Xem Nhiều 5/2023 #️ Giá Thể Vỏ Dừa Trồng Phong Lan Loại Cắt Nhỏ # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Giá Thể Vỏ Dừa Trồng Phong Lan Loại Cắt Nhỏ # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Thể Vỏ Dừa Trồng Phong Lan Loại Cắt Nhỏ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giá Thể Vỏ Dừa Trồng Phong Lan là sản phẩm thu được từ nguồn phế phụ phẩm của quả dừa. Vỏ dừa sau đó được cắt nhỏ, xử lý mầm bệnh và dùng để trồng các loại phong lan. Đặc tính ưu điểm nổi trội của vỏ dừa là tơi xốp, thông thoáng và độ bám dính của rễ phong lan rất tốt.

Vỏ dừa đã đươc xử lý mầm bệnh – dùng chuyên cho lan con và lan trưởng thành

Vỏ dừa được dùng để trồng phong lan này đã được cắt nhỏ theo từng miếng, kích thước trung bình 5cm và đã được xử lý mầm bệnh bằng nước vôi, chế phẩm trừ nấm bệnh bao gồm benkona và các chế phẩm đi kèm khác.

Vỏ dừa này được sử dụng ngay để trồng phong lan, ngay cả cho các loại phong lan con và lan trưởng thành. Có thể sử dụng kết hợp riêng lẻ vỏ dừa này để trồng lan hoặc dùng kết hợp với vỏ thông trồng phong lan, than củi trồng lan và các loại giá thể trồng lan khác.

Độ thông thoáng, tơi xốp và trơ về mặt dinh dưỡng

Vỏ dừa có các xơ nên tăng khả năng bám của rễ phong lan một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, giá thể vỏ dừa có độ thông thoáng cực kì cao và đặc biệt hơn hết là trơ về mặt dinh dưỡng. Chính điều này, mà người trồng lan rất dễ điều chỉnh lượng phân bón cho lan và các loại dinh dưỡng cho lan một cách tối ưu.

Đặc tính nổi bật và cách sử dụng giá thể vỏ dừa trồng phong lan

Quy cách Thành phần Công dụng và đặc tính nổi trội

Tính tơi xốp, các xơ dừa trên vỏ giúp rễ lan dễ len lõi và bám chặt.

Độ thông thoáng cao, hạn chế các bệnh về rễ cho phong lan.

Trơ về mặt dinh dưỡng, dễ kiểm soát phân bón cho lan.

Dùng để trồng phong lan con, phong lan đã trưởng thành

Cách sử dụng giá thể vỏ dừa trồng phong lan

Bước 1: Lót than củi dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu)

Bước 2: Sau đó cho 1 lớp mỏng xơ dừa đã băm nhỏ vào chừng khoảng 1/5 chậu. Điều chỉnh cho cây vào chậu được đứng với tư thế vững mong muốn.

Bước 3: Cho hết phần xơ dừa còn lại vào chậu đến cách miệng chậu 1cm. Vỗ xung quanh chậu để xơ dừa xuống đều và giúp giữ cây đứng.

Bước 4: Bạn hãy tưới nước nhẹ để giữ ẩm cho cây.

Chưa có thông số cho sản phẩm này

Dùng Vỏ Tơi Xơ Dừa Khô Làm Giá Thể Trồng Lan

Vỏ tơi xơ dừa khô được sử dụng dùng làm chất trồng khá phổ biến nhưng cho đến nay việc dùng vỏ tơi xơ dừa khô vẫn còn các thắc mắc về tính năng cũng như cách sử dụng. Chúng tôi mời các bạn xem bài viết dưới đây được xem là lời giải đáp tương đối đầy đủ.

Dùng vỏ tơi xơ dừa khô làm giá thể trồng lan

Trước tiên, các bạn đừng nghĩ rằng các loại vỏ tơi xơ dừa khô đều như nhau. Vỏ tơi xơ dừa khô mà chúng tôi đang sử dụng là hoàn toàn khác với loại chúng tôi đã sử dụng trước kia, và nó thực sự khác so với các sản phẩm đang bán trên thị trường.

Vỏ tơi xơ dừa khô chúng tôi đang đề cập đến trước khi được ép thành kiện để bán ra thị trường nó đã được xả rửa và ép khô qua 3 lần. Điều này là quan trọng nhất trong sản xuất vì nó loại bỏ được toàn bộ muối có trong vỏ tơi xơ dừa khô.

Chúng tôi đã tìm hiểu một cách cẩn thận về tính năng của vỏ tơi xơ dừa khô. Vỏ tơi xơ dừa khô rất khác với xơ dừa, mặc dù chúng cùng chung nguồn gốc từ vỏ dừa khô. Tuy nhiên, vỏ tơi xơ dừa khô được cắt nhỏ cùng một kích cỡ như nhau.

Điều cũng quan trọng là bạn nên thay đổi một vài cách pha trộn cho phù hợp với điều kiện trồng của bạn, kích cỡ chậu, ánh sáng và nhiệt độ cũng như loại giống cây trồng. Chúng tôi sử dụng sự pha trộn phổ biến hiện nay gồm 2 cỡ vỏ tơi xơ dừa khô( nhỏ và trung bình) cùng với than.

Có một cách trồng theo lối dân gian khá thành công là sử dụng vỏ tơi xơ dừa khô đã xả rửa các chất chát có trong vỏ tơi xơ dừa khô. Do phương pháp trồng mỗi người khác nhau, nên cần thiết sửa đổi cách pha trộn để phù hợp điều kiện môi trường thông thoáng, cách thoát nước, tính năng giữ nước, cũng như đặc tính khô của chúng.

Trong tất cả công thức của chúng tôi không có điều gì là thần diệu, sự thần diệu nếu có là điểm điều chỉnh của chúng tôi lúc ban đầu cho số lượng vỏ tơi xơ dừa khô nhiều hay ít.

Trong khi chúng tôi sử dụng một công thức khá tiêu chuẩn lượng vỏ tơi xơ dừa khô theo kích cỡ chậu trồng cho các cây con gieo trồng từ hạt. Chúng tôi có thể sử dụng lượng vỏ tơi xơ dừa khô thích hợp qua thực tế là dùng hỗn hợp vỏ tơi xơ dừa khô mỏng cho các cây trồng trong chậu lớn treo trên giàn.

Đây cũng là cách dùng căn bản cho trường hợp bạn chưa tìm lượng vỏ tơi xơ dừa khô phù hợp cho tất cả các loại cây trồng của bạn.

Nếu bạn không tin rằng vỏ tơi xơ dừa khô có thể tác dụng tốt cho sự phát triển cây trồng của bạn, bạn có thể tự kiểm tra hệ thống rễ bằng cách thật cẩn thận và nhẹ nhàng xới các hỗn hợp vỏ tơi xơ dừa khô chung quanh gốc, bạn sẽ thấy một vài rễ mới đang phát triển từ gốc rễ.

Có rất nhiều câu hỏi về việc tưới nước và sự giữ nước của hỗn hợp vỏ tơi xơ dừa khô. Đây là công việc quan trọng nhất mà chúng ta cần lưu ý.

Độ thông thoáng của gió

Việc đầu tiên là độ thông thoáng của gió ít nhất phải đủ sức làm cho cân bằng rễ, tránh bị thối rữa. không đủ lượng gió thì nước tưới sẽ trữ lại. Dĩ nhiên tùy theo độ thông thoáng và tốc độ khô của nước tưới bạn có thể thay đổi lượng vỏ tơi xơ dừa khô cho thích hợp với sự phát triển của cây trồng.

Một điều khá đa dạng khác là vỏ tơi xơ dừa khô giữ nước như thế nào, vỏ tơi xơ dừa khô thì có khuynh hướng khô nhanh trên bề mặt chậu sau khi tưới, riêng chất trồng bằng vỏ cây thì trái lại chúng giữ nhiều nước trên bề mặt.

Độ pH của hỗn hợp của vỏ tơi xơ dừa khô

Độ pH của hỗn hợp của vỏ tơi xơ dừa khô chúng tôi sử dụng cũng gần trung tính hơn của hỗn hợp vỏ cây, và điều này có ích trong việc cho phép chúng ta kiểm soát được độ pH của môi trường rễ cây gần với độ pH chúng ta mơ ước.

Chúng tôi đã có một vài báo cáo về trồng cây trong hỗn hợp vỏ cây, cây sinh trưởng yếu ớt và nhận thấy chúng gây tổn thất lớn cho rễ cây.

Hỗn hợp vỏ tơi xơ dừa khô đã gây một sự ngạc nhiên bởi sự phản ứng nhanh của chúng giúp cây hồi sinh nhanh chóng.

Cách trồng vỏ tơi xơ dừa khô

Cách trồng vỏ cây đã được sử dụng từ lâu trong quá khứ, cây của bạn có thể mạnh nhờ sự thay chậu khác với vỏ cây mới, vỏ cây cơ bản rất khô. Và chúng tôi tin chắc rằng thay chậu mới cho hỗn hợp vỏ cây đã trồng lâu có thể không đạt được kết quả tốt.

Chúng tôi nhận thấy rằng rễ cây lan hài phát triển thích nghi cao. Chúng tôi đã thấy nhiều cây trồng với hỗn hợp vỏ cây khi chuyển sang trồng với vỏ tơi xơ dừa khô lúc đầu chúng bị ảnh hưởng, rễ không phát triển, nhưng sau đó chúng nhanh chóng thích nghi và đâm chồi phát triển.

Chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa về tính ưu việt của hỗn hợp này hơn hẳn hỗn hợp vỏ cây và tin rằng bất cứ ai đã sử dụng hỗn hợp vỏ cây và thử nghiệm sử dụng chất trồng hỗn hợp vỏ tơi xơ dừa khô với sự quan tâm như trên thì cũng sẽ thấy kết quả giống như vậy.

Điều đó giúp ích cho chúng ta nhớ rằng tất cả các điều kiện phát triển cây trồng của từng người khác nhau nên không có một hỗn hợp chất trồng nào thích hợp cho tất cả mọi người.

Hãy quan sát cây trồng của bạn, chú ý đến từng chi tiết, nếu nghi ngờ hãy lấy cây ra khỏi chậu, kiễm tra bộ rễ cây. Cây trồng của bạn sẽ cám ơn sự quan tâm đặc biệt này và sẽ thưởng bạn bằng cách phát triển mạnh mẽ hơn và ra hoa tặng bạn.

Giá Thể Trồng Lan – Vỏ Thông – Bài 36 – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

GIÁ THỂ TRỒNG LAN – VỎ THÔNG – Bài 36

TRỒNG LAN VÀO CHẬU

Bao năm qua tôi đã tìm tòi và thử nghiệm rất nhiều các loại giá thể trồng lan. Với mong muốn đạt được đó là cây lan phát triển BỀN VỮNG, ĐỀU ĐẶN và ÍT BỆNH TẬT NHẤT, bên cạnh đó phải có HIỆU QỦA KINH TẾ nhất.

Cuối cùng thì tôi không tìm ra được loại nào đạt yêu cầu trên cả. Vì tùy vào mục đích của người chơi muốn thể hiện điều gì trong tác phẩm của mình. Còn tùy vào giống lan bạn trồng nó yêu thích loại giá thể nào. Cây lan còn non hay đã trưởng thành, bạn sống ở vùng khí hậu nào…

Theo lý thuyết thì các giống lan đơn thân rễ gió (rễ trần) (ví dụ Ngọc Điểm, Sóc Lào, Hồng Nhạn…) ta nên ghép gỗ để rễ được thoáng hoặc trồng chậu với than cục lớn hoặc ghép lũa… Nhưng thực tế thì tôi trồng trong chậu nhựa ít lỗ và bỏ vào đó là mùn cưa vụn, có chậu bỏ xơ dừa xay dạng bột, cây vẫn lên rất ổn, không bệnh tật gì, vẫn ra hoa bình thường. Tôi đổ thử hết chất trồng ra xem, thì thấy bộ rễ rất mạnh, trắng tinh nhìn rất đẹp mắt.

Tại sao tôi trồng kiểu đó cây không chết mà đa số các bạn áp dụng theo thì thất bại? Tại sao khi tôi nói ra điều này, đa số các bạn bảo tôi điên?

Bí quyết chỉ nằm ở 2 vấn đề, đó là KIỂM SOÁT ĐỘ ẨM và PHÒNG BỆNH.

Nếu trồng với giá thể như thế thì 1 tuần mới phải tưới 1 lần (thọc ngón tay vào chậu thấy khô mới tưới), 15 ngày tôi phun Agrifos 400 hoặc Nano Bạc 1 lần, 15 ngày phun phân đa trung vi lượng 1 lần. 1 tháng phun thuốc trừ nhện đỏ và rầy rệp 1 lần. Vậy là tẹt ga thôi các bạn.

Đó là thử nghiệm của tôi. Nhưng nhỡ mưa dầm và giàn bí thì làm sao? Bạn mới tập chơi và mới có vài trăm giò lan mà bạn không thể phòng bệnh và kiểm soát ẩm được như tôi thì làm sao?

Vậy thì bạn nên dùng giá thể là VỎ THÔNG!

Trên các cây cao trong rừng mưa nhiệt đới, phong lan bám vào các cành cây. Khi mưa trút xuống, nước mưa xối rửa các nhánh cây và rễ của phong lan rồi rút khỏi cây và chảy xuống đất. Hãy bắt chước tự nhiên, chúng ta cần cố tái tạo điều kiện này trong chậu lan của mình. Trồng lan trong chậu đất nung, chậu gỗ hoặc chậu nhựa với chất trồng là vỏ thông đã cơ bản thỏa mãn điều kiện trên.

Giá cả của vỏ thông so với than củi hoặc dớn hoặc xơ dừa là tương đương nhau, khá cạnh tranh (khoảng 10-30 ngàn 1 ký). Tuy nhiên nếu được chọn giữa vỏ thông và than thì tôi sẽ chọn vỏ thông, vì than ngậm muối rất nhanh và nhiều, bên cạnh đó, nếu quên không tưới một vài ngày than sẽ khô và hút ngược nước từ thân và rễ lan làm lan bị teo tóp và hư rễ.

Lan càng nhỏ thì nên chọn hoặc băm vỏ thông càng phải nhỏ. Và rễ lan càng nhỏ thì bạn phải dùng vỏ thông nhỏ.

Ví dụ: – Giả Hạc (Phi Điệp Tím), Trầm, Kèn, Đùi Gà thì nên dùng vỏ thông kích cỡ 0,5cm tới 1cm; – Kiều (Thủy Tiên), Dendro thì vỏ thông kích thước cỡ 2cm; – Cẩm Báo, Ngọc Điểm (Đai Châu), Sóc Lào, Sóc Ta, Hải Yến, Hỏa Hoàng… thì kích thước trên 3cm. – Riêng đối với lan Hài, thì vỏ thông chỉ nên dưới 1cm.

Vỏ thông có chứa Resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm bệnh các loại nấm hại.

Khu vực cao nguyên Lâm Viên tôi sống có hai loại vỏ thông đó là:

– Vỏ của cây thông 2 lá, vỏ xù xì từng cục, rất cứng. Loại này băm nhỏ trộn xơ dừa hoặc dớn sợi rồi trồng Lan Hài thì tuyệt vời. Loại này rất bền, khoảng 4-6 năm mới mục. Tôi đã thử nghiệm trồng Thủy Tiên, Cẩm Báo, Đùi Gà, Hài Râu…. cây lên rất mạnh.

– Vỏ thông 3 lá, từng lớp, từng lớp xếp chồng lên nhau. Vỏ này rất sắc, đi bóc rất dễ đứt tay, rễ lan cũng dễ bị tổn thương hơn khi có gió lay và vận chuyển. Loại này dễ mua hơn, dễ kiếm hơn. Loại này bền 2-3 năm. Tôi đã thử trồng Thủy Tiên, Đùi Gà, Hài Râu, Hoàng Thảo Kèn, Dendro… cây phát triển rất tốt.

Cách xử lý vỏ thông trước khi trồng lan: Ngâm nước 3-10 ngày cho no nước, sau đó ngâm nước vôi trong hoặc Physan 20 hoặc Benkona trong thời gian 30 phút, rửa lại bằng nước trong và sử dụng.

Vỏ thông cũng là 1 loại giá thể giữ muối khoáng, vì thế hàng tháng bạn nên xối thật nhiều nước để rửa giá thể cho trôi bớt muối đi. Biểu hiện của giò lan bị thừa muối là lá và đầu lá bị vàng và khô cháy (khá giống lá già và khá giống kiểu bệnh Thán Thư).

Trong hình tôi đã chụp rõ ràng và chi tiết để các bạn thưởng lãm. Nếu chịu khó soi kỹ, bạn sẽ học được nhiều điều, nếu lướt qua thật nhanh thì bạn sẽ phí mất 2 phút của cuộc đời.

Hãy hiểu biết sâu sắc về giá thể mình dùng, thì bạn sẽ trồng được bất cứ loại lan gì với giá thể đó!

Hãy Chia Sẻ để lan tỏa kiến thức và kinh nghiệm tới cộng đồng!

Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.

Trồng Lan Với Vỏ Dừa, Đá Và Rêu

Từ khi chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cấm khai thác rừng thông tại vùng Alaska, giá vỏ thông trồng lan tăng lên vùn vụt. Các nhà trồng lan phải tìm những vật dụng khác để thay thế hầu hạ bớt chi phí. Trong những năm gần đây vỏ dừa, sơ dừa, bột dừa, rêu, đá được nhập nội và được các nhà trồng lan đem ra thử nghiệm và khá thành công và làm cho giá vỏ thông đứng hẳn lại.

Trồng lan với vỏ dừa, đá và rêu

VỎ DỪA (Coconut husk chip)

Vỏ dừa là một chất liệu rất tốt để trồng lan bởi vì vỏ dừa:

• Mau ngấm nước và lâu mục tới 5 năm trong khi vỏ thông chỉ có 3 năm. • Giữ nước nhiều hơn vỏ thông cho nên không cần tưới nhiều. • Rất thông thoáng • Có một nồng độ thích hợp với lan pH 5.2- 6.5

Nhưng vỏ dừa cũng có những khuyết điểm:

• Không giữ cây chặt chẽ như vỏ thông • Có chất tannin tác hại đến rễ cây và cây non, ngoài ra có nhiều chất muối do cây mọc ở bờ biển hay vùng nước lợ, hoặc giả các nhà chế biến dùng nước mặn để rửa và hay có nấm trắng làm nước khó ngấm vào.

Vỏ dừa đã ngâm nước

Để khắc phục những khiếm khuyết kể trên chúng ta nên tìm cách cột cây vào chậu và phải ngâm nước trước khi dùng. Hãy bỏ qua lời nói của nhà chế tạo, vỏ dừa cần ngâm nước từ 24-48 giờ rồi xả nước đi, thay nước mới 4-5 lần cho tới khi nước trong hẳn. Để trừ nấm trắng hãy bỏ một chút vỏ gỗ thông đỏ (Redwood bark) trộn chung với vỏ dừa.

Tùy theo loại lan người ta trộn vỏ dừa như sau:

– Loài lan cần giữ ẩm thường xuyên như Paphiopedilum, Phalaenopsis, Zygopetalum v.v… từ 90% vỏ dừa và 10% vỏ thông. – Loài lan như Cattleya, Oncidium, Cymbidium v.v… trộn 70% vỏ dừa, 20% vỏ thông và 10% gạch, đá, than hay vỏ sò.

Tại Thái Lan người ta trồng lan trong quả dừa hay trong những mảnh vỏ rất lớn. Ngoài ra người ta còn dùng sơ dừa (Coconut fiber) hoặc dùng bột dừa 70% (Coconut coir), đá bọt 10% (perlite) và than 10% rất tốt để trồng những cây lan nhỏ và những loài có rễ nhỏ.

Với ĐÁ

Gần đây người ta dùng nhiều loại đá để trồng lan.

Diatomite là thứ đá do các khoáng chất hóa thạch được nhiều người ưa chuộng vì thấm nhiều nước tới 150% so với trọng lượng, không chất độc hại nhưng giá khá đắt $30 USD một bao với dung tích 1 cf hay 60 lít. Thứ đá này không mục rất thích hợp với Dendrobium, một loài lan không ưa thay chậu.

Aliflor là một thứ đá nhẹ rỗng ruột thường dùng riêng hoặc trộn chung với các thứ khác để có sự thông thoáng. Đá này rất đắt khoảng $9 USD cho ¼ cf. Đặc điểm của thứ đá này là có tác dụng chống sự thối rễ và mọc cây cỏ trong chậu.

Núi đá lửa Volcano rock hay Lava rock, đá ở ven suối River stone, Pea gravel cũng có thể trộn chung với sơ dừa hay vỏ thông mà đỡ tốn tiền hơn nhiều. Nhưng núi đá lửa thường hay giữ chất muối và các thứ đá khác không ngấm nhiều nước. Ngoài ra có thể dùng gạch, ngói hay than củi thay thế cũng được.

RÊU Sphagnum moss

Thứ rêu tốt nhất để trồng lan sản xuất từ Tân tây lan (New Zealand) thứ này mầu xanh vàng rất sạch, có tác dụng không có nấm. Thứ sản xuất tại Ba Tây (Brazil) hay Chí Lợi (Chile) cũng được nhưng không tốt bằng. Không nên dùng những thứ từ Trung quốc hay Canada không được sạch và mau mục.

Rêu chỉ thích hợp với những cây lan trồng trong chậu nhỏ từ 6″ hay 15 phân trở xuống. Rêu giữ nước rất nhiều nên không thích hợp với Dendrobium, Cattleya, Laelia v.v…

Khi trồng không nên nén chặt quá và cũng không lỏng quá và phải thay mỗi năm một lần. Nếu không, rêu muc nát, giữ quá nhiều nước và chất muối làm cho hư rễ lan. Lợi điểm là có thể dùng chậu nhỏ và không cần tưới quá thường xuyên.

CHÚ Ý

Trước khi trồng lan các vật liệu phải cần ngâm trong nước có pha: • Physan 20, thuốc khử trùng, khử nấm 1-2 thìa cà phê cho 1 gallon hay 4 lít nước • Phân bón 15-15-15 với dung lượng ½ thìa cà phê cho 1 gallon hay 4 lít nước • 10 giọt Superthrive hay 1 viên thuốc ngừa thai cho1 gallon hay 4 lít nước • 1 thìa súp B1 cho 1 gallon hay 4 lít nước cho mau mọc rễ.

Bạn đang xem bài viết Giá Thể Vỏ Dừa Trồng Phong Lan Loại Cắt Nhỏ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!