Xem Nhiều 6/2023 #️ Công Nghệ Sản Xuất Amoniac, Acid Nitric Và Phân Đạm # Top 12 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 6/2023 # Công Nghệ Sản Xuất Amoniac, Acid Nitric Và Phân Đạm # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Nghệ Sản Xuất Amoniac, Acid Nitric Và Phân Đạm mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Amoniac

Trên thế giới có rất nhiều nhà máy sản xuất amoniac với quy mô lớn với sản lượng từ 2000 – 3000 tấn/ngày .Sản lượng amôniac sản xuất mỗi năm mỗi tăng: năm 2004 là 109.000.000 tấn, năm 2006 là 122.000.000 tấn

Dẫn đầu là Trung Quốc với 28,4% tổng sản lượng trên toàn thế giới, theo sau là Ấn Độ với 8,6%, Nga với 8,4%, và Hoa kỳ là 8,2%.

Vì sao phải sản xuất amôniac với số lượng lớn?

– Trước đây: Dùng phương pháp Rothe- Frank- Caro

 CaCN2 + 3H2O = CaCO3 + 2NH3

– Ngày nay: dùng phương pháp Haber Process

+ Nguồn nguyên liệu: O2, N2, H2, khí tự nhiên CH4 hoặc khí đốt hóa lỏng như propan và butan, …

Vì nguyên liệu có lẫn tạp chất lưu huỳnh hữu cơ (RSH) nên ta sẽ có công đoạn khử S trước khi đưa nguyên liệu vào quy trinh sản xuất.

+ Trong quá trình khử này các tạp chất lưu huỳnh hữu cơ được chuyển hoá thành H2S bằng xúc tác hydro hoá. Sau đó H2S được hấp phụ bằng oxit kẽm.

RSH + H2 = RH + H2S

ZnO + H2S = ZnS + H2O

Công đoạn khử CO2

Khử CO2

Hệ thống tách CO2 được dựa trên quá trình MDEA (methyldietanolamin) bao gồm một tháp hấp thụ CO2 hai cấp, một tháp chưng cất CO2 và hai bình tách.

CO2 bị tách khỏi quá trình bởi sự hấp thụ CO2 vào trong dung dịch MDEA chứa 40% MDEA.

R3N + H2O + CO2 = R3NH+ + HCO3-

2R2NH + CO2 = R2NH2+ + R2N- COO-

Thu hồi CO2

Tách tái sinh dung dịch giàu CO2 được thực hiện trong hai cấp để được CO2 độ tinh khiết cao. Trong bình tách cao áp, hầu hết các thành phần trơ được hoà tan và giải phóng tại áp suất khoảng 5,5 bar.

Dung dịch giàu CO2 tiếp tục đến bình tách thấp áp và được giải phóng khỏi dung dịch tại áp suất 0,27 bar.

Công đoạn mêtan hóa

CO và CO2 dư được chuyển hoá thành metan bởi phản ứng với hydro (metan hoá) trước khi khí tổng hợp được đưa đến vòng tổng hợp amôniắc.

CO + 3H2 = CH4 + H2O + Q CO2 + 4H2 = CH4 + 2H2O + Q

Metan là khí trơ trong vòng tổng hợp amôniắc, các hợp chất chứa oxy như là CO và CO2 sẽ phản ứng với chất xúc tác trong vòng tổng hợp amôniắc.

Vòng tổng hợp Amôniắc

Khí công nghệ sau khi mêtan hóa được nén lên áp suất cao và sau đó dẫn vào cụm tổng hợp amôniắc.

P/ư tổng hợp Amôniắc:

Vì sao phải sản xuất và tiêu thụ Acid Nitric với số lượng lớn như vậy?

Vì ngoài sử dụng HNO3 làm phân bón, HNO3 còn còn dùng để: Làm thuốc nổ TNT, thuốc nhuộm, dược phẩm…

Axit nitric cũng là một thành phần của giải pháp Nital, đó là một giải pháp thử nghiệm kim loại

Quy trình sản xuất Acid Nitric

Các phương pháp sản xuất HNO3

– Đầu thế kỷ 17: H2SO4 đđ + KNO3 (diêm tiêu) = KHSO4 + HNO3

về sau nguồn nguyên liệu quặng nitơrat trong thiên nhiên không phổ biến.

– Đầu TK 20: dùng phương pháp hồ quang điện (N2 + O2 KK ở nhiệt độ cao).

 N2 + O2 = 2NO

2NO + O2 = 2NO2

3NO2 + H2O = 2HNO3 + NO

Phương pháp này tốn nhiều điện năng à từ khi tổng hợp được NH3 dùng: PP oxi hoá NH3 (3gđ)

– Giai đoạn 1: Oxi hoá NH3 thành NO (PP tiếp xúc)

Tuỳ điều kiện và chất phản ứng mà xảy ra theo các phản ứng

– Giai đoạn 2: oxi hoá NO thành NO2 

Nhiệt độ < 1500oC phản ứng xảy ra hoàn toàn theo chiều thuận (1 chiều)

Thực nghiệm cho thấy để đạt hiệu suất NO2, N2O4 cao thì P = 8 – 10atm, to < 2000oC.

– Giai đoạn 3: hấp thụ NO2 bằng H2O

ở 250oC P = 1atm dung dịch HNO3 : 48 – 50%

quá trình xảy ra đồng thời với giai đoạn 2

(1): Thiết bị làm sạch kk (H2O hoặc Na2CO3)

(2): Thiết bị lọc các tạp chất cơ học

(3), (9): Quạt

(4): Thiết bị lọc cactong cùng với khí NH3

(5): Thiết bị oxi hóa NH3

(6): Thiết bị thu hồi

(7),(8): Tháp làm lạnh

(10): Tháp hấp thụ

III. Phân đạm

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây dưới dạng NO3- ,NH4+.Phân đạm kích thích quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật nên phân đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây – thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây.

Có 3 nhóm đạm chính

Nhóm đạm amoni: (NH4)2SO4,NH4Cl, …

Nhóm đạm Nitrat: NaNO3,KNO3, NH4NO3, …

Nhóm đạm amit: CaCN2, CO(NH2)2.

1. Nhóm đạm amit

Phân Urê CO(NH2)2: 

Phân urê có 44 – 48% N, chiếm khoảng 59% các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Có 2 loại phân urê:

– Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.

– Loại có dạng viên nhỏ, có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản,dễ vận chuyển được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

Phân Urê bón thích hợp trên đất chua phèn, được dùng để bón thúc. 

2. Nhóm đạm Nitrát

Phân đạm Clorua (NH4Cl):

– Phân này có chứa 24 – 25% N. NH4Cl có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.

– Phân này dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng.

– Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.

– NH4Cl không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng, v.v… Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc. 

​Điều chế phân đạm Nitorat

Phương pháp amoniac hóa: (Điều chế từ nước lọc của quá trình sản xuất Na2CO3).

NaCl + NH3 + H2O + CO2 = NH4Cl + NaHCO3 (1)

 NaHCO3 = Na2CO3 + H2O + CO2

CO2 tạo thành quay lại phản ứng (1), dung dịch sau (1) là nước ót:  NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3, NaCl

Quay lại phản ứng (1)

Phương pháp trung hòa:

 NH3 + HCl = NH4Cl

Phân sunphat đạm (NH4)2SO4 (còn gọi là phân SA)

(NH4)2SO4 có chứa: 20 – 21% N, 29% S.

– Dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, có mùi nước tiểu (mùi NH3), vị mặn và hơi chua, dễ tan trong nước, thường ở trạng thái tơi rời nên dễ bảo quản, dễ sử dụng.

– (NH4)2SO4 là loại phân bón tốt vì có cả N và S là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.

Nguồn: Admin sưu tầm

Công Nghệ Sản Xuất Phân Bón Npk: Phần 3

Cách tính toán hàm lượng dinh dưỡng trong phân hỗn hợp NPK

Công thức tính hàm lượng dinh dưỡng trong phân hỗn hợp NPK

Công thức tổng quát:

∑DD = ∑ (mA x %DDhh)

Trong đó:

DD: Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm (đơn vị: %, g/l, ppm, mg/kg).

mA: Lượng nguyên liệu sử dụng (đơn vị: %, kg, gam, lit, ml)

% DDhh: Hàm lượng dinh dưỡng hữu hiệu có trong nguyên liệu.

Các ví dụ về tính toán công thức sản xuất phân bón NPK

VD1: Tính hàm lượng từ lượng nguyên liệu cố định

Tính tỷ lệ dinh dưỡng cây trồng đa lượng đạm (N), lân (P 2O 5), kali (K 2 O) và trung lượng Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S) và Silic (SiO2) trong 100kg sản phẩm được phối trộn bởi: 20kg đạm Urea, 5 kg đạm SA, 5kg DAP Trung Quốc, 20kg lân Supe, 10kg lân nung chảy, 15kg kali clorua (MOP), 10kg Quặng Secpentin và 15kg là than bùn.

* Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng

Tổng lượng đạm nguyên chất trong thành phẩm = 20 x 46% (Urea) + 5 x 21% (SA) + 5 x 18% (SA) = 11,15% N

Tổng lượng lân nguyên chất trong thành phẩm = 5 x 46% (DAP) + 20 x 16,5% (Supe lân) + 10 x 15,5% (LNC) = 7,15% P2O5

Tổng lượng kali nguyên chất trong thành phẩm = 15 x 60% (MOP) = 9% K2O

* Hàm lượng dinh dưỡng trung lượng

Tổng lượng Canxi nguyên chất trong thành phẩm = 20 x 18% + 10 x 18% = 5,4% Ca

Tổng lượng dinh dưỡng Magie nguyên chất trong thành phẩm = 10 x 9% + 10 x 10% = 1,9% Mg

Tổng lượng dinh dưỡng Lưu huỳnh nguyên chất trong thành phẩm = 5 x 23% = 1,15% S

Tổng lượng dinh dưỡng Silic nguyên chất trong thành phẩm = 10 x 24% + 10 x 40% = 6,4% SiO2

Như vậy sản phẩm trên có tỷ lệ dinh dưỡng N-P-K là: 11,15 – 7,15 – 9,00 (Hoặc viết rút gọn là: NPK 11.7.9 bổ sung 5% Ca, 2%Mg, 1%S, 4%SiO2)

Xem File Excel cách tính công thức sản xuất phân bón hỗn hợp NPK 11.7.9

VD2: Lựa chọn nguyên liệu, công nghệ để tính công thức sản xuất phân hỗn hợp NPK 12.5.10

Tính công thức phân bón hỗn hợp NPK 12.5.10 từ các nguyên liệu Đạm Urê, Đạm SA, Supe lân, lân nung chảy, quặng Photphorit (6%P2O5), Kali Clorua (MOP) và phụ gia như trên.

Cách tính và lựa chọn công nghệ phù hợp:

Lựa chọn nguyên liệu và thay đổi tỷ lệ nguyên liệu đưa vào sản xuất sao cho phù hợp với công nghệ tạo hạt, đối với sản phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng trung bình (tổng 27%) có thể lựa chọn công nghệ tạo hạt bán hơi nước (vừa sử dụng chảo ve viên vừa tạo hạt trong máy sấy) hoặc công nghệ tạo hạt thủ công (tạo hạt hoàn toàn trên chảo ve viên).

Nguyên liệu đạm 12% N: Điều chỉnh Urê hoặc SA để có hàm lượng N theo yêu cầu

Trong trường này có thể điều chỉnh lượng Đạm Urê: 20kg, Đạm SA: 12,5kg

Nguyên liệu lân 5% P2O5hh: Điều chỉnh Supe lân hoặc lân nung chảy và bổ sung quặng photphorit để có hàm lượng P2O5hh theo yêu cầu.

Trong trường này có thể điều chỉnh lượng Supe lân: 22,5kg, lân nung chảy: 5kg, Quặng photphorit: 7,5kg.

Nguyên liệu kali 10% K2O: Điều chỉnh Kali Clorua để có hàm lượng K2O theo yêu cầu.

Trong trường này có thể điều chỉnh lượng Kali Clorua: 17,5kg

Xem File Excel cách tính công thức sản xuất phân bón hỗn hợp NPK 12.5.10

VD3: Lựa chọn nguyên liệu, công nghệ để tính công thức sản xuất phân hỗn hợp NPK 16.16.8

Tính công thức phân bón hỗn hợp NPK 16.16.8 từ các nguyên liệu Đạm Urê, Đạm SA, DAP TQ, MAP 10-50, Kali Sunphat (50%K2O) và phụ gia Canxi Cabonat và Cao lanh.

Đối với sản phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cao (tổng 40%) có thể lựa chọn công nghệ tạo hạt bán hơi nước (vừa sử dụng chảo ve viên vừa tạo hạt trong máy sấy) hoặc công nghệ hơi nước (tạo hạt bằng thùng quay có phun hơi nước). Nguyên liệu phụ gia chỉ sử dụng được các nguyên liệu có độ tinh khiết cao và có màu trắng để dễ tạo màu cho phân bón.

Để thuận tiện trong tính toán chúng ta nên tính trực tiếp trên File Excel

Sau khi điều chỉnh số liệu trên Excel chúng ta được:

Tổng lượng đạm nguyên chất trong thành phẩm = 18 x 46% (Urea) + 15 x 21% (SA) + 17,5 x 18% (DAP) + 16 x 10% (MAP) = 16,18% N

Tổng lượng lân nguyên chất trong thành phẩm = 17,5 x 46% (DA) + 16 x 50% (MAP) = 16,05% P2O5hh.

Tổng lượng kali nguyên chất trong thành phẩm = 16 x 50% (SOP) = 8% K2O.

Xem File Excel công thức tính hàm lượng phân hỗn hợp NPK 16.16.8

Một số lưu ý khi tính toán công thức, lựa chọn công nghệ, lựa chọn nguyên liệu khi đưa vào sản xuất phân bón hỗn hợp NPK

* Lưu ý khi tính toán công thức phân bón

Hàm lượng Đa lượng được tính dựa trên % dinh dưỡng công bố trên bao bì (theo hợp đồng mua nguyên liệu) hoặc trên kết quả phân tích nguyên liệu đầu vào.

Hàm lượng trung lượng được tính chủ yếu dựa trên kết quả phân tích nguyên liệu đầu vào (vì một số loại quặng và phụ gia có chất lượng không ổn định).

Khi thay đổi khối lượng nguyên liệu thì kết quả % dinh dưỡng trong thành phẩm sẽ thay đổi theo

* Việc lựa chọn nguyên liệu để đưa vào sản xuất căn cứ vào nhiều yếu tố:

Hàm lượng dinh dưỡng công bố theo TCCS, công bố hợp quy, hợp chuẩn, trên bao bì…

Tính chất lý hóa của nguyên liệu, VD: Lân nung chảy có tính kiềm, Supe lân có tính Axit khi phối trộn sẽ phát sinh phản ứng tỏa nhiệt…

Cách thức sản xuất: Sản xuất thủ công với lượng ít hoặc công nghiệp với hệ thống máy móc tự động hóa…

Công nghệ sản xuất, VD: Tạo hạt cơ học hoặc công nghệ hơi nước, công nghệ 1 hạt, công nghệ tháp cao … mỗi công nghệ đòi hỏi các nguyên liệu và phụ gia khác nhau phù hợp để có thể tạo hạt và điều chỉnh độ tròn, độ bóng, màu sắc, độ tan… của hạt phân.

Số lượng kg (lượng cân) để dễ phối trộn nguyên liệu, VD: Đối với công nghệ cấp liệu thủ công (do con người định mức) nên điều chỉnh lượng kg (lượng cân) chẵn như: 75kg, 50kg, 25kg, 12,5kg…

Hàm lượng trung lượng theo đăng ký (Ví du: Đạm Urê không chứa lưu huỳnh như đạm SA, muốn điều chỉnh lượng lưu huỳnh – S phải thay đổi hàm lượng SA)

Và yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng là giá thành sản phẩm VD: Bổ sung đạm từ Urê và Amon Clorua có thể rẻ hơn đạm lấy từ nguyên liệu SA (tùy theo từng thời điểm).

Mời các bạn đón đọc: Công nghệ sản xuất phân bón NPK: Phần 4 – Nguyên liệu cung cấp vi lượng và cách tính công thức phân bón hỗn hợp NPK có chứa vi lượng (NPK + TE)

Nguồn: Bộ phận tư vấn công nghệ phân bón

Công Nghệ Sản Xuất Phân Bón Npk: Phần 4

Nguyên liệu cung cấp vi lượng và cách tính công thức phân bón hỗn hợp NPK có chứa vi lượng (NPK + TE)

Cách tính toán hàm lượng dinh dưỡng vi lượng trong phân hỗn hợp NPK

Xem công thức tại bài: Công nghệ sản xuất phân bón NPK: Phần 3 – Cách tính công thức

∑DD = ∑ (mA x %DDhh)

VD: hàm lượng Cu = 0,01% = 0,01 x 10.000 = 100ppm

Các nguyên liệu cung cấp vi lượng được sử dụng sản xuất phân bón NPK có chứa vi lượng (NPK+TE)

+ Đồng Chelate (CuEDTA): Cu = 15% (pH DD 1% = 6 – 7)

+ Sắt Chelate (FeEDTA): Fe = 13% (pH DD 1% = 4 – 6,5)

+ Kẽm Chelate (ZnEDTA): Zn = 15% (pH DD 1% = 6 – 7)

+ Mangan Chelate (MnEDTA): Mn = 13% (pH DD 1% = 6 – 8)

Nhược điểm của vi lượng dạng Chelated

Các sản phẩm thường sử dụng vi lượng dạng Chelated

Vi lượng Chelate thường sử dụng để sản xuất các loại phân bón hỗn hợp NPK chất lượng cao (đòi hỏi độ tan tốt), phân bón tưới nhỏ giọt, dung dịch thủy canh, phân bón lá…

2. Dinh dưỡng cây trồng vi lượng dạng vô cơ (dạng thông dụng)

+ Đồng Sunphat (CuSO 4.5H 2 O): Cu = 25%; 12%

+ Sắt Sunphat (FeSO 4.7H 2 O): Fe = 20%; S = 18%

+ Kẽm Sunphat (ZnSO 4.7H 2 O): Zn = 22,8%; S = 17,8%

+ Mangan Sunphat (MnSO 4.7H 2 O); Mn = 19%; S = 11%

+ Natri Borax (Na 2B 4O7.5H 2 O): B = 13% (hàn the)

Giá thành rẻ, dễ mua (có bán hầu hết tại các cửa hàng hóa chất, nếu dùng trong ngành phân bón nên chọn loại nguyên liệu vi lượng sử dụng trong công nghiệp). Một số loại tan hoàn toàn trong nước (VD: ZnSO 4.7H 2 O), hàm lượng dinh dưỡng vi lượng cao.

Một số loại bị ảnh hưởng nhiều bởi pH của dung dịch đất, kết tủa trong môi trường trung tính hoặc kiềm (VD: Trong dung dịch đất sắt Fe 2+ (FeSO 4.7H 2O) nhanh chóng biến đổi thành Fe 3+ và kết tủa là một trong các oxit sắt), bị kết tủa khi kết hợp với 1 số phân bón vô cơ khác nên hiệu quả của vi lượng vô cơ thấp hớn rất nhiều lần vi lượng dạng Chelated. Nếu sử dụng ở nồng độ cao cây rất rễ bị ngộ độc (sốc) vi lượng (ngộ độc vi lượng ở cây trồng còn khó cứu hơn rất nhiều khi cây trồng thiếu vi lượng).

Các sản phẩm thường sử dụng vi lượng vô cơ

Vi lượng vô cơ thường sử dụng để sản xuất các loại phân bón hỗn hợp NPK thông thường, được dùng đại trà, có giá thành trung bình, lượng sử dụng nhiều.

3. Các loại quặng có chứa vi lượng

Các loại nguyên liệu này ít được sử dụng trong sản xuất phân hỗn hợp NPK vì bất tiện về việc khai thác, không sẵn có trên thị trường, hàm lượng vi lượng không ổn định… Các loại vi lượng này được sử dụng chủ yếu từ các loại phân bón điều chế từ quặng (VD: Lân nung chảy điều chế từ quặng Apatit và quặng Secpentin).

Cách lựa chọn nguyên liệu và tính toán công thức phân hỗn hợp NPK có chứa vi lượng

VD1: Tính công thức sản phẩm phân bón có hàm lượng công bố như sau:

20% N; 15% P 2O 5; 7% K 2 O; 0.3% CaO; 0.2% MgO; 0.4% S; 10ppm Fe; 30ppm; Zn; 3ppm Cu; 40ppm B

Lựa chọn nguyên liệu để sản xuất phân bón hỗn hợp (gọi tắt là: NPK 20.15.7+TE)

Đây là loại phân bón có hàm lượng cao (Tổng NPK: 42%) nên chúng ta lựa chọn các loại nguyên liệu đa lượng có hàm lượng dinh dưỡng cao, trung lượng gốc vô cơ, vi lượng gốc vô cơ (trừ vi lượng sắt nên lựa chọn gốc Chelate): Đạm Urê 46, Đạm SA 21, MAP10-50, Kali Clorua 60, MgSO 4.7H 2O 13, CaCO 3 (bột đá) 50, FeEDTA 13, ZnSO 4.5H 2O 22, CuSO 4.5H 2O 25, H 3BO 3 17 (Chỉ số ghi phía sau tên nguyên liệu chính là hàm lượng dinh dưỡng nguyên chất có trong nguyên liệu).

Cách tính hàm lượng dinh dưỡng trong thành phẩm theo công bố:

Để thuận tiện chúng ta tính toán hàm lượng trên Excel như bảng biểu sau

Xem File Excel Định mức vật tư NPK 20.15.7+TE

Như vậy để sản xuất được phân bón hỗn hợp NPK 20.15.7+TE (như hàm lượng công bố trên), mỗi tấn thành phẩm chúng ta cần lượng nguyên liệu như sau: 350kg Đạm Urê, 25kg Đạm SA, 300kg MAP, 115kg Kali Clorua, 10kg bột đá, 20kg Magie Sunphat 7 nước, 100g Sắt Chelate, 150g Kẽm sunphat 5 nước, 15g Đồng sunphat 5 nước, 250g Axit boric và các loại phụ gia khác vừa đủ 1 tấn.

Tương tự như cách tính trên chúng ta có thể tính toán được rất nhiều công thức phân hỗn hợp NPK + TE khác nhau.

VD2: Tính công thức sản phẩm phân bón có hàm lượng công bố như sau:

20% N; 5% P 2O 5; 5% K 2 O; 13% S; 8ppm Zn; 6ppm Cu; 6ppm B

Gọi tắt là N.P.K.S 20.5.5.13S+TE (Phân bón cho cây cà phê mùa khô)

Tương tự sản phẩm N.P.K.S 20.5.5.13S+TE chúng ta tính toán hàm lượng trên Excel như bảng biểu sau

Xem File Excel Định mức vật tư NPK.S 20.5.5.13S

Việc lựa chọn nguyên liệu cho công thức này có 1 số thay đối so với công thức NPK 20 .15.7+TE, như sau:

+ Tăng lượng đạm SA và giảm lượng đạm Urê để đảm bảo hàm lượng lưu huỳnh theo công bố.

+ Thay Kali Clorua bằng Kali Sunphat bì cây cà phê không ưa gốc Clo và để đảm bảo bổ sung lượng lưu huỳnh vừa đủ theo công bố.

+ Bỏ nguyên liệu bổ sung Canxi, Magie, Sắt vì công thức sản phẩm không yêu cầu.

Như vậy, để sản xuất được phân hỗn hợp NPK.S 20.5.5.13S chúng ta cần lượng nguyên liệu như sau:

Lượng tính trên 1 tấn thành phẩm: 180kg Đạm Urê, 500kg Đạm SA, 100kg MAP, 100kg Kali Sunphat, 50g Kẽm sunphat 5 nước, 30g Đồng sunphat 5 nước, 50g Axit boric và các loại phụ gia khác vừa đủ 1 tấn.

Về phụ gia bổ sung vào sản phẩm phân hỗn hợp NPK + TE

Tùy vào hàm lượng NPK công bố (cao, trung, bình, thấp), hình thức sản phẩm (tạo hạt, bột), công nghệ sản xuất ( phân bón công nghệ tháp cao , hóa lỏng urê, hơi nước, tạo hạt thủ công…), màu sắc sản phẩm… chúng ta lựa chọn các loại phụ gia khác nhau như: bột đá, cao lanh, đất sét, than bùn, secpentin, bột talc…

Lưu ý trong tính toán công thức phân hỗn hợp NPK+TE:

Đối với hàm lượng đa lượng (NPK) chúng ta có thể tính đủ hàm lượng hoặc trên (cao hơn), dưới (thấp hơn) hàm lượng công bố để tiện cho việc phối liệu sản xuất và giá thành sản phẩm, tuy nhiên không được thấp hơn sai số về hàm lượng theo quy định của Nhà nước.

Riêng đối với hàm lượng trung lượng (Ca, Mg, S, SiO2) và vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mn, Bo, Mo) vì lượng sử dụng rất ít, khó đồng đều, chất lượng nguyên liệu không ổn định nên khi tính định mức chúng ta nên tính thừa để tránh sai số khi phân tích kiểm tra chất lượng thành phẩm.

Mời các bạn đón đọc các phần tiếp theo

Nguồn: Bộ phận tư vấn công nghệ phân bón

Công Nghệ Sản Xuất Rau Sạch Không Dùng Đất

(KHCN)-Chỉ với bọt biển, hộp xốp, nước dung dịch, mùn cưa và trấu – những nguyên liệu rẻ tiền có thể tìm thấy ở bất cứ đâu – và một động tác chăm sóc duy nhất: cung cấp dung dịch cho cây, bạn hoàn toàn đã có một vườn rau sạch trong vòng… 1 tháng. Siêu tưởng. Không! Hoàn toàn là sự thật bởi ý tưởng này đã được thực hành trong thực tế và bước đầu thu được những kết quả khá khả quan.

Những ngày này, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang được đặt ra bức thiết hơn lúc nào hết. Nhiều bà nội trợ đã phải chọn rau có nhiều sâu để tránh thuốc trừ sâu, chọn củ quả còi cọc để tránh thuốc tăng trưởng. Rau sạch đang là khao khát của của mọi gia đình.

Vì thế, ý tưởng về một vườn trồng rau sạch không cần đất của chúng tôi Hồ Hữu An, Khoa Nông học Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, đã ngay lập tức gây được sự chú ý của dư luận. Không chỉ đáp ứng nhu cầu sạch, rẻ, vườn rau không cần đất của chúng tôi An còn rất dễ dàng tiện lợi khi trồng trọt.

Những ưu điểm nổi trội của công nghệ trồng không dùng đất là rau không bị ô nhiễm các kim loại nặng vốn có trong đất hay các hóa chất độc hại, vi sinh vật có hại như khi phải trồng rau bằng đất. Nguồn phân bón được dễ dàng quản lý, giúp cho rau không bị nhiễm các độc tố như nitrat. Người trồng rau cũng luôn chủ động được về thời vụ, điều chỉnh chính xác độ pH và EC.

Các chuyên gia đánh giá công nghệ trồng rau không dùng đất có phạm vi ứng dụng khá linh hoạt. Nó có thể được áp dụng cho những cơ sở trồng rau quả có quy mô lớn, có mái che hay ngoài trời, cũng có thể áp dụng ở quy mô nhỏ cho từng hộ gia đình, thậm chí là ngay trên ban công, sân thượng của các khu nhà cao tầng. Công nghệ này cũng phù hợp với những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng hải đảo, khu vực khô cằn, thiếu đất và nước canh tác.

Bạn đang xem bài viết Công Nghệ Sản Xuất Amoniac, Acid Nitric Và Phân Đạm trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!