Xem Nhiều 5/2023 #️ Để Ngành Hoa Lan Phát Triển Bền Vững # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Để Ngành Hoa Lan Phát Triển Bền Vững # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Để Ngành Hoa Lan Phát Triển Bền Vững mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những năm gần đây, việc trồng và kinh doanh hoa lan đang nở rộ trong tỉnh. Sản phẩm hoa lan Lâm Đồng đã và đang trở thành là một trong nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có khả năng ứng dụng công nghệ cao, phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang chịu áp lực của xu hướng đô thị hóa ngày càng rõ rệt thì những mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp hiệu quả, không cần quỹ đất lớn như trồng địa lan, lan hồ điệp, vũ nữ đang là hướng đi mới cho doanh nghiệp và nông dân Lâm Đồng.

Anh Đỗ Văn Ẩn, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Dalata nhận định: Hiện xu hướng tiêu dùng hoa lan trong nước đang tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ tăng mạnh trong thập niên tới. Trong các hội nghị, việc trang trí hoa tươi là rất cần thiết và hoa lan luôn là lựa chọn hàng đầu hiện nay bởi vẻ đẹp sang trọng và màu sắc hài hòa phong phú của nó. Nắm bắt được xu thế này, những năm gần đây, nông dân Lâm Đồng đang tập trung phát triển dòng hoa cao cấp phục vụ thị trường, đặc biệt là hoa lan.

Theo anh Ẩn, để có 1.000 m 2 trồng hồ điệp nông dân cũng phải đầu tư cả tiền tỷ để xây dựng nhà kính công nghệ cao, trang bị các loại máy móc… chứ không ít. Đầu tư lớn là vậy nhưng đây là dòng hoa cao cấp nên nguồn thu và lợi nhuận mang về cũng rất cao.

Riêng tại Đà Lạt, vì nhiệt độ thấp nên việc trồng lan hồ điệp cần phải tỉ mỉ và đầu tư nhiều công nghệ. Trong khi đó, địa lan phù hợp với tiết trời Đà Lạt nên cây sinh trưởng mạnh, cho hoa đẹp. Do vậy, việc trồng cây này không quá khó như những vùng khác.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Tuân – Phó Trưởng Khoa Nông lâm – Trường Đại học Đà Lạt cho rằng: Với những điều kiện thuận lợi riêng về điều kiện tự nhiên cùng với phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng, ngành trồng hoa lan như “cá gặp nước”, đủ điều kiện vươn lên, khẳng định vị thế và tiềm năng của cây hoa lan.

Minh chứng rõ rệt nhất là diện tích, sản lượng sản xuất hoa lan trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng qua các năm. Riêng lan hồ điệp, trong dịp Tết Nguyên đán 2020 các doanh nghiệp và các nông hộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chuẩn bị trên 3 triệu cành lan hồ điệp cho thị trường, tăng mạnh khoảng 30% so với tết năm trước.

Hoa lan ở Lâm Đồng hiện được trồng chủ yếu ở Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương. Trong đó, nhiều nhất ở huyện Đức Trọng với trên 100 loại và màu sắc khác nhau.

Đẩy mạnh nghiên cứu giống bản quyền

Theo Tiến sĩ Phạm Ngọc Tuân, Lâm Đồng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đô thị, đặc thù như hoa lan. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hiện còn nhiều hạn chế, khiến năng lực chưa tương xứng tiềm năng, nhất là còn phụ thuộc rất lớn vào giống từ các nước như Thái Lan, Đài Loan.

Dù ngành lan Lâm Đồng đã có bước tiến về giống lan bằng phương pháp cấy mô nhưng hiện rất ít hoa lan được xuất khẩu vì phần lớn giống lan đang trồng tại Việt Nam thuộc bản quyền nước ngoài… Trong khi công tác nghiên cứu giống, lai tạo các loài lan đặc hữu, có bản quyền Việt Nam còn rất chậm.

Tại Lâm Đồng, qua điều tra khảo sát, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang có nhiều loại lan rừng cho hoa đẹp, có hương thơm và lâu tàn, chùm hoa nở kéo dài từ 1 – 2 tháng mới hết hoa như Bò cạp, Lan giáng hương, Lô hội, Kim điệp, Báo hỉ, Thủy tiên tua… Nhiều loại lan rừng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như loài lan gấm, kim tuyến…

Tại xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng, vườn lan rừng của anh Trịnh Văn Sỹ cũng đang trồng hơn 200 giống lan rừng, trong đó chủ yếu là lan rừng đặc hữu quý hiếm trong nước mà dân chơi hoa lan cả nước đều muốn có.

Điều đó cho thấy Lâm Đồng đang có nhiều nguồn gene giống lan quý hiếm, có tiềm năng rất lớn trong việc nghiên cứu phát triển các giống hoa lan rừng, sáng lên tương lai về một thương hiệu hoa lan “production Việt Nam”.

Với những tiến bộ trong ngành invitro, việc tạo ra một số lượng lớn các cây con của các loài lan rừng quý không khó. Tuy nhiên, để có thể duy trì và phát huy hiệu quả công tác bảo tồn, cần có biện pháp duy trì cũng như chăm sóc các cây con trong giai đoạn vườn ươm, triển khai nhân rộng các giống lan rừng để đáp ứng cho thị trường nhằm giảm thiểu việc khai thác trực tiếp trong tự nhiên.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S, tiềm năng phát triển sản xuất hoa lan của Lâm Đồng còn rất lớn. Thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp trước mắt, mang tính tạm thời như tập trung đầu tư nâng cao năng lực sản xuất giống, để giảm dần tỷ trọng nhập khẩu. Về lâu dài, UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, tạo môi trường cho các đơn vị tập trung ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu, lai tạo giống. Sưu tập, thuần hóa làm nguồn lai tạo các loại lan rừng đặc hữu tiến tới đăng ký bản quyền. Đồng thời, nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước để xây dựng vững chắc mối liên kết các nhà và chính sách phát triển hoa lan phù hợp.

Cách Xen Canh Cây Trồng Để Bảo Vệ Và Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững

Cách xen canh cây trồng để bảo vệ và phát triển nông nghiệp bền vững

Một nguyên nhân lớn làm cho đất đai bị thoái hóa là gieo trồng quá nhiều cây lương thực và quá ít cây họ đậu. Khi trồng cùng một loại cây trồng trong cùng một thửa ruộng hết năm này đến năm khác, đất sẽ liên tục bị lấy đi một số chất dinh dưỡng nhất định và các loài sâu bệnh hại sẽ phát triển. Ví dụ, số lượng sâu đục thân và nhện đỏ phát triển rất nhanh ở ruộng ngô, cà chua (hoặc bông) khi những loại cây này được trồng liên tục.

Đơn giản, điều này xảy ra vì quy luật đa dạng cây trồng đã không được quan tâm. Mỗi loại côn trùng cụ thể phát triển mạnh bởi cây chủ cung cấp thức ăn dồi dào và chỗ cư trú liên tục cho chúng. Tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ do các chương trình phun thuốc hóa học tiêu diệt những loài ăn thịt sâu bọ tự nhiên.

1. Quy luật đa dạng thực vật

Quy luật đa dạng thực vật nói rằng cần phải có nhiều loại cây trồng khác nhau trên cùng một mảnh đất tại bất cứ thời điểm nào. Phá quy luật này sẽ nhanh chóng gây ra hậu quả, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới và tiểu nhiệt đới.

Mỗi cây của cùng một loài được trồng tách biệt nhau để nếu sâu bọ ăn cây này thì khó có thể lan sang cây kia. Khoảng cách biệt giữa những cây này được trồng xen vào những loại cây khác, tất cả đều bảo vệ lẫn nhau bằng cách này hay cách khác như làm hàng rào chắn tự nhiên hay trồng cây xua đuổi qua hương vị tiết ra từ lá, hoa hay rễ cây của chúng.

Điều này xảy ra ở cả bên trên và bên dưới đất với sự hoạt động của rễ cây tiết ra như là chất xua đuổi hoặc chướng ngại vật ngăn chặn sự phát triển của những loài sâu bệnh từ trong đất.

Ngoài ra, mỗi cây giúp tạo ra một môi trường sống hoàn toàn phù hợp (độ ẩm, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, đời sống côn trùng, chắn gió,…) để tạo ra tối đa số lượng các nguyên liệu thực vật ở nơi đó.

2. Trồng xen canh hỗn hợp

“Kiểu trồng hỗn hợp: bí đỏ – đậu – ngô”

Trong kiểu trồng hỗn hợp (trồng trộn lẫn các loại cây với nhau), sự đa dạng cây trồng được làm tăng thêm ở các vụ bằng cách trong cùng mảnh đất cùng một lúc trồng vài loại cây khác nhau. Phải chú ý lựa chọn các loại cây để chúng có thể cùng nhau phát triển tốt.

Ví dụ trong việc trồng xen kẽ giữa ngô – đậu tương – kê, giữa các hàng ngô có thể được trồng thêm với bí đỏ và đậu (giữ nguyên khoảng cách bình thường giữa các hàng).

Ngoài việc kiểm soát sâu bệnh hại, trồng xen có tác dụng loại trừ cỏ dại, bảo vệ đất, cải thiện hàm lượng các chất hữu cơ trong hệ thống canh tác và làm giảm đến mức thấp nhất rủi ro bị mất mùa hoàn toàn.

Ông cha chúng ta đã có nhiều kiến thức trong việc kết hợp các loại cây trồng bảo vệ lẫn nhau. Hầu hết những kiến thức này đã bị mất đi nhưng trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã thấy rõ giá trị của kỹ thuật này và đã thu thập những thông tin phù hợp.

Một số cách kết hợp đã được tìm và áp dụng để làm giảm thất thoát mùa vụ do các loài sâu bệnh hại gây ra đó là:

Đậu đũa trồng kết hợp với sắn hoặc cây lúa miến (một loại kê);

Ngô với cây hướng dương, khoai tây với cây mù tạt;

Mướp tây với cà chua, gừng và đậu xanh;

Cải xoăn với cà chua và thuốc lá;

Bí đỏ, mướp tây, đậu đen, dưa hấu và dưa thơm với ngô, cây lúa miến hoặc kê; ngô và đậu đen;

Cây bông với đậu đen, ngô hoặc cây lúa miến.

Sự phá hoại của tuyến trùng đối với cam quýt sẽ giảm đi bằng cách trồng các loại cây họ đậu ở dưới (đặc biệt là đậu đen) và tương tự cây ăn quả được bảo vệ khỏi những loài gây hại bằng cách trồng cây keo tai tượng ở gần đó. Thậm chí khi trồng kết hợp nhiều giống của cùng một loại cây cũng cho thấy giảm thiệt hại mùa vụ do sâu bệnh hại gây ra.

Cây cứt lợn, cúc vạn thọ tây, cúc vạn thọ, cây cúc tây, cúc đại đóa, tỏi, cà chua, hành tây và hầu hết các loại cây thảo mộc được biết đến là để bảo vệ các loài cây khác.

3. Trồng xen canh kế tiếp nhau

“Kiểu trồng xen theo hàng: ngô – đậu”

Trồng xen kẽ tương tự như trồng hỗn hợp chỉ khác là những loại cây được trồng thành các hàng cây xen kẽ nhau, đôi khi xen kẽ thành hai hàng một. Khoảng rộng giữa các hàng của một loại cây xen sẽ bảo vệ không cho côn trùng lây lan nhưng sâu hại vẫn có thể đi lại dễ dàng dọc theo các hàng cây.

Tuy nhiên, kiểu trồng xen này cho thấy thiệt hại mùa vụ do sâu hại gây ra giảm nhiều so với độc canh. Ví dụ, trồng xen canh ngô với đậu đen cho thấy giảm tỷ lệ sâu đục quả. Tương tự nhƣ vậy, côn trùng gây hại cho cây bông cũng giảm đi do trồng xen bông với đậu đũa, ngô hoặc cây lúa miến; và một số loại đậu cũng cho thấy giảm nấm phấn trắng trên sắn trong khi đó sắn lại bảo vệ đậu khỏi bị đốm

Ưu điểm của trồng luân canh, trồng xen canh hỗn hợp và xen hàng được kết hợp trong một hệ thống canh tác mới gọi là trồng thành luống không làm đất.

Kiểu canh tác này không cày đất lên. Chỉ cào nhẹ với độ sâu khoảng 50 mm để trồng cây thành các hàng (ví dụ ngô) và dưới các cây được trồng, các loại cây khác (ví dụ bí đỏ, đậu đũa v.v) được trồng thêm vào hố được cuốc giữa các hàng cây. Đa dạng thực vật tăng lên bởi cùng một lúc trên toàn ruộng có nhiều loài cây được trồng thành các luống kế tiếp nhau đôi một chạy dọc theo các bờ đồng mức.

Hình thức xen canh này được áp dụng ngay trong năm đầu tiền.Trong năm thứ hai, loại cây được trồng ở các luống phía dưới cùng sẽ được chuyển lên phía trên cùng của ruộng thay cho loại cây trồng vừa được trồng ở đó và cứ thế tất cả các luống cây khác đều được chuyển xuống để thế chỗ các loại cây vừa được trồng ở vụ trước.

Hàng năm phương pháp này tiếp tục được thực hiện với việc chuyển loại cây ở phía dưới cùng lên trên cùng của thửa ruộng.

Bằng cách này, cùng một lúc luân canh cây trồng không chỉ được thực hiện trên toàn ruộng mà mỗi luống trồng đều được trồng các loại cây khác nhau hết vụ này sang vụ khác.

Trên các luống ngô có thể trồng thêm ở phía dưới tán ngô nhiều loại cây khác phù hợp (như bí đỏ, đậu đũa, dưa hấu, bí xanh và đỗ) để tăng đa dạng thực vật và để đạt được tất cả lợi ích do cách trồng hỗn hợp mang lại. Khả năng ứng dụng kiểu trồng này hầu như vô tận. Thậm chí cà chua có thể được trồng trong ruộng ngô rất thành công và cây cà chua được buộc vào thân cây ngô thay vì làm giàn.

5. Xen canh tổng hợp

Đa dạng cây trồng có thể được làm tăng hơn nữa bằng cách trồng mở rộng thêm cùng nhiều các loại cây với nhau có các cách sinh trưởng và môi trường sinh sống khác nhau vào trong bất cứ hệ thống canh tác nào đã nêu ở trên. Các loại cây được lựa chọn trồng không chỉ vì chúng cung cấp thức ăn mà còn bảo vệ các loại cây lương thực không bị sâu bọ phá hoại hoặc cải tạo đất tốt, cho nhiệt độ không khí, ánh sáng và độ ẩm phù hợp để các loại cây lương thực được trồng cùng với chúng cho thu hoạch tốt nhất.

Kiểu xen canh tổng hợp có thể bao gồm nhiều loại cây có chiều cao khác nhau từ cây cao, cây bụi đến cây leo và các cây nhỏ khác được bố trí làm sao để mỗi loại cây này tạo ra môi trường cần thiết cho các cây khác. Các loại cây đòi hỏi hoặc thích bóng râm (như khoai lang hay cây quả mọng) được trồng ở dưới những cây cao hay cây bụi, trong khi đó những cây cần ánh sáng mặt trời thì trồng ở những chỗ trống.

Tổng hợp từ tài liệu Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

Vân Hồng

Vai Trò Của Phân Bón Vi Sinh Vật Trong Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững

HGĐT- Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh vật hay chế phẩm vi sinh vật) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV) sống bao gồm: Vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón.

Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v…, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N,P,K,S,Fe…), hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân bón vi sinh vật phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản, đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật, chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh cây trồng đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Vi sinh vật tác động đến cây trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự tác động trực tiếp của vi sinh vật, đến cây trồng thể hiện qua sự tổng hợp, khoáng hoá hoặc chuyển hoá các chất dinh dưỡng xảy ra trong quá trình chuyển hoá vật chất của vi sinh vật như quá trình cố định nitơ, phân giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin, etylen .v.v. Những vi khuẩn này có khả năng giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng từ môi trường. Tác độnggián tiếp đến sinh trưởng của cây trồng xảy ra khi các chủng vi sinh vật có khả năng làm giảm bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại từ môi trường hoặc từ các vi sinh vật bất lợi đối với thực vật, trong đó vi sinh vật có thể cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh vật bất lợi, hoặc sinh tổng hợp các chất có tác dụng trung hoà, phân huỷ, chuyển hoá các tác nhân có hại hoặc tiêu diệt, ức chế các vi sinh vật bất lợi. Mỗi loại vi sinh vật trong tự nhiên có thể có 1 hoặc cả 2 tác động nêu trên đối với cây trồng.

Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là tạo ra các sản phẩm phân hữu cơ giàu dinh dưỡng có bổ sung vi sinh vật hữu ích. Để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón sinh học bằng cách trợ giúp giá bán cho nông dân, đồng thời phát triển mạng lưới khuyến nông, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng các mô hình trình diễn trên đồng ruộng về việc sử dụng hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh.

Mặt khác, việc sử dụng phân hoá học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật quá nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, tạo cho đất không còn độ xốp, hấp thụ và giữ nước kém. Các nhà khoa học đã kết luận: sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giảm ô nhiễm của NO3. Điều này cũng có nghĩa phân hữu cơ vi sinh đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho một nền nông nghiệp hữu cơbền vững, xanh sạch và an toàn.

Công Ty Tnhh Sản Xuất Thương Mại Và Đầu Tư An Hưng: Đưa Sản Xuất Nông Nghiệp Phát Triển Bền Vững

Sau gần 1 năm đi vào sản xuất, bằng chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, phân bón NPK An Hưng đã cung cấp ra thị trường trên 10 ngàn tấn phục vụ cho các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung trở ra, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

Giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng

Do điều kiện đất đai nước ta nhiều vùng khô cằn, cùng với nhu cầu thâm canh tăng vụ đã khiến nguồn đất thiếu hụt một số nguyên tố trung vi lượng. Do vậy bằng sự đi sâu vào khoa học và công nghệ vi sinh hiện đại áp dụng cho sản xuất phân bón, Công ty An Hưng đã đáp ứng bằng cách ngoài thành phần dinh dưỡng thiết yếu NPK (Nitơ, Phốt pho, Kali), còn đưa thêm nhiều nguyên tố trung vi lượng như canxi, magiê, bo rát, kẽm, đồng vào sản phẩm giúp cho cây trồng sinh trưởng, cho năng suất, chất lượng cao. Mặt khác Công ty An Hưng cũng đa dạng hóa các sản phẩm nhằm phù hợp với từng chất đất và loại cây trồng khác nhau. Công ty đang tập trung vào cây nông nghiệp phân khúc cao cấp, cây công nghiệp, lâm nghiệp như cà phê, cao su và cây ăn quả.

Ông Lê Văn Hoan, Giám đốc Công ty An Hưng chia sẻ: nhận thấy từ nhu cầu gia đình mình về nguồn thực phẩm sạch cũng như xu hướng chung cho phát triển bền vững là một nền nông nghiệp sản xuất sạch và đảm bảo môi trường, năm 2016, tôi và các cộng sự bắt tay vào đầu tư xây dựng nhà máy An Hưng. Qua tìm hiểu cho thấy Vĩnh Tường là nơi đồng trũng thuận lợi giao thông, nhân lực dồi dào, đồng thời chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, vì thế ban lãnh đạo Công ty đã quyết định chọn Cụm công nghiệp Đồng Sóc là nơi khởi nguồn dự án. An Hưng cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong phát triển lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường. Nhà máy được đầu tư với kinh phí xây dựng hơn 50 tỷ đồng trên mặt bằng 4 ha, sau hơn 2 năm đã hoàn thành. Tháng 6 năm 2018 An Hưng bắt đầu đưa sản phẩm cung cấp cho thị trường, hiện nay đang cung cấp khoảng 80 tấn trên ngày, đạt 50% theo công suất thiết kế nhà máy.

Lựa chọn phân bón phù hợp với cây trồng và nguồn đất vừa giúp tăng năng suất, giảm sâu bệnh vừa làm tăng hiệu quả phân bón, có tác dụng cải tạo đất và môi trường. Các sản phẩm của An Hưng không chỉ cho thấy hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu vào cho bà con nông dân mà còn giúp sản xuất nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng bền vững.

Tăng cường mở rộng thị trường

Từ khi đi vào hoạt động, Công ty An Hưng luôn đồng hành với bà con nông dân, đưa sản phẩm chất lượng vào sản xuất. Cụ thể, An Hưng đã hợp tác cung cấp sản phẩm phân bón NPK An Hưng cho Công ty chè ở Đại Từ Thái Nguyên, đã giúp sản phẩm lá chè to dầy hơn, năng suất cao và nước chè xanh ngon. Bên cạnh đó, An Hưng phối hợp với bà con thử nghiệm phân bón trên 2 ha trồng ngô tại Yên Định, Thanh Hóa cho năng suất cao, đồng thời kết hợp với Công ty Bình Điền đưa sản phẩm vào tỉnh Quảng Trị… Không chỉ tăng cường mở rộng thị trường tại các tỉnh phía Bắc, An Hưng còn tích cực cử các cán bộ trẻ, kỹ sư đến các tỉnh Tây Nguyên kết hợp các đại lý cấp I triển khai hướng dẫn bà con nông dân sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng tại từng địa phương, với từng loại cây trồng. Các sản phẩm của An Hưng đã được bà con đánh giá cao và các đại lý sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm. An Hưng tiếp tục tiếp cận thị trường các tỉnh miền Trung nhằm đưa sản phẩm lan tỏa rộng hơn, kỳ vọng mục tiêu đến cuối năm 2019 nhà máy sẽ đạt công suất thiết kế 50.000 tấn năm.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, thời gian tới An Hưng sẽ tập trung cải tiến, nâng cao chất lượng tiếp tục đầu tư công nghệ để đảm bảo các sản phẩm khi đưa ra thị trường có chất lượng tốt nhất, mở rộng hệ thống đại lý sâu rộng đến các tỉnh thành. Đặc biệt thông qua đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ, An Hưng cũng sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển thêm các loại phân bón mới dành cho các loại cây trồng mới ở Việt Nam cũng như phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng của từng vùng miền để giúp người nông dân có được những vụ mùa bội thu, tích cực đồng hành cùng công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước nhà.

Bạn đang xem bài viết Để Ngành Hoa Lan Phát Triển Bền Vững trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!