Cập nhật thông tin chi tiết về Hiệu Quả Phân Bón Công Nghệ Nano mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Baonghean) – Mô hình trồng bí xanh sử dụng chế phẩm phân bón lá Grow-more và Bio-Plant (sản xuất theo công nghệ Nano) tại huyện Anh Sơn đang góp phần tạo nên hiệu quả cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất kém hiệu quả, thay đổi tư duy người nông dân sang hướng đầu tư thâm canh, tăng năng suất và thu nhập.
Đầu vụ hè thu năm 2014 này, xã Cẩm Sơn (Anh Sơn) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện Anh Sơn triển khai mô hình sử dụng chế phẩm phân bón lá vào thâm canh cây bí đao. Đến nay, người nông dân đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Chị Võ Thị Tân, thôn Kẻ May, xã Cẩm Sơn có 4 sào bí được trồng theo mô hình cho biết: So với nhiều năm trước thì trồng bí theo mô hình quả to đều, nặng từ 2-2,5 kg/quả, số lượng quả trên cây sai hơn. Vụ này, năng suất bí đạt khoảng 1,5 tấn /sào, với giá bán 3 ngàn đồng/kg như hiện nay, gia đình chị thu nhập lãi ròng gần 9 triệu đồng/3 sào bí, cao hơn 25-30% so với trước.
Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: Xã đưa vào ứng dụng mô hình trồng bí thâm canh từ vụ hè thu năm nay, quy mô trồng gồm 32 ha, tập trung tại 3 bản Kẻ May 7,5 ha, Hội Lâm 16,5 ha, Nhân Tài 8 ha. Về đầu tư, bình quân trên 1 ha bí, nếu sử dụng 4 kg phân bón lá Grow-more vào chăm sóc thì giảm tối đa gần 30% chi phí các loại phân bón cần thiết như đạm urê, lân, kaly, thuốc sâu, vôi bột. Năm nay, với giá bán 2,5 – 3 ngàn đồng/kg, mô hình bí thâm canh của xã có thể thu về 85 – 90 triệu đồng/ha, tăng thu nhập lên 25% so với quy trình cũ, bà con nông dân xã thu về hàng tỷ đồng từ mô hình.
Nông dân thu hoạch bí từ mô hình sử dụng phân bón lá thâm canh ở thôn Ke May, xã Cẩm Sơn, Anh Sơn.
Vụ xuân 2014, xã Tam Sơn (Anh Sơn) được chọn làm mô hình điểm để triển khai trồng 2 ha mô hình giống bí HN 999 trên đất lúa chuyển đổi tại thôn 4, thôn 5. Mô hình ứng dụng chế phẩm Bio-Plant để xử lý hạt giống, chế phẩm Grow- more để phun sương vào các giai đoạn phân cành, tạo quả, tổng kinh phí 50 triệu đồng. Theo báo cáo từ Ban Nông nghiệp xã Tam Sơn, sau khi thực hiện chăm sóc, đối chứng mô hình trồng bí với trồng lúa trước đó, cho thấy: Chi phí làm ra sản phẩm trên cùng một diện tích (2 ha), chi phí đầu vào của thâm canh cây bí có đầu tư 1 triệu đồng chế phẩm phân bón Grow – more, tổng chi cần 103 triệu đồng/2 ha, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, trọng lượng mỗi quả đạt từ 2-3,5 kg, năng suất đạt trên 65 tấn/ha, tính theo giá ở mức thấp khoảng 2,5 ngàn đồng/kg, mô hình trồng bí có thể, lãi ròng gần 220 triệu đồng/2 ha. Trong khi đó, làm lúa chỉ cần đầu tư chi phí trên 43 triệu đồng/2 ha, bằng 42,1% so với làm bí, năng suất lúa đạt 6 tấn/ha, với giá bán lúa bình quân 6 ngàn đồng/kg sẽ cho thu nhập đạt 76 triệu đồng, lãi 32 triệu/2 ha, bằng 22,1% so với trồng bí.
Chế phẩm phân bón lá Grow-More và Bio-Plant phun sương là các chế phẩm được sản xuất theo công nghệ Nano, nhập khẩu từ Mỹ, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá khả quan, cho phép nhập khẩu để sử dụng trên địa bàn toàn quốc. Hiện nay, các chế phẩm trên được Sở NN &PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông triển khai khảo nghiệm mô hình, ứng dụng sản xuất cho tất cả các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh.
Ông Trịnh Xuân Quý – Trạm phó Trạm Khuyến nông Anh Sơn cho biết: Mô hình trồng bí thâm canh sử dụng chế phẩm phân bón lá theo công nghệ Nano được thực hiện từ đầu vụ xuân năm nay tại xã Tam Sơn. Sau đó, Trạm phối hợp nhân rộng, triển khai 3 mô hình với quy mô gần 100 ha, bao gồm 32 ha bí vụ hè thu tại Cẩm Sơn, 30 ha ở Tào Sơn và 32 ha bí vụ đông ở Lĩnh Sơn. Cơ chế hỗ trợ cho các mô hình bao gồm 100% giống bí sặt HN999, 48% phân NPK, 45% phân bón qua lá. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, mô hình đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với kỹ thuật mới về đầu tư thâm canh cây bí xanh, từ đó nhân rộng mô hình nhằm nâng cao thu nhập. Mô hình ứng dụng chế phẩm phân bón lá áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ hạn chế được dịch bệnh, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Từ hiệu quả và tính thích nghi của mô hình thâm canh bí có sử dụng chế phẩm phân bón lá tại Anh Sơn, huyện đang có kế hoạch nhân rộng mô hình trên đất chuyển đổi từ các loại cây trồng lâu nay kém hiệu quả tại Long Sơn, Khai Sơn, Đỉnh Sơn.. Toàn huyện phấn đấu đạt 150 ha bí xanh thâm canh vào vụ xuân năm 2015 sắp tới. Về lâu dài, mô hình có thể triển khai đối với tất cả các địa phương khó khăn trong việc bố trí cơ cấu cây trồng có hạt trên đất chuyển đổi, nhằm tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân.
Bài, ảnh: Lương Mai
Chế phẩm cần được sử dụng theo đúng quy trình khoảng 4kg/1 ha bí trồng, lúc xử lý hạt giống phun đầy đủ phân bón lá Bio-Plant, lúc bí đạt 3-4 lá, dùng Grow-more để phun sương, kết hợp bón thúc theo 3 giai đoạn trước lúc phân cành (1,5 kg), trước lúc ra hoa (1,5 kg) và lúc tạo quả non (1 kg). Quá trình sử dụng các chế phẩm phân bón này muốn đạt hiệu quả tốt, phải gắn với đầu tư thâm canh cây trồng. Đất gieo trồng bí cần có tầng canh tác dày, tơi xốp, đất trung tính, tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, chủ động nước, làm đất rắc đều vôi bột lên mặt ruộng, cày bừa kỹ, sau đó tiến hành lên luống rộng 1m, cao 25 – 30 cm và có rãnh thoát nước.
Xử lý hạt giống tranh thủ nắng nhẹ, ngâm hạt từ 3 – 4 giờ, rửa sạch, để ráo, ủ hạt ở nhiệt độ 28- 300C, khi hạt nứt nanh thì gieo hạt vào bầu hoặc gieo thẳng ra luống ươm cây con. Luống ươm cây con cần bố trí ở nơi cao ráo, dùng rơm, rạ phủ lên trên để giữ ẩm. Khi cây con có 1 – 2 lá thì trồng ra ngoài ruộng. Vụ hè thu có thể tra hạt trực tiếp trên ruộng. Mật độ gieo trồng 1.500- 1.600 gốc/sào, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 40- 45cm.
Phân Bón Sinh Học Công Nghệ Nano
Ngày nay, với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh; tốc độ đô thị hóa mạnh; Điều này dẫn tới nhu cầu lương thực ngày càng tăng mạnh. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp màu mỡ ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, để đáp ứng được tốc độ phát triển toàn cầu thì nông nghiệp bắt buộc phải có hướng đi mới; tăng năng suất bằng cách sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại. Ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất nông nghiệp được ra đời nhằm phục vụ mục đích đó như: phân bón sinh học công nghệ nano, thuốc trừ sâu bệnh công nghệ nano.
Phân bón sinh học hay còn gọi là phân bón hữu cơ sinh học: Được tạo từ các vật liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý lên men. Trong quá trình lên men, các sinh vật có lợi sẽ làm cân bằng các dưỡng chất cần thiết. Do đó, phân bón sinh học sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển hiệu quả.
Phân bón sinh học được phân loại ra thành 2 loại. Đó là, phân bón sinh học thủy sinh và phân bón sinh học nano.
Phân bón sinh học thủy sinh là loại phân bón được ủ và lên men từ xác bã thực vật.
Phân bón sinh học công nghệ nano là gì?
Phân bón công nghệ nano được làm từ vật liệu nano siêu nhỏ; kích thước chỉ khoảng phần tỉ mét. Do có kích cỡ siêu nhỏ nên cùng một khối lượng vật chất thì vật liệu nano có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn hơn hàng triệu lần và có thể xuyên qua vách tế bào một cách dễ dàng để chui vào trong các vật thể.
Trên thế giới đã có nhiều vật liệu nano được ứng dụng trong nông nghiệp như : (P) NPs, (Ca) NPs, (Mg) NPs, (Fe) NPs, (Cu) NPs, (Zn) NPs, (Mn) NPs, , Zeolit, (Ti) NPs, (Si) NPs, Axit Amin, Oganic …
Phân bón sinh học công nghệ nano là loại phân bón hữu cơ sinh học được sản xuất theo công nghệ nano kết hợp với công nghệ sinh học, có kích thước siêu nhỏ (1-100 nano met) phần lớn dùng để ngâm tẩm hạt giống, phun lên lá và tưới vào gốc như các dạng phân bón lá, bón gốc dạng lỏng.
Kích thước siêu bé, dễ phân tán, bám dính nên diện tích tiếp xúc tăng và có khả năng thấm sâu vào cây trồng.
Phân bón sinh học công nghệ nano giúp tăng năng suất cây trồng nhờ tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ các chất đa vi lượng và vi sinh vật có lợi.
Tác động cực mạnh ức chế sâu bệnh hại. Cải thiện chất lượng và sản lượng cây trồng góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Phân bón sinh học công nghệ nano kích thích sinh trưởng; giúp cây chắc khỏe, phát triển xanh tốt; tăng sức chống chịu.
Liều lượng sử dụng nhỏ nhưng vấn đảm bảo hiệu quả từ đó giảm lượng phân thuốc sử dụng giúp giảm chi phí sản xuất.
Phân bón sinh học công nghệ nano an toàn với người sử dụng và giảm tác hại đến môi trường thiên nhiên đất, nước, sinh vật có lợi đồng thời đảm bảo độ đa dạng hệ sinh thái hướng tới phát triển bền vững
Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV , gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Hotline: 0981 85 85 99
Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com
Phân Bón Lá Nano Thái
PHÂN BÓN LÁ NANO THAI
Phân bón lá NANO THAI được nhập khẩu từ Thái Lan, 1 viên (1g) NANO THAI được chiết xuất từ 3 kg tảo biển với công nghệ nano, chứa các thành phần chính sau:
Acid Humic: 20% K2O (Kali Oxit): 4% Cu (Đồng): 5000 ppm Zn (Kẽm): 5000 ppm Boron: 9000 ppm
Công dụng:
Hướng dẫn bón phân:
1. Hướng dẫn sử dụng (HDSD) chung
2. HDSD Thanh Long – Cây ăn trái – Rau màu
Đóng gói: 25 viên / hộp (1 viên = 1 gram)
An toàn & môi trường:
Phân bón lá NANO THAI không chứa chất thải độc hại, mức độ hiện diện của kim loại nặng không gây hại sức khỏe của con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường sinh thái và đất đai.
Nhà sản xuất:
Alpha Active Industry Co., Ltd.
บริษัท แอลฟา แอคทีฟ อินดัสทรี จำกัด
2539 Imperial World Ladprao, Ladprao Rd., Klong Chaokhun Sing, Wang Thonglang, Bangkok, Thailand.
NK & PP độc quyền:
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trường Tâm
25/31 Văn Cao, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM, Việt Nam
Giải Pháp Công Nghệ Nano Cho Nông Nghiệp Hữu Cơ
Dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp” giai đoạn 2015 – 2019 do Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ (KH-CN) Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thực hiện. Trong đó, việc nghiên cứu chế tạo ra các sản phẩm nano sẽ do Viện Công nghệ môi trường của Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam thực hiện. Còn việc đưa công nghệ này ứng dụng trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi do các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT đảm nhận.
Qua 4 năm, dự án đã cho ra đời một số sản phẩm nano như nano sắt, nano đồng, nano ôxít kẽm, nano coban, nano selen, nano chitosan… Các sản phẩm này được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, từ xử lý hạt giống, làm phân bón lá cho tới sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng và trị bệnh cho gia súc… Các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng các loại phân vi lượng nhả chậm trên cơ sở các hạt nano kim loại có hoạt tính sinh học; các chế phẩm phòng, chống và diệt một số bệnh nấm trên cơ sở các nano kẽm, bạc và đồng, phát triển loại kem bôi nano dùng trong chăn nuôi bò sữa. Việc nghiên cứu vật liệu mang thuốc kháng sinh đa chức năng… cũng có nhiều kết quả khả quan.
ứng dụng Công nghệ Nano
Trong nông nghiệp hiện đại
Ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp đang được nhiều nước xem là hướng đi mới để phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả, kinh tế, an toàn hơn….
Chủ nhiệm Dự án, chúng tôi Nguyễn Hoài Châu cho biết, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Dự án đã chứng minh sản phẩm phân bón lá nano có khả năng kích thích sinh trưởng và phát triển của cây trong giai đoạn nảy mầm, giúp tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu phân bón sử dụng, phòng trừ dịch bệnh từ đất và tăng sức chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường đối với hạt nảy mầm. Khi ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất phân bón lá, lượng phân sử dụng giảm khoảng 30 lần so với phân bón gốc. Trong điều kiện trồng thâm canh ở nước ta, dưỡng chất trong đất thiếu nghiêm trọng, phân hóa học bón đất bị mất hiệu quả đến hơn 50%, thì việc sử dụng phân bón lá là giải pháp tiện lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Khi sử dụng phân bón lá nano, năng suất tăng, đồng thời giảm thiểu tác hại tới môi trường. Bên cạnh đó, việc xử lý hạt giống bằng nano sắt trước khi gieo cho năng suất tăng 12,5%.
Hiện các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano vào sản xuất các loại phân bón cho các loại cây ngô, đậu tương, hồ tiêu, cà phê, thanh long…
PGS.TS Nguyễn Hoài Châu mong muốn, sẽ nhận được những kết nối từ các đơn vị, doanh nghiệp để Viện Công nghệ môi trường thực hiện việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế.
Sử dụng công nghệ Nano chữa bệnh cho cây trồng
BiOWiSH™ Vietnam đang phát triển dự án “Dưỡng chất Nano cho cây trồng” nhằm tối ưu khả năng phòng bệnh của cây trồng và cũng đồng thời tiết kiệm chi phí trong công tác nông nghiệp,…
Giải pháp cho nông nghiệp sạch 2019
Hà Nội là địa phương được các nhà khoa học đưa vào thử nghiệm nhiều kết quả nghiên cứu. Huyện Phúc Thọ là nơi trồng thử nghiệm 1ha đậu tương sử dụng phân bón lá nano. Trong một đợt gieo trồng muộn sau bão, đất trồng không được chăm sóc kỹ như mọi lần, cây đậu tương được sử dụng phân bón lá nano vẫn sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng đậu tốt hơn so với những vụ mùa trước đó. Thời gian thu hoạch lại được rút ngắn đáng kể. Người dân tham gia trồng thử nghiệm cho biết, phân bón lá nano cho chất lượng cây khỏe, cây phát triển cao hơn so với cây đối chứng và tiết kiệm được hơn một nửa các loại phân đạm, kali bón cho cây.
Bên cạnh trồng trọt, các sản phẩm nano cũng được ứng dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản. Hạt nano sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi thay thế một số nguyên tố vi lượng dạng muối giúp vật nuôi dễ hấp thu, cũng như hạn chế tác dụng phụ của các muối kim loại trong thức ăn chăn nuôi. Trang trại bò sữa của Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì là một trong những nơi đã và đang sử dụng các sản phẩm ứng dụng công nghệ nano trong phòng và trị bệnh viêm móng, vú và tử cung ở bò sữa.
Ông Ngô Đình Tân, Phó Giám đốc Phụ trách kỹ thuật tại Trung tâm cho biết: Chúng tôi sử dụng một loại kem để phòng bệnh viêm vú trên đàn bò sữa. Nhờ kích thước nhỏ, hạt nano có thể thấm sâu nên khả năng phòng bệnh rất cao. Đối với dung dịch nano được sử dụng trong phòng và điều trị bệnh viêm tử cung, kết quả thực nghiệm cho thấy dung dịch tạo thích ứng với niêm mạc cao hơn so với các chất sát khuẩn thông thường. Một kết quả đáng chú ý không kém, đó là tình trạng tồn dư kháng sinh trong sữa đã được khắc phục đáng kể.
Với người nông dân, việc sử dụng các loại thức ăn, thuốc, phân bón ứng dụng từ công nghệ nano không có gì khó khăn so với các sản phẩm thông thường bởi công nghệ đã được thể hiện dưới dạng sản phẩm. Người dùng chỉ cần theo các hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì như đối với các sản phẩm thông thường khác.
Bạn đang xem bài viết Hiệu Quả Phân Bón Công Nghệ Nano trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!