Xem Nhiều 3/2023 #️ Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hóa Học, Phân Vi Sinh # Top 12 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hóa Học, Phân Vi Sinh # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hóa Học, Phân Vi Sinh mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dự án nhà máy sản xuất phân bón hóa học, phân vi sinh

7/26/2011 Đăng bởi: admin

MÃ SỐ

TIPC.DANO – 02

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

– Với nhu cầu về phân bón của tỉnh Đắk Nông trong tương lai là rất lớn, trong khi đó nguồn nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh lại sẵn có. Bên cạnh đó, nếu đặt cơ sở sản xuất phân bón tại địa bàn tỉnh Đắk Nông thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Lào, Cămpuchia và Thái Lan.

– Trong vòng 5 năm tới nhu cầu này càng tăng do ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt. Đồng thời diện tích canh tác cũng được mở rộng, do đó nhu cầu phân bón cho cây trồng cũng tăng lên.

– Trong thực tế, thời gian qua tại Đắk Nông cũng đã hình thành một số cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ cung cấp cho thị trường tại chỗ nhưng so với nhu cầu thì khả năng cung cấp của các nhà máy sản xuất phân trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 30%, phần còn lại do các đơn vị sản xuất trong nước cung cấp.

– Nguồn nguyên liệu than bùn tại Đắk Nông, cụ thể mỏ ở xã Thuận An, huyện Đắk Mil với trữ lượng lớn và chất lượng tốt đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất phân vi sinh trong tương lai.

Từ những yếu tố trên việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón hóa học, phân vi sinh là thiết thực, chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư và lợi ích xã hội cho tỉnh Đắk Nông.

100% vốn nhà đầu tư hoặc liên doanh

QUY MÔ DỰ ÁN

1

– Tổng diện tích dự kiến xây dựng nhà máy khoảng 04 ha.

Vốn tự có

≥ 20%

– Máy móc thiết bị √

– Tiền mặt √

– Khác √

Vốn huy động

10%

– Cá nhân góp vốn

– Các doanh nghiệp khác

Vốn vay:

≤ 70%

– Vay trong nước √

– Vay nước ngoài √

– Điều kiện vay: Thế chấp tài sản và giá trị quyền sử dụng đất để vay tài chính.

5

Công suất

Dự kiến: 90.000 tấn/năm

6

Nhu cầu sử dụng lao động

– 150 công nhân lao động trực tiếp

– 15 cán bộ lao động gián tiế

THỜI HẠN

– Thời gian xây dựng nhà máy hoàn thành trong 1,5 năm

– Thời hạn hoạt động sản xuất kinh doanh: lâu dài

– Tỉnh Đắk Nông mong muốn được hợp tác với đối tác có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến và sản xuất hoá chất, đặc biệt là sản xuất phân bón hóa học, phân vi sinh.

– Yêu cầu về công nghệ: tiên tiến, đảm bảo môi trường.

– Khả năng tài chính: đảm bảo cho hoạt động của nhà máy.

– Khả năng tìm kiếm thị trường: thị trường trong nước ổn định, có khả năng xuất khẩu.

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY

1

Mô tả địa điểm: Nhà đầu tư có thể lựa chọn 01 trong 03 địa điểm sau để xây dựng nhà máy:

1.1 Cụm công nghiệp Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, nằm trên Quốc lộ 14, hướng về phía Nam dọc theo Quốc lộ 14 cách Trung tâm Gia Nghĩa khoảng 65 km; hướng về phía Bắc, cách Tp Buôn Ma Thuột khoảng 60 km về phía Bắc; hướng về phía Tây, cách cửa khẩu Đắk Peer sang Campuchia khoảng 05 km.

1.2 Cụm công nghiệp Đắk Song, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông nằm trên Quốc lộ 14, dọc theo QL 14 về phía Nam cách thị trấn Đức An, huyện Đắk Song khoảng 8 km, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 40 km, ngược về phía Bắc cách thị trấn Đắk Mil khoảng 17 km.

1.3 Xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông: được xác định vị trí như sau: thị trấn Kiến Đức là trung tâm huyện Đắk R’lấp, cách thị xã Gia Nghĩa theo QL 14 về phía Bắc khoảng 20km, cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 220 km về phía Nam. Từ thị Trấn Kiến Đức đi về phía Tây Nam khoảng 13 km là đến địa điểm xây dựng nhà máy.

2

Giá thuê đất hoặc giá QSD đất dùng để góp vốn:

– Hiện nay UBND tỉnh Đắk Nông chưa có quy định cụ thể về giá đất cho thuê tại cụm công nghiệp. Tuy nhiên, tỉnh sẽ áp dụng mức giá tối thiểu trong khung quy định của Chính phủ.

3

Lợi thuế so sánh của địa điểm dự án

– Vị trí đặt nhà máy thuận lợi về giao thông, nằm trên QL 14, huyết mạch của Tây Nguyên đi các vùng công nghiệp trọng điểm phía nam (Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh).

– Diện tích đất xây dựng nhà máy phần lớn đã giải phóng mặt bằng và do Nhà nước quản lý.

– Gần vùng nguyên liệu.

– Nhân công lao động giá rẽ.

4

Khó khăn của dự án

– Chưa đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tin liên lạc…

– Lao động phổ thông phần lớn chưa qua đào tạo ngành nghề.

NGUỒN NGUYÊN LIỆU

1. Nguyên liệu chính: Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy thực hiện ký hợp đồng với đơn vị khai thác than bùn tại huyện Đắk Song; xã Thuận An, huyện Đắk Mil và các vùng lân cận trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

2. Nguyên liệu phụ:

– Phân vô cơ: Mua tại thị trường Đắk Nông;

– Bã mía: Mua tại Công ty Cổ phần mía đường Đắk Nông;

– Men vi sinh vật và một số hóa chất: Được cung cấp từ Phòng Sinh hoá Trường Đại học Tây Nguyên và một số nhà cung cấp tại TP Hồ Chí Minh.

THUẬN LỢI CỦA TỈNH VÀ VÙNG

1

Diện tích: Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.515 km 2

2

3

Vị trí địa lý của tỉnh/vùng:

– Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía tây giáp nước Campuchia với 130 km đường biên giới.

– Nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên, có quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lăk, có quốc lộ 28 nối Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh.

– Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh có nền kinh tế trọng điểm phía nam và duyên hải Miền Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh về mở rộng thị trường các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao của mỗi nơi.

– Trong tương lai gần, khi dự án khai thác và chế biến bauxit được triển khai, tuyến đường sắt Đắk Nông – Di Linh – Cảng Khê Gà tỉnh Bình Thuận được xây dựng, sẽ mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh, nhất là công nghiệp phụ trợ ngành Bauxit và luyện Alumin.

4

Chi tiêu tăng trưởng

– Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 15,23%

– GDP bình quân đầu người năm 2008 (giá hiện hành ) đạt 12,93 triệu đồng.

– Sức mua đã tăng cường đáng kể trong thời gian qua nhờ mức sống của người dân ngày càng cao; tập quán tiêu dùng có nhiều thị hiếu khác nhau. Tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tỉnh (năm 2008) đạt 3.180 tỷ đồng .

– Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh (năm 2008) đạt 5.200 tỷ đồng.

– Lương bình quân : 1,2 triệu đồng/người/tháng

+ So với Hà Nội bằng: 60%

+ So với TP. HCM bằng : 40%

– So với các địa phương khác: Thông minh, hiếu học, cần cù, chịu khó.

6

Tình hình an ninh, chính trị, xã hội ổn định.

THÁCH THỨC CẦN LƯU Ý

1

Thách thức do vị trí địa lý

Là một tỉnh Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, diện tích rừng chiếm 56% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

– Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi, dân cư phân bố phân tán nên việc bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn và tốn kém, đặc biệt trong xây dựng mạng lưới đường giao thông, hệ thống điện tới các thôn bản vùng xa núi cao.

– Điều kiện thời tiết khí hậu những năm gần đây diễn biến bất thường: có lúc lượng mưa lớn vào mùa mưa gây lũ, có lúc nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi mạnh ảnh hưởng xấu tới cây trồng, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt dân cư.

2

Thách thức do trình độ phát triển kinh tế

– Đắk Nông là tỉnh có điểm xuất phát của nền kinh tế thấp; nguồn thu ngân sách trên địa bàn hạn chế, (Năm 2007 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 320 tỷ đồng, năm 2008 đạt 490 tỷ đồng).

– Năm 2008 cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông, lâm nghiệp vẫn ở mức cao 51%, công nghiệp xây dựng chiếm 27%, dịch vụ 22%.

– Tốc độ tăng trưởng năm 2008 đạt mức 15,23%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên mức trung bình nhưng chưa bền vững.

3

Thách thức do hạ tầng kỹ thuật

– Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ.

– Về giao thông: Mạng lưới giao thông của tỉnh Đăk Nông chủ yếu là đường bộ, chưa có đường sắt và đường hàng không.

– Về cấp điện: Đến cuối năm 2008 đã đưa điện lưới đến 100% số xã nông thôn, 99% thôn, buôn, bon có điện lưới quốc gia, 89% số hộ được sử dụng điện.

– Về cấp nước: Tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch toàn tỉnh còn thấp, cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn chủ yếu là các nước giếng khoan, giếng đào và các bể chứa nước mưa có dung tích 2-10m3/bể. Ở những vùng cao, vùng nước ngầm hạn chế, nhiều vùng dân cư vẫn sử dụng nước khe, suối.

– Về bưu chính viễn thông: một số vùng sâu, vùng xa chưa phủ sóng điện thoại di động.

4

Thách thức do tình hình nhân lực

– Trong cơ cấu lao động theo ngành, số người tham gia sản xuất nông, lâm, thủy sản còn cao chiếm 80%, lao động công nghiệp – xây dựng 4%; lao động dịch vụ 16%.

– Số lượng lao động kỹ thuật được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động xã hội (khoảng 10,7%).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DỰÁN

1

Thuế nhập khẩu

Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP, ngày 08/12/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

3

Được miễn 11 năm tiền thuê đất thực hiện dự án phải nộp cho ngân sách Nhà nước.

4

– Nếu nhà đầu tư tự bỏ kinh phí đào tạo lao động tại các cơ sở đào tạo trong nước, với quy mô từ 30 người trở lên cho mỗi lần đào tạo và thời gian đào tạo là 12 tháng. Cụ thể hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, lao động thuộc diện hộ nghèo, lao động thuộc diện gia đình chính sách; hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo lao động đối với người có hộ khẩu thường trú tại Đắk Nông.

– Việc đền bù giải phóng mặt bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông chịu trách nhiệm và bàn giao mặt bằng xây dựng nhà máy cho nhà đầu tư.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

1

Hiện trạng các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

– Trong thực tế, thời gian qua tại Đắk Nông cũng đã hình thành một số cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ cung cấp cho thị trường tại chỗ và sản lượng phân vi sinh được sản xuất hàng năm không ngừng được tăng lên. Nhưng so với nhu cầu thì khả năng cung cấp của các nhà máy sản xuất phân trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 30%, phần còn lại do các đơn vị sản xuất trong nước cung cấp.

3

Khả năng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Đắk Nông

– Đắk Nông là tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 6.513 km 2; trong đó, đất lâm nghiệp 364.599 ha, đất nông nghiệp 225.244 ha. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, trong những năm qua Đắk Nông đã nhanh chóng sử dụng và khai thác có hiệu quả diện tích đất hiện có.

– Với diện tích trồng trọt khá lớn nên nhu cầu phân bón hàng năm cho các loại cây trồng chiếm một lượng đáng kể. Năm 2008, tại thị trường Đắk Nông ước tính đã tiêu thụ lượng phân NPK khoảng 130.000 tấn, phân hữu cơ vi sinh khoảng 120.000 ngàn tấn. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày nay, loại phân sinh học đang thay thế dần loại phân vô cơ vốn làm cho đất thái hóa dần theo thời gian sử dụng.

– Nếu chỉ tính bình quân 1 tấn phân vi sinh cho 1 ha canh tác thì nhu cầu phân vi sinh của tỉnh là 225.244 tấn/năm. Trong vòng 5 năm tới nhu cầu này càng tăng do ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật ứng dụng trong trồng trọt. Đồng thời diện tích canh tác cũng được mở rộng, do đó nhu cầu phân bón cho cây trồng cũng tăng lên.

GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

1

Yêu cầu về công nghệ

– Tiên tiến, hiện đại, dây chuyền khép kín

– Đảm bảo môi trường

2

Yêu cầu về chuyển giao công nghệ

– Thời gian: Do các bên thoả thuận

– Giá cả công nghệ: Hợp lý

MÁY MÓC THIẾT BỊ

1

Yêu cầu máy móc thiết bị

– Loại thiết bị: Nhập ngoại

– Tỷ lệ: mới, đồng bộ 100%

2

Yêu cầu mức độ đối với máy móc thiết bị đã qua sử dụng

– Loại thiết bị: mới, hiện đại

– Mức độ đã qua sử dụng: không nhập máy và công nghệ cũ.

CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ

Tổng vốn đầu tư: 42 tỷ đồng. Trong đó:

HIỆU QUẢ DỰ ÁN

1

Khẳ năng kinh doanh: ( đơn vị tính: triệu USD )

Năm

0

1

2

20

Doanh thu

0

0

0,37

0,97

Chi phí

1,02

1,02

0,34

0,40

5

Hiệu quả xã hội:

– Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất sẽ giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 150 -200 lao động tại địa phương với mức thu nhập 1.500.000 đến 2.000.000 đồng/tháng, góp phần bảo đảm trật tự an ninh tại địa phương.

– Đáp ứng phần nào nhu cầu phân vi sinh trên địa bàn tỉnh, tham gia vào việc phát triển nông nghiệp nông thôn trong tỉnh và khu vực lân cận.

– Góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cho địa phương, thúc đẩy phát triển hàng hóa, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tham gia đóng góp vào công trình phúc lợi ở địa phương.

– Dự án sẽ góp phần đóng góp vào Ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế và phí phát sinh trong quá trình hoạt động.

THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN

1

Diện hồ sơ dự án: Đăng ký cấp giấy phép đầu tư

4

5

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

Trung tâm xúc tiến Đầu tư,Thương mại và Du lịch tỉnh Đắk Nông

Địa chỉ: Khu Trung tâm Hội nghị tỉnh, đường Lê Lai, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Điện thoại: 84-0501-3-547 534

Fax : 84-0501-3-548 005

Email: tipc.dano@gmail.com

Dự Án Đầu Tư Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Hữu Cơ Uraimekong

MỤC LỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH HỮU CƠ

II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ.

– Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ.

– Địa điểm xây dựng: xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long.

– Hình thức quản lý: Sau khi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư sẽ tiến hành thành lập Ban quản lý dự án để quản lý triển khai xây dựng thực hiện dự án.

– Tổng mức đầu tư: Tổng vốn đầu tư là 86.238.000.000 đồng

a) Vốn tự có: 25,871,400.000 đồng.

.b) Vốn vay: 60,366,600.000 đồng..

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội,

III.1. Tổng quan thị trường.

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu các loại nông sản chính như cà phê, lúa gạo, hồ tiêu, cao su…với sản lượng đứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trên thị trường, việc xuất khẩu bị gián đoạn và giá trị xuất khẩu liên tục giảm do chất lượng sản phẩm không đảm bảo với việc tồn dư lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy, với việc làm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian dài đã làm cho nông sản Việt ngày càng thất thế trên thị trường thế giới và còn có nguy cơ mất chỗ đứng ngay tại thị trường trong nước.

Những năm gần đây, việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển với mức độ tập trung cao và được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Do đó, việc sản xuất nông nghiệp sử dụng các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng được chú trọng và là xu hướng tất yếu của nông nghiệp.

III.2. Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sạch.

Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trở thành tiêu điểm quan tâm không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.

Nông nghiệp sạch, dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các biện pháp cải tạo đất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó, vai trò đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp phần cải thiện đặc tính vật lý, hoá học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng. Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật đất: Các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như ức chế sự hoạt động của các loài vi sinh vật gây bất lợi cho cây trồng.

Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Bện cạnh việc bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực, cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hoá học, đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững.

Canh tác nông nghiệp sạch chú trọng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh hạn chế hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học góp phần cải thiện chất lượng nông sản, độ phì nhiêu của đất, đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững trong khi vẫn đảm bảo khả năng duy trì năng suất cây trồng. Việc kết hợp nấm Trichoderma trong phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ cây trồng trong việc phòng trừ bệnh như bệnh héo rũ trên dây dưa leo. Ngoài ra, các chủng vi sinh vật có ích khác khi được bổ sung vào phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện độ phì tự nhiên của đất, giảm chi phí do phân bón vô cơ. Hàm lượng carbon cao và có chất lượng trong phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện tính bền vật lý đất và hấp phụ một số nguyên tố gây bất lợi cho cây trồng. Vì thế nông dân cần chịu khó tự ủ phân hữu cơ kết hợp thêm các dòng vi khuẩn, nấm có lợi để bón vào đất trong canh tác.

Hiệu quả lâu dài của phân hữu cơ sinh học sẽ được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng nhằm hướng tới một nền nông nghiệp, bền vững đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và an toàn cho con người.

III.3. Xu thế và nhu cầu phân bón hữu cơ.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp, mỗi năm Việt Nam đang tiêu thụ hơn 10 triệu tấn phân vô cơ trong đó phân hữu cơ chỉ khoảng chiếm 10% với 1 triệu tấn. Nhằm chuyển từ nền nông nghiệp phụ thuộc vào hóa chất sang nền nông nghiệp hữu cơ, Chính phủ đã yêu cầu ngành nông nghiệp có giải pháp để thực hiện chủ trương tăng mức sử dụng phân hữu cơ lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 5 triệu tấn/năm vào năm 2025.

Theo đánh giá của Công ty tư vấn Axis Research (là đơn vị được PVFCCo thuê làm báo cáo đánh giá thị trường phân hữu cơ từ năm 2012) thì sản lượng tiêu thụ phân bón hữu cơ trong nước đang ngày một tăng, cụ thể: 600 nghìn tấn/năm vào năm 2010; Xấp xỉ 1 triệu tấn/năm – 2015; 2 triệu tấn/năm – 2020; Trên 4 triệu tấn/năm – 2025; và trên 10 triệu tấn/năm vào năm 2030.

ĐVT: Tấn.

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Cục Hóa Chất, Axis Research tổng hợp và dự báo.

Vĩnh Long nằm trong vùng Tây Nam Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và là địa phương có thế mạnh và tiềm năng phát triển nông nghiệp, trong đó sản lượng lúa, rau màu, thanh chúng tôi cấp cho thị trường hằng năm tương đối lớn.

Các tỉnh Tây Nam Bộ có tổng diện tích tự nhiên 40.548,2 km², có khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp đất trồng. Trong đó cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.

Nếu chỉ tính bình quân 2 tấn phân bón hữu cơ vi sinh cho 1 ha canh tác thì nhu cầu phân bón hữu cơ vi sinh của Tây Nam Bộ sẽ từ 5,2 triệu tấn/năm. Trong vòng 5 năm tới nhu cầu này càng tăng do ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật ứng dụng trong trồng trọt. Đồng thời diện tích canh tác cũng được mở rộng, do đó nhu cầu phân bón cho cây trồng cũng tăng lên rõ rệt, đặc biệt là phân bón hữu cơ vi sinh được dự báo là có nhu cầu ngày một tăng cao khi nền nông nghiệp của chúng ta đang hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ (Organic).

V. Mục tiêu dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ.

V.1. Mục tiêu chung.

– Với mục đích đẩy mạnh phong trào sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững cũng như góp phần vào việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, tận dụng các nguồn than bùn và chất thải hữu cơ sẵn có.

– Với nguồn nguyên liệu than bùn cùng một số chủng vi sinh vật và các loại phân khoáng đơn cần thiết, thông qua các quá trình ủ xử lý nguồn nguyên liệu, phối trộn và bổ sung các nguồn dưỡng chất, để cho ra đời các loại phân hữu cơ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cần thiết cho ngành sản xuất nông nghiệp cũng như những đòi hỏi khắt khe của thị trường.

– Từ đó góp phần tạo bước đà đột phá cho sự hình thành và phát triển, đáp ứng cho quá trình chuyển mình đi lên của nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

V.2. Mục tiêu cụ thể.

Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao với tổng sản lượng hàng năm khoảng 30.000 tấn. Gồm các loại như sau:

– Giải quyết việc làm cho lao động của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

I. Quy mô sản xuất của dự án.

II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường

Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội thì ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón hóa học trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đất, gây ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nông sản, tồn dư phân bón trong sản phẩm nông nghiệp, và gây tổn hại đến sức khỏe con người. Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp, đặc biệt là phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ cao là hướng đi đúng đắn và ngày càng được mở rộng góp phần cải tạo chất lượng đất, giảm ô nhiễm môi trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia rộng và sâu hơn vào các hiệp định thương mại như WTO, FTA… và gần đây nhất là TPP, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội lớn thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Canada… Muốn thâm nhập các thị trường này, nông sản Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của từng nước, trong đó yếu tố sạch và an toàn được đặt lên hàng đầu. Do đó, bắt buộc người nông dân Việt Nam cần thay đổi tập quán canh tác với việc sử dụng nhiều hơn các loại phân bón hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng nhằm tạo ra những sản phẩm nông sản đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Phân hữu cơ giúp cải tạo thành phần kết cấu đất, tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác và qua đó góp phần tăng năng suất cây trồng và. Thứ nhất chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng; Thứ hai chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn; Thứ ba, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Tính trung bình, khối lượng phân bón hữu cơ sử dụng trên một hecta đất trồng cao hơn so với phân bón vô cơ (theo khuyến cáo của Cục trồng trọt và các nhà SX phân hữu cơ: Lượng phân chuồng (phân hữu cơ truyền thống) được Cục Trồng Trọt khuyến cáo sử dụng là 10-20 tấn/ha. Các công ty sản xuất phân bón hữu cơ hướng dẫn sử dụng trung bình 1.000-2.000 kg/ha, tùy theo loại cây trồng. Báo cáo Axis -2010). Trong khi đó tính đến năm 2014, khối lượng phân bón hữu cơ cung cấp ra thị trường chỉ tương đương 5% nhu cầu về phân bón nói chung (Nhu cầu phân bón hữu cơ, phân bón lá trên thị trường trong năm 2014 vào khoảng 500.000 tấn trong khi tổng nhu cầu phân bón các loại vào khoảng 11 triệu tấn. Nguồn: Báo cáo thường niên PVFCCo). Do đó, tiềm năng tăng trưởng của các sản phẩm hữu cơ là rất cao.

Với vai trò đóng góp quan trọng và cùng phát triển với ngành nông nghiệp thì nhiều nhà máy sản xuất phân hữu cơ nội địa ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Đặc biệt ở thị trường Miền Tây Nam Bộ, nhu cầu phân hữu cơ chất lượng cao rất lớn do tập trung các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng phân bón lớn. Hiện nay, các công ty phân bón trong nước đều chưa sản xuất được mặt hàng chất lượng cao này mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Do tính khác biệt, sản phẩm nhập khẩu có giá cao hơn so với các mặt hàng hữu cơ truyền thống, góp phần gia tăng biên độ lợi nhuận của các đại lý phân phối. Do đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước là hướng đi bền vững, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm nội địa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh/kinh tế của đơn vị.

1. Thị trường tiêu thụ.

Theo đánh giá của Công ty Axis Research, khu vực Miền Nam có diện tích lúa, cây rau màu lớn và có nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cao, mặt khác khu vực này có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân hữu cơ là than bùn với trữ lượng lớn và các nguồn chất bã thải từ các nông trại, nhà máy chế biến thủy hải sản, phụ phẩm nông nghiệp do vậy Miền Nam có vị trí vừa là thị trường tiêu thụ lớn vừa gần với vùng nguyên liệu nên được đánh giá khá thuận lợi để đặt nhà máy sản xuất phân hữu cơ.

Quy mô đầu tư:

Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:

– Diện tích đất sử dụng: 2,8 Ha.

– Sản phẩm đầu ra: Phân vi sinh hữu cơ

– Quy mô kiến trúc xây dựng:

Quy mô kiến trúc xây dựng:

2. Vốn đầu tư:

Trong đó bao gồm:

Bảng tổng mức đầu tư của dự án

Chi phí xây dựng

Tổng mức đầu tư

4.2. Nguồn vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư là 86.238.000.000 đồng ( Bằng chữ: Tám mươi sáu tỷ, hai trăm ba mươi tám triệu đồng chẵn)

Liên hệ tư vấn:

Nhà Máy Sản Xuất Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học

Lĩnh vực: Sản xuất và chế biến

Tên dự án: Đầu tư Nhà máy sản xuất hóa chất, chế phẩm sinh học

Mục tiêu dự án: Phát triển công nghiệp địa phương, phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Sự phù hợp với quy hoạch:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện/thành phố Cà Mau: Quyết định 537/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/4/2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch sử dụng đất: Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất huyện Cái Nước, U Minh tỉnh Cà Mau.

Quy hoạch phát triển ngành: theo Quyết định 2135/QĐ-UBND tỉnh ngày 09/12/2016 về việc quy hoạch phân khu xây dựng KCN Hòa Trung, tỷ lệ 1/2000, huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau; theo Quyết định 1307/QĐ-UBND tỉnh ngày 08/9/2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỷ lệ 1/2000.

Hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp; 100% vốn doanh nghiệp.

Quy mô dự án:

Quy mô xây dựng (dự kiến): 2 ha

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp:sản xuất hóa chất, chế phẩm sinh học.

Vốn đầu tư dự kiến: Theo dự án đề xuất của nhà đầu tư.

Thời gian dự kiến thực hiện: Năm 2018 – 2020

Địa điểm thực hiện:

KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Diện tích đất dự kiến sử dụng: 2 ha.

Hiện trạng khu đất:

KCN Hòa Trung: Đất công nghiệp; Chưa giải phóng mặt bằng, chi phí bồi thường GPMB bình quân: 02 tỷ đồng/ha.

KCN Khánh An: Đất công nghiệp; Đã giải phóng mặt bằng, chi phí bồi thường GPMB bình quân: 01 tỷ đồng/ha.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo các quy định chuyên ngành: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau.

Các điều kiện nhà đầu tư (trong nước, nước ngoài) cần phải đáp ứng trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án theo các quy định chuyên ngành: Có vốn thuộc sở hữu để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án, có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha.

Ưu đãi đối với dự án:

Ưu đãi về tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Ưu đãi thuế Xuất nhập khẩu: Miễn Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, thiết bị, máy móc để tạo tài sản cố định của dự án.

Cơ sở hạ tầng:

– Cơ sở hạ tầng: Chưa đầu tư.

– Cấp điện: Công ty điện lực Cà Mau,

– Cấp nước: Công ty cấp thoát nước và công trình đô thị Cà Mau,

– Thông tin liên lạc: Viễn Thông Cà Mau.

– Giao thông:

+ Đường bộ: nằm gần tuyến Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Cà Mau: 5 km, TP. Cần Thơ: 155 km, TP. Hồ Chí Minh: 335 km theo tuyến đường Quốc lộ 1A và Đường Quảng lộ Phụng Hiệp. Tiếp giáp tuyến đường hành lang ven biển phía Nam (Cà Mau – Kiên Giang – Phnôm Pênh – Băng cốc là 720 km.

+ Đường thủy: Gần các cảng sông Gành Hào, kênh sáng Lương Thế trân thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. + Khoảng cách vị trí dự án đối với hệ thống vận chuyển xuất khẩu hàng hóa (cảng biển): cách Cảng Cà Mau: 6km, Cảng Năm Căn: 48 km, Cảng Cần Thơ: 290 km, Cảng Sài Gòn: 396 km, tàu 2.000 tấn có thể đi lại dễ dàng.

Lễ Khởi Công Xây Dựng – Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học R.e.p

Sáng ngày 17/03/2020, Công ty Cổ phần Công Nghệ Sinh học R.E.P cùng Tổng thầu thi công Công ty Cổ phần Incon Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ khởi công Dự án Nhà máy Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học R.E.P tại đường Nguyễn Ái Quốc, Khu công nghiệp Nhơn Trạch III, tỉnh Đồng Nai.

Lễ khởi công Dự án – Nhà máy Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học R.E.P

Lễ khởi công chính thức đánh dấu việc khởi công xây dựng nhà máy mới và là bước khởi đầu cho giai đoạn phát triển mới của công ty. Sau khi hoàn thành, nhà máy mới sẽ hỗ trợ về năng lực sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành hợp lý phù hợp với yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.

Ông Ngô Quốc Cường – Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần CNSH R.E.P phát biểu

Với dự án này, Ban giám đốc công ty R.E.P sẽ mang đến môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên, đúng như những giá trị cốt lõi ban đầu đã được đặt ra.

Chủ đầu tư R.E.P và Tổng thầu công trình Incon ký kết hợp đồng

Trong buổi lễ, ông Ngô Quốc Cường – Tổng Giám đốc công ty R.E.P đã bày tỏ sự cảm kích trước sự hỗ trợ của ông Nghiêm Xuân Thủy – Đơn vị Tư vấn Quản lý Dự án, ông Nguyễn Thanh Bình – Đại diện KCN Nhơn Trạch III và các thành viên trong Ban quản lý KCN, Đại diện Ngân hàng Quân Đội đã hỗ trợ và giúp buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp.

Các đại biểu tiến hành nghi thức động thổ

Dự án Nhà máy Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học R.E.P sẽ hoàn thành đúng tiến độ và giúp công ty có thể vươn lên lọt top đầu trong nước và quốc tế như mục tiêu công ty đã đưa ra trước đó.

Phòng Truyền thông R.E.P

Bạn đang xem bài viết Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hóa Học, Phân Vi Sinh trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!