Cập nhật thông tin chi tiết về Đạm, Phân Đạm Được Đồng Hóa Như Thế Nào mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài 1: ĐẠM, PHÂN ĐẠM ĐƯỢC ĐỒNG HÓA NHƯ THẾ NÀO
Đạm là tên gọi chung cho các loại hợp chất có chứa yếu tố ni tơ. Ni tơ (ký hiệu N) là một trong những nguyên tố quan trọng được tìm thấy trong các cơ thể sống. Nguồn ni tơ luôn tồn tại trong khí quyển.
Ni tơ là một thành phần cốt yếu của các aminoacid và protein vì vậy không thể được cây trồng hấp thụ trực tiếp từ không khí, mặc dù nó chiếm tới 79%. Cây trồng chỉ có thể hấp thụ ni tơ dưới các dạng muối và được hình thành dưới các hình thức và phương pháp sau:
Sự cố định ni tơ theo phương thức sinh học:
Việc biến đổi ni tơ thành các hợp chất chủ yếu bằng sự kết hợp với carbon, hydro và ô xy trước khi nó có thể được hấp thụ bởi cây trồng. Điều này được coi như là sự cố định ni tơ. Những vi sinh vật có khả năng cố định ni tơ không khí có thể được phân thành 2 nhóm chính:
Những vi sinh vật cộng sinh.
Những vi sinh vật sống tự do.
Những vi sinh vật cộng sinh:
Một số thực vật có khả năng cố định ni tơ không khí thông qua một quá trình gọi là cố định ni tơ cộng sinh.
Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium được tìm thấy trong sự cộng sinh với các nốt sần ở rễ cây họ đậu như cây đậu, đậu Hà Lan, đậu xanh và đậu phộng. Sự cộng tác giữa vi khuẩn Rhizobium với các cây họ đậu có bản chất cộng sinh.
Các nốt sần của rễ đóng vai trò là nơi cố định đạm. Những nốt sần rễ ấy chứa đựng một sắc tố gọi là leghaemoglobin. Nó có màu hồng nhạt giống như thể nó quan hệ rất gần gũi với haemoglobin ở người và động vật. Giống haemoglobin nó cũng kết hợp với oxy. Bằng sự kết hợp với oxy, leghaemoglobin bảo vệ enzym Nitrogenase, loại enzym chỉ thể hiện chức năng ở những điều kiện kỵ khí. Chỉ có enzym Nitrogenase là có thể tách được phân tử ni tơ cho quá trình cố định đạm.
Sự hình thành nốt sần rễ:
Nốt sần rễ là nơi cố định đạm.
Khi lông hút ở rễ cây họ đậu tiếp xúc với vi khuẩn Rhizobium, nó cong lên hoặc biến dạng. vi khuẩn xâm nhập vào mô rễ. Một số vi khuẩn trong mô rễ lớn lên để trở thành những cấu trúc bao quanh dạng màng gọi là những bacteroid. Sự phân chia tế bào khi được thực hiện, ở những mô bị tấn công tạo thuận lợi cho sự hình thành nốt sần. Vì vậy nốt sần tạo lập hoàn thiện theo hướng kết nối mạch với cây chủ để chuyển đổi dưỡng chất.
Sự cố định ni tơ
Ni tơ không khí bị khử bởi sự kết hợp của các nguyên tử hydro. ni tơ bị phá vỡ dẫn đến việc tạo thành amoniac. sự cố định ni tơ đòi hỏi 3 cấu thành sau: – Một chất khử mạnh; ATP và các enzym
Amonia, được tạo thành như là kết quả của sự cố định ni tơ, được sử dụng để tổng hợp các aminoacid, đơn vị tạo dựng nên protein.
Sự tổng hợp các aminoacid:
Các aminoacid được tổng hợp bằng hai quá trình chính: – Sự khử amin hóa ( khử tạo ra nhóm amin ): Trong quá trình này amoniac phản ứng với acid α.ketoglutaric để tạo thành acid glutamic.
– Sự chuyển amin: Acid glutamic nguyên là một aminoacid mà từ nó 17 aminoacid khác được tạo thành thông qua quá trình chuyển amin.
Các vi sinh vật sống tự do:
Những vi sinh vật như Cyanobacteria ( vi khuẩn lam ) và vi khuẩn quang hợp cũng có thể cố định ni tơ. Một số vi khuẩn lam cũng hoạt động như những thể cộng sinh và tồn tại cộng hưởng cùng với địa y, những thể sống mang sắc tố anthoceros; trước loài dương xỉ nước- Azolla và các rễ của cây hạt trần.
Quá trình cố định ni tơ sinh học:
Qua quá trình cố định ni tơ, N không khí được cố định thành các hợp chất hữu cơ ( như aminoacid, protein, nucleic acid ) trong các cơ thể sống cũng như các dạng vô cơ như NH4+.
Trong cố định ni tơ, một lượng lớn năng lượng được sử dụng để tách 2 nguyên tử ni tơ của phân tử ni tơ. Năng lượng này được lấy từ các phân tử ATP của các cơ thể vi sinh. Nguồn ATP còn được lấy từ quá trình hô hấp và quang hợp.
Sự cố định ni tơ chỉ xảy ra trước sự có mặt của enzym Nitrogenase; chúng khử phân tử ni tơ ( dinitrogen ) thành amoniac.
Chuỗi các trường hợp xuất hiện trong quá trình cố định ni tơ được thể hiện như sau :
Thực vật thu nhận ni tơ từ đất dưới dạng những ion amonium (NH4+) hoặc ion nitrate (NO3–), Amoniac luôn là sản phẩm chính của cố định ni tơ sinh học. Chúng được biến đổi thành nitrate nhờ vào một số vi khuẩn đất (Nitrate luôn là nguồn ni tơ chính đối với thực vật ).
Sự amoni hóa:
Những phế tích chết của động, thực vật được phân hủy, thông qua hoạt động của vi sinh vật, tạo thành amoniac. Quá trình này được nhận biết như là sự amoni hóa.
Sự nitrate hóa:
Sự đồng hóa nitrate ở thực vật:
Sau khi nitrate được hấp thụ bởi thực vật, chúng bị khử thành amoniac, với sự giúp đỡ của enzym nitrate reductase và nitrite reductase.
Enzym nitrate reductase:
Khử nitrate thành nitrite. Phản ứng này có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào của cây. Nitrate reductase là một flavoprotein và có chứa molybdenum.
Enzym nitrite reductase:
Khử ion nitrite thành ion amonium. Nitrite reductase không yêu cầu molybdenum mà có thể chứa đựng đồng và sắt. Bởi vì ferredoxin là nguồn điện tử trực tiếp. Phản ứng này xảy ra ở lá cây và những ion nitrite, được hình thành ở bất cứ đâu, cũng được vận chuyển về lá để khử.
Sưu tầm & biên dịch: KS. Đinh Văn Vụ
Vi Sinh Vật Cố Định Đạm Tồn Tại Như Thế Nào
vi sinh vật cố định đạm gồm 2 nhóm chính: vsv cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu và vsv cố định đạm sống tự do trong đất.
Nhóm các vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu có khả năng cố định đạm khá tốt. Chúng cố định đạm trong không khí sau đó tích trữ trong rễ cây họ đậu tạo thành những nod sần trên rễ.
Mỗi loại cây họ đậu khác nhau sẽ có những nhóm vsv cố định đạm khác nhau cộng sinh. Các vsv này chỉ cố định được đạm khi sống cùng với cây họ đậu còn ở trạng thái tự do chúng gần như mất đi khả năng này. Điển hình là khi chúng bón Rhizobium (vi khuẩn họ đậu) vào đất mà không có cây họ đậu thì gần như không có tác dụng.
Muốn bón phân vi sinh vào đất giúp cố định được đạm từ không khí chúng ta buộc phải sử dụng nhóm vi sinh vật cố định đạm sống tự do trong đất. Nhóm vi sinh vật này khá phổ biến, chiếm khoảng 20% số lượng vi sinh vật đất nhưng chỉ có một số loài quý hiếm như Azotobacter vinlandii mới có thể cố định được nhiều đạm giúp tăng cường được độ màu mỡ cho đất.
Azotobacter vinlandii là vi khuẩn thuộc chi vi khuẩn cố định đạm Azotobacter. Chủng vi sinh vật quý hiếm này có tới 14 công dụng đặc biệt như cố định đạm sinh học để thay thế đạm vô cơ, khử hợp chất nitrat độc hại trong nông sản; tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nông sản giúp rau quả ngon ngọt hơn, tạo nên hương vị vùng trồng đặc trưng; tăng tỉ lệ đậu trái, giúp trái ra đồng đều; giúp thay thế hoàn toàn phân bón NPK nếu bổ sung thường xuyên; giúp giữ ẩm, làm tơi xốp đất; giúp phòng ngừa các bệnh thường gặp trên cây trồng như nghẹt rễ, vàng lá thối rễ, héo xanh, tuyến trùng,…
Ngoài ra, sử dụng chủng vsv này còn giúp giữ nông sản tươi lâu hơn, giảm ngộ độc phèn trong đất, kích thích phát triển làm cây trồng cứng cáp hơn, chống rụng quả nứt quả với các loại cây ăn trái, phân hủy nhanh các phế phẩm nông nghiệp, giúp cây chống chịu với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt,…
Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter vinlandii
Azotobacter vinelandii là chủng vi sinh vật cố định đạm do đó nó có khả năng chuyển hóa nitơ khí trời thành đạm sinh học dưới dạng NH4, vì vậy có thể thay thế được phân đạm hóa học dưới dạng phân bón ure.
Azotobacter vinelandii là vi khuẩn có khă năng sinh tổng hợp enzyme nitrate reductase, enzyme này có tác dụng khử nitrat có trong nông sản, chất này là tác nhân gây ung thư, enzyme này làm giảm hàm lượng nitrat độc hại nhiễm trong nông sản do bón bằng phân hóa học, tạo ra nông sản an toàn.
Azotobacter vinelandii có khả năng tổng hợp các acid amin và vitamin cho cây trồng, làm tăng hàm lượng dinh dưỡng như protein, vitamin, do đó nông sản có hương vị thơm ngon hơn, mang hương vị vùng trồng đặc trưng cho từng loại nông sản.
Enzyme phosphtase mà Azotobacter vinelandii sản sinh ra còn có khả năng hòa tan các photphat trong đất tự nhiên để cây trồng hấp thụ nhanh, giải phóng kali bị giữ chặt giúp cho cây trồng dễ sử dụng,…
Azotobacter vinelandii có khả năng tiết ra các chất điều hòa sinh trưởng như Acetic acid, Giberelin, Cytokinin và phức hợp sắt Siderophore kích thích sự ra hoa kết trái và sự chín của hạt. Do đó, các loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái sẽ ra hoa đồng loạt và cho hiệu suất đậu trái cao.
Azotobacter vinelandii giúp tạo các phức hợp sắt gọi là siderophore là các hợp chất kháng nấm, kháng khuẩn và virut ở cây trồng có khả năng đối kháng với các tác nhân gây bệnh thực vật như phytopthora, fusarium, phòng trừ tuyến trùng và các côn trùng gây hại dưới đất.
Ngoài ra, chủng vi sinh vật này làm giảm hàm lượng nước tự do trong rau, củ quả, nâng cao hàm lượng chất khô trong rau củ quả. Do đó nông sản được bảo quản lâu hơn, thuận tiện cho quá trình vận chuyển và tiêu thụ… (CÒN NỮA)
để thể hiện bạn cũng đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về chủng vi sinh vật
Chia sẻ:
Rau Sạch Được Trồng Như Thế Nào?
1. Rau an toàn và Rau sạch
Thực chất, với các loại rau được trồng tại nhà, dù bạn bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ không vượt dư lượng an toàn cho phép cũng chỉ được chấp nhận là rau an toàn. Rau an toàn đủ để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.
Ngược lại, rau sạch phải đáp ứng được đầy đủ 3 tiêu chí: Giống sạch, Đất sạch và Chăm sóc sạch.
Giống sạch: Hạt giống bắt buộc cần qua kiểm dịch thực vật và phải được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để phòng trừ sâu hại sau này.
Đất sạch: Đất trồng rau là đất canh tác đúng vụ, được đánh tơi và trộn cùng phân hữu cơ hoặc phân hóa học tùy vào từng mùa rau.
Chăm sóc sạch: Trong suốt giai đoạn phát triển từ khi còn là hạt giống tới khi được thu hoạch và đóng gói, bảo quản phải đảm bảo 100% sạch.
Nước tưới là nước không ô nhiễm.
Phân bón là phân sạch được Bộ Nông nghiệp cho phép sử dụng, tránh tuyệt đối phân tươi/phân chuồng.
Thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng khi cần thiết, tuy nhiên bắt buộc phải kết thúc trước khi thu hoạch 5 – 10 ngày.
Thu hoạch phải đúng độ, đúng thời kỳ; khi đóng gói cần loại bỏ hết lá úa, lá sâu và dán tem mác bảo hành đầy đủ.
Kết hợp đầy đủ 3 tiêu chí Sạch trên sẽ tạo ra thành phẩm là Rau sạch 100%. Rau sạch là rau an toàn nhưng rau an toàn chưa chắc đã là rau sạch.
2. Trồng rau sạch cùng Trang Trại Trung Thực
Nhằm mục đích đưa rau sạch phục vụ mọi người dân, hiện Trang Trại Trung Thực đã có hệ thống các trang trại con trồng rau ở một số tỉnh thành. Với niềm tim sẽ hình thành được chuỗi thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, Trang Trại Trung Thực đưa giun quế làm nền tảng cho sự phát triển, sử dụng giun quế làm phân bón cho nhà lưới trồng rau.
Giun quế có khả năng xử lý toàn bộ phân tươi trong chăn nuôi (heo, bò, gà, dê …) tạo ra một lượng phân trùn tương ứng phục vụ cho cây trồng. Theo các nhà nghiên cứu, phân giun là loại phân hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứa tương đối đầy đủ hàm lượng các chất cần thiết cho mọi loại cây trồng, đặc biệt hữu ích cho các loại cây ngắn ngày như: đậu, bắp hay trong đất bất cứ dư lượng hóa chất hay phụ phẩm độc hại nào, do đó trong các chương trình sản xuất sản phẩm sinh thái (trà, rau xanh, trái cây…) và sử dụng phân giun làm nguồn phân hữu cơ chính yếu.
Các sản phẩm rau được trồng, chăm sóc và thu hoạch từ Trang Trại Trung Thực đều là rau sạch – tươi ngon – an toàn. Những bữa cơm gia đình từ hôm nay sẽ luôn đầy đủ dinh dưỡng từ rau xanh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả nhà.
Hiện nay, việc trồng rau sạch chưa có khả năng phổ cập đến toàn bộ các hộ nông dân, tuy nhiên đang dần được áp dụng vào các trang trại rau sạch lớn để phục vụ nhu cầu rau ngày càng tăng cao của người dân trên cả nước.
Trang Trại Trung Thực tổng hợp
Rau Tưới Đạm Mấy Ngày Ăn Được? Cách Bón Đạm Cho Rau Hiệu Quả
Đạm là một nguyên tố đa lượng cực kỳ quan trọng đối với các loại cây trồng và rau. Rau tưới đạm mấy ngày ăn được? Cách bón đạm cho rau đạt hiệu quả tốt nhất. Tất cả những thông tin trên đều sẽ được cập nhật ngay trong nội dung bài viết sau đây. Việc nắm bắt được thời gian phù hợp sau khi tưới đạm cho rau sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng nitrat có ở trong các thực phẩm nông sản.
Công dụng chính của phân đạm đối với rau xanh
Phân đạm có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển đối với các loại cây trồng nói chung và rau nói riêng. Một số những vai trò quan trọng của đạm đối với cây rau:
Bổ sung chất dinh dưỡng cho các loại cây, đồng thời nâng cao khả năng sinh trưởng và phát triển như: Lớn nhanh, cành có nhiều lá, …
Cây xanh có thể quang hợp được nhờ các diệp lục có ở trong đạm.
Đạm góp phần vào trong quá trình thúc đẩy và sinh tổng hợp các Protein của cây trồng.
Đạm là nguyên liệu chính tham gia vào trong quá trình cấu thành nên hormone tăng trưởng cũng như các lịch thích tố sinh học rất tốt cho cây trồng. Ngoài ra, đạm cũng là một chất có mặt ở trong các chất nguyên sinh và giúp điều hòa sinh trưởng cho cây trồng.
Những nguồn phân đạm được sử dụng để bón rau
Cây rau có nhu cầu về chất dinh dưỡng đạm (nitơ) là rất lớn. Nguồn chất đạm cung cấp cho các loại cây rau đa số là nằm trong đất nhờ quá trình tổng hợp tự nhiên và hiện tượng sấm sét, … phần còn lại sẽ được cung cấp từ bên ngoài thông qua các loại phân bón hiện có trên thị trường như các loại hữu cơ hay vô cơ. Rau tưới đạm mấy ngày ăn được? Cách bón đạm cho rau hiệu quả với các loại sau đây:
Phân hữu cơ vi sinh
Cây rau có thể được cung cấp các chất đạm thông qua những dòng phân hữu cơ phổ biến: phân gà, phân chuồng hay phân xanh, … sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất và các mùn bã hữu cơ cho cây trồng có ở trong phân đạm.
Cây trồng sẽ dễ dàng hấp thu những loại đạm trong phân hữu cơ vi sinh ở dạng protein, các peptit và acid amin. Một trong những loại phân có hàm lượng protein cao có thể sử dụng như phân cá, phân đậu tương được chế biến thông qua những chế phẩm vi sinh ủ hoai mục cơ chất rồi sau đó mới đem bón cho cây trồng.
Cây trồng hấp thụ dễ dàng hơn phân đạm hữu cơ và không làm dư thừa Nitrat cho các loại nông sản. Đây là những dòng phân bón quan trọng không thể thiếu trong quá trình canh tác rau sạch và các loại nông sản sạch.
Đạm ở dạng phân bón vô cơ sẽ cung cấp cho cây trồng thường ở dạng đạm clorua, xianamit, phân urê, các amoni Nitrat hay amoni Sunphat, … Những loại phân này có thể được sử dụng phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của cây trồng cùng như các đặc tính của đất trồng.
Phân bón lá dành cho rau
Những dòng phân bón lá cực kỳ phù hợp đối với cây rau. Trong loại phân bón này có chứa nhiều vi sinh vật mang các amino acid giúp cho rau hấp thụ thông qua thân và lá một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, phân bón lá cho rau còn cung cấp được các vi lượng cần thiết để cho cây rau có được điều kiện sinh trưởng và phát triển tối ưu nhất.
Rau tưới đạm mấy ngày ăn được? Cách bón đạm cho rau
Giải đáp vấn đề và thắc mắc rau đạm mấy ngày ăn được, cách bón đạm cho rau hiệu quả nhất.
Rau đạm mấy ngày ăn được?
Hàm lượng đạm dư thừa ở trong rau có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng. Phân đạm vô cơ chính là một trong những yếu tố chính khiến rau bị dư thừa nitrat. Đối với các loại nông sản, nếu rau màu vị dư nitrat sẽ làm ảnh hưởng xấu trực tiếp đến người dùng.
Biện pháp để có thể khắc phục được tình trạng dư thừa nitrat là bón đạm vô cơ từ 2 đến 3 tuần trước khi thu hoạch để đảm bảo cho nông sản và rau màu an toàn ở ngưỡng cho phép. Vậy nên, khoảng thời gian an toàn nhất cho các thực phẩm rau xanh là bạn phải ngừng bón đạm trong ít nhất nửa tháng.
Nếu bạn bón đạm thiếu hoặc thừa sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt cho cây trồng. Phụ thuộc vào những loại cây và nông sản khác nhau mà bà con nông dân sẽ xác định được hàm lượng phân bón hợp lý nhất.
Nhận biết cây trồng đang thiếu đạm: Cây sinh trưởng kém, chậm phát triển, rau có kích thước lá nhỏ, thân còi cọc và lá rau chuyển dần sang màu vàng. Câu rau yếu ớt, thiếu sức sống. Quá trình sinh hóa của cây bị cản trở do thiếu hụt chất dinh dưỡng để hình thành nên các mô và các tế bào.
Nhận biết cây trồng bị dư thừa đạm: Lá rau có màu xanh đậm, dễ thu hút những loại côn trùng gây hại cho cây trồng. Trong quá trình chăm sóc, cây phất triển nhanh hơn bình thường, cho lá nhiều nhưng lại khó đậu quả. Hoa ra chậm và rất dễ bị đổ ngã. Đồng thời, đạm dư thừa cũng khiến cây dễ nhiễm bệnh hơn từ sâu và nấm. Khả năng chống chọi lại các yếu tố từ môi trường bên ngoài khá kém.
Bón đạm cho rau đúng kỹ thuật
Đầu tiên, bạn phải tính đúng và đủ hàm lượng cần thiết để bón cho rau (bởi lẽ, đạm là một trong những loại phân rất dễ bị bay hơi). Thông thường thì rau màu sẽ chỉ hấp thụ được ½ hàm lượng đạm được cung cấp.
Ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất, rau cần được bổ sung thêm nhiều đạm nhằm góp phần tăng trưởng quá trình quang hợp đồng thời kích thích rau phát triển tốt hơn. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau của các loại cây trồng mà người nông dân sẽ xác định một lượng phân bón vừa đủ.
Một số những đặc điểm của đất bạn cần nắm: Sử dụng ít phân đạm đối với những loại đất có nhiều mùn hoặc đất lầy. Nếu đất trồng cây bị chua thì nên bón đạm có tình kiềm. Với đất có tính kiềm thì nên bón đạm có tính chua. Nếu bạn nhận thấy trời sắp đổ mưa hoặc nắng hạn có thể kéo dài thì không nên bón đạm cho cây. Nên sử dụng nước sạch để hòa tan với đạm rồi tưới lên trên bề mặt của luống rau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh biết được kỹ thuật bón đạm cho rau thì đồng thời, người nông dân cũng phải tìm hiểu và biết thêm được những lưu ý quan trọng khi sử dụng đạm cho rau. Ví dụ như lưu ý khi bón đạm hữu cơ và lưu ý khi bón đạm vô cơ. Với mỗi loại đạm dành cho mỗi loại rau đều có những lưu ý khác nhau mà bạn phải nắm rõ. Nếu không quá trình sử dụng có thể gây nên những ảnh hưởng và hậu quả cho cây rau ngoài mong muốn.
Việc giữ đúng hàm lượng bón đạm cho rau cũng sẽ giúp người tiêu dùng đảm bảo được sức khỏe. Chính vì vậy, trước khi sử dụng đạm bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh được những tình huống xấu nhất.
Rau tưới đạm mấy ngày ăn được? Cách bón đạm cho rau đạt hiệu quả cao nhất đã được bật mí ở bài viết trên. Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết này bạn có thể cập nhật thêm cho mình những kiến thức có ích. Đặc biệt nhất là nắm bắt thời gian tưới đạm phù hợp trước khi thu hoạch rau màu để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bạn đang xem bài viết Đạm, Phân Đạm Được Đồng Hóa Như Thế Nào trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!