Xem Nhiều 3/2023 #️ Độ Ẩm Cho Hoa Lan Sinh Trưởng # Top 9 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Độ Ẩm Cho Hoa Lan Sinh Trưởng # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Độ Ẩm Cho Hoa Lan Sinh Trưởng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhiệt Độ – Ánh Sáng – Độ Ẩm Cho Hoa Lan Sinh Trưởng

I. Nhiệt Độ

Nhiệt độ tác động ở cây  hoa lan qua con đường quang tổng hợp. Ta biết rằng cường độ quang hợp gia tăng theo nhiệt độ: thường khi nhiệt độ tăng 10 độ C thì tốc độ quang hợp tăng lên gấp đôi. Chính vì vậy mà nhiệt độ cao làm gia tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan. Vì lý do này mà vào mùa nắng ta tăng lượng phân bón cho lan để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gia tăng ấy.

Không khí luân chuyển sẽ giúp tránh được điều đó. Phần lớn cây lan chịu được nhiệt độ thấp của ban đêm, ngắn hạn thôi chứ không dai dẳng. Ngược lại nhiệt độ cao dai dẳng trong đêm không tốt cho cây vì tiến trình hô hấp gia tăng. Chúng ta mong muốn tăng tỷ lệ quang hợp để tạo dự trữ cho sự tăng trưởng và trổ hoa của cây lan, nhưng sự hô hấp cao sẽ dùng hết chất đường và nhựa cũng nhanh bằng lúc phản ứng quang hợp tạo ra chúng. Quang hợp thì diễn tiến suốt ngày còn hô hấp thì diễn ra suốt ngày và đêm. Bằng cách làm chậm đi sự hô hấp về đêm, thì các chất tổng hợp được ban ngày sẽ không bị sử dụng hết! Có thể làm giảm sự hô hấp ấy bằng cách hạ nhiệt độ ban đêm xuống. Như vậy sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm (biên độ nhiệt) có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan.

 

Kết hợp giàn lan với tiểu cảnh nước để điều hòa nhiệt độ cho cây

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số lan: ở lan Bạch câu Dendrobium crumenatum đòi hỏi giảm nhiệt độ đột ngột khoảng 5-6 đô C trong vài giây đồng hồ thì khoảng 9 ngày sau chúng sẽ nở hoa đồng loạt. Ở 18,5 độ C Paphiopedilum insigne và Dendrobium nobile chỉ tiếp tục tăng trưởng mà không ra hoa nhưng chúng sẽ ra hoa khi nhiệt độ hạ xuống 13 độ C hay thấp hơn. Ở Cymbidium cũng vậy, nhưng ở đây có sự tham gia của ánh sáng. Phalaenopsis schileriana chỉ ra hoa khi nhiệt độ ban đêm giảm xuống dưới 21 độ C.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá thấp thì sẽ làm cho nước trong tế bào của cây kết tinh thành nước đá, làm gia tăng thể tích, phá vỡ các cấu trúc tế bào. Ngược lại, nhiệt độ tăng quá cao thì sự quang hợp ngừng lại vì nguyên sinh chất trong tế bào đặc quánh lại do mất nước, cây ngừng hô hấp và chết đi.

Và như vậy, chúng chỉ phát triển tốt nhất ở trong khoảng nhiệt độ cực đại là 35 độ C, nhiệt độ tối hảo là 27 độ C.

Rõ ràng nhu cầu nhiệt độ ở cây lan có khác nhau nên ta gặp chúng tập trung thành những nhóm lan khác nhau ở những vùng nhiệt độ khác nhau: lan vùng núi cao, lan vùng đồng bằng, lan vùng nhiệt đới, lan vùng ôn đới.

Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ, ta chia lan ra thành 3 nhóm

Nhóm  cây hoa lan ưa nóng: chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 21 độ C, ban đêm không dưới 18,5 độ C. Chúng thường ở vùng nhiệt đới.

Nhóm cây hoa lan ưa lạnh: chịu nhiệt độ ban ngày không quá 14 độ C, ban đêm không quá 13 độ C. Chúng thường ở vùng hàn đới, ôn đới và các chỏm núi cao vùng nhiệt đới.

Nhóm cây hoa lan chịu nhiệt độ trung bình: thích hợp với nhiệt độ ban ngày không dưới 14,5 độ C, ban đêm không dưới 13,5 độ C.

 

Do đó, ở thành phố Hồ Chí Minh không dễ gì trồng có hoa các giống Lycaste, Cymbidium … của vùng lạnh. Ngược lại, ở Đà Lạt lại khó phù phợp với Arachnis, Dendrobium … của vùng nóng. Trong khi đó, Cattleya thích hợp cho cả thành phố Hồ Chí Minh lẫn Đà Lạt, vì chúng là giống lan xuất xứ của vùng cận nhiệt đới nên có thể trồng ở vùng nhiệt đới lẫn ôn đới, nơi nóng cũng như xứ lạnh.

II. Ánh Sáng

Ánh sáng là tối cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa lan. Ánh sáng đem năng lượng cần thiết cho phản ứng quang tổng hợp:

nhờ vậy mà cây lan tạo ra được chất dinh dưỡng. Khi ánh sáng ít (vì cường độ sáng yếu hoặc thời gian chiếu ánh sáng ít (vì cường độ sáng yếu hoặc thời gian chiếu sáng không lâu) thì cây không tạo ra đủ đưỡng liệu để sống. Nếu mỗi ngày chỉ có 8 giờ sáng thì nhiều câu không thể sống được.

Vì cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với cường độ sáng cho nên những ngày nắng, cây cần nhiều nước và muối khoáng để tạo ra dưỡng chất hơn là lúc trời âm u, đó là lý do khiến ta phải tăng lượng nước tưới và phân bón vào mùa nắng, giảm đi vào mùa mưa hoặc không nên bón phân vào những ngày trời âm u, tối.

Sử dụng lưới cắt nắng để giảm cường độ sáng

Ánh sáng gia tăng dần từ 7 giờ, cực đại vào lúc trưa rồi giảm dần vào buổi chiều. Sau 17 giờ và trước 7 giờ cường độ sáng không đáng kể. Vì cường độ sáng cực đại vào lúc trưa nên nếu cây lan tiếp xúc với nắng lúc ấy thì sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy lá nên phải làm giàn che.

Ánh sáng còn chi phối việc ra hoa ở một số loài. Hầu hết các giống Cattleya, Dendrobium … nếu thiếu sáng thì cây không ra hoa, vì vậy các nghệ nhân thường “phơi nắng” để ép chúng ra hoa.

Ánh sáng cần thiết cho sự quang hợp, nhưng nhu cầu ấy lại khác nhau ở mỗi cây lan. Đối với những cây chịu rợp (thường mọc dưới tán rừng dày), khi cường độ sáng yếu thì cường độ quan hợp đã gia tăng cực đại, nếu gia tăng cường độ sáng hơn nữa thì nó lại ngừng quang hợp. Ngược lại, ở cây chịu sáng như Renanthera, Vanda lá hình trụ …, cường độ quang hợp tăng theo cường độ sáng nên đối với những cây này khi ánh sáng yếu thì cường độ quang hợp giảm đo đó chúng sẽ thiếu thức ăn, cây sẽ suy yếu hoặc không có hoa.

Tuỳ theo nhu cầu ánh sáng, ta chia lan ra làm 3 nhóm:

Nhóm hoa lan ưa sáng: đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% nắng trực tiếp. Gồm các loài của Vanda lá hình trụ, Arachnis, Renanthera 

Nhóm hoa lan ưa nóng: đòi hỏi ít ánh sáng, khoảng 30% ánh nắng như các giống Phalaenopsis, Paphiopedilum

Nhóm hoa lan trung gian: có nhu cầu ánh sáng khoảng 50% đến 80% ánh sáng như Cattleya, Dendrobium 

 

Tuỳ theo nhu cầu ấy mà ta quyết định cách thức làm giàn che cho phù hợp. Tuy nhiên, nhiều nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng … tác động vào khả năng chấp nhận ánh sáng của cây lan. Vì vậy, ta thấy có nhiều chậu lan Cattleua hay Dendrobium, thậm chí cả Ngọc Điểm (Rhynchostylis gigantea) theo lý thuyết chỉ thích hợp với độ nắng 80% trở xuống lại có thể sống tốt và ra hoa ở ngoài nắng 100%.

Vấn đề độ ẩm, độ thông thoáng và cả nhiệt độ ở nơi trồng chúng đã giúp chúng thích nghi với lượng nắng cao hơn nhu cầu . Trường hợp các cây lan có thể phát triển tốt và ra hoa dưới cường độ sáng cao hơn mức bình thường nếu sức nóng thừa ở cường độ ấy được giải toả một cách hiệu nghiệm; vì vậy khi nắng gắt, nhiệt độ cao chúng ta làm hạ nhiệt độ bằng cách tăng độ ẩm (tưới vườn) tăng sự thông thoáng (quạt gió). Ngược lại trong mùa mưa, mây phủ nhiều ngày rồi buổi sáng hôm sau trời trong, nắng gắt, các cây bị nóng nhanh, hơi nước thoát ra nhanh khiến rễ cây không cung cấp kịp nước, cây trở nên xác xơ. Trong trường hợp này nụ hoa là phần mong manh nhất của cây lan, sẽ bị tổn thương trước hết: quặt quẹo, vàng và rụng nụ – hoặc chóng tàn.

Có mối liên hệ giữa ánh sáng cao và nhiệt độ cao đã làm cản trở việc phát triển các cây lan vùng nhiệt đới. Việc cung cấp đủ ánh sáng cho cây thích bóng râm là tương đối dễ, nhưng cung cấp đủ ánh sáng cho cây mọc bình thường ngoài nắng là điều khó khăn vì khi cường độ sáng tăng thì sức nóng tăng, khó lòng làm thoát nhiệt độ dư thừa đó – vì vậy mà ở vùng lạnh như Đà Lạt, Sapa … Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), Lan Hài (Paphiopedilum) dễ phát triển hơn là Vanda,Mokara … Nếu cây lan nhận được ánh sáng quá thấp, dưới nhu cầu thì lại nảy sinh những vấn đề khác: Những hành giả mới thường yếu và cao lỏng khỏng, lá xanh đậm khác thường, sự ra hoa giảm hoặc không có hoa.

Thời gian có ánh sáng, gọi là độ dài của ngày, kiểm soát sự phát triển chồi hoa ở một số giống loài lan, một số cây tạo nụ hoa lúc ngày ngắn, số khác tạo nụ hoa lúc ngày dài. Biết được điều này ta có thể điều khiển cho chúng trổ hoa theo yêu cầu.

Dù ở ngay tại một vườn lan, cây hoa lan vẫn nhận được ánh sáng có mức độ khác nhau do vị trí của nó: ở bìa vườn hay giữa vườn, bóng lá của cây này so với cây kia. Vị trí của lá là yếu tố không thể bỏ sót trong việc ánh sáng có vào được tối đa hay không. Vì vậy mật độ cây có ảnh hưởng đến tình trạng cây.

III. Độ Ẩm

Các cây lan, nhất là phong lan, sống bám trên các cây cao, chúng lấy nước từ các trận mưa, từ hơi nước trong không khí. Chính độ ẩm quyết định sự hiện diện của các loài phong lan.

Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất tạo độ ẩm cho hoa lan là mưa, nhưng không phải là mưa to hay mưa nhỏ mà chính là sự phân bố mưa trong năm mới thật sự quan trọng: mưa rải rác tạo độ ẩm cao hơn mưa tập trung, vì vậy mà các vùng mưa nhiều, độ ẩm cáo sẽ có nhiều phong lan.

Nước từ các trận mưa, từ không khi làm vào rễ, di chuyển qua thân và thoát hơi nước qua lá. Sự di chuyển ấy là vô cùng quan trọng đối với việc tạo độ ẩm cho lan vì nó giúp cho việc vận chuyển thực phẩm trong cây. Nhu cầu lượng nước ấy là rất lớn cho nên phải tưới nước thường xuyên.

Cây thiếu nước vì hiện tượng thoát hơi nước xảy ra qua lá. Sự thoát hơi nước là hiện tượng bốc hơi cho nên nó tuỳ thuộc vào độ ẩm; nếu không khí no hơi nước (bão hòa) thì không có sự thoát hơi nước, nhưng nếu không khí khô ráo thì sự thoát hơi nước gia tăng. Vì vậy vào ban ngày, ánh sáng một mặt làm cho không khí nóng khô nên cường độ thoát hơi nước tăng mau. Nhưng nếu không khí quá khô thì khí khẩu đóng lại và sự thoát hơi nước ngừng.

Phun sương tạo ẩm cho hoa lan

Sự quang hợp và hô hấp rất cần nước cho nên khi thiếu nước thì các phải ứng biến dưỡng giảm đi hay ngừng nghỉ. Sự thiếu nước xảy ra vào mùa khô, lúc ấy lá khô héo rụng đi, cường độ quang hợp thấp. Để tránh việc giảm độ ẩm gây hại cho hoa lan, vào mùa khô hạn, các địa lan thường héo khô thân lá, chỉ còn củ sống nghỉ dưới mặt đất, chờ mùa mưa là phát triển trở lại. Còn đối với phong lan, sống ở vùng khô thì có lá mập và dày để dự trữ nước, có lớp cutin dày ở mặt ngoài của lá để chống lại sự thoát hơi nước hoặc phiến lá nhỏ lại hay biến thành hình trụ như trường hợp của Vanda teres, hoặc thậm chí là vàng rụng đi như Báo hỷ (Dendrobium secundum). Đây là cơ chế sinh tồn khi độ ẩm cho hoa lan không đạt yêu cầu mà người trồng cần phải nắm rõ.

Nhưng không phải tất cả nước vào cây đều bị thoát hơi ra ngoài. Thật ra nước là thành phần quan trọng chiếm tỷ lệ 60-90% trọng lượng của cây lan. Nước ở trong cây ở 3 trạng thái. Phần lớn là nước tự do làm tan các chất, như nước ở nhựa cây; chính sự thoát hơi nước làm cây héo đi vì mất lượng nước này. Phần còn ại là nước liên kết như nước ở các mao quản, nước tẩm ở trong celuloz, ở trong tinh bột … và cuối cùng là nước cấu tạo dự phần mật thiết trong sinh thái của cây. Mất lượng nước này thì cây sẽ chết.

Việc chọn địa điểm thích hợp cho việc lập vườn lan sẽ giúp ta giảm được rất nhiều công sức chăm sóc cho lan, trong đó yếu tố độ ẩm cho hoa lan là yếu tố quan trọng bậc nhất vì trong thiên nhiên chính yếu tố độ ẩm chi phối mật độ lan ở vùng. Về phương diện này, ta cần lưu ý 3 loại độ ẩm:

– Độ ẩm của vùng là độ ẩm của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết lập vườn lan. Ẩm độ của vùng do điều kiện địa hình, địa lý ở nơi ấy định đoạt. Ví dụ độ ẩm của vùng cạnh sông rạch cao hơn độ ẩm của vùng đồng trống nhiều gió, độ ẩm của vùng đồi trọc sẽ thấp hơn ẩm được của vùng có vườn cây ăn trái …

– Độ ẩm của vườn là độ ẩm chính ngay trong vườn lan, độ ẩm này có thể cải tạo theo ý muốn bằng cách đào ao, làm mương rãnh, trồng cây, rải cát, làm giàn che, tưới nước …

– Độ ẩm trong chậu còn gọi là độ ẩm cục bộ, tuỳ thuộc cấy tạo giá thể (chất trồng), thể tích của chậu, loại chậu, vị trí đặt chậu, cách tưới nước, nghĩa là hoàn toàn tuỳ thuộc vào kỹ thuật của người trồng lan.

Sự hài hoà độ ẩm sẽ theo chiều thuận: từ vùng rộng lớn đến vùng nhỏ hơn. Nghĩa là nếu độ ẩm của vùng cao thì độ ẩm của vườn sẽ cao và độ ẩm của chậu cũng sẽ cao. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng điều chỉnh độ ẩm hoàn hảo nhất cho sự phát triển của cây lan. Ví dụ ở vùng có độ ẩm thấp (khô) thì ta cấu tạo giá thể bằng những vật liệu giữ ẩm mạnh như xơ dừa, hoặc tăng số lần tưới nước lên … Nhưng cần lưu ý là độ ẩm cho hoa lan của vùng cao thì vẫn tốt hơn độ ẩm cục bộ trong chậu cao, vì độ ẩm trong chậu cao sẽ giữ nước nhiều, gây úng thối, làm hư bộ rễ của cây lan, rễ lan luôn cần thoáng chứ không chịu được sự ngộp nước. Do đó chọn địa điểm thiết lập vườn lan phù hợp sẽ giúp chúng ta giảm được đáng kể chi phí cải tạo môi trường bất lợi

Độ thông thoáng cũng là một yếu tố cần thiết cho cây lan phát triển tốt. Không khí nơi vườn lan cần được thay đổi mỗi phút. Lượng không khí luân lưu này không những cần để làm mát cây mà còn làm thay đổi được CO2 cần thiết cho sự quan hợp của cây lan. Lượng CO2 trong không khí là khoảng 340 phần triệu. Trên mặt lá lượng CO2 này giảm nhiều vì liên tục bị cây hấp thụ vì vậy không khí cần được đổi mới liên tục để tái lập lượng CO2 chung quang mặt lá. Ở vùng thiếu thông thoáng thì rất hầm hơi, nhất là khi độ ẩm tăng, nhiệt độ tăng. Càng thiếu thông thoáng càng dễ gia tăng bệnh cho lan. Nhưng sự thông thoáng quá nhiều thì lại gia tăng sự bốc hơi nước ở cây cao, cây kém phát triển. Vì vậy ở nơi quá thông thoáng như sân thượng, nơi đồng trống … thì phải che chắn chung quanh. Khoảng cách các nẹp tre trên giàn che, độ dày của lưới che, mật độ của cây cũng ảnh hưởng đến độ thông thoáng, nhiệt độ của vườn lan.

Cách tưới nước và bón phân cho hoa lan

Cách Tạo Độ Ẩm Thích Hợp Cho Hoa Phong Lan

Phong lan là loài cây khá nhạy cảm, ngoài các yếu tố như ánh sáng, nước tưới, phân bón thì độ ẩm cũng có tác động lớn đến khả năng sinh trưởng và ra hoa. Lan sống tốt nhất trong điều kiện độ ẩm giống với nơi bản địa của lan. Do đó bạn cần biết cách theo dõi và thay đổi độ ẩm thích hợp cho lan.

Sự ảnh hưởng của độ ẩm tới hoa phong lan

Khi lan sống trong môi trường có độ ẩm thấp sẽ làm cho chồi hoa bị kẹt trong vỏ bao. Sau đó làm cho nụ hoa bị văn vẹo và biến dạng. Nếu độ ẩm xuống quá thấp sẽ làm cho nụ hoa bị khô nước và thui c.hột. Mầm non sẽ bị quắt và lá non bị chun xếp lại. Trường hợp này thường xảy ra cho những loài Miltonia và Oncidium. Nếu tình trang này kéo dài, những loại lan Dendrobium, Cattleya v.v.. sẽ bị teo tóp lại, lá nhăn nheo và rụng dần dẫn đến c.hết cây.

Độ ẩm trong nhà thường vào khoảng 10-20%. Nếu mùa đông, cửa kính đóng kín lại và dùng lò sưởi, có màn gió hay vào mùa hè lại mở máy lạnh thì độ ẩm chỉ còn 5-10%. Với độ ẩm như vậy lan sẽ không sống được. Cũng vì vậy khi mang lan ở bên ngoài vào trong nhà, lan dễ bị thui nụ vì có sự thay đổi độ ẩm một cách đột ngột.

Cách tăng ẩm độ cho lan

Việc xác định được những chỉ tiêu về độ ẩm sẽ giúp nhà vườn điều chỉnh được độ ẩm có lợi cho sự phát triển của lan.

Nếu lan được trồng ở nơi cao ráo thì bạn nên tưới nước thường xuyên ở mặt đất.

Trong trường hợp vẫn không thể đáp ứng được độ ẩm cho cây, bạn cần lựa chọn giá thể giữ ẩm tốt như rễ lục bình, sơ dừa.

Dùng những khay nước trong bỏ đá sỏi rồi để chậu lan lên trên. Nên nhớ không bao giờ để đáy chậu ngâm trong nước, như vậy rễ lan sẽ bị thối.

Dùng những khay có bán sẵn trên thị trường hoặc dùng phên nhựa hay gỗ và để chậu lan lên trên.

Phun sương với bình nước, tránh phun vào hoa và lá non.

Để nhiều cây gần nhau cũng làm cho tăng hơi ẩm.

Tưới nước xuống nền đất.

Dùng những dụng cụ làm tăng thêm hơi ẩm.

Bạn tuyệt đối không tăng hơi ẩm bằng cách tưới quá thường xuyên. Nếu rễ lan luôn ướt sũng sẽ bi hư thối.

Lan phải sống trong môi trường không khí khô thoáng, không tù túng, ngột ngạt.

Nếu trồng lan ở trong nhà nên có một chiếc quạt nhỏ, loai xoay chuyển đươc. Ngược lại nếu gió quá mạnh mà ẩm độ lại quá thấp, cây sẽ bi khô cằn và làm cho đầu lá bị c.háy đen giống như hiện tượng của việc bón quá nhiều phân.

Chú ý bổ sung độ ẩm thích hợp trong giai đoạn cây tăng trưởng, giảm độ ẩm trong thời gian nghỉ.

Trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn phải theo dõi thật kĩ những biểu hiện của cây để nhanh chóng có biện pháp để đảm bảo sức khỏe, thời gian ra hoa của lan

(Nguồn: Tổng hợp)

Lan Cần Độ Ẩm Như Thế Nào Để Phát Triển?

Những cành hoa lan đẹp, tươi thắm và khoe sắc không chỉ nhờ vào nước tưới, phân bón mà còn cả độ ẩm dành cho chúng. Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của hoa phong lan.

Độ ẩm luôn được những nhà trồng lan quan tâm, bởi độ ẩm không đảm bảo sẽ khiến lan sinh trưởng kém, không đảm bảo điều kiện để ra hoa. Điều kiện độ ẩm tốt nhất cho lan vẫn là giống với nơi bản địa của lan, tức là nơi mà chúng ta tìm thấy lan đầu tiên.

Khi nói đến độ ẩm trong không khí và môi trường sống thì nó chính là tỉ số giữa sức trương hơi nước thật sự và sức trương hơi nước bão hòa ở nhiệt độ đó. Mỗi mùa trong năm sẽ có độ ẩm khác nhau và cả trong ngày cũng có sự chênh lệch. Trong mùa mưa độ ẩm sẽ cao hơn nhiều so với mùa nắng, sáng sớm độ ẩm cũng cao hơn buổi trưa.

Vườn lan của bạn nếu được bố trí ở khu vực có nhiều cây cối, sông nước thì độ ẩm chắc hẳn sẽ cao hơn những vùng trống, không có cây xanh do bị nắng chiếu nhiều. Tại Việt Nam độ ẩm trung bình từ 80 – 90%.

Yếu tố quyết định đến độ ẩm của lan chính là lượng nước tưới trong chậu và ngoài môi trường trồng. Điều này quyết định nhiều đến điều kiện khí hậu và độ ẩm cho lan. Ngoài ra, một số yếu tố khác như sự thông gió, nhiệt độ, độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ của vườn lan.

Các chủ vườn lan thường sử dụng ẩm kế để đo độ ẩm tương đối của khu vực trồng. Hoặc là dùng vật chỉ thị để đo độ ẩm, tức là khi nơi trồng lan xuất hiện một số loài rau như càng cua, rau má lá nhỏ, rau sam hoặc rêu thì nơi trồng lan độ ẩm khá cao.

Chúng ta còn có thể biết được độ ẩm vườn lan thế nào thông qua việc sờ tay vào thành chậu, nếu khi sờ thấy ẩm thì chậu đang thừa nước, nếu bề mặt khô và mát là vừa, còn nếu hơi khô ấm thì đang thiếu nước.

Cây hoa lan của chúng ta có thể bị chết một cách nhanh chóng nếu như bị thiếu hoặc thừa nước, rất nhiều người đã gặp phải trường hợp này và không thể nào ứng phó kịp vì nó xảy ra rất nhanh. Trường hợp thiếu nước cây bị khô, khi thừa nước rễ cây bị úng và chúng đều sẽ chết. Chính vì vậy, độ ẩm thích hợp sẽ tốt cho sự phát triển của cây.

Trong quá trình trồng lan chúng ta cần lưu ý đến độ ẩm của vùng, vườn và của chậu lan. Ẩm độ của vùng là của một vùng có diện tích nhỏ có độ ẩm tương đồng với nhau, còn của vườn tức là độ ẩm đo được tại vườn lan. Và trong chậu được đo thông qua giá thể trồng lan.

Khi trồng mà độ ẩm tại vùng cao thì tức là cả vườn và chậu cũng cao nên chúng ta không cần giữ nước cho cây. Trường hợp ngược lại thì nên tăng lượng nước tưới và sử dụng những giá thể có khả năng giữ nước tốt.

Việc xác định được những chỉ tiêu về độ ẩm sẽ giúp nhà vườn điều chỉnh được độ ẩm có lợi cho sự phát triển của lan. Nếu lan được trồng ở vùng cao ráo thì tăng độ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên ở mặt đất. Trường hợp vẫn không thể đáp ứng được độ ẩm cho cây thì cần lựa chọn giá thể giữ ẩm tốt. Mọi người có thể chọn lục bình hoặc sơ dừa để trồng. Với một vườn lan thì độ ẩm cao sẽ tốt hơn là độ ẩm thấp.

Thuốc Kích Thích Sinh Trưởng Cho Lan Super Thrive 60Ml

Mô tả

Super thrive là chất kích thích tăng trưởng tốt nhất hiện nay, được rất nhiều các nhà vườn thường xuyên sử dụng và những người chơi lan rất thích, hiện nay trên thị trường đang có 2 loại là hàng thái và hàng mỹ, có nhiều người chơi lan vẩn đánh giá cao về ưu điểm của từng loại.

Thông tin sản phẩm Super Thrive 60 ml

Thành phần là các chất vitamin giúp cây tăng trưởng

Không có thành phần phân bón hóa học

Không gây ô nhiễm môi trường

Sử dụng kèm phân bón để cây tăng trưởng tốt hơn

Là sản phẩm được đánh giá cao trong ngành hoa cảnh

Đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn sản phẩm

Công dụng của Super Thrive 60 ml

Phục hồi sức sống cho cây trồng

Rất tốt cho cây mới trồng hay chuyển cây sang chậu mới

Chống stress cây khi vận chuyển đi xa

Giúp cây trồng tạo rễ và kích thích sự phát triển của các chồi, nách siêu nhanh trong quá trình giâm cành, chiết cành, tách ghép cây…

Kích thích cây trồng có hoa lớn, quả to và thân nhánh khỏe mạnh

Kích thích nở hoa, phòng tránh hiện tượng rụng quả non sinh lý

Hướng dẫn sử dụng Super Thrive 60 ml:

Sử dụng bất cứ khi cây trồng có biểu hiện của sự suy giảm sức sống như: lá rủ xuống và chuyển vàng, cây còi cọc già cỗi…

Khi đất bạc màu, hết chất, hay bất cứ khi nào tưới cây mà thấy cần cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây

Sử dụng hàng tuần hay hàng tháng

Có thể phun lên lá hay bón gốc.

Liều lượng dùng Super Thrive 60 ml:

Chống lại stress, 1ml/4 lít nước hay một giọt cho một cốc nước nhỏ

Cây quá yếu hay sử dụng thường xuyên: 0.3ml/5l, 28ml/ 250lít nước

Ngâm rễ hay cây trước khi trồng: ngâm rễ 15 -30 phút, 28.35g/25 lít nước cho cây thân thảo (hoa lan, hoa cảnh..) và 2.5 muỗng trà/ 5 gallon cho cây thân gỗ như hoa hồng

Đối với hoa lan Pha 1cc (ml) với 5 lít nước và phân NPK (20.20.20) hoặc (30.10.10) phun 2 mặt lá của lan theo chu kỳ một tháng xịt 2 lần. Sau đó là 1 tháng/1 lần chỉ với superthrive.

Bạn đang xem bài viết Độ Ẩm Cho Hoa Lan Sinh Trưởng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!