Cập nhật thông tin chi tiết về Dendrobium (Den-Droh-Bium) Đăng Lan mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tạm dịch là Đăng lan vì chữ Hoàng thảo chúng ta thường dùng không được chuẩn đích, chẳng lẽ các cây hoa màu trắng, đỏ, tím, hồng đều gọi là Hoàng thảo hay sao?
Dendrobium (Den-DROH-bium) Đăng Lan
Loại lan này mọc khắp Á châu và sang đến Úc châu tổng cộng trên 1000 giống. Việt Nam có chừng trên 100 giống. Người ta chia Đăng lan ra làm nhiều nhóm:
1. Lá xanh quanh năm (evergreen) như Den. antennatum, Den. phalaenopsis. v.v… Loại này chùm hoa thường mọc ở gần ngọn.
2. Lá rụng vào muà đông (decidious) như Den. anosmum, Den wardianum v.v… Những cây này, hoa thường mọc ở các đốt trên thân cây.
3. Nhóm Callista với chùm hoa rũ xuống (pendulous) như Den. chrysotoxum, Den. farmeri, Den. thyrsiflorum. v.v…
4. Nhóm Latoura với chùm hoa thẳng đứng (erect) như Den. atroviolaceum, Den spectabile v.v… Những cây trong nhóm này phần đông hoa mầu vàng xanh.
5. Nhóm Formosae đặc điểm thân và lá cây có lông đen như Den. draconis, Den. formosum v.v… phần đông có hoa mầu trắng. Nói chung tất cả các cây Dendrobium đều cần một thời gian nghỉ (dormant rest) thường vào 2 tháng muà đông, nhưng cũng có những giống mọc quanh năm như giống Den phalaenopsis (Bigibum) Den. williamsonii, v.v…
Lưu ý Ngoại trừ khi thân cây đã chết khô, đừng bao giờ cằt bỏ những cây già dù rằng không còn lá nữa. Thông thường hoa mọc ra tại các đốt của những cây mọc từ năm trước.
CÁCH TRỒNG
NHIỆT ĐỘ
Đăng lan khi đang mọc, nhiệt độ ban ngày cần phải từ 80 đến 100oF. Càng nóng càng tốt nhưng ẩm độ phải cao tối thiểu là 50%. Ban đêm, nhiệt độ hạ xuống khoảng 60oF. Phần đông lan Dendrobium không chịu dược lạnh dưới 50oF ngoại trừ giống Nobile và một số lan Úc châu có thể chịu lạnh tới 35-40oF. Nếu bị lạnh và lại sũng nước cây sẽ bị thối rễ.
ÁNH SÁNG
Lan cần nhiều ánh sáng giống như Cattleya. Nếu trồng trong nhà cần để ở cửa sổ phía Nam hoặc dùng đèn loại đặc biệt High Intensity Discharge (HID). Đèn ống thường không đủ ánh sáng.
TƯỚI NƯỚC
Khi lan đang mọc cần tưới nhiều nước, lúc đã ngưng tăng trưởng bớt nước đi để cho hơi khô giữa hai lần tưới. Những giống như: D. anosmum, D. finlaysonianum, D. nobile, D. chrysanthum, D. wardianum v.v… vào thời gian ngưng nghỉ chỉ nên tưới chút đỉnh cho cây khỏi bị khô. Những loại có lá xanh và mọc quanh năm chỉ cần tuớí bớt nước.
ĐỘ ẨM
Khi lan đang mọc cần ẩm độ từ 50-80%
BÓN PHÂN
Lan đang mọc cần bón phân mỗi lần tưới nước. Nên bón phân có chỉ số Nitrogen cao như 30- 10- 10 hay 20-20-20 cho tiện hơn. Khi cây đã hết tăng trưởng bớt phân đi và ngưng bón vào mùa đông. Bón quá nhiều phân lại thêm có chất Nitrogene cao, cây sẽ mọc những cây con (Keiki) ở trên các đốt.
THAY CHẬU
Đăng lan ưa trồng trong chậu nhỏ và không ưa đụng dến rễ vì vậy nên chọn thứ nào lâu mục, Tồt nhất là 2-3 phần đá và 8 phần vỏ cây loại vừa.
MỘT VÀI CÂY LAN MỌC TẠI VIỆT NAM
Đa số lan Dendrobium đều nở hoa vào mùa Xuân hay đầu mùa Hạ, nhưng những cây lai giống nở đủ 4 mùa.
Nhân Giống Đăng Lan (Dendrobium)
Người ta có thể nhân giống các cây lan theo kỹ thuật tân tiến như gieo hạt hay cấy mô. Chúng ta chỉ cần có một chút kiến thức căn bản cũng có thể nhân giống bằng tách nhánh hay cắt cành. Riêng một vài loài lan như Dendrobium và Phaius có thể nhân giống bằng cách cắt khúc.
Nhân giống đăng lan (Dendrobium)
Cây lan Úc Dendrobium Big Star (Hohosei 2 x Den. spesiosum) hoa rất lớn mầu tím đỏ với đặc điểm cây xòe ra như mâm sôi . Mỗi năm cây này ra khoảng 20-25 mầm mới. Cây quá lớn để ở phía dưới chiếm nhiều chỗ, nhưng nếu treo lên cả chậu lẫn cây đã gần 100 nhánh, quá nặng vả lại có nhiều thân đã quá già. Những thân này teo tóp lại và không còn lá và đã hết ra hoa, để lại chỉ thêm chật chỗ.
Sau khi chia cây ra làm nhiều khóm, cắt bỏ những thân cây không còn lá còn rễ. Dùng dao thật sắc cắt thân cây này ra thành từng đọan, mỗi đoạn có 3-4 đốt.
Phun thuốc Physan 20 để khỏi nhiễm trùng, nhiễm nấm xong rồi để những khúc cây này lên một lớp sơ dừa. Sau đó trải cát lên chiếc khay cao chừng 4-5 phân và để lớp sơ dừa và khúc cây lan trên cát. Để vào chỗ rợp mát và tưới nước cho thật đẫm, cứ vài ngày lại phun nước một lần.
Khoảng 6 tuần lễ sau, vi lý do sinh tồn, mầm non bắt đầu nứt ra từ các mấu đốt, sau đó mọc rễ và theo luật thiên nhiên chui qua lớp sơ dừa để tìm nước. Từ 8-10 tuần các mầm non này ra lá và rễ đã dài khoảng 4-5 cm.
Cắt thân cây thành những đoạn ngắn để trồng vào chậu dễ dàng, dùng dao thật sắc để cắt, không làm cho thân cây bị dập. Phun thuốc Physan 20 và trồng vào chậu nhỏ với: • 30% vỏ thông vừa. • 30% vỏ dừa cũng cỡ hoặc nhỏ hơn vỏ thông. • 30% than vụn. • 10% perlite
Phương thức này có thể áp dụng cho các giống Dendrobium khác kể cả Dendrobium speciosum.
Dendrobium Polyanthum Hay Den. Cretaceum? (Hoàng Thảo Vôi)
Đầu năm 2012, khi dạo quanh một vòng các gian hàng bán lan do hội Newport Habor tổ chức tại thương xá Westminter Mall, tôi đã ghé thăm gian hàng của Peter Lin.
Anh là một giám khảo của hội Hoa lan Hoa kỳ và là người chuyên trồng các cây Mini Cat, những cây lan Cattleya nhỏ bé. Hôm đó gian hàng của anh có một vài cây lan gốc gác từ các nước Á Châu. Trong số các cây lan đó có một cây lan, thân mập mạp nhưng trụi sạch hết lá. Cầm lên xem, thấy bảng tên ghi: Dendrobium cretaceum. Không một phút giây chần chừ hay ngần ngại tôi hỏi giá và trả tiền vì đó là một cây lan có mọc Việt Nam. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy cây lan này nở hoa tại vườn lan của anh Lê trọng Châu, Đà Lạt vào tháng 3-2010.
Dendrobium polyanthum hay Den. cretaceum? (Hoàng thảo vôi)
Thoạt nhìn bông hoa, tôi cứ ngỡ đó là Dendrobium aphyllum, nhưng khi nhìn kỹ lại mới biết là không phải. Cây Den. aphyllum cánh hoa mầu tím hồng, thân nhỏ và dài hơn nhiều, còn Den. cretaceumhoa mầu trắng toát và thân cây ngắn hơn nhiều.
Dendrobium cretaceum (Đà Lạt) Dendrobium aphyllum (Ban mê Thuột) Mang cây lan về nhà, vợ tôi hỏi: Ông mua làm gì cây lan chẳng có hoa mà cũng không có lá? Tôi giải thích cây này đương vào thời kỳ ngủ nghỉ để chuẩn bị ra hoa nhưng tháng 4 lặng lẽ đi qua, rồi tháng 5, cây vẫn ở trong tình trạng chỏng chơ mấy chiếc thân trơ trọi. Đến đầu tháng 6, ánh nắng đầu mùa hè mang lại cho miền Nam California khí hậu ấm áp hơn cũng chẳng thấy cây lan nhúc nhích chút nào…
Con rể tôi, hàng ngày tuy chỉ thích những món khoai tây chiên, đậu rán, nhưng sau khi xem bộ đĩa nấu ăn của Luke Nguyễn, môt người Úc gốc Việt đi suốt từ Nam tới Bắc trổ tài nấu mấy món ăn dân dã quê hương ngay bên bờ ao, trên thuyền hay trong các đền đài lăng tẩm, bỗng đùng đùng nổi hứng vác về chiếc bếp lò bằng đất nung và băm thịt làm chả, nướng trên lò than và mời chúng tôi tới dự. Hương vị của món chả bằm bằng dao cho thêm tiêu, hành rồi nướng trên lò than củi quả thực ngon hơn và khác hẳn với thứ thịt xay mua ở chợ và nướng bằng lò ga tại các quán ăn ở khu vực Little Saigon. Ngoài món thịt nướng, con gái tôi còn nấu thêm món bún ốc mà có người lại thêm chữ riêu vào đó, có lẽ là vì nấu riêu cua và bỏ thêm ốc vào đó cho nên không còn hương vị thuần túy. Món ăn quê hương này, tuy rằng đầy rẫy ở thủ đô của những người ty nạn, nhưng thành thực nói rằng chẳng có nơi nào nấu cho ra hồn.
Khi về Viêt Nam, người ta nói rằng bún ốc ở Thụy Khuê, Hà nội mới là đệ nhất, nhưng khi tới nơi thấy chẳng bõ với tiền cuốc Taxi tốn trên 100 ngàn đồng, còn ở Saigon không sao có thể tìm lại được hương vị của gánh bún ốc bán rong quanh chợ Bến Thành khi trước.
Ngày hôm sau, sau khi dùng điểm tâm với món bún ốc còn dư lại trong bữa ăn ngày hôm trước, miếng ốc bươu dù đã phải hâm lại nhưng vẫn còn ròn tan và phảng phất mùi đặc biệt của con ốc đồng quê, quyện lẫn với hương thơm của rau răm và kinh giới nhà trồng. Cộng vào đó là ly cà phê Christmas blend của Starbucks làm cho tinh thần càng thêm sảng khoái, tôi bước ra vườn, thấy cây lan đã có những nụ xanh ở các đốt cây. Những chiếc nụ xanh từ từ lớn dần và những bông hoa đầu tiên của cây Dendrobium cretaceum, cùng với 5 chùm bông của cây Epidendrum raniferumvà một chùm 5 bông của cây lan đặc hữu của Việt Nam: Coelogyne mooreana(Thanh đạm tuyết ngọc) đã nở hoa trái mùa vào ngày mùng 4 tháng 7, như thể thay cho đám người Việt tị nạn, mừng ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, xứ sở của Tự Do, Dân Chủ và Thịnh vượng này. Trong khi tìm hiểu về cây Dendrobium cretaceumdo Lindley công bố vào năm 1847, chúng tôi nhận thấy có một vài điều thú vị, cần phải trình bầy với các bạn: Thực ra cái tên Dendrobium cretaceumđược nhiều người dùng nhất chỉ là đồng danh của cây Dendrobium polyanthummà thôi, bởi vì cây này do Wall. ex Lindley tìm ra vào năm 1830. Ngoài mầu trắng, cây Dendrobium polyanthumcòn có dạng mầu tím hồng. Nhưng cây lan mầu này, người ta lại còn cho là cùng tên với cây Dendrobium primulinumchỉ khác ở chỗ cây sau này có chiếc lưỡi hoa mầu vàng sẫm. Đối với các khoa học gia chuyên môn về hoa lan, mầu sắc đôi khi không phải là điểm chính để phân biệt, có thể là sự khác nhau về thân cây, hoa lá, và chìa khóa chính xác nhất để xếp hạng loài này hay giống khác lại là cấu trúc của bộ phân sinh sản trong chiếc hoa.
Chuyện này quá tầm hiểu biết của những người chơi lan tài tử. Vì vậy đôi khi thấy cây lan đang ở loài này bỗng dưng nhẩy sang loài khác hay giống khác, chúng ta cũng không nên thắc mắc. Ngay cả những người trong giới chuyên khoa về lan (Taxonomist) nhiều khi cũng không đồng ý với nhau. Ai muốn dùng tên mới thì dùng, ai không muốn cứ việc dùng tên cũ, chẳng sao. Miễn là đừng gọi tên một cây thảo mộc nào đó là lan, thí dụ như cây Cẩm cù (Hoya carnosa) đừng gọi là Lan cẩm cù là được rồi.
Hoya carnosa Clivia Aeschynanthus humilis Nhưng theo triết thuyết “Ba Phải” hay thuật Đắc nhân Tâm thì cứ gọi là lan Cẩm cù, Lan Quân tử (Clivia), Lan Hồng xà (Aeschynanthus humilis) cũng chẳng có chết thằng Tây nào đâu? Thắc mắc làm chi cho mệt!
Rồi đây với Hội Hoa Lan người Việt, các cây lan Việt Nam sẽ mang lại cho dân bản xứ nhiều cây lan Đông Phương xinh đẹp, cũng như những công dân mới này đã mang những món phở, chả giò, gỏi cuốn và gần đây với món cá kho tộ khoái khẩu v.v… đến với những người trước đây chỉ biết đến Steak hay Hamburger.
Nói như vậy có phải là chủ quan, cố hữu hay quá lộng ngôn hay không các bạn?
Mai Hoa Đăng (Huỳnh Hoa Đăng)
Huỳnh Hoa Đăng – Cochlospermum religiosum (L.) Alst. thuộc họ Cochlospermaceae (họ Ốc Tử), là loài cây thân mộc có hoa lớn, màu vàng tươi rực rỡ, hình dạng tương tự hoa Mai.
Mai Hoa Đăng – Cochlospermum religiosum (L.) Alst.
Mai Hoa Đăng còn gọi là Huỳnh Hoa Đăng, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Theo “Cây Cỏ Việt Nam” của GS. Phạm Hoàng Hộ, cây Huỳnh Hoa Đăng được tìm thấy trên vùng núi cao Đà Lạt. Về khía cạnh thương mại, cây Huỳnh Hoa Đăng được nhập về trồng làm cảnh tại Việt Nam từ 2005.
Trong tự nhiên cây Huỳnh Hoa Đăng có thể cao hơn 3m, chia thành nhiều nhánh phụ, nhánh có lông dày. Lá cây chia thùy kiểu chân vịt, có 5 thùy, mặt trên láng, mặt dưới có lông dày. Chùm hoa mang rất nhiều hoa mọc ở đầu nhánh, hoa to có 5 cánh, đường kính đến 6cm, 5 lá đài. Quả có nhiều hạt và có nhiều lông để phát tán, tương tự cây bông vải.
Huỳnh Hoa Đăng là cây cảnh trông tết phổ biến tại Việt Nam.
Huỳnh Hoa Đăng ưa nắng, thường ra hoa vào đầu mùa khô nên có thể xử lý để cây trổ hoa vào dịp Tết. Với cây lớn, có thể tạo một thời gian khô hạn để cây rụng lá và ra hoa. Nếu trồng trong vườn nhỏ và không muốn cây cao, trước tết khoảng 3 tháng cắt đồng loạt các đầu nhánh cây thì cây sẽ ra hoa.
Sau khi hoa tàn, nên cắt hết các nhánh mang hoa, các mấu trên thân sẽ mọc lên nhiều nhánh mới, như vậy có thể kiểm soát được chiều cao của cây. Thậm chí sau mùa hoa cây có thể tiếp tục ra hoa trên những nhánh mới thay vì chỉ ra lá.
Với ưu điểm hoa to, màu sắc đẹp, cây nhiều hoa, và khá dễ trồng, hiện nay Huỳnh Hoa Đăng rất được ưa chuộng tại miền Nam.
Bạn đang xem bài viết Dendrobium (Den-Droh-Bium) Đăng Lan trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!