Cập nhật thông tin chi tiết về Có Bao Nhiêu Loại Hoa Ly: 3 Loại Hoa Ly Trồng Phổ Biến mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.Đặc điểm hoa ly
Hoa ly là dòng hoa xuất xứ từ các nước phương đông như Trung quốc, Việt Nam, triều tiên, hà Lan, hoa xuất hiện nhiều ở Việt Nam được nhập chủ yếu ở các thị trường như, hà lan, pháp, new zealand, với đầy đủ các màu sắc hoa khác nhau.
Cây hoa ly là giống hoa sống ở vùng ôn đới có khí hậu mát mẻ, vùng có thể trồng hoa ly quanh năm ở nước là là vùng đà lạt. bông hoa ly có thể tươi trong khoảng 15 ngày.
cứ tới thời điểm gần tết thì hoa ly sẽ ngập tràn thị trường, ở quanh khu vực hà nội có thể biết tới vài làng hoa nổi tiếng như làng hoa tây tựu, làng hoa hạ mỗ, hoa mê linh. Các dòng hoa ly cao cấp được nhiều người yêu thích, bà con nông dân khi trồng hoa ly thường cho thu nhập cao hơn so với việc trồng các loại cây khác
2.Phân loại hoa ly theo số tai
hoa ly thường được phân chia dựa theo số tai trên mỗi cành hoa: hoa ly 5 tai, hoa ly 3 tai, hoa ly 2 tai và hoa ly 1 tai. cành hoa ly 5 tai được rất nhiều người yêu thích trên thị trường, giá cũng ở mức trung bình, số tai càng nhiều thì bó hoa càng lớn, giá thành càng cao và ngược lại.
bông hoa ly 5 tai thường được sử dụng trong việc thờ cúng trên bàn thờ, kèm đi lễ cầu bình an, hoa ly 2 tai và 1 tai thường dùng để cắm trang trí trong ngôi nhà cho đẹp. người yêu thích màu sắc hoa ly thường lựa chọn bông hoa ly từ 3-5 tai để cắm hoa cho dẹp.
3.Phân biệt 3 hoa ly theo thủng loại giống
trên thị trường có rất nhiều các dòng hoa ly cùng với chủng loại kích thước khác nhau : hoa ly không thơm LA, hoa ly thơm OT, hoa thơm OR
3.1.Dòng hoa ly không thơm LA
Đây là dòng hoa ly không có mùi thơm, có nhiều màu sắc từ: hoa ly cam, hoa ly vàng chanh, hoa ly trắng, hoa ly màu đỏ, hoa ly vàng màu chanh, hoa ly màu hồng.
Phần lớn dòng hoa ly không thơm LA có thể chịu được nhiệt độ cao, sinh trưởng cao hơn các dòng hoa ly khác, vì vậy mà dòng hoa ly không thơm được trồng nhiều ở các địa phương khác nhau. Thời điểm trồng hoa ly không thơm LA bắt đầu từ cuối hè và cho tới tận tháng 4 dương lịch năm sau.
Hoa ly không thơm LA là dòng hoa ly ngắn ngày, từ lúc trồng cho tới lúc thu hoạch chỉ kéo dài khoảng 60 ngày trong ngày thời tiết nắng nóng, còn mùa đông là khoảng 80 ngày.
Thời gian sinh trưởng của hoa ly không thơm khá ngắn nên hoa nhanh tàn hơn, thời gian tươi của hoa chỉ trong khoảng 1 tuần.
3.2.Dòng hoa ly OT
Hoa ly OT là dòng hoa ly có mùi thơm nhẹ, đa dạng về màu sắc, hầu như tất cả các dòng hoa ly màu vàng trên thị trường đều thuộc dòng hoa ly thơm nhe OT.
Dòng hoa ly OT có kích thước lớn nhất, cây khỏe, chống chịu được các dạng thời tiết , cây kháng bệnh tốt, sinh trưởng và chăm sóc dễ dàng.
Hoa ly OT là dòng hoa ly duy nhất trên thị trường chịu được môi trường nóng bức, thời điểm thích hợp để trồng loài hoa ly OT là từ tháng 8 dương lịch cho tới tháng 3 dương lịch năm sau. Nên hạn chế trồng vào thời điểm đầu hè vì thời điểm này thời tiết quá khắc nghiệt, cây sẽ lên kém hoa sẽ nhỏ và rất nhanh tàn.
Thời gian sinh trưởng của các dòng hoa ly OT không quá dài, tùy theo giống và thời điểm trồng. Từ lúc trồng hoa ly dòng OT cho tới thu hoạch hoa kéo dài 70 ngày khi thời tiết nắng nóng, còn 100 ngày nếu thời tiết lạnh giá.
3.3.Dòng hoa ly OR
Có thể nói là dòng hoa ly OR là dòng hoa có mùi thơm khá mạnh, màu sắc chủ yếu là màu đỏ, hồng và màu trắng. Đây là dòng hoa ly khó chăm sóc nhất trong tất cả các dòng hoa ly hiên nay trên thị trường.
Cây hoa ly dòng OR khá kén thời tiết, chịu nóng kém nên thời điểm có thể trồng trong năm từ tháng 9 dương lịch trở lên. Thời điểm sinh trưởng của cây hoa ly khá là dài, thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày, khi trồng vào mùa lạnh thì cây có thể kéo dài lên tới 120 ngày. Cây dễ mắc bệnh, tuy nhiên cây có năng xuất cao, hoa thơm, bông thơm, đem lại giá trị kinh tế cao.
4.Cách phân biệt 3 dòng hoa ly ù và hoa ly thường
4.1.Hoa ly ù đỏ
Là giống hoa ly vàng, đỏ được gọi là hoa ly Ù vì
Hoa ly vàng, đỏ bự hơn so với hoa ly màu hồng, ít phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc
Số lượng tai của hoa phụ thuộc vào kích cỡ của củ chứ không phải là ít tai mới gọi là Ù và nhiều tai thì không gọi là Ù
Kích cỡ của củ 16/18 khi trồng cho thu hoạch 3-4 tai, còn 18/20 thì cho 5-7 tai. Giống Lily Ù càng bự bao nhiêu thì size củ phải lớn bấy nhiêu, chính vì vậy mà hoa Lily cùng màu, cùng giống Ù nhưng có khi ít tai hay nhiều tai là do kích cỡ củ.
4.2.Hoa ly Ù vàng
Hoa ly Ù vàng là loại hoa ly có củ lớn, đòi hỏi kỹ thuật trồng cao vì vậy để cho ra được bông hoa ly vàng hoa đẹp phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật trồng và chăm sóc của nhà vườn.
Hoa ly Ù vàng áp dụng các biện pháp khi chăm sóc vào, cùng với kỹ thuật mới sẽ cho ra bông hoa đạt tiêu chuẩn cao, đáp ứng nhu cầu của người chơi hoa lan
4.3.Hoa ly màu hồng
Hoa ly màu hồng có bông lớn hơn. Vê củ thì lớn hơn sẽ cho ra nhiều tai, bông to hơn, giá củ cũng đắt hơn nhiều so với các củ nhỏ, đa phân các nhà vườn sẽ chia thành khu vực trồng các loại củ nhỏ với nhau và các củ to với nhau để khi bán có giá cao hơn.
có 2 giống Ù đỏ được trồng phổ biến là Marlon và Robina:
– Marlon: khi nở sẽ nở to bè hết cánh ra như sắp rụng ấy nhưng thực tế là hoa vẫn còn đang trong độ nở, hoa Marlon nhanh xuống màu hơn màu khác, nở được 3 ngày thì màu sẽ xuống nên trông tối đi và không còn đẹp như lúc mới nở. Màu của marlon chính xác là màu hồng cánh sen đậm.
– Robina : khi nở to hết vẫn không bè ra, không bị xuống màu.
4.4.Hoa Lily vàng nhọn
* Còn hoa Lily nhọn: chủ yếu là vàng nhọn, kích thước hoa không lớn bằng vàng Ù, giá thành cũng rẻ hơn đôi chút nhưng bù lại, vàng Ù có mùi thơm ngào ngạt đặc trưng nhất trong các dòng hoa Lily.
[form_register]
3 Loại Phân Bón Phổ Biến Nhất
Phân bón hóa học được phân loại trên cơ sở chủng loại và dạng dinh dưỡng có chứa trong phân bón. Có 3 loại phân bón phổ biến nhất
Phân đạm (N)
Phân lân
Phân kali
Phân đạm
Phân đạm chứa nitơ ở dạng nitrat, được ưa thích bởi đa số thực vật, dễ dàng hòa tan trong nước và nhanh chóng đáp ứng Nitơ cho cây trồng. Trong điều kiện ẩm ướt và úng nước, chúng được lọc xuống chuyển thành dạng khí. Natri nitrat (16% N), Canxi nitrat (15,50% N); Kali nitrat (13% N) được sử dụng trên toàn thế giới.
Phân bón ammoni chứa nitơ ở dạng ammoniac, do đó chúng được sử dụng trong điều kiện nước ngập. Mặc dù dễ dàng hòa tan trong nước, nhưng chúng không nhanh chóng có sẵn cho cây trồng như phân bón nitrat. Cần có thời gian để chuyển NH4 thành NO3; do đó Phân bón ammoni thích hợp cho các loại cây trồng chậm, thời gian dài. Ammonium sulphate (20% N), Ammomum clorua (24-26% N), Diammonium phosphate (18% N) được sử dụng rộng rãi.
Phân bón ammoniac-nitrat có chứa nitơ ở cả hai dạng. Ammonical ammonical và nitrate, ví dụ Amoni nitrat (33% N), Canxi amoni nitrat (26% N).
Phân bón amide dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật trong đất, chúng được chuyển thành dạng ammonical và sau đó là nitrat để có sẵn cho cây trồng. Urê là loại phân đạm rẻ nhất. Trong đất, urê bị phân hủy bởi enzyme urease do vi sinh vật đất tiết ra.
Phân lân
Bên cạnh nitơ, phốt pho là nguyên tố dinh dưỡng chính thiếu nhất trong đất:
Phân lân hòa tan trong nước có chứa phốt phát ở dạng hòa tan cao (H2PO4) trong nước, và do đó có sẵn cho cây, ví dụ, supe lân đơn (SSP: 16-18% phosphate); Siêu phân đôi (DSP: 32% phốt phát); Ba siêu phốt phát (TSP: 42% phốt phát).
Phân lân hòa tan trong axit citric Có thể dễ dàng hòa tan trong nước axit / axit yếu – chứa phốt pho ở dạng có sẵn (H3PO4).
Xỉ cơ bản (18% phốt phát) sản phẩm phụ của ngành sắt thép. Dicalcium phosphate. Giàu phốt pho.
Phân lân không hòa tan, không hòa tan trong nước; ít tan trong các axit yếu như axit citric, ví dụ, photphat đá (20-40% P2O5).
Phân bón Kali
Các hoá chất chính là Kali sunfat (50% K20) và muriate của kali (60% K2O). NPK là các loại phân bón phức tạp được thiết kế để cung cấp cả ba chất dinh dưỡng chính; cho biết tỷ lệ phần trăm tương ứng của nitơ (N), phốt pho (P2O5) và kali (K 2 O).
ví dụ, loại NPK 15-15-15 có nghĩa là phân bón chứa 15% mỗi loại N, P2O5 và K2O. Sản xuất phân bón hóa học cần một nguồn lượng năng lượng khổng lồ, ví dụ, để sản xuất 1 kg phân đạm, phân lân và phân bón kali cần 80 MJ. 12 MJ và 8 MJ năng lượng được tiêu thụ tương ứng.
Vì vậy, phân bón hóa học rất Đắt tiền. Việc sản xuất phân bón hoá học phụ thuộc vào nguồn tài nguyên năng lượng đang cạn kiệt như dầu mỏ và than đá.
phân đạm, phân Kali, phân lân, hoá chất phân bón
Hoa Ly Nở Được Bao Lâu
Chơi cây kiểng đang là xu hướng của nhiều người hiện nay, một trong những loài hoa được chơi nhiều nhất phải kể đến hoa ly. Ly (hay Lily) có mùi thơm rất dịu và giữ lâu, chỉ cần trong nhà có 1 chậu ly thì quanh năm bạn có hoa để ngắm và tạo nên một không gian sống tuyệt vời. Để trồng được 1 chậu ly cũng rất đơn giản nếu bạn chịu khó bỏ một chút thời gian để tìm hiểu. Hoa ly nở được bao lâu, cách chăm sóc và bảo quản để giữ được hoa tươi lâu đều là những kỹ năng cần thiết để có chậu hoa ly đẹp.
1. Hoa ly nở được bao lâu?
Chơi hoa thì phải biết hoa nở trong thời gian bao lâu và làm cách nào để có thể duy trì kéo dài tuổi thọ của hoa. Vậy hoa ly nở được bao lâu thì tàn và cần thay mới? Thường thì thời gian ly nở từ 2 đến 4 tuần, tùy thuộc nhiều vào thời tiết và thời điểm ra hoa. Nhiệt độ lạnh thì thời gian nở hoa kéo dài, số lượng nụ trên cành và chồi trên cây cũng ảnh hưởng đến thời gian tàn của hoa. Vì hoa ly hiện nay đang được hướng đến phát triển thu lợi nhuận nên những người chuyên trồng sẽ sử dụng phương pháp cho cây ly nở hoa đúng thời điểm và có thể kéo dài thời gian nở của hoa.
Hoa ly thường nở từ 2- 4 tuần. Sau khi hoa đã nở
Sau khi nụ ly hình thành và phát triển đến độ hoa nở xòe thì vẫn có thể duy trì được 1 đến 2 tuần tùy vào cách chăm sóc và bảo quản của mỗi người. Cây ly vẫn tiếp tục nở hoa vào mùa tiếp theo nếu bạn biết và vận dụng những kỹ năng chăm sóc cần thiết.
Hoa ly là loại hoa sống ở những nơi mát mẻ, trồng được quanh năm tại những nơi như Đà Lạt, Mộc Châu hay Sa pa. Còn những vùng có thời tiết nắng nóng thì nên trồng hoa ly vào mùa đông. Hoặc nếu nhà bạn có đủ không gian mát mẻ thì vẫn có thể trồng bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần có kỹ thuật là cây hoa ly vẫn có thể phát triển tốt và nở đẹp. Để trồng cây ly được hoàn hảo thì việc chọn giống, chọn đất , chậu trồng, vị trí trồng cũng rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo các kiến thức trồng và chăm sóc hoa ly từ sách vở, hay từ những người bạn hay nhân viên tư vấn nơi bạn mua giống.
Còn nếu bạn thích chơi ly cành hãy tìm cách cắm và chăm sóc hoa ly cành tươi lâu. Có nhiều mẹo có thể đánh lừa cây để cây ly vẫn phát triển và nở hoa trong thời gian dài hơn.
2. Cách cắm và chăm hoa ly cành tươi lâu
Chơi ly là một môn nghệ thuật, không phải ai cũng nắm được những điều cơ bản. Vậy nên có nhiều người cũng mua một cành ly như vậy từ cùng một nơi mà có người có thể giữ tưới trong 1 tuần, 2 tuần và có người chỉ được 3 đến 4 ngày. Hãy thử tham khảo những mẹo chăm sóc hoa ly cành tươi lâu:
Cách cơ bản: chuẩn bị hoa ly tươi, một chiếc bình sạch và nước sạch. Sau đó bạn thực hiện theo những cách sau:
Tìm cách để tránh nhiễm chéo giữ những lá bị hư, hoa bị hư với hoa đẹp, lá tốt. Bằng cách cắt gốc, tỉa lá hư. Những lá và gốc ngâm lâu trong nước sẽ bị úng và hư hỏng, bạn hãy cắt gọn và bỏ những phần đó đi. Khi hoa nở thì có thể rút bỏ phần nhụy hoa tránh nhụy rơi xuống nhị hoa làm cho nó nhanh bị héo, rũ.
Chọn bình đựng phù hợp với mực nước phù hợp để dễ dàng kiểm soát được lượng nước bên trong bình trong suốt quá trình cắm.
Hãy đặt bình hoa ly ở phòng khách, phòng ăn, ở khu vực có ánh sáng tự nhiên, thông thoáng. Kiểm tra mực nước và thay nước sạch mỗi ngày vào buổi sáng và tối nếu có thể.
Có nhiều cách để giữ cho hoa ly tươi lâu hơn. Những mẹo vặt giúp bạn giữ hoa nở lấu như:
Dùng keo xịt tóc cách hoa 1 khoảng đủ gần và xịt lên hoa. Việc làm đơn giản này giúp bạn cố định cánh hoa, cánh hoa không dễ tàn và hạn chế việc thoát hơi mất nước, cánh hoa sẽ chậm rụng.
Pha dung dịch nước cắm có thể thay nước cho hoa . Có thể sử dụng 1 lít nước cùng 1 muỗng nước chanh tươi trộn 1 muỗng đường và nửa muỗng trà thuốc tẩy làm dung dịch nước dưỡng cho cành hoa ly.
Một số lưu ý khác để giữ hoa ly nở được lâu:
Cắt chéo gốc hoặc chẻ gốc ra làm 4 phần sẽ giúp cành ly lấy nước nuôi lá và hoa nhanh hơn.
Không cắm quá dày: việc nhiều cành ly chen chúc nhau sẽ làm mất tính thẩm mỹ, cũng hạn chế việc phát triển của ly. Cành nhiều dẫn đến dễ bị úng thân và khó kiểm soát hết, dễ bị nhiễm chéo.
Thay nước: Có kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể sử dụng cách trước khi thay nước nhúng nhan phần dưới cành vào nước sôi sau đó cắt bỏ. Việc này giúp cành thoát khỏi những ảnh hưởng của phần hư thối trước đó.
Cần thay nước trong bình hoa ly thường xuyên tránh bị hôi thối.
3. Cách trồng và chăm sóc cây hoa ly
Như đã đề cập ở trên để trồng một chậu ly phát triển cần phối hợp nhịp nhàng nhiều yếu tố từ thời vụ, giống, chậu hay lượng nước, vị trí chăm sóc. Tất cả đều có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Một số lưu ý bạn nên biết:
Thời gian trồng: chọn những thời điểm mát mẻ trong năm. Khí hậu nước ta phân bố khác nhau rõ rệt từ Bắc vào Nam. Nếu ở Bắc thích hợp để trồng ly và mùa đông thì niềm Nam lại dễ chọn mùa hơn, cuối mùa hè và đầu màu thu là có thể gieo giống. Giống hoa ly dễ nảy mầm.
Trước khi trồng: Chọn giống hoa ly mà bạn yêu thích hoặc nếu mới chỉ bắt đầu thì chọn giống dễ trồng và chăm sóc. Hiện trên thị trường có khá nhiều giống, cách chăm sóc cũng không có nhiều khác biệt. Đất trồng yêu cầu độ xốp cao, dinh dưỡng đầy đủ có thể chọn đất mùn. Về lượng nước thì có thể áp dụng tưới phun sương và mỗi sáng khoảng 30 phút.
Vị trí đặt cây cũng ảnh hưởng lớn:
Ngoài trời: có lợi thế về lượng ánh sáng dồi dào nhưng do sử dụng đất trồng thoát hơi nước cao và đặc điểm phát triển tốt ở nhiệt độ mát nên sẽ hạn chế sự phát triển của cây. Cần có hệ thống che chắn phía trên.
Trong nhà: tốt nhất nên đặt những nơi thoáng đãng và vẫn có thể lấy được ánh sáng buổi sáng hoặc buổi chiều.
Chăm sóc trong quá trình lớn lên của cây quyết định cao về chất lượng của hoa. Lượng nước đầy đủ, sử dụng phân bón phù hợp và bón đủ liều lượng cũng như đúng thời điểm rất cần thiết. Là loại cây thân mần nên dễ nhiễm sâu bệnh nên thường xuyên làm đất để dệt chỗ trú ngụ của sâu bọ.
Nếu đang có nhu cầu đặt giống hay hoa ly đẹp hãy đến với Hoa online 24/7. Hiện nay hoa online đang cung cấp nhiều mẫu hoa ly đẹp khác nhau:
4. Chọn mua hoa ly tại Hoa Online 24/7
Có rất nhiều khách hàng rất khéo tay chọn những chậu hoa ly đẹp và chăm sóc tốt. Họ muốn duy trì vẻ đẹp và tiếp tục cho vụ sau đó, đã không ngại để liên hệ lại với Hoa online 24/7. Nhận được sự tư vấn từ nhân viên, có kết quả sau khi thực hiện như lời khuyên, đến nay Hoa online vẫn là điểm đến tốt nhất và tiện ích nhất của nhiều khách hàng. Chất lượng hoa tốt, giá thành rẻ và cách thức phục vụ tận tình chu đáo được đánh giá rất cao.
Chỉ cần là yêu cầu từ khách hàng thì Hoa online 247 đều cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất. Nếu vẫn còn chưa hiểu rõ về hoa ly nở được bao lâu và cách giữ tươi được lâu cành hoa ly thì bạn hãy liên hệ đến Hoa Online qua hotline 18007180 để được tư vấn kỹ hơn.
Đăng ký Email trên webiste https://hoaonline247.com/ của chúng tôi để nhận các hotdeal và ưu đãi cũng như cập nhật thêm các mẫu hoa đẹp.
Cây Bồ Công Anh Có Mấy Loại? Hướng Dẫn Trồng 3 Loại Cây Bồ Công Anh Phổ Biến
Cây Bồ Công Anh có mấy loại?
Cây Bồ Công Anh có 3 loại nếu phân theo khoa học là: Bồ Công Anh Việt Nam, Bồ Công Anh Trung Quốc và cây Chỉ Thiên. Còn nếu phân theo màu sắc thì cũng có thể chia làm 3 loại: Bồ Công Anh Trắng, Vàng và Tím. Các loại Bồ Công Anh này đều có tác dụng làm thuốc nhưng dược lý và liều dùng của mỗi loại khác nhau.
Lá bồ công anh có tác dụng gì?
Lá Bồ công anh có tác dụng trị đau khớp, đau cơ, đau bụng, chán ăn, ợ hơi, vết chàm và vết bầm tím. Ngoài ra, lá bồ công anh còn có tác dụng lợi tiểu, giúp nhuận tràng và lợi đại tiện. Trong một số bài thuốc gia truyền, các lương y cũng dùng lá bồ công anh tươi hoặc sao khô trong các bài thuốc bổ máu, bổ tỳ vị, dưỡng da, trị ung thư và viêm nhiễm lan truyền.
Cây bồ công anh có tác dụng gì?
Chữa tắc tia sữa
Với các sản phụ sau khi cai sữa hoặc vì lý do gì đó mà bị căng vú, sưng vú do tắc tia sữa, có thể dùng lá và cây bồ công anh để chữa trị.
Cách dùng: Lấy 1 nắm lá và cây bồ công anh giã nát đắp lên vú 3-4 lần 1 ngày. Mỗi lần đắp giữ ít nhất trong vòng 2 tiếng.
Chữa bỏng, nhiễm trùng
Với các trường hợp bị bỏng, nhiễm trùng lở loét, có thể lấy cây bồ công anh rửa sạch, vẩy khô nước sau đó giã nát, trộn cồn 75 độ, đắp lên vết bỏng. Ngày làm 2 lần sáng và tối.
Trị nốt ruồi trên da
Nốt ruồi trên da là sự phát triển quá mức của các tế bào hắc tố. Mặc dù nốt ruồi, giống như khối u, là một sự phát triển quá mức của các tế bào, nhưng hầu như luôn là lành tính. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể dùng cây Bồ công anh tươi giã nát, có thể thêm mấy hạt muối rồi đắp lên nốt ruồi. Ngày làm từ 1 đến 2 lần.
Chống loãng xương, bảo vệ xương
Cây Bồ Công Anh có hàm lượng Canxi và Magie cao tốt cho người bị loãng xương hay còi xương. Bằng cách dùng lá bồ công anh và cà rốt xay nước uống mỗi ngày 100 ml.
Tăng cường sức khỏe, trị suy nhược cơ thể
Cây Bồ công anh có tác dụng thải độc, lợi máu, tăng sức đề kháng rất tốt, một cốc nước ép lá tươi mỗi ngày giúp cải thiện các tình trạng trên.
Chống các gốc tự do gây ung thư
Ngoài hàm lượng Canxi và Magie cao, Bồ công anh cũng chứa chất chống oxi hóa hỗ trợ cơ thể chống lại tổn thương do gốc tự do (nguyên nhân lão hóa nhanh và bệnh ung thư).
Nẳm 2011, tại Đại học Windsor Canada người ta tiến hành nghiên cứu rễ bồ công anh, kết quả cho thấy khả năng loại bỏ ung thư nhờ cơ chế loại bỏ các gốc tự do.
Rễ cây Bồ Công Anh giúp lợi tiểu
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rễ cây bồ công anh có tác dụng làm giảm axit uric, đẩy mạnh việc thải độc gan, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và có lợi cho cơ quan sinh sản. Những người có nguy cơ mắc ung thư bàng quang, dùng bồ công anh thường xuyên giúp ngăn ngừa căn bệnh này với cơ chế tăng đào thải độc tố, tăng lượng nước tiểu không cho tích tụ.
Trị khó tiêu, đầy bụng, kích thích tiêu hóa
Cách dùng: Lá cây bồ công anh 15g sắc với 1 lít nước còn 400ml, chia 2 lần uống sáng và trưa
Toàn bộ cây bồ công anh đều có tác dụng làm thuốc, từ rễ, thân, lá đều chứa nhiều dinh dưỡng như: Vitamin A, B, C hàm lượng cao, tình bột, chất béo, các nguyên tố vi lượng Magiê, Canxi, Sodium… Đặc biệt là sắt được chứng minh là hàm lượng cao hơn cả trong rau dền.
Bồ công anh có tác dụng trị đau bụng, đau khớp, đau cơ, chán ăn, ợ hơi, vết chàm và vết bầm tím, lợi tiểu, lợi đại tiện và giúp tăng sức đề kháng và làm khỏe đường tiêu hóa.
Khoa học cũng chứng mình trong cây bồ công anh có chứa Polysaccharides là chất có khả năng ngăn ngừa ung thư vú.
Ngoài ra, bồ công anh dùng làm món ăn thơm ngon như nấu canh, xào, chế biến trà khô sử dụng hằng ngày, thanh lọc cơ thể, thải độc gan cùng nhiều tác dụng khác chưa kể đến.
Thông tin thêm về cây bồ công anh
* Họ cúc – Asteraceae.
* Tên khác : Bồ công anh mũi mác, diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc, rau mét, phắc bao, lin hán (Tày), lày máy kìm (Dao).
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba pterocypselae.
Thành phần hóa học:
Bồ công anh chứa 91,8% nước, 3,4% protid, 1,1% glucid, 2,9% xơ, 1,2% tro, 3,4mg carotene; 25mg% vitamin C, 2 chất đắng chính là lactucin và lactucopicrin, ngoài ra còn có ß – amyrin, taraxasterol, germanicol.
* Công dụng: bồ công anh mũi mác được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, đau vú, sưng vú, tắc tia sữa, áp xe, tràng nhạc và các vết thương nhiễm trùng. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống không tiêu.
Kiêng kỵ: trong các trường hợp âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ mủ, khi dùng bồ công anh nên thận trọng.
Bồ công anh là cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc trên những nơi đất trồng tương đối màu mỡ, nhất là các bãi bồi ven sông, vườn bỏ hoang hoặc nương rẫy. Hàng năm, cây con mọc từ hạt thường xuất hiện vào cuối mùa xuân. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè, ra hoa quả vào đầu mùa thu và sau đó tàn lụi. Hạt giống có túm lông ở đỉnh, nhờ gió phát tán đi khắp nơi.
Kỹ thuật trồng Bồ công anh đạt hiệu quả cao
Chọn đất, làm đất
Bồ công anh ưa ẩm ướt, không kén đất, có khả năng thích nghi rộng.
Đất trồng bồ công anh nên chọn đất không bị úng ngập, không có nhiều sỏi đá, khô hạn quanh năm.
Sau khi cày bừa, đập nhỏ, lên thành luống cao 15 – 20cm, rộng 0,8 – 1,2m. Bón lót bằng phân chuồng 10 – 15 tấn/ha.
Giống
Bồ công anh thường nhân giống dễ dàng bằng hạt, tỷ lệ nảy mầm đạt khá cao ( 80 – 90%), thời gian nảy mầm nhanh nên thường gieo thẳng.
Cách trồng
Có thể đánh rạch hoặc gieo vãi rồi tỉa định cây với khoảng cách 20 x 20cm.
Chăm sóc
Dùng phân chuồng, nước giải, đạm pha loãng để bón thúc cho cây.
Ruộng bồ công anh cần được làm cỏ và giữ ẩm thường xuyên.
Ít thấy sâu bệnh gây hại.
Thu hoạch
Thu hái vào tháng 5 – 7, dùng dao cắt cả cây bồ công anh, dùng tươi hoặc băm nhỏ 3 – 4cm phơi hay sấy khô, dùng dần.
Bài thuốc chữa đau dạ dày:
Lá bồ công anh khô 20g, ké đầu ngựa 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 10g, kinh giới 10g, hạ khô thảo 10g, cỏ mần trầu 10g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bạn đang xem bài viết Có Bao Nhiêu Loại Hoa Ly: 3 Loại Hoa Ly Trồng Phổ Biến trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!