ½ bình, thực hiện 2 lần trong 1 tuần đầu. Vì với cách xịt lên lá làm cho cây nhanh hồi phục, hấp thụ nước nhanh hơn để cây có thể hồi phục khi thiếu nước.
+ Trường hợp đất có độ ẩm quá nhiều (đất bị úng nước) gốc cây bị thối, thì bạn có cách khắc phục như sau:
– Bước 1: Bạn cần dừng ngay công việc tưới nước lại cho cây. – Bước 2: Chuyển cây ra vị trí có ánh sáng thích hợp, nơi thông thoáng và có ánh sáng mặt trời, nhưng không phải ánh nắng chiếu trực tiếp. Tốt nhất là các vị trí như ngoài ban công hay cạnh cửa sổ. – Bước 3: Cắt tỉa, loại bỏ các nhánh, lá bị héo, bị thối. – Bước4: Kiểm tra đáy chậu, đảm bảo thoát nước cho cây. – Bước 5: Bạn ngưng tưới nước hai tuần và theo dõi độ ẩm của đất nếu đất vẫn ẩm thì ta không phải tưới nữa. Cho đến khi đất xung quanh chậu khô, ta bắt đầu tưới nước bình thường.
5/ CÁCH CHỮA CÂY KIM TIỀN BỊ VÀNG LÁ, HÉO LÁ, THỐI THÂN DO THIẾU PHÂN BÓN Với cây kim tiền nói riêng và tất cả các loại cây cảnh văn phòng nói chung nếu xảy ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thì đều có hiện tượng vàng lá và rụng lá, cây thiếu sự sống sau đó trở nên cằn cỗi và chết. Để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng thì bạn nên bổ sung phân bón cho cây, đối với cây kim tiền 1-2 tháng ta bón phân cho nó một lần. Nên mua đúng chủng loại của phân bón cho cây cảnh. Không bón với số lượng nhiều, mà nên bón dày lại số lần và ít một và tuyệt đối phải cách gốc 5-10cm.
Da Mặt Bị Sần Sùi: 12 Nguyên Nhân &Amp; 8 Cách Chữa Trị Triệt Để
Da mặt bị sần sùi do mất đi độ ẩm tự nhiên, không còn mịn màng.
Da mặt sần sùi là làn da bị mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có, da trở nên khô hơn và dễ bong tróc.
Những người có làn da này rất dễ bị kích ứng và nổi mụn. Đây chính là biểu hiện của một làn da không khoẻ mạnh, thừa quá nhiều các tế bào da chết.
Khi lớp biểu bì da bị tổn thương sẽ khiến các liên kết trên bề mặt da sần sùi, dễ rạn nứt, dẫn đến da bị thất thoát nước và trở nên khô hơn.
Tình trạng da mặt bị nổi sần có nhiều dấu hiệu khác nhau như:
Da mặt tự nhiên bị khô, thô ráp, có cảm giác căng chặt.
Da mặt bong tróc vảy trắng, nứt nẻ, không mịn màng.
Bề mặt da đột nhiên nổi mụn, nổi hột, mẩn đỏ, ngứa rát khó chịu.
Hai bên má bị sần sùi, làn da không đều màu.
Da mặt trở nên lão hóa nhanh, làn da đổi màu hoặc da không đều màu, đen sạm.
Da mặt sần sùi lỗ chân lông to.
Da mặt bị sần sùi có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng cách nhận biết đơn giản nhất là bạn dùng tay sờ vào dễ thấy bề mặt da bị cộm, không mịn màng.
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng này sẽ khiến da xấu đi hoặc có thể trở nặng hơn.
3. 12 nguyên nhân khiến da mặt bị sần sùi
Để biết được biện pháp khắc phục, trước hết cần tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân tại sao da mặt bị sần sùi?
Việc thiếu hụt lipid sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên rơi vào tình trạng da thiếu nước, rất dễ bong tróc.
Đặc biệt vào mùa lạnh hoặc những mùa khô hanh, da bạn sẽ rất dễ trở nên sần sùi, tróc vảy.
Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa hoạt động không theo trật tự của tuyến bã nhờn và sự thay đổi thành phần lipid của tế bào sẽ khiến da ngày càng trở nên khô ráp, sần sùi hơn.
Phần tế bào chết trên da mặt nếu không được lấy đi sẽ tích tụ ngày một nhiều, lâu dần sẽ khiến da trở nên sần sùi, không mịn màng.
Bạn cần tẩy da chết ít nhất 1 lần/tuần để da trở nên sạch sẽ, thông thoáng hơn.
Thường xuyên tẩy tế bào chết để loại bỏ lớp sừng già cỗi trên da mặt.
Tẩy da chết cũng giúp da dễ dàng hấp thụ dưỡng chất ở các bước dưỡng da tiếp theo.
3.3. Da bị mụn (mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn)
So với mụn ẩn thì mụn cám, mụn đầu đen dễ bị nhìn thấy hơn. Tình trạng mụn nổi lên trên bề mặt da khiến bề mặt da sần sùi, mất đi vẻ láng mịn.
Nhiều người vẫn có thói quen sai lầm rằng chỉ dùng sữa rửa mặt là đủ, không cần đến sản phẩm tẩy trang.
Nếu không tẩy trang thì lớp trang điểm, bụi bẩn, bã nhờn vẫn sẽ tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông. Thời gian qua đi, chúng sẽ khiến da mặt bạn bị nổi mụn và viêm nhiễm nặng hơn.
Việc trang điểm là điều không hề xấu, nhưng nếu không tẩy trang đúng cách thì đây quả là thảm họa cho da.
3.5. Dị ứng với mỹ phẩm
Thêm một nguyên nhân nữa khiến da mặt bị sần mà các chị em chưa biết, đó là sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Hằng ngày, da mặt bạn đã phải chịu rất nhiều tác động từ môi trường như khói bụi, ánh nắng, lớp trang điểm,…
Thêm vào đó là việc phải tiếp xúc với các loại hóa chất có hại trong thành phần mỹ phẩm sẽ khiến da ngày một xấu đi. Da mặt của bạn sẽ bị kích ứng và nổi mẩn, nặng hơn thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
3.6. Mắc các bệnh về da
Một số bệnh về da khiến da mặt trở nên sần sùi như: Eczema, Rosacea, vảy nến,…
Trường hợp này bạn cần đến khám tại các bệnh viện da liễu để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
3.7. Không uống đủ nước
Da bạn quá khô hoặc tiết quá nhiều dầu chính là biểu hiện rõ nhất của sự thiếu nước. Dưỡng da bên ngoài thôi là chưa đủ, bạn cần phải cấp nước đầy đủ cho cơ thể hằng ngày.
Hãy luôn uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để có được làn da mịn màng, hạn chế nếp nhăn và tình trạng khô da.
Da khô thiếu nước sẽ dễ bị bong tróc, sần sùi.
3.8. Dị ứng thời tiết
Khi thời tiết lạnh khô hanh, làn da của bạn rất dễ bị thiếu nước dẫn đến sần sùi, nứt nẻ.
Ngoài ra tiếp xúc nhiều với ánh nắng, không khí ô nhiễm và bụi bẩn cũng là nguyên nhân khiến da mặt sần sùi.
Nếu bạn là vận động viên bơi lội thì khả năng da mặt bị sần cũng rất dễ xảy da. Nguyên nhân chính là do việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước trong hồ bơi có chứa nhiều clo.
Tình trạng này có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, phát ban hoặc sưng đường hô hấp. Bề mặt da lúc này có thể sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa rát khó chịu.
3.10. Yếu tố di truyền
Di truyền không chỉ quyết định đến màu da mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm của da.
Nếu bạn có ông bà, bố mẹ có da mặt sần sùi thì bạn cũng có nguy cơ cao sẽ bị di truyền lại đặc điểm đó của da
3.11. Chế độ sinh hoạt không tốt
Ngoài ra, việc da mặt bị sần có thể do những vấn đề về gan hoặc việc sinh hoạt diễn ra không điều độ.
Thức khuya, sử dụng chất kích thích, ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh,… đều là những nguyên nhân khiến da bạn tệ hơn.
3.12. Yếu tố tuổi tác
Khi tuổi tác tăng, làn da dần mất đi độ đàn hồi, tình trạng lão hóa da diễn ra khiến da mặt không còn căng bóng và tươi trẻ như trước nữa.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm collagen, elastin làm mất đi sự săn chắc của làn da. Vì thế, hiện tượng da mặt bị sần là điều rất dễ bắt gặp khi bạn ngày càng có tuổi.
4. 8 cách chữa trị da mặt bị sần sùi hiệu quả nhất
Sau khi đã biết được những nguyên nhân, việc tiếp theo là phải tìm giải pháp khắc phục da mặt bị sần, làm thế nào để da mặt không bị sần sùi.
Bạn phải tìm hiểu kỹ các biện pháp và cân nhắc xem biện pháp đó có thích hợp với da mặt và cơ địa của bạn hay không.
DHC Việt Nam xin đề xuất tới bạn 8 cách khắc phục da mặt bị sần sùi hiệu quả, an toàn:
4.1. Cung cấp đủ vitamin C
Vitamin C không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho việc điều trị da sần sùi và lỗ chân lông to.
Bạn có thể cung cấp vitamin C cho da bằng cách sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C như: bông cải xanh, kiwi, dâu tây, cam, đu đủ, ổi,…
Vitamin C trong các loại hoa quả này sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa, thu nhỏ lỗ chân lông cho da mềm mịn hơn.
4.2. Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da
Trong các loại da thì da khô rất dễ tồn đọng nhiều tế bào chết hơn da bình thường.
Vì thế, làm sạch da là bước vô cùng quan trọng trước khi sử dụng lotion, serum và kem dưỡng ẩm.
Bạn nên sử dụng các loại hỗn hợp tự nhiên, hoặc kem tẩy tế bào chết dịu nhẹ để tránh kích ứng.
Serum là bước cần thiết giúp bạn khôi phục làn da đang tổn thương. Serum có nồng độ các thành phần dinh dưỡng cao sẽ gắn các vết rạn và khôi phục sức sống cho tế bào da của bạn ngay lập tức.
Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu, bổ sung Collagen, đồng thời khóa ẩm, dưỡng ẩm chăm sóc da tốt nhất. Bạn nên sử dụng kem dưỡng mỗi ngày, làm bước cuối cùng trong quá trình chăm sóc da của mình.
4.4. Sử dụng đúng sữa rửa mặt
Bạn nên chọn đúng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ có thành phần an toàn, lành tính cho làn da. Tuyệt đối không sử dụng các loại sữa rửa mặt có chứa chất tẩy rửa mạnh vì chúng dễ gây khô và kích ứng da.
Khi lựa chọn một loại sữa rửa mặt, bạn nên tránh sản phẩm có chứa các thành phần như cồn, retinoids, hoặc axit alpha hydroxy.
Sử dụng sữa rửa mặt đúng cách giúp tăng hiệu quả chăm sóc da mặt lên gấp đôi.
Trong quá trình rửa mặt, bạn chỉ nên sử dụng đầu ngón tay nhẹ nhàng massage mặt bạn thay vì chà xát mạnh trên da.
Bạn nên ưu tiên những loại mặt nạ dưỡng da có nguyên liệu tự nhiên.
Mặt nạ sẽ dưỡng ẩm cho da mặt bị sần sùi, giảm thiểu tình trạng bong tróc da mặt khi da được cấp đủ ẩm.
Công dụngHỗn hợp bã cà phê cùng dầu olive giúp da loại bỏ được lớp sừng, lỗ chân lông thông thoáng mà vẫn giữ được sự mềm mịn, khỏe mạnh.
Cách thực hiện
Cho 1 thìa bã cà phê trộn đều với 2 thìa dầu olive.
Thoa đều hỗn hợp lên da và massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút.
Rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 1 – 2 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Tẩy da chết bằng bột trà xanh và mật ong
Công dụngBột trà xanh có thể loại bỏ da chết, bụi bẩn kết hợp cùng mật ong là chất diệt khuẩn và dưỡng ẩm cao, giúp da mịn màng hơn hẳn.
Cách thực hiện
Cho 2 thìa bột trà xanh trộn chung với 1 thìa mật ong.
Thoa đều hỗn hợp lên da. Kết hợp massage đều để loại bỏ sạch bụi bẩn, đặc biệt là vùng da nhiều dầu.
Tầm 3 – 5 phút sau rửa lại với nước sạch.
Công dụngHỗn hợp muối biển và sữa tươi giúp loại bỏ được lớp tế bào còn bám lại trên da, tăng độ ẩm cho da luôn mịn màng và trắng sáng.
Cách thực hiện
Cho 3 thìa muối biển trộn đều với 2 thìa sữa tươi
Sau khi rửa mặt sạch, thoa hỗn hợp lên da.
Sau khoảng 5 phút, rửa lại mặt với nước lạnh.
Hỗn hợp từ bột trà xanh và mật ong vừa làm sạch vừa kháng khuẩn cho da.
Lưu ý: Bạn chỉ nên thực hiện tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần tùy vào tình trạng da, không nên lạm dụng tẩy da chết vì sẽ khiến da bị bào mỏng, dễ bị kích ứng hơn.
Phương pháp này sử dụng hóa chất để loại bỏ những tế bào chết cứng đầu để lớp da mới sớm được hình thành và phát triển khỏe mạnh hơn.
Lột da hóa học thúc đẩy quá trình phục hồi da, loại bỏ sẹo mụn và khắc phục tình trạng da mặt sần sùi. Đồng thời, phương pháp này cũng bổ sung collagen giúp da mịn màng và đều màu hơn.
Theo các bác sĩ da liễu, bạn nên áp dụng lột da hóa học 7 – 10 ngày/lần nếu bạn không muốn làn da mỏng, dễ bị kích ứng.
4.7. Bảo vệ da khi ra ngoài
Một điều quan trọng khi chăm sóc da mặt sần sùi chính là bảo vệ, che chắn da cẩn thị khi đi ra ngoài.
Kem chống nắng bảo vệ làn da khỏi ảnh hưởng các tia độc hại như UVA và UVB.
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp, kết hợp cùng áo, mũ để bảo vệ da khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời, tránh tình trạng da bị khô và sạm đen đi.
Hấp thụ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp bạn có một làn da khỏe mạnh từ bên trong.
Bổ sung nước thường xuyên, hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, cà phê, rượu bia và nên uống các loại nước trà xanh hoặc nước ép sẽ rất tốt cho da.
Giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến làn da của bạn. Khi bạn ngủ đủ giấc, da sẽ có thời gian để tái tạo và phục hồi.
Nếu thức khuya hoặc không ngủ đủ giấc dễ khiến da lên mụn, nhanh lão hóa.
5. Cách điều trị khi tình trạng da mặt sần sùi nặng
5.1. Thăm khám bác sĩ
Khi tình trạng da sần sùi trở nên nghiêm trọng như nổi mẩn đỏ, khô căng bong tróc hoặc ngứa rát nhiều hơn, lúc này việc bạn cần làm là tới gặp bác sĩ tại bệnh viện da liễu thăm khám để điều trị hiệu quả.
Nhiều trường hợp da mặt nổi sần sùi chính là biểu hiện của dị ứng thời tiết hoặc thực phẩm. Tình trạng này cũng cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức để tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vì dị ứng vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ sẽ kiểm nghiệm trực tiếp tình trạng da rồi sẽ kê đơn thuốc cho bạn sử dụng kèm những lưu ý cần nhớ trong quá trình sử dụng thuốc.
5.2. Sử dụng thuốc điều trị
Một số bạn khi thấy da mặt sần sẽ tìm hiểu các loại kem trị da sần sùi hoặc các loại thuốc đặc trị.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho người có da mặt sần sùi nặng như: thuốc kháng histamin chống dị ứng, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, các vitamin tăng sức đề kháng,….
Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc từ các lời gợi ý trên mạng mà phải có sự chỉ dẫn trực tiếp của bác sĩ.
Da mặt bị sần sùi hiện nay không chỉ xuất hiện ở chị em phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng đối mặt.
Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có một chu trình skincare đầy đủ giúp làn da được chăm sóc kĩ càng tránh tình trạng da nhanh lão hóa, da mặt sần sùi.
Hãy nhớ chăm sóc da cẩn thận và bổ sung chất dinh dưỡng cho da.
Những trường hợp đặc biệt thì bạn không nên tự ý chữa trị mà hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn tốt nhất.
Bạn đang xem bài viết Hoa Lan Bị Héo Nụ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!