Xem Nhiều 3/2023 #️ Giá Thể Trồng Lan (Dớn) – Dân Chơi Lan # Top 11 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giá Thể Trồng Lan (Dớn) – Dân Chơi Lan # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Thể Trồng Lan (Dớn) – Dân Chơi Lan mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

GIÁ THỂ TRỒNG LAN – DƯƠNG XỈ (DỚN) – Bài đầu năm 2017 (37)

TRỒNG LAN THÂN THÒNG VỚI DỚN

KỸ THUẬT TRỒNG LAN HÀI

Đối với thú chơi lan cũng không ngoại lệ! Trước đây khi mới bắt đầu chơi lan, tôi luôn tự hỏi tại sao lan tôi trồng lớn lên chậm chạp, èo uột, xấu xí… so với lan nhà người ta thật đáng xấu hổ. Dù tôi cố gắng rất nhiều trong việc nhổ cỏ, tưới tắm, bón phân, che mưa che gió đủ các kiểu….

Sau này tôi mới biết rằng, mình có sự lựa chọn thiếu khôn ngoan ngay từ đầu. Về mặt kỹ thuật trồng lan, 39 bài trước tôi đã trình bày rất kỹ, nhưng trong bài này, tôi muốn chia sẻ với các bạn lựa chọn cho mình một loại giá thể có thể nói là đứng ở TOP của giá thể tốt nhất cho Lan Đa Thân, lan Hài và Địa Lan.

Thì bạn đọc tiêu đề của bài là biết ngay rồi đấy! Rễ cây DƯƠNG XỈ (Dicksonia antarctica).

Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, không có hạt, sinh sản thông qua các bào tử.

Cây dương xỉ mà tôi muốn nói tới không phải là loại cây nhỏ nhỏ trồng trong chậu để trong nhà hay loại mọc ở bờ tường nhà các bạn. Cũng không phải loại cắt lá để cắm hoa trang trí. Càng không phải loại dùng lá non xào tỏi mà các bạn đã ăn ở nhà hàng đặc sản.

Cây mà tôi muốn nói tới là loại cây thân đứng, rất nhiều rễ đen hoặc nâu bao trùm xung quanh thân, rễ to cỡ cây tăm VIP cho tới chân que nhang hoặc hơn một chút, thân có thể cao từ vài mét tới vài chục mét. Đường kính gốc tính cả bộ rễ bao trùm có khi là nửa mét, mà cũng có khi là vài mét.

Tôi cũng mò mẫm trong rừng không biết bao nhiêu lần để tầm lan và tìm giá thể này cho lan. Tôi thấy rằng cây này thường sống nơi triền đồi, nhưng chủ yếu tập trung ở dưới các thung lũng (sình) nơi rất ẩm ướt, ít nắng thậm chí là không bao giờ có nắng trực tiếp. Những nơi gần bờ suối, những vũng nước đọng… nơi mà đất có độ axit cao.

Người chơi lan thường gọi cây dương xỉ này là cây dớn.

Tôi tạm chia ra làm 3 loại:

1. DỚN ĐÁ: Sợi rễ đen, khá to, rất nặng, cực kỳ cứng, kết cấu giữa các rễ với nhau rất khít, chặt. Một cây dài 1,5m đường kính 40cm nặng ít nhất cũng 50 ký. Tóm lại là rất đen, cứng và nặng, độ giữ ẩm khá kém. Loại này có thể để trụ, xẻ bảng, khoét chậu hoặc chặt vụn Loại này băm vụn 1-2cm từng cọng, cho vào chậu trồng các giống lan có giả hành hoặc địa lan, lan hài rất tuyệt vời. Rất bền, tới 4-6 năm.

2. DỚN CÙ LẦN: loại này cây thường không to và không cao lắm, cỡ 1-2m, bộ rễ nói chung là ít, chủ yếu tập trung ở gốc, trên thân giả có lông tơ rất mịn. Thân gỗ chỉ là thân giả có thể tách ra thành từng múi, mỗi múi cỡ ngón tay và có rất nhiều lông tơ rất mịn, khả năng giữ ẩm cao. Loại dớn này hầu như chỉ có băm vụn ra cho vào chậu. Riêng phần gốc có thể xẻ thành bảng. Nếu băm vụn rồi trồng lan hài hoặc trộn với vỏ thông cỡ nhỏ 1cm trồng lan hài hay địa lan thì đó là sự lựa chọn rất tuyệt vời. Loại này bền khoảng 3-4 năm và có thể dùng để ươm keiki hoặc làm tã giữ ẩm cho lan mới ghép trên gỗ hoặc lũa.

3. DỚN SỢI (hay còn gọi là dớn vàng, dớn nâu): Rễ rất nhiều, mềm mại, đan xen nhau nhưng không quá chặt. Khi còn tươi khá nặng cỡ 40kg 1 cây dài 1,5m đường kính 40cm, nhưng khi khô rất nhẹ, chỉ còn khoảng chục ký. Loại dớn này thường dùng xẻ bảng, cưa khúc, thái lát mỏng làm tã, băm vụn cho vào chậu, hoặc để cả cây to rồi đổ bê tông 1 đầu cho đứng lên làm tác phẩm khủng. Khả năng thoát nước tốt và giữ ẩm vừa phải. Độ bền 3-4 năm.

Trong ba loại trên, thì dớn đá giữ nước kém nhất nhưng bền nhất, dớn cù lần giữ nước là tốt nhất.

DỚN CHÍNH LÀ LOẠI GIÁ THỂ TUYỆT VỜI NHẤT MÀ TÔI TỪNG BIẾT VÀ ĐANG SỬ DỤNG.

Tôi thích loại giá thể này nhất và tôi thấy trồng lan bằng giá thể này là ổn nhất đối với các bạn CHƠI LAN.

Bất cứ lan đa thân nào bạn cũng có thể sử dụng dớn sợi để làm giá thể, từ chi Dendrobium, Cymbidium – Địa Lan, Oncidium – Vũ Nữ, Maxillaria – Lan Dừa (?), Lycaste, Bulbophyllum – Lan Lọng, Laelia (Nữ hoàng các loài lan), Cattleya, Epidendrum – Trúc Lan, Pleurothallidinae tới các chi lan như mấy con rết bé xíu Dichaea hoặc lan Hài – Paphiopedilum…

CÁCH XỬ LÝ DỚN TRƯỚC KHI TRỒNG LAN

Dù là dớn bảng hay khúc hay sợi thì ta đều nên làm như sau:

– Bước 1: Rửa thật sạch với nước lã. Rũ sạch đất, cát, lá và vỏ cây tạp. Sạch tới mức nước giặt trong veo luôn thì tốt nhất.

– Bước 2: Ngâm nước vôi hoặc nước vôi trong với thời gian 1 tiếng tới 1 ngày. Mục đích chính là trung hòa axit, diệt cỏ dại, côn trùng gây hại như cuốn chiếu, sâu đất, kiến, mối, rết, ốc và sên.

Hoặc bạn có thể ngâm Physan 20 nồng độ 2ml/1lít nước 1-24 tiếng. Hoạc ngâm Benkona nồng độ 2ml/1 lít nước.

– Bước 3: Rửa lại với thật nhiều nước lã, rửa trôi hết nước vôi đi.

– Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu hoặc làm tã đắp lên giò lan.

Luộc dớn với nước sôi trong 20-30 phút cũng là 1 cách xử lý rất hiệu quả!

CÁCH TRỒNG MỘT SỐ LOẠI LAN VỚI DỚN SỢI (dớn đá và cù lần làm tương tự)

1. Lan Hài:

Có nhiều loại giá thể và nhiều công thức trộn giá thể để trồng lan hài. Tôi cũng tham khảo rất nhiều cách trồng hài của các nghệ nhân Bắc – Trung – Nam. Cá nhân tôi, hài gì tôi cũng trồng như sau (kể cả hài miền bắc sống trên núi đá vôi hay hài miền nam).

– Cắt tỉa rễ, lá dập thối đi. Rễ còn tốt nhớ giữ lại. Tốt nhất là giữ lại 5cm rễ sống.

– Ngâm dung dịch Physan20 trong 10 phút với nồng độ 1ml pha 1 lít nước.

– Vớt ra, để ráo (cỡ 2-4 tiếng). Ngâm chế phẩm sinh học Hùng Nguyễn để kích thích ra rễ và nảy mầm chồi mới, ngâm chế phẩm trong 1 tiếng với nồng độ 1ml pha 1 lít nước (tương đương 20 giọt). Nếu không có chế phẩm thì pha 32ml B1 và 1 gói atonik vào 16 lít nước và ngâm trong 15 phút (nồng độ như bao bì).

-Vớt ra, để ráo và trồng vào chậu. Đáy chậu là 1 lớp vỏ thông chiếm 1/4 chiều cao chậu. Còn lại là dớn vụn và cọng. Nhớ là xé dớn thành từng sợi và băm thành từng khúc 1-2cm. Bạn cũng có thể trộn vỏ thông với dớn và cho vào chậu cũng tốt. Bạn cũng có thể trộn 1 chút phân chuồng ĐÃ XỬ LÝ lên trên lớp vỏ thông ngay khi trồng.

– Tưới: Hơi khô khô là tưới. Như tôi trồng chậu nhựa chỉ có 5 lỗ dưới đáy, 2 ngày tôi tưới đẫm 1 lần.

– Cứ 5-7 ngày phun chế phẩm 1 lần, siêu lân 1 lần.

– Sau 1 tháng chuyển sang dùng NPK 20-20-20+TE và chế phẩm Hùng Nguyễn tuần 1 lần. Bên cạnh đó cứ 20 ngày tới 1 tháng phun phân trung lượng (Magie, Lưu Huỳnh và Canxi 1 lần).

– Hài thường ra hoa mùa xuân hoặc cuối đông, vì thế cỡ tháng 9 – 10 âm lịch hàng năm ta phun 6-30-30+TE tuần 1 lần để kích thích tạo nụ hoa, phun khoảng 4-6 lần là được. Nhớ là giai đoạn này ngừng dùng chế phẩm tới khi tàn hoa. (Dĩ nhiên không phải giống lan Hài nào cũng như vậy)

– Khi Hài ra nụ, để tránh thui nụ, bạn nên che mưa và không nên tưới vào nụ. Nếu cây thuần thì cho ăn mưa cũng được nhưng khả năng bị hỏng nụ vẫn có.

2. Trồng Lan có giả hành với dớn

Cụ thể là lan thân thòng như Giả Hạc, Long Tu, Hạc Vĩ, Trầm…

– Cắt tỉa rễ dập, khô; lá dập thối; giả hành gập, nát.

– Ngâm Physan 20 trong 5 – 10 phút với nồng độ 1ml/1 lít nước.

– Đúng vụ và trái vụ:

+ Đúng vụ: Tính từ khi lan trụi hết sạch lá tới khi mầm non đã mọc nhưng chưa ra rễ. Ngâm chế phẩm Hùng Nguyễn trong 1 – 2 tiếng với nồng độ 1ml/1 lít nước (hoặc B1 và Atonik, liều như bao bì cho phép, ngâm 15 phút).

+Trái vụ: Là cây lan bị khai thác đúng ngay quá trình đang sinh trưởng, bộ rễ đã hoàn thiện, tuy nhiên giả hành tơ chưa thắt ngọn. Bạn nên ngâm siêu lân hoặc B1, trường hợp này không nên ngâm Atonik hoặc chế phẩm Hùng Nguyễn nữa, vì rất dễ sinh ra hiện tượng đẻ nối (nghĩa là giả hành tơ lại đẻ con). Tuy nhiên nếu bạn máu cho em nó đẻ thì tùy.

– Ghép vào bảng dớn với vài cọng ghim chữ U rồi treo lên chỗ mát 50% nắng, nhớ là khi ghép quan sát mắt ngủ, hướng mắt ngủ ra ngoài. Hoặc nếu trồng vào chậu thì lót 1 lớp vỏ thông bên dưới chiếm 1/4 – 1/3 chiều cao chậu, sau đó là bỏ đầy dớn sợi vào. Cuối cùng bạn chỉ cần ĐẶT gốc giả hành lên bề mặt dớn, cố định giả hành vào thành chậu cho chắc chắn, bạn có thể cắm 1 chiếc đũa xuống chậu và cột giả hành vào chiếc đũa để giữ chắc chắn gốc. TUYỆT ĐỐI KHÔNG VÙI GỐC.

– Cứ 1 tuần phun chế phẩm HÙNG NGUYỄN 1 lần hoặc B1 và Atonik 1 lần (Atonik chỉ nên dùng khoảng 4-6 lần rồi ngưng). Khi giả hành non ra rễ được 4-5cm, ta rải phân chì tan chậm xung quanh hoặc gắn 1 túi lưới phân tan chậm lên trên giò lan. Bên cạnh đó cứ 7-10 ngày phun phân bón lá trung lượng và vi lượng 1 lần.

Nếu bạn chưa biết cách chế phân chuồng hoặc chưa hiểu trung vi lượng là gí thì mời bạn đọc lại bài số 6 Phân Cho Lan.

Trên lý thuyết là thế, bạn có thể chỉ cho em nó uống nước và hít khí giời để sống qua ngày, em nó vẫn lên vô tư, tuy nhiên…

THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH

– Cứ 20 ngày phun Movento và Pesieu 1 lần để phòng nhện đỏ, rầy, rệp…

– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.

Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM… Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan…

Cứ 1 nấm 1 khuẩn pha chung là được. Còn khi lan bị bệnh rồi mới trị, thì đề nghị các bạn đọc lại bài 27, 28, 29.

Cá nhân tôi bây giờ phòng bệnh cho lan bằng Nano Bạc, Nano Đồng, Agrifos 400. Cứ 15-20 ngày tôi phun 1 lần. Ví dụ tuần 1 dùng nano Bạc, tuần 2 dùng nano đồng, tuần 3 dùng Agrifos 400. Nhiệt độ trong ngày trên 33 độ thì không phun. Quá trình cứ lặp lại như vậy là quá đủ!

TÓM LẠI:

Bao năm trồng lan, rút ra 1 điều, không gì vượt mặt được DỚN. Giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh, rất ít đọng muối, thoáng bộ rễ, nhẹ giàn, đóng hàng đi xa cũng dễ….

Nhược điểm là hiếm có khó tìm, mua hàng nơi xa tốn phí ship. Không áp dụng cho lan đập chai và đơn thân.

Hình ảnh ví dụ trong bài đều là tôi đã làm và thành công. Tôi không bán chế phẩm, vì thế xin đừng hỏi hay nhờ tôi mua giúp. Mọi vấn đề xin liên hệ Giám đốc kinh doanh bên công ty Chế phẩm sinh học Hùng Nguyễn, anh Tô Quốc Cường hoặc vào trang chúng tôi tham khảo. Thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại thuốc khác như Keki Duy, Pro… tôi chưa dùng bao giờ nên không dám chia sẻ. Mà tôi nhắc các bạn luôn, là mua chế phẩm thì làm ơn vào trang wed chúng tôi đọc hướng dẫn sử dụng giùm. Dùng sai cách không hiệu quả hoặc tác dụng đẻ nối không đúng vụ lại bảo tôi phét lác.

Có nhiều bạn đã thiếu hiểu biết lại mạnh miệng, mùa kích keiki thường và đầu mùa mưa ấm áp, bạn đợi tới cuối mùa mưa mới kích keiki, em nó ngủ mất tiêu. Kích mà em nó không thích rồi quay qua ném đá tôi.

Tôi rất tâm đắc 1 câu nói, từ thời sinh viên tôi đã được thầy giáo triết học dạy rằng: “Mọi chuyện trên đời này xảy ra đều có lý do của nó, và đôi lúc chuyện xảy ra với bạn lý do đơn giản chỉ vì bạn ngu mà thôi”. Càng ngẫm lại càng thấm bạn ạ. Có gì không hiểu bạn cứ hỏi lại tôi hoặc thấy tôi sai lầm thì mong bạn góp ý nhẹ nhàng để tôi sửa. Nhân vô thập toàn.

Từ hôm tôi viết bài Vỏ Thông, ngày nào cũng có bạn hỏi mua vỏ thông. Lần này tôi sợ lại có vài trăm bạn hỏi mua dớn nữa. Rút kinh nghiệm đợt 1, lần này tôi đã nghiên cứu được 1 chỗ bán vỏ thông, dớn… với số lượng rất lớn. Đợt này vào mùa trồng thân thòng và Hài, nên tôi có nhập vài bao vỏ thông, vài bao dớn sợi vụn, dớn làm tã và vài trăm bảng dớn về dùng. Tôi thấy chất lượng ổn, lại có cả vôi và móc với ghim chữ U đóng sẵn trong bịch chỉ việc dùng…. Nói chung là các bạn nữ sẽ thích vụ này, vì không cần nhờ anh hàng xóm giúp mà bạn có thể tự tay ghép 1 giò lan theo ý mình. Tôi giới thiệu cho các bạn chỗ anh Dũng, nick Facebook là Vỏ Cây Thông.

Các bạn dù có tin tôi nhưng vẫn nên tự tìm hiểu lại cho kỹ rồi mua.

Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.

Các Loại Giá Thể Tốt Nhất Cho Lan – Dân Chơi Lan

CÁC LOẠI GIÁ THỂ TỐT NHẤT CHO LAN

Ngày mới chơi lan, tôi luôn băn khoăn không biết nên trồng lan vào chất trồng (giá thể) gì thì tốt nhất? Sau nhiều năm thử nghiệm, khám phá, quan sát và đúc kết với hàng trăm loại lan trên hàng chục loại giá thể khác nhau, với nhiều sự so sánh đối chiếu thì tôi đã rút ra được những kinh nghiệm thực tế mà chút nữa tôi sẽ trình bày để các bạn tham khảo. Nội dung sẽ bao gồm sự phân loại, cách xử lý chất trồng, ưu và nhược điểm của từng loại, gợi ý một số các giống lan phù hợp nhất với từng loại giá thể để bạn có thể dễ dàng chọn lựa. Một số loại giá thể có thể trồng lan được nhưng có quá nhiều nhược điểm như rễ bèo (lục bình), lá cây, rơm rạ, tro trấu… tôi xin lược bỏ vì có phân tích ra cũng không có ý nghĩa thực tiễn nào.

A. DỚN TỪ CÂY DƯƠNG XỈ

Tôi tạm chia ra làm 3 loại:

DỚN ĐÁ

:Sợi rễ đen, khá to, rất nặng, cực kỳ cứng, kết cấu giữa các rễ với nhau rất khít, chặt, độ giữ ẩm khá kém. Một cây dài 1,5m đường kính 40cm nặng ít nhất khoảng 50 ký. Loại này có thể để trụ, xẻ bảng, khoét chậu hoặc chặt vụn Loại này băm vụn 1-2cm từng cọng, cho vào chậu trồng các giống lan có giả hành hoặc địa lan, lan hài rất tuyệt vời. Rất bền, trên 4-6 năm.

DỚN CÙ LẦN

:loại này cây thường không to và không cao lắm, cỡ 1-2m, bộ rễ nói chung là ít, chủ yếu tập trung ở gốc, trên thân giả có lông tơ rất mịn. Thân gỗ chỉ là thân giả có thể tách ra thành từng múi, mỗi múi cỡ ngón tay và có rất nhiều lông tơ rất mịn, khả năng giữ ẩm cao. Loại dớn này hầu như chỉ có băm vụn ra cho vào chậu. Riêng phần gốc có thể xẻ thành bảng. Nếu băm vụn rồi trồng lan hài hoặc trộn với vỏ thông cỡ nhỏ 1cm trồng lan hài hay địa lan thì đó là sự lựa chọn rất tuyệt vời. Loại này bền khoảng 3-4 năm và có thể dùng để ươm keiki hoặc làm tã giữ ẩm cho lan mới ghép trên gỗ hoặc lũa.

DỚN SỢI

(hay còn gọi là dớn vàng, dớn nâu): Rễ rất nhiều, mềm mại, đan xen nhau nhưng không quá chặt. Khi còn tươi khá nặng cỡ 40kg 1 cây dài 1,5m đường kính 40cm, nhưng khi khô rất nhẹ, chỉ còn khoảng chục ký. Loại dớn này thường dùng xẻ bảng, cưa khúc, thái lát mỏng làm tã, băm vụn cho vào chậu, hoặc để cả cây to rồi đổ bê tông 1 đầu cho đứng lên làm tác phẩm khủng. Khả năng thoát nước tốt và giữ ẩm vừa phải. Độ bền 3-4 năm.

Trong ba loại trên, thì dớn đá giữ nước kém nhất nhưng bền nhất, dớn cù lần giữ nước là tốt nhất.

DỚN CHÍNH LÀ LOẠI GIÁ THỂ TUYỆT VỜI NHẤT MÀ TÔI TỪNG BIẾT VÀ ĐANG SỬ DỤNG CHO CÁC GIỐNG LAN ĐA THÂN.

Bất cứ lan đa thân nào bạn cũng có thể sử dụng dớn sợi để làm giá thể, từ chi Dendrobium, Cymbidium – Địa Lan, Oncidium – Vũ Nữ, Maxillaria, Lycaste, Bulbophyllum – Lan Lọng, Laelia (Nữ hoàng các loài lan), Cattleya, Epidendrum – Trúc Lan, Pleurothallidinae tới các chi lan như mấy con rết bé xíu Dichaea hoặc lan Hài – Paphiopedilum…

CÁCH XỬ LÝ DỚN TRƯỚC KHI TRỒNG LAN

Dù là dớn bảng hay khúc hay sợi thì ta đều nên làm như sau:

– Bước 1: Rửa thật sạch với nước lã. Rũ sạch đất, cát, lá và vỏ cây tạp. Sạch tới mức nước giặt trong veo luôn thì tốt nhất.

– Bước 2: Ngâm nước vôi hoặc nước vôi trong với thời gian 2 tiếng tới 2 ngày. Mục đích chính là trung hòa axit, diệt cỏ dại, côn trùng gây hại như cuốn chiếu, sâu đất, kiến, mối, rết, ốc và sên, tiêu diệt các loại nấm khuẩn.

Hoặc bạn có thể ngâm Physan 20 nồng độ 2ml/1lít nước 1-24 tiếng. Hoặc ngâm Benkona nồng độ 2ml/1 lít nước.

– Bước 3: Rửa lại với thật nhiều nước lã, rửa trôi hết nước vôi đi.

– Bước 4: Ghép lan lên hoặc cho vào chậu hoặc làm tã đắp lên giò lan.

Một số các nhà vườn lớn thường chọn giải pháp luộc dớn với nước sôi trong 20-30 phút cũng cho hiệu quả tương tự.

B. DỚN MỀM là rễ của cây Ổ phụng (quạ), Ổ rồng:

còn gọi là dớn XỐP, giữ nước cực tốt, có thể ví khả năng giữ nước như cục xốp xanh cắm hoa để bàn. Thường dùng để trồng lan con, ươm keiki, làm tã trên các giò lan ghép gỗ lũa, độ bền trên 3 năm, giá thành hơi cao và mùa mưa hay làm lan bị úng thối nếu không phòng bệnh tốt. Cách xử lý cũng giống như Dớn Dương Xỉ.

C. DỚN TRẮNG CHILE VÀ RÊU RỪNG

Đây là loại giá thể dùng để trồng lan ra chai mô hoặc gieo hạt, dùng để ươm keiki và trồng lan trong nhà kính, đặc biệt là lan Hồ Điệp. Cũng thường thấy người chơi lan dùng để làm tã cho lan mới ghép trên gỗ và lũa.

Độ bền chỉ từ 2-3 năm, giữa nước cực cao, giá thành khá mắc. Bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi dùng giá thể này cho lan rừng.

Cách xử lý cũng giống như Dớn Dương Xỉ.

D. THAN CỦI

Than rẻ tiền thì giữ ẩm tốt hơn loại đắt tiền, nhưng không bền bằng loại đắt. Trung bình than bền 5-10 năm. Giã nhỏ than thì giữ ẩm tốt hơn là để cả cục to.

Tôi khuyên bạn không nên dùng than vì độ giữ ẩm kém, giữ muối nhiều và nhanh làm hư bộ lá của lan, cây lan trồng than lên chậm chạp và yếu ớt. Ngoài rẻ và bền thì tôi không thấy có ưu điểm gì khác.

Xử lý than rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm nước cho tới khi than chìm xuống là dùng được.

E. VỎ THÔNG

Vỏ cây nói chung và vỏ thông nói riêng đều dùng để trồng lan được, tuy nhiên nên chọn loại vỏ cây có độ bền trên 3 năm mới đạt hiệu quả kinh tế.

Giá cả của vỏ thông so với than củi hoặc dớn hoặc xơ dừa là tương đương nhau, khá cạnh tranh (khoảng 15-50 ngàn 1 ký). Lan càng nhỏ thì nên chọn hoặc băm vỏ thông càng phải nhỏ. Và rễ lan càng nhỏ thì bạn phải dùng vỏ thông nhỏ.

Ví dụ:  – Giả Hạc (Phi Điệp Tím), Trầm, Kèn, Đùi Gà thì nên dùng vỏ thông kích cỡ 0,5cm tới 1cm;  – Kiều (Thủy Tiên), Dendro thì vỏ thông kích thước cỡ 2cm;  – Cẩm Báo, Ngọc Điểm (Đai Châu), Sóc Lào, Sóc Ta, Hải Yến, Hỏa Hoàng… thì kích thước trên 3cm. – Riêng đối với lan Hài, thì vỏ thông chỉ nên dưới 1cm.

Vỏ thông có chứa Resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm bệnh các loại nấm hại.

Khu vực cao nguyên Lâm Viên tôi sống có hai loại vỏ thông đó là:

– Vỏ của cây thông 2 lá, vỏ xù xì từng cục, rất cứng. Loại này băm nhỏ trộn xơ dừa hoặc dớn sợi rồi trồng Lan Hài thì tuyệt vời. Loại này rất bền, khoảng 4-6 năm mới mục. Tôi đã thử nghiệm trồng Thủy Tiên, Cẩm Báo, Đùi Gà, Hài Râu…. cây lên rất mạnh.

– Vỏ thông 3 lá, từng lớp, từng lớp xếp chồng lên nhau. Vỏ này rất sắc, đi bóc rất dễ đứt tay, rễ lan cũng dễ bị tổn thương hơn khi có gió lay và vận chuyển. Loại này dễ mua hơn, dễ kiếm hơn. Loại này bền 2-3 năm. Tôi đã thử trồng Thủy Tiên, Đùi Gà, Hài Râu, Hoàng Thảo Kèn, Dendro… cây phát triển rất tốt. Tốt nhất nên mua vỏ thông xay đã được chà bớt các góc cạnh sắc.

Cách xử lý vỏ thông trước khi trồng lan: Ngâm nước 3-10 ngày cho no nước, sau đó ngâm nước vôi trong hoặc Physan 20 hoặc Benkona trong thời gian 30 phút, rửa lại bằng nước trong và sử dụng.

Vỏ thông cũng là 1 loại giá thể giữ muối khoáng, vì thế hàng tháng bạn nên xối thật nhiều nước để rửa giá thể cho trôi bớt muối đi. Biểu hiện của giò lan bị thừa muối là lá và đầu lá bị vàng và khô cháy (khá giống lá già và khá giống kiểu bệnh Thán Thư).

 F. GỖ VÀ LŨA

Gỗ giữ nước kém, thoáng bộ rễ, dể tìm kiếm. Không nên dùng gỗ của cây có tinh dầu như thông ngo, dầu, gió bầu (trầm, kỳ nam)…. Nên khoan lỗ, đóng đũa để ghép cho dễ…. Các loại gỗ như vú sữa, nhãn, vải, dẻ, trò, cẩm, sao, dầu, bằng lăng…. Không nên ghép gỗ cà phê, mít, bơ, xoài (trừ trường hợp cây còn sống) vì độ bền mấy loại gỗ này rất tệ, 1-2 năm là nát nhuyễn. Tất cả các loại gỗ bạn nên bóc sạch vỏ.

Lũa là phần gỗ còn lại của cây đã chết sau một thời gian dài chịu sự tác động của nấm, vi khuẩn, đất, nước, gió, nhiệt, áp suất… Phần gỗ này có hình thù kỳ quái, hầm hố, bất định. Phần gỗ này cứng hoặc rất cứng, mối mọt cũng chán ăn. Nó có thể là gốc, rễ, mấu, cành hoặc lõi hoặc giác của cây.

Vậy ưu và khuyết điểm của lũa dùng làm giá thể ghép lan là gì?

– Ưu điểm:

+ Siêu bền, thách thức thời gian và thời tiết (nhiệt, nước, áp suất).

+ Nhìn cục lũa là đã thấy cái nét TÌNH của tạo hóa rồi.

+ Chịu được mọi va đập, rơi rớt.

+ Các giống lan ĐƠN THÂN ghép vào lũa là sự lựa chọn tuyệt vời vì các giống lan này RẤT GHÉT BỊ THAY GIÁ THỂ, thậm chí là không bao giờ thích bị làm phiền (ví dụ Ngọc Điểm – Đai Châu, Sóc Lào, Vanda, Uyên Ương, Sóc Ta, Cáo Bắc, Hải Yến, Hỏa Hoàng, Mỹ Dung….) Tôi quan sát và thấy rằng rễ của các giống lan này có thể sống tới hàng chục năm hoặc hơn.

+ Hầu như không bị nấm trắng (nấm mảng phấn), nấm hạt cải… và cực kỳ ít bị ốc, sên và mấy con nhớt.

+ Giả sử bạn ghép lan thuộc chi Dendrobium như các giống lan thân thòng, kiều…, sau 3-6 năm bạn bắt buộc phải nhổ ra ghép lại, bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng lại cục lũa vì nó còn tốt chán.

+ Rất ít khi bị đọng muối giống than hoặc chậu đất hoặc vài loại giá thể khác.

Nhược điểm:

+ Rất nặng. Lũa càng bền thì càng nặng.

+ Đóng hàng bán đi xa thì hơi vất vả. Phí vận chuyển chắc chắn sẽ phải cao.

+ Giá cả từ 5-15 ngàn 1 ký, một cục đẹp đẹp cũng 50 ngàn – 1 vài triệu.

+ Tưới phải nhiều, có khi ngày phải tưới 2-3 lần. Tuy nhiên nếu tiểu khí hậu tốt thì sẽ ít vất vả hơn.

+ Nếu trồng lan trong chậu dớn, bạn bón 10 gam phân là cây lên tốt, thì với lũa, bạn muốn cây lên được được như vậy, bạn phải tốn ít nhất 30-60 gam phân.

+ Không phải lũa nào ghép lan cũng phát triển tốt. Ví dụ lũa cây thông có tinh dầu, lũa xá xị, lũa cây dầu… tóm lại là cây có tinh dầu bạn ngửi thấy mùi thơm hoặc nồng nặc thì ghép vào lan không phát triển hoặc rễ không bám được.

– Vậy để lan ghép lũa phát triển thật tốt bạn nên làm gì?

+ Đắp tã cho lan khi mới ghép. Nên có tã để tăng độ ẩm của gốc để rễ non dễ bám và mầm dễ bung hơn.

+ Đào hào đổ đầy nước; chậu, chum, vại luôn đầy nước… nói chung là tạo độ ẩm trong vườn thật cao lên (85-90%)

+ Treo giò lan thấp xuống sát mặt nước hoặc mặt đất cỡ 30-50cm. Thậm chí cho rễ lan thòng xuống nhúng vào trong nước luôn. Hoặc dùng phương pháp bán thủy canh.

+ Làm giàn thật kiên cố chắc chắn để chịu được sức nặng.

Cách xử lý Lũa trước khi trồng lan:

Bước 1: Có cục lũa (mua, xin, lụm – nhặt, đổi)….

Bước 2: Dùng bàn chải sắt chải thật sạch đất cát, rêu (bàn chải sắt khoảng 20 ngàn 1 cái hoặc dùng máy). Nếu loại gỗ lũa làm bạn không yên tâm rằng lan bám lên được thì lên khò lửa hoặc thui cháy xém lớp bên ngoài đi. Dùng vòi nước áp suất cao phun thật kỹ.

Bước 3: Ngâm nước cho cục lũa ngậm no nước và trong quá trình ngâm, bạn nên thay nước 5-10 lần để nó thôi hết muối chát hoặc chất đắng, chua, cay ra. Ngâm 7-15 ngày. Nếu lũa to quá ngâm không được thì xối nhiêu nước và đắp chăn ướt cho nó hút no nước.

Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa bằng nước vôi hoặc nước vôi trong. Bạn cũng có thể dùng Physan 20 hoặc Benkona thay thế nước vôi.

Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch với thật nhiều nước. Rồi để ráo nước cỡ một vài tiếng.

Bước 6: Làm móc (móc thật chắc, to để tránh bị bửa móc, dây thép hoặc dây đồng cứng là tốt nhất. Nếu cục lũa to quá bạn nên đổ bê tông tạo đế thật chắc chắn.

Bước 7: Cố định lan vào lũa, treo lên giàn hoặc đặt lên khay, chăm sóc và thưởng thức. Sau đó khoan lỗ đóng đũa để lấy chỗ cố định cây lan. Hoặc bạn lấy ống hút hoặc ống nhựa trắng nhỏ 4mm bọc vào cây đinh thép và đóng vào. Hoặc khoan lỗ xuyên qua để cột dây cố định lan. Cách đơn giản nhất là lấy dây Nilon bó lan vào cục lũa.

G. XƠ DỪA

Giữ ẩm rất tốt, nhưng không thoáng, dễ bít chậu gây úng rễ. Tự làm xơ dừa bằng cách mua dừa trái về, bóc ra, lấy búa đập nát, phơi khô, ngâm nước vài lần trong vài ngày để rửa sạch muối (Nên ngâm khoảng 5 ngày và thay 10 lần nước). Có thể ngâm nước vôi trong rất tốt. Dùng làm tã hoặc giá thể ươm kei đều rất tốt. Độ bền khoảng 2 -3 năm.

H. VỎ LẠC (ĐẬU PHỘNG), VỎ CÀ PHÊ, TRẤU, MÙN CƯA

Vỏ lạc rất giàu đạm, bạn chỉ cần ngâm 1 lần nước vôi sau đó rửa sạch là dùng được. Độ thoát nước tốt, độ bền 2-3 năm.

Vỏ cà phê om, trấu om (đốt thành than mà cháy không hoàn toàn) chỉ cần rửa bằng nước sạch là dùng được. Độ thoát nước kém dễ làm thối rễ lan.

Các loại giá thể này thường dùng cho lan hài, các loại lan con và ươm keiki.

GẠCH VỤN, VIÊN ĐẤT NUNG, XƯƠNG ĐỘNG VẬT, ĐÁ, SỎI…

Các loại giá thể này nên ngâm qua nước vôi rồi rửa lại thật sạch là dùng được. Chất liệu này thường khá nặng và khó đóng hàng gửi đi xa, tui nhiên độ bền rất cao và rất sạch sẽ.

LỜI KẾT

Thực sự để phân tích ra loại giá thể nào tốt nhất cho lan đều rất khập khiễng. Tùy vào gu chơi lan của từng người, tùy vào điều kiện tự nhiên vùng miền và điều kiện kinh tế và tùy vào mục đích trồng lan mà ta có sự lựa chọn khác nhau. Cũng còn tùy vào kỹ thuật tưới và kỹ năng kiểm soát sâu bệnh dịch hại của mỗi người.

Mỗi loại giá thể đều có nét độc đáo riêng và nhược điểm nhất định.

Nguyễn Ngọc Hà

Giá Thể Tốt Nhất Cho Lan – Nguyễn Ngọc Hà – Dân Chơi Lan

GIÁ THỂ TỐT NHẤT CHO LAN

TẠO TIỂU KHÍ HẬU CHO GIA ĐÌNH HOÀN CẢNH

Ngày mới chơi lan, tôi luôn băn khoăn không biết nên ghép lan vào cái gì thì tốt nhất? Sau nhiều năm thử nghiệm, khám phá (vừa khám vừa phá), tìm hiểu (tìm kiếm để thấu hiểu chứ không phải tìm để biết một cách vô ích)…. đến nay tôi rút ra một điều: MÀ THÔI, giữa bài tôi sẽ nói.

Theo các bác thì giá thể nào là tốt nhất trong số các giá thể sau?

Theo lý thuyết thì có các giá thể (chất trồng) sau:

1. Dớn: Có nhiều loại như dớn đá, cù lần, sợi, ổ rồng, ổ phụng (quạ).

A. Dớn đá: Cứng và nặng như đá, đen, siêu bền 6-10 năm vô tư, độ thoáng hơi kém. B. Dớn sợi: có 2 loại chính là sợi to, sợi nhỏ (có thể chia ra thêm là vàng và đen) đây chính là thân và rễ cây dương sỉ, thường mọc chỗ ẩm ướt. Độ bền 3-5 năm, giữ ẩm và thoát nước tốt. C. Dớn cù lần là loại mà băm ra thấy lông tơ bé xíu, cấu trúc rất chặt. Loại này thích hợp để băn ra hơn là để nguyên khúc. D. Ổ phụng (quạ), Ổ rồng: còn gọi là dớn XỐP, giữ nước cực tốt, có thể ví khả năng giữ nước như cục xốp xanh cắm hoa để bàn.

3. Rễ bèo (lục bình): Màu đen, phơi khô. Loại này giàu đạm nhưng 1-2 năm là nát. Giữ nước tốt.

4. Rêu: Rêu rừng, rêu nước, rêu trắng (Đài Loan, hay dùng trong lan Hồ Điệp). Giữ ẩm cực tốt, mà dễ úng lan. Dùng để làm tã cho keiki và trồng lan giống thì tốt hơn.

5. Vỏ cây: Vỏ cây dẻ, trò, sao, vú sữa, vải, nhãn…. Thường thì vỏ thông là tốt hơn cả. Tùy kiểu trồng mà băm nhỏ theo kích thước nào đó hoặc để nguyên. Vỏ thông 2 lá bền hơn 3 lá, thoáng hơn 3 lá (thị trường hiện nay chủ yếu bán vỏ thông 3 lá).

6. Gỗ, lũa: Giữ nước kém, thoáng bộ rễ, nhiều kiểu dáng. Nếu trồng bán thủy canh thì nên chọn lũa dưới nước, bùn sẽ bền hơn. Không nên dùng lũa của cây có tinh dầu như thông ngo, dầu, gió bầu (trầm, kỳ nam)…. Nên khoan lỗ, đóng đũa để ghép cho dễ…. Các loại gỗ như vú sữa, nhãn, vải, dẻ, trò, cẩm, sao, dầu, bằng lăng…. Không nên ghép gỗ cà phê, mít, bơ, xoài (trừ trường hợp cây còn sống) vì độ bền mấy loại gỗ này rất tệ, 1-2 năm là nát nhuyễn.

7. Xơ dừa: giữ ẩm rất tốt, nhưng không thoáng. Tự làm xơ dừa bằng cách mua dừa trái về, bóc ra, lấy búa đập nát, phơi khô, ngâm nước vài lần trong vài ngày để rửa sạch muối. Có thể ngâm nước vôi trong rất tốt. Dùng làm tã hoặc giá thể ươm kei là số 1!

8. Vỏ lạc (đậu phộng) đập nhỏ giàu đạm, hoặc vỏ cà phê om (đốt thành than mà cháy không hoàn toàn) cũng là 2 giá thể trồng lan rất tuyệt vời.

Chắc sẽ có bác chọn 1 vài cái là tốt nhất!

Tôi thì thấy không có cái nào tốt nhất cả.

Vì tùy loại lan, tạm thời chia làm 3 loại cho dễ hiểu là: PHONG LAN, ĐỊA LAN, THẠCH LAN. Mỗi 1 em sẽ thích ở 1 chỗ khác nhau, 130.000 loài, ngồi trước máy tính mục xương cũng không liệt kê hết nổi. Cái này thì các bác phải vừa khám vừa phá thôi.

Tùy vào các bác trồng lan trong tán cây hay trên sân thượng mà chọn giá thể. Trên sân thượng mà thích ghép lũa thì phải tạo bóng mát, cây cối xung quanh, tiểu khí hậu ẩm ướt, rồi gắn tã và ngày chịu khó tưới vài lần.

Nếu trồng lan dưới mái tôn thì nên trồng trong chậu, ngày tưới 1 lần thôi, nên làm thêm tấm xốp cách nhiệt phía dưới mái tôn. Thật ra thì không có nắng lan vẫn ra hoa, nhưng phải có ánh sáng. Màu hoa có thể nhợt nhạt hơn 1 tí xíu. Nên lắp thêm tôn sáng thay vì tôn kẽm.

Tùy vào vùng chúng ta sống mà kiếm giá thể cho hợp túi tiền, dễ dàng. Ví như nhà tôi sát đồi thông mà bảo tôi đi kiếm rễ bèo về trồng thì vô lý quá. Tôi có thể ươm keiki với dớn tôi chặt được thì sao tôi phải đi mua rêu hay mua dừa về làm gì?

Chơi lan, các bác cứ mặc sức mà sáng tạo đi! Thỏa chí mà tung hoành ngang dọc.

SAI LẦM LỚN NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI CHÍNH LÀ SỢ SAI LẦM. Sai lần 1 lan chết vì úng, sai lần 2 lan chết vì khô, sai lần 3 lan chết vì bệnh… Chấp nhận được, sau khi trải qua 1 giai đoạn là NẠN NHÂN các bác sẽ trở thành NGHỆ NHÂN. Nhưng mà sai lầm sau không được giống sai lầm trước, nếu vậy trong tiếng Anh gọi là Never Give Up, dịch ra tiếng Việt là KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC. Cơ mà chỉ ghép 3 chữ đầu của dòng tiếng Anh trên lại với nhau, ta sẽ có từ NGU.

Có đôi khi ta tự dùng ý nghĩ để hạ thấp năng lực bản thân mình, hạ thấp khả năng của mình. Cũng giống như ta hạ thấp khả năng cây lan quá. Nó sẽ thích nghi hết! Hôm trước có bác rất NGUY HIỂM, nói là Kiều rễ to không được trồng vào dớn, em ghép hẳn Ngọc Điểm vào dớn luôn cho bác coi. Rễ to gấp 4 lần Kiều, mà nó vẫn xuyên qua vô văn tư.

Lại có bác chắc như đinh đóng cột nói rễ to, rễ trần cần giá thể thoáng, chỉ nên ghép gỗ, lũa. Em chơi luôn Ngọc Điểm, Hồng Nhạn trồng CHẬU NHỰA, 1 chậu bỏ MÙN CƯA, 1 chậu bỏ DỚN XỐP. Lên ào ào. Có bác còn trồng lan trong nước luôn kìa, có sao đâu.

TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ NHỮNG CHÚ ẾCH, VẤN ĐỀ LÀ KÍCH THƯỚC CÁI MIỆNG GIẾNG KHÁC NHAU MÀ THÔI.

Tôi cũng lưu ý các bác là nếu không kiểm soát tốt Nấm, Khuẩn, Vi rút, lượng mưa… thì cứ làm như bình thường giùm. Đừng làm theo sự ĐIÊN của tôi.

Tôi tính hướng dẫn các bác cách lợp Nilon, cách nhân Keiki, cách theo dõi độ ẩm trong chậu…. mà dài quá rồi, chắc để dịp khác!

Nguyễn Ngọc Hà

Lan Mokara – Dân Chơi Lan

Lan Mokara

Nguồn : vuonhoalan.net

Mokara là nhóm giống hoa lan được lai tạo từ các giống: Arachnis+Vanda+Ascocentrum.

Lan Mokara là giống lan có nhiều trong họ Lan (Orchidaceae), Mokara phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á. Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về các loài thuộc giống Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống Mokara vô cùng phong phú, điều kiện sinh thái cũng rất đa dạng.

Mokara là nhóm giống hoa lan được lai tạo từ các giống: Arachnis+Vanda+Ascocentrum. Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda là loài lan đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân.

Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam đến vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô nhìn rất đẹp.

Nhiệt độ thích hợp cho lan Mokara phát triển là từ 25-30 độ C. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định sự ra hoa của Mokara. Nếu nằm ngoài ngưỡng nhiệt thích hợp cây sẽ ra hoa kém chất lượng hoặc có khi không ra hoa được.

Rễ của Mokara là rễ trần (rễ phơi ra ngoài không khí) nên đòi hỏi ẩm độ của vườn rất cao. Cây lan Mokara không chịu úng nên phải trồng thật thoáng. Vì có đặc điểm là cây đơn thân, không có giả hành nên khả năng mất nước rất lớn, từ đó làm cây sinh trưởng kém. Do đó, phải thường xuyên tưới nước mỗi ngày 2 lần cho cây (vào sáng sớm và chiều mát).

Các chậu lan Mokara treo màu sắc tươi sáng, hoa đẹp với hương thơm thoang thoảng góp phần làm thanh mát không khí, tạo cảm giác thoải mái cho người thưởng lan. Chậu treo này có thể trang trí giàn treo vườn nhà, trang trí sân thượng, treo tại cầu thang với tiểu cảnh giếng trời, trang trí không gian các quán cafe, nhà hàng… Hoặc dùng làm quà tặng khai trương, tặng khách hàng, sưu tầm…

(BlogCayCanh.vn)

Nhân Giống Lan Cắt Cành Mokara

Nhóm hoa lan Mokara là nhóm giống chủ lực trong việc phát triển diện tích và cung cấp sản phẩm hoa lan cắt cành tại TP. Hồ Chí Minh. Hiệu quả của việc trồng hoa lan cắt cành rất cao, nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu cũng rất lớn.

Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống: Arachnis x Vanda x Ascocentrum. Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda là loài Lan đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô rất đẹp. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm.

Tuy nhiên, hiện nay giá cây giống còn cao, như cây giống hoa lan Mokara từ 40.000 – 45.000 đ/cây với kích cỡ trung bình 35 – 40 cm. Nếu đầu tư một diện tích vườn lan tối thiểu khỏang 1.000 m2 nhà lưới thì số lượng cây giống phải đầu tư trung bình là 4.000 cây, giá trị cây giống lên tới 160 – 200 triệu đồng. Chưa kể giá thành nhà lưới và vật tư cần thiết khác từ 60 – 80 triệu đồng/1.000 m2 nhà lưới. Chi phí ban đầu cho cây giống hoa lan Mokara chiếm tới 70% tổng chi phí. Do đó việc giảm giá thành cây giống để cung cấp cho người sản xuất, mở rộng diện tích đang rất bức xúc.

1- Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ( in vitro )

Đây là phương pháp nhân giống chung được áp dụng cho hoa lan rất hiệu quả. Từ một cây mẹ ban đầu có thể nhân ra hàng ngàn cây có kích thước và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn. Nếu chọn lựa cây mẹ ban đầu tốt, như có đặc tính ra hoa liên tục. Nhược điểm duy nhất của phương pháp nhân giống bằng cấy mô là từ cây cấy mô đến khi ra hoa thời gian kéo dài tối thiểu là 3 – 4 năm cây mới ra hoa nếu chăm sóc tốt. Trong khi đó cây trồng bằng hom cắt từ đọt cây mẹ chỉ cần 3 – 6 tháng đã ra hoa. Như vậy thời gian chăm sóc kéo dài, mặc dù giá thành cây giống ban đầu thấp.

2- Nhân giống từ hom:

Đây là phương pháp nhân giống đơn giản bằng cách cây con được cắt thẳng từ đọan trên cùng ( đọt ) của cây mẹ. Thông thường tùy theo yêu cầu quy cách hom giống tối thiểu phải bao gồm từ 2- 3 rễ đâm ra từ thân cây mẹ. Kích cỡ thường để trồng là tối thiểu 25 – 30 cm, có thể tới 50 – 60 cm. Hom càng dài thì khả năng cây càng khỏe do có nhiều rễ, sau khi cắt trồng sang vườn mới thì khả năng phục hồi nhanh, mau ra hoa trở lại. Tùy theo đặc tính giống, sau 3 tháng cây con cắt từ đọt đã có thể cho hoa nhưng thông thường để dưỡng cây người ta cắt bỏ các phát hoa ở giai đọan này.

Nhược điểm của phương pháp này là giống đợt đầu nhân ra với số lượng hạn chế, cứ một cây mẹ thì cắt được một đọt – tức 1 cây con. Tuy nhiên sau khi cắt đọt, cây mẹ nếu chăm sóc tốt từ các nách lá, tập trung phần trên gần chỗ cắt sẽ ra tiếp tục các mầm cây con. Thông thường từ cây mẹ sẽ ra được 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi, sau khoảng 6 tháng cây con sẽ phát triển hoàn chỉnh và có thể tách ra để trồng. Giá thành cây giống cũng cao giống như cây mẹ.

3- Nhân giống từ hom có cải tiến:

Biện pháp cắt hom lấy phần ngọn làm cây giống, còn phần gốc sẽ phát triển các chồi con thành cây thành phẩm để trồng đang được nhà vườn trồng lan cắt cành Mokara áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phương pháp này là hệ số nhân chồi không cao. Từ một cây mẹ ban đầu, sau khi cắt hom, lấy phần ngọn ta được 01 cây thành phẩm thì số lượng chồi con sinh ra không nhiều, từ 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi. Để cải thiện hệ số này, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tác động vào để nâng cao khả năng ra chồi của các giống Mokara. Các lọai phân bón lá có hàm lượng đạm cao như 31-11-11 kết hợp lọai có chứa axit amin, rong biển được phun liên tục vào thời điểm trước khi cắt đọt 1 tháng và sau khi cắt 6 tháng.

Hình : Cây lan Mokara được xử lý ra chồi sau khi cắt đọt 3 tháng

Kết quả thu được cho thấy: đối với cả 2 giống thí nghiệm, tất cả các công thức có xử lý phân bón lá 31-11-11 kết hợp với rong biển, phân Terra Sorb ( có chứa acid amin ) đã cho số lượng chồi thu được cao hơn hẳn so với đối chứng từ 64 – 114%. Cũng như cao hơn so với công thức chỉ xử lý phun phân bón lá lọai 31-11-11. Số lượng chồi đạt tiêu chuẩn sau 6 tháng cắt đọt trong công thức này cũng cao hơn so với công thức đối chứng và công thức phun 31-11-11. Trong công thức có xử lý rong biển là lọai phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng Cytokinin. Đây là loại chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng kích thích sự phân hóa cơ quan của thực vật, đặc biệt là phân hóa chồi. Nếu tỷ lệ Auxin cao hơn Cytokinin thì kích thích ra rễ, còn tỷ lệ Cytokinin cao hơn Auxin thì kích thích sự phát triển của chồi nách, giải phóng cây khỏi sự kìm hãm của chồi ngọn. Ngoài ra, lọai phân bón có chứa acid amin cũng góp phần cho sự phát triển về chiều cao của các chồi nách sau khi đọt cây mẹ bị cắt.

TS. Dương Hoa Xô

Bạn đang xem bài viết Giá Thể Trồng Lan (Dớn) – Dân Chơi Lan trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!