Xem Nhiều 3/2023 #️ Giải Pháp Tăng Tỉ Lệ Ra Hoa Và Đậu Trái Với Cây Đậu Xanh # Top 12 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giải Pháp Tăng Tỉ Lệ Ra Hoa Và Đậu Trái Với Cây Đậu Xanh # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Tăng Tỉ Lệ Ra Hoa Và Đậu Trái Với Cây Đậu Xanh mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để tăng cường khả năng sinh trưởng tốt nhất cũng như tăng khả năng ra hoa đậu quả, bà con cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật sau đây.

Khi cây đậu xanh được 15-18 ngày sau khi trồng:

Đây là giai đoạn cây cần sinh trưởng và phát triển nhanh nhất về thân cành lá, để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa nuôi trái về sau.

Về phân bón ta sử dụng sản phẩm NPK 20-20-15 +TE để rãi gốc, trên lá ta phun hỗn hợp dinh dưỡng 3 trong 1 gồm amino accid, tảo biển và hữu cơ có trong sản phẩm Kelp Boost được nhập khâu từ Anh Quốc.

Tăng cường khả năng ra hoa, đậu quả

18 – 20 ngày sau khi trổ bông, trái đậu bắt đầu chín, vỏ trái chuyển màu đen, khi thu trái cẩn thận tránh làm đứt cuống trái non, rụng nụ hoa (sẽ cho trái đợt kế tiếp). Mùa nắng có thể để trái chín rộ thu cách nhau 5 – 7 ngày. Mùa mưa phải thu cách 2 – 3 ngày để trái và hạt không bị mất màu, kém phẩm chất.

Vì cây họ đậu ra hoa trái chuyền, nhiều lứa trái khác nhau, trên cây sẽ có cả hoa, trái lớn sắp thu hoạch, trái nhỏ vì thế cần bón phân phù hợp vừa giúp tăng đậu trái, trái lớn nhanh mà không lo rụng trái.

Về phân bón: dưới gốc bà con có thể kết hợp bón NPK 20-20-15 và có thể bổ sung thêm Kali và Canxi khi lứa trái lớn sắp thu hoạch để tăng phẩm chất.

Trên lá: Khi ra bông và nuôi trái bà con tăng cường phun các sản phẩm có chứa Canxibo và dinh dưỡng dạng Amino acid, rong biển để giúp trái lớn nhanh chắc trái mà không lo rụng cuống, rụng trái.

Bà con có thể tham khảo bộ sản phẩm sau đây của Anh Quốc, sản phẩm này vừa có thể phun khi cây đang có bông, ra trái và phun sau khi thu hoạch mỗi lứa trái từ 2-3 ngày.

Liều lượng: Bà con pha 1cc thuốc cho 1 lít nước để phun, pha 20cc/ cho bình 20 lít nước, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Cần hỗ trợ kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của công ty theo số hotline: 0901.21.25.26

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Thời Kỳ Ra Hoa Đậu Quả

Nhãn là một cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao. Để năng suất, chất lượng quả ổn định qua từng vụ bà con nên chăm sóc đúng kỹ thuật, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng và chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch, điều tiết và hãm lộc đông, hướng dẫn nhà vườn chăm sóc cây nhãn thời kỳ ra hoa đậu quả non, hạn chế tác hại của mưa acid và nấm bệnh qua đó có giải pháp chống rụng quả cho nhãn…

Nhãn là cây ăn quả có đặc tính ra hoa ở đầu cành (khác với cây có múi có thể hoa phát triển từ nách lá). Do đó sau khi thu hoạch nhà vườn nên tiến hành cắt tỉa ngay (càng sớm càng tốt, nhất là đối với nhãn muộn). Cắt tỉa tán càng thông thoáng càng tốt, loại bỏ các cành vô hiệu, cành tăm khô, cành vượt, mỗi cành chỉ nên để từ 1-2 đọt tùy sức sinh trưởng của cành đó. Cắt tỉa là biện pháp cực kỳ quan trọng sau mỗi vụ thu hoạch, quyết định đến năng suất, chất lượng quả vụ sau.

Cắt tỉa, sửa tán sau mỗi thu hoạch cần đảm bảo mục tiêu: Tạo cho tán thông thoáng, ánh sáng có thể chiếu vào bên trong tán(tán mở), loại bỏ cành vô hiệu, hạ chiều cao tán, các vết cắt tỉa cần gọn, sắc, tránh dập đầu cành. Sau quá trình cắt tỉa nhà vườn tiến hành khâu bón phân phục hồi cây, thúc lộc thu phát triển (đây chính là cành mẹ sẽ ra hoa vào vụ xuân năm sau).

Sau khi kết thúc quá trình cắt tỉa bà con bón phân phục hồi sức sinh trưởng cho cây. Sau một mỗi vụ thu hoạch, nhãn thường bị đuối sức do nuôi nhiều chùm quả trên cây (cây thường bị yếu sau thu hoạch). Do đó bà con cần bón phân phục hồi sức sinh trưởng cho cây, kết hợp tưới nước duy trì độ ẩm với mục đích thúc lộc thu, hoàn thiện phát triển cành mẹ (ít nhất 2 lớp lộc, cây khỏe có thể được 3 lớp lộc trước khi cây bước vào giai đoạn ngủ nghỉ tích lũy dinh dưỡng đầu cành, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa).

Trước khi bón phân bà con cần xẻ rãnh, cuốc rễ xung quanh hình chiếu tán cây, phá váng vùng rễ, giúp đất tơi xốp, tăng cường trao đổi khí, sau đó bà con tiến hành bón phân như sau (tính trên mỗi gốc cây):

+ Phân hữu cơ hoai mục ủ với nấm đối kháng hoặc chế phẩm EM: 30-60kg/cây (tùy tuổi cây)

+ Phân Lân đơn: 1-2,5kg/cây (tùy tuổi cây, đường kính tán)

+ Bổ sung NPK tổng hợp (loại chuyên dùng, lượng bón theo hướng dẫn và theo tỷ lệ NPK ghi trên bao bì, chú ý hàm lượng đạm và lân cao hơn Kali)

+ Nếu có điều kiện nên bổ sung thêm đậu tương nghiền nhỏ.

Tất cả lượng phân trên nên trộn đều với nhau và trộn đều với đất trước khi bón lấp rãnh đã cuốc trước đó rồi tiến hành tưới nước duy trì ẩm độ phù hợp(không để đất quá khô).

Ngoài ra bà con cần phun rửa vườn, loại bỏ nấm bệnh trước khi cây bật lộc thu: Dùng 50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp 50ml chế phẩm nano bạc đồng pha với 20 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Sau khi cắt tỉa và bón phân các mầm lộc cành thu sẽ phát triển. Khi lộc non phát triển bà con cần chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị sâu bệnh hại.

Phun thúc lộc thu sau quá trình cắt tỉa và bón phân gốc như sau: Dùng 40ml chế phẩm nano AKH super plus pha với 20 lít nước phun đều tán lá. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Ngoài ra khi cây nhãn bắt đầu phát triển lộc non bà con cần phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp như: nhện, nhóm côn trùng chích hút, rầy chổng cánh, rệp, ròi đục nõn, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, bệnh cháy bìa lá…

Để phòng trị bệnh hiệu quả từ giai đoạn lộc non đến lộc bánh tẻ bà con sử dụng 50ml chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp 50ml nano bạc đồng + 50ml nano Silic SiO2 pha với 20 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá dạng sương mù, định kỳ 7 ngày/lần, bà con phun 2-3 lần liên tiếp.

Sau khi lộc thu phát triển hoàn thiện (già cành), từ tháng 10-11 bà con không bón phân, tưới nước. Lúc này cần chủ động hãm lộc đông, đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ. Thời gian ngủ nghỉ của cây nhãn tùy theo giống, thông thường để cây phân hóa mầm hoa đều, mầm hoa khỏe cần thời gian ngủ nghỉ từ 50-60 ngày (trước khi phân hóa mầm hoa). Các cành lộc thu trên cây ngủ nghỉ tích lũy đủ về “chất” nó mới đủ điều kiện chuyển hóa sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực(phân hóa mầm hoa).

Điều kiện cần và đủ để đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ: Xiết khô nước (không tưới nước), nhiệt độ thấp từ 12oC đến dưới 20oC, thời tiết hanh khô, cành thu già hóa (đã thành thục). Chính vì vậy giai đoạn từ tháng 10-11 âm lịch (nửa đầu tháng 12 trở lại) bà con không được bón phân, tưới nước. Tuy nhiên những năm rét mu, nhiệt độ trung bình tháng cao, mưa kéo dài thường tiềm ẩn nguy cơ bật lộc đông. Do đó nhà vườn cần chủ động điều tiết sinh trưởng lộc, chủ động hãm lộc đông. Các biện pháp hãm lộc đông bao gồm:

+ Khoanh vỏ cành cấp 1(tiện vỏ cây)

+ Phun chế phẩm Shellac Suger qua lá 2 lần vào đầu tháng 10 và 11.

Sau giai đoạn nhãn ngủ nghỉ tích lũy dinh dưỡng đầy đủ, chúng sẽ bước vào thời kỳ phân hóa mầm hoa và phát triển mầm hoa. Thời kỳ này nhà vườn chú ý quản lý sâu bệnh chủ động (sâu tơ, sâu đo, sâu đục quả, nhện, rệp), phun trước khi nở hoa.

Phun dưỡng mầm hoa, giúp hoa to khỏe, phòng trị bệnh: Dùng 50ml nano đồng oxyclorua kết hợp 50ml nano bạc đồng + 40ml nano canxi super pha với bình 20-25 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần, 7 ngày/lần.

Thúc đẩy và kích thích phân hóa mầm hoa: Dùng 50ml chế phẩm Shellac Suger pha với 20 lít nước phun đều tán lá, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần. Chú ý duy trì độ ẩm đất thời kỳ phát triển mầm hoa (thời kỳ hoa nở rộ, đậu quả non giảm nước tưới nhưng vẫn duy trì độ ẩm đất 70-80%). Thiếu nước hoặc quá thừa ẩm đất đều ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn và đậu quả.

Nhãn ra hoa dạng chùm hoa đầu cành, trên mỗi chùm hoa thường có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tùy vào điều kiện thời tiết tỷ lệ hoa nở sẽ khác nhau và không đồng thời trong cùng một thời điểm. Thông thường nhãn bắt đầu nở hoa vào 5-10/2 âm lịch (±10-15 ngày, tùy điều kiện thời tiết từng năm). Tỷ lệ hoa đực trên chùm hoa chiếm cao nhất (60-73%), còn lại là hoa cái và hoa lưỡng tính. Thường thì hoa đực sẽ nở trước hoa cái và hoa lưỡng tính từ 5-10 ngày. Sau khi cánh hoa đực teo hết đến lượt hoa cái, hoa lưỡng tính sẽ nở rộ. Tỷ lệ đậu quả rất cao đối với các hoa cái. Chính vì vậy bà con cần tập trung chăm sóc thời kỳ này (hạn chế các yếu tố bất lợi từ thời tiết tác động đến quá trình thụ phấn của hoa cái). Các giải pháp kỹ thuật chăm sóc thời kỳ này chủ yếu là tăng tỷ lệ đậu, hạn chế rụng quả non.

+ Do mất cân đối dinh dưỡng, thiếu các yếu tố vi lượng và trung lượng.

+ Do mưa nhiều, mưa acid vào đúng thời điểm hoa cái nở rộ.

+ Do nấm bệnh tấn công thời kỳ hoa rộ và quả non mới hình thành.

Chính vì vậy các giải pháp được chúng tôi đưa ra nhằm mục đích chống rụng quả, hạn chế tác hại mưa acid, chống nấm khuẩn gây bệnh thời kỳ này đó là:

Hiện tượng chấm đen ở quả và nứt quả khởi điểm là do một loại nấm ký sinh trên vỏ quả nhãn, chúng phát triển mạnh vào thời kỳ phát triển cùi (thịt quả) và vào đường. Khi nấm xâm nhiễm tạo vết đốm đen hoại tử gây chết tế bào. Sau một thời gian ngắn quả sẽ bị nứt tại điểm khởi phát vết bệnh.

+ Nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua: phòng và đặc trị bệnh trên cây ăn quả, diệt nấm khuẩn mạnh, an toàn, không độc hại, chống kháng thuốc, có thể phun ở thời kỳ hoa rộ, đậu quả non mà không sợ gây ngộ độc cây.

+ Shellac suger: hãm lộc đông, cân đối tỷ lệ C/N đầu cành mẹ, hạn chế phát triển lộc đông, tăng tỷ lệ đậu quả, chống rụng quả.

+ Nano canxi super(nano canxi và nano canxi cacbonat, Bo): Chống mưa acid, ngăn chặn hình thành tầng rời, hạn chế rụng quả sinh lý, tăng tính bền vững cho vỏ quả, tạo mã sáng bóng (đặc biệt khi sử dụng kết hợp với nano bạc đồng).

Thành phần của nano canxi super bao gồm: nano canxi hấp thu nhanh (giúp dai cuống, chống rụng) và nano canxi cacbonat, các chất khoáng vi lượng Bo, Mg, Zn. Trong các thành phần trên thì nano canxi cacbonat có vai trò rất quan trọng trong việc trung hòa tác hại của mưa acid.

Chế phẩm nano canxi cacbonat ( Ký hiệu: N-CaCO): bao gồm các hạt nano canxi cacbonat có kích thước hạt vô cùng nhỏ bé, chỉ từ 18-25nm. Nano canxi cacbonat có hoạt tính hóa học cao nên dễ phản ứng trung hòa axit ngay cả ở môi trường axit yếu pH = 5-6 do đó khi phun Nano canxi cacbonat qua lá (hoặc tưới gốc) có tác dụng bổ sung canxi dễ tiêu cho cây trồng, trung hòa tác hại của mưa axít ngay trên bề mặt lá non, chùm hoa, chùm quả, tăng cường tính bền vững của nhóm các tế bào tầng rời qua đó hạn chế hiện tượng rụng hoa và quả non sinh lý (do trong quá trình trung hòa mưa acid nano canxi cacbonat sản sinh ra canxi dễ tiêu cho cây).

Trong không khí tự nhiên, khi có mưa hoặc hơi ẩm sẽ xuất hiện một loại axít yếu do sự kết hợp của hơi nước và khí cacbonic (CO 2). Mưa càng nhiều lượng axít sinh ra càng lớn (nhất là mưa đầu mùa). Trong nước mưa ngoài axít cacbonic (H 2CO 3) còn xuất hiện thêm một nhóm axít nữa đó là axit nitric (HNO 3, H 2SO 3). Các loại axít này đều phân ly ra ion H, ion H gây hại trực tiếp hoa, quả non, chồi non (Môi trường không khí bị ô nhiễm lượng axít sinh ra càng nhiều).

Cơ chế hình thành acid trong không khí, môi trường tự nhiênđược mô tả như sau: Trong không khí luôn tồn tại hơi ẩm do mưa hoặc độ ẩm không khí cao (hơi nước – H 2O) và khí CO 2, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành một acid yếu H 2CO 3. Sau đó H 2CO 3 lại bị phân ly nhanh thành H và CO 3.

Chính vì thế thời tiết mưa phùn hoặc nồm ẩm lượng acid sinh ra càng nhiều

Nano canxi cacbonat (N-CaCO 3) trung hòa mưa axít và giải phóng Canxi dễ tiêu cung cấp cho cây trồng qua lá. Khi ở kích thước nano mét các hạt nano canxi cacbonat (N-CaCO 3) bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO 2 tự nhiên và giải phóng CO 2 tăng đến 40% tại bề mặt lá giúp cây trồng quang hợp và bổ sung canxi cho cây trồng (khí CO 2 là nguyên liệu quan trọng trong quá trình quang hợp của cây).

Đối với nhóm cây ăn quả nói chung, cây có múi nói riêng thời kỳ ra hoa đậu quả trùng với thời điểm Miền bắc có mưa phùn ẩm kéo dài, thiếu ánh sáng. Trong nước mưa thường có hàm lượng acid nhất định (H+). Chính hàm lượng axít dù nhỏ này (tích tiểu thành đại nếu mưa nhiều ngày) làm cho nhóm tế bào vỏ quả bị axít hóa (cháy quả) từ đó quả không thể phát triển tiếp được (đứng quả, không phát triển quả non), sau một thời gian ngắn chúng cũng sẽ bị rụng. Ngoài ra lượng axít trong mưa cũng làm cho Canxi trong tế bào tầng rời giảm mạnh. Mà Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng quan trọng cần bổ sung và không thể thiếu ở thời kỳ ra hoa đậu quả đối với bất kỳ cây ăn quả thân gỗ nào.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thời kỳ cây ra hoa đậu quả canxi thường bị thiếu hụt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi đó canxi có vai trò rất quan trọng với cây ăn quả nói chung (đặc biệt thời kỳ ra hoa đậu quả).Canxi được xem là “chất keo xi măng” kết dính các tế bào với nhau. Canxi làm tăng tính liên kết phần tầng rời cuống quả, giúp hạn chế hiện tượng rụng quả non (cơ bản Canxi sẽ làm dai cuống quả). Tuy nhiên thực tế cho thấy đa số bà con sử dụng phân bón lá có chứa Canxi(Ca), Magie(Mg), Kẽm(Zn) ở dạng ion – dạng muối 2 như:Ca 2+, Mg, Zn. Các dạng này thường bị kết tủa ở dạng không tan ngay trên bề mặt lá do đó cây rất khó hấp thu gây nên hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng cục bộ(đặc biệt là Bo và Ca). Trong khi đó đa số các đạng canxi hiện nay trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá truyền thống có hỗn hợp với một số thành phần trung, vi lượng khác tuy nhiên các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (dạng muối có chứa Ca 2+), khi phun qua lá các ion Ca 2+này thường bị các acid yếu như acid H 2CO 3 làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu (dạng bất động) theo cơ chế sau: Trong không khí luôn tồn tại hơi ẩm (H 2O) và khí CO 2, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành một acid yếu H 2CO 3. Sau đó H 2CO 3 lại bị phân ly nhanh thành H và CO 3.

Một là vỏ quả non và cuống quả bị axít hóa bởi H sinh ra từ quá trình trên làm cho quả non bị “cháy” và rụng.

Hai là chính CO sẽ kết hợp với tạo ra muối CaCO làm cho cây không hấp thu được canxi do đó cây bịthiếu hụt canxi cục bộ mặc dù bà con vẫn bổ sung Canxi cho cây qua lá nhưng việc làm này hầu như không tạo nên hiệu quả do Canxi đã bị kết tủa ngay trên bề mặt lá theo phương thức sau:

Như vậy qua phân tích trên chúng ta thấy tác hại của mưa axít là rất lớn:

Biện Pháp Chăm Sóc Để Cây Đào Ra Hoa Đúng Dịp Tết

KG Đào Bá Táng – Mỹ Hoà – Tân Lạc – Hòa Bìn. ĐT: 0978383881

Trả lời:

Để chăm sóc để đào nở hoa đúng Tết thì phải thiến đào từ tháng 8 âm lịch. Nếu vườn đào vẫn xanh tốt có thể do chưa thực hiện kỹ thuật “thiến đào” hoặc thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu.

“Thiến đào”

Theo kinh nghiệm dân gian thì thường “thiến đào” vào tháng 8 âm lịch, bằng cách: Dùng dao sắc cắt một đường quanh vỏ thân ở dưới chỗ phân cành, nhưng phải cách mặt đất trên 40 cm để hạn chế nhiễm bệnh do mưa, sau đó 1 tuần, lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu lá vẫn xanh tươi, thì tiếp tục khoanh vỏ lại 1 lần nữa sao cho lá phải chuyển màu. Sau khi khoanh vỏ xong, có thể dùng túi nylon che bên trên vết khoanh để nước mưa không đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.

Tuốt lá

Việc chăm sóc đào, từ đầu tháng 10 âm lịch, cần hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao. Sau đó, từ giữa tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và tưới nước vừa phải để chuẩn bị tuốt lá.

Muốn có hoa đẹp nở trong dịp tết âm lịch, song song với việc khoanh hãm đào, phải tuốt lá trước thời điểm trước Tết từ 50 – 60 ngày. Thời gian tuốt lá tuỳ thời tiết trong từng năm ấm hay lạnh và sức sinh trưởng của cây. Khi tuốt lá cần tránh làm mất mầm ngủ ở chân lá, chính là mầm ra hoa sau này.

Cách thúc, hãm đào

Trong trường hợp áp dụng đúng quy trình như trên, nhưng thời tiết bất thường gặp rét kéo dài, ảnh hưởng rõ rệt đến sự nở hoa, thì phải thúc đào nếu đào nở muộn. Cách thúc đào nở muộn như sau: Nếu đến tháng 12 âm lịch, chưa thấy nụ hoa rõ rệt, thời tiết lạnh kéo dài (dưới 10 0C trong thời gian trên 5 ngày), thì phải thúc hoa bằng cách ngừng tưới nước sau vài ngày, rồi tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40-50 0 C vào quanh gốc, 5-6 lần/ngày, quây nylon, thắp điện vào ban đêm. Đồng thời, phun phân bón lá kích thích cho hoa phát triển sớm hơn.

Vào cuối tháng 11 âm lịch, nếu thời tiết ấm kéo dài, nụ hoa đã nhú to, hoa có khả năng nở sớm thì phải hãm đào bằng cách: Làm giàn che lưới đen và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân urê nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới bằng nước lạnh. Dùng dao khoanh một hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây, ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần đầu. Chặt rải rác từ 10-12% bộ rễ quanh gốc cây.

Theo kinh nghiệm dân gian, ngắm trăng rằm tháng 8 năm nay thấy sáng đục, báo hiệu vụ Đông sẽ ấm, có thể tuốt lá muộn hơn, từ 50 đến 55 ngày trước Tết.

Đánh cây vào chậu: Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1- 2 tháng.

Theo chúng tôi

Cách Trồng Hoa Cẩm Quỳ Tăng Khả Năng Ra Hoa

CẨM QUỲ là loài hoa đẹp, cho hoa quanh năm ở cả khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Để trồng được và cho ra hoa nhiều, đòi hỏi cần có phương pháp. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn cách trồng hoa cẩm quỳ chi tiết và cụ thể, giúp tăng khả năng ra hoa

* Tên tiếng Anh: Trimestris Lavatera * Họ: Malvaceae. Xuất xứ: Latin * Ánh nắng mặt trời: Nhiều * Nhiệt độ: 21 °C (70 °F) * Mức độ khó: dễ. * Gieo trồng: Hàng năm * Chiều cao: Cây cao khoảng 50-60cm, tán rộng 30-45cm. * Hoa: màu hồng hoặc trắng * Kích thước hoa: rất lớn, nở hoa sặc sỡ

CẨM QUỲ là loài hoa đẹp, cho hoa quanh năm ở cả khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Thích hợp trồng chậu hoặc dùng làm hoa cắt cành, trồng bồn…

CẨM QUỲ có thân nhỏ, phân nhánh mạnh, sinh trưởng phát triển tốt nhất vào mùa hè. Thích nắng và nơi thoát nước tốt, đất màu mỡ, không phù hợp với đất sét. Cắt tỉa vào mùa thu. Cao hai mét trong khoảng 4 hoặc 5 tháng và với hơn hàng ngàn hoa. Nếu giâm cành thì vào đầu mùa hè. Trồng ở vị trí đón nắng từ sáu đến tám giờ mỗi ngày.

2. Hướng dẫn cách trồng hoa cẩm quỳ:

Bước 1 – Gieo hạt: Duy trì một nhiệt độ đất 21 ° C (70 °F). Hạt giống sẽ nảy mầm trong 15-20 ngày. Cẩn thận không được làm đứt rễ. Nếu gieo ttrực tiếp thì gieo hạt trực tiếp trong vườn 1-2 tuần trước khi trời ấm lên. Đối với các nước ôn đới nên gieo hạt trong nhà bằng chậu than bùn hoặc xơ dừa từ 6-8 tuần trước khi đợt sương giá cuối cùng kết thúc. Hoặc gieo trực tiếp ở ngoài trời vào đầu mùa xuân, nếu bạn ở bờ biển thì gieo vào khoảng giữa tháng Ba.

Bước 2 – Ra bầu: CẨM QUỲ không thích hợp cho phương thức cấy, do đó, hạn chế di chuyển chúng. Phát triển tốt trong môi trường ẩm. Bất kỳ ai một khi đã thấy hoa CẨM QUỲ, họ đều thể hiện mong muốn có nó:“Khi tất cả những bụi cây và bông hoa khoe sắc trong các khu vườn và ngôi nhà trong rừng, đó thực sự là một loại cây khiến người ta thoải mái”.

Đề cập đến các loại hàng năm, Lisa, người làm vườn đăng quang tại cuộc thi Thompson & Morgan, cho rằng CẨM QUỲ thực sự kích thích người dân. Hoa lớn 7cm, nở thường xuyên với sự tinh tế nhất định.

Có 20-25 loài thuộc chi lavatera, số được lai tạo là rất ít. Có cây ngắn hạn một năm, biennials hay cây lâu năm và cây bụi.

Loại CẨM QUỲ được trồng rộng rãi nhất là L. trimestris (thường niên). Màu trắng nguyên sơ “Mont Blanc” đến ánh sáng hồng “Pink Beauty”, và màu hồng đậm “Silver Cup” hay màu anh đào sáng “Ruby Regis “. Cây hàng năm, thường nở rộ từ tháng bảy đến mùa thu, cành cắm bình có thể tươi hơn 7-12 ngày.

Hoa CẨM QUỲ thường được gọi là “Mallow”. Số lượng Lavatera được tìm thấy trong tự nhiên ngày càng tăng trên toàn thế giới bao gồm Nga, Mỹ, Australia, dãy núi Himalaya, Đông Siberia và châu Âu. Trong môi trường tự nhiên, chúng thường mọc trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, đất đá, thường ở các vùng ven biển, đất thoát nước tốt. Vì ưu điểm đó, CẨM QUỲ rất phù hợp cho những khu vườn chịu hạn. Có thể có hàng ngàn hoa từ đầu mùa hè đến giữa mùa thu.

Bước 4 – Bón phân: Sử dụng phân hữu cơ nếu chỗ trồng là đất sét nặng mà không thoát nước tốt, hoặc nếu đất của bạn rất cát và thoát nước quá nhanh. Xúc đất ra tạo một hố trồng to gấp hai lần kích thước của hệ thống rễ của cây. Trộn phần đất đó với phân hữu cơ ở một tỷ lệ xấp xỉ 1-4. Lắp đắt ½, đặt cây vào. Lấp phần còn lại và ấn đất hơi chặt.

Sau khi trồng nó, để hơi khô trước khi bạn tưới nước một lần nữa. Để tốt cho cây, bạn nên tưới đẫm nước 10 ngày/ 1 lần. Hãy chắc chắn để kiểm tra độ ẩm đất nếu thời tiết nóng; tưới nước thường xuyên hơn nếu xảy ra tình trạng khô.

Bón phân cho CẨM QUỲ với chế độ dinh dưỡng cân bằng có tỷ lệ NPK 10-10-10 hoặc 13-13-13 từ khoảng một tháng sau khi bạn trồng. Lặp lại mỗi tháng một lần cho đến khi cây bắt đầu cho thấy nụ hoa, sau đó kích thích ra hoa với một loại phân bón nitơ thấp.

Dù CẨM QUỲ là cây bụi sống cuộc sống ngắn ngủi nhưng nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và săn sóc tốt, bạn có thể thưởng thức chúng trong thời gian dài hơn so với dự kiến!

Trên là 4 bước hướng dẫn bạn cách thức trồng hoa cẩm quỳ hiệu quả. Ngoài ra, có một số loại hoa cẩm quỳ khác mà bạn sẽ quan tâm, tham khảo các chủng loại của loài hoa này sau đây.

Assurgentiflora Lavatera: xuất xứ quần đảo Channel ngoài California, chịu được gió, sườn đồi. Chịu đựng nhiệt độ đến 7 ° C

Lavatera maritima. Có mặt ở thung lũng ven biển và nội địa California, đặc biệt là dễ trồng. Xuất thân từ bờ biển miền Nam nước Pháp. Là loại cây tuyệt vời cho những người làm vườn mới học tạo dáng cây cảnh.

Lavatera thuringiaca ( Caucasus, Đông Nam châu Âu) loài lâu năm được trồng rộng rãi nhất. Kích cỡ và màu sắc hoa vô cùng phong phú. Barnsley với màu trắng nhạt hoa hồng tâm hồng đậm. Rosea lá màu xám, hoa có màu hoa cà hơi hồng. Wine Burgundy có hoa màu tím đỏ đậm. Bredon Springs có hoa màu hồng sẫm đỏ ửng (giống lai). Phát triển nhanh, dễ trồng từ hạt giống.

Hoa cẩm quỳ Lavatera thuringiaca

Lauren Springer ở miền bắc Colorado ( nơi có mùa đông lạnh -1 °C).

Lavatera x clementii “Barnsley” thường được thấy trong các khu vườn Anh. Cao tối đa 2 mét, nở tháng 6 đến tháng 9, hoa trắng nhụy đỏ và sẫm dần theo thời gian.

Lavatera x clementii “Rosea” màu hồng đậm, chịu được -15C, sự lựa chọn tuyệt vời cho người mới làm vườn cắt tỉa vì nó đơn giản và dễ dàng hiệu quả vài tháng.

L.cachemiriana có nguồn gốc của Kashmir, cây có dáng khá cứng khi trồng ở một chỗ vườn đầy nắng. Ngắn ngày, sai hoa cho đến giữa tháng Tám.

L. thuringiaca hay Tree Lavatera là một trong chủng cây bụi đẹp sống ở Southern Ohio hoặc Pennsylvania, cây cao 4-6 mét tùy thuộc vào loài và đa dạng. Lavatera Aurea tuyệt đẹp vào mùa xuân với lá vàng, hoa hồng truyền thống , chết sau hai mùa hoa.

L.Bredon Springs có hoa màu hồng, lá màu xám-xanh mềm mại.

– Cây cẩm quỳ có tác dụng chống viêm, hoa và lá cẩm quỳ có đặc tính làm mềm rất tốt cho vùng da nhạy cảm, được dùng làm cao dán rút độc – Lá cẩm quỳ dùng để uống làm giảm kích thích ruột và nhuật tràng. – Cây cẩm quỳ kết hợp với cây bạch đàn làm thuốc chữa bênh ho và các bệnh khác về ngực. – Rễ cẩm quỳ kết hợp với cây thục quỳ kích thích mọc răng cho trẻ

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Tăng Tỉ Lệ Ra Hoa Và Đậu Trái Với Cây Đậu Xanh trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!