Xem Nhiều 3/2023 #️ Chia Sẻ: Phương Pháp Ủ Mùn Cưa Làm Phân Bón Hữu Cơ # Top 8 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chia Sẻ: Phương Pháp Ủ Mùn Cưa Làm Phân Bón Hữu Cơ # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ: Phương Pháp Ủ Mùn Cưa Làm Phân Bón Hữu Cơ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phương pháp ủ mùn cưa để tạo thành phân bón hữu cơ đang được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp. Là một loại rác thải tự nhiên từ việc chế biến gỗ, mùn cưa trước đây thường ít được sử dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, người ta phát hiện ra những công dụng hữu ích của nó. Đặc biệt đối với việc làm phân bón hữu cơ, rất tốt cho sự phát triển của các giống cây trồng.

Thế nào là mùn cưa

Mùn cưa là một loại vật liệu hữu cơ, nó có nguồn gốc từ việc chế biến, sản xuất gỗ trong công nghiệp. Các loại gỗ, tre, nứa được người thợ bào mỏng, sau đó nghiền vụn thành dạng hạt có kích thước nhỏ. Trước đây, do kích thước quá nhỏ lại không đồng đều nên mùn cưa trước đây chỉ được coi như một loại rác thải tự nhiên. Không mang lại nhiều lợi ích sử dụng trong cuộc sống.

Ngày nay với sự phát triển của khoa học hiện đại, người ta đã phát hiện ra những lợi ích đáng kể của mùn cưa. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, phương pháp ủ mùn cưa mang đến nhiều giá trị cho sự phát triển của cây trồng.

Công dụng của mùn cưa đối trong cuộc sống

Không chỉ trong nông nghiệp, mùn cưa còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình có thể kể đến như:

Ngành công nghiệp năng lượng

Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm

Ngành công nghiệp xây dựng

Ứng dụng trong ngành nội thất

Sử dụng phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ, áp dụng hiệu quả trong trồng trọt

Với ngành công nghiệp năng lượng

Mùn cưa được đánh giá là nguyên liệu quan trọng và thiết yếu trong việc sản xuất viên nén gỗ. Đây là một trong những loại nhiên liệu sinh khối tiềm năng nhất hiện nay.

Mùn cưa là thành phần chính để sản xuất viên nén gỗ. Sau khi được thu mua, người ta sẽ viên mùn cưa thành những dạng tròn. Dưới sự tác động của nhiệt lượng khi đốt, thông qua dây chuyền sản xuất khép kín, viên mùn cưa sẽ biến thành những viên gỗ rắn chắc. Những viên gỗ này đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đối với sức khỏe người sử dụng, lại hạn chế khí thải ra môi trường.

Với ngành công nghiệp chăn nuôi

Phương pháp ủ mùn cưa trộn là một trong những mô hình sinh học chăm sóc vật nuôi có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Mùn cưa sau khi được thu mua về sẽ được xử lý loại bỏ các tạp chất gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Sau đó mang đi đóng gói và bán ra thị trường theo nhu cầu của người sử dụng. Mùn cưa đóng gói được mang về, có thể kết hợp cùng với vỏ trấu để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi.

Sử dụng phương pháp ủ mùn cưa trộn thế này vừa giảm công sức trong việc dọn dẹp, chất thải được xử lý tốt. Đồng thời đây là một phương pháp giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc bệnh của vật nuôi. Là phương pháp thân thiện với môi trường sống.

Với ngành công nghiệp trồng trọt

Mùn cưa hiện nay được coi là “thần dược” đối với lĩnh vực trồng trọt. Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ rất được ưa chuộng bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Được áp dụng trong nhiều mô hình trồng trọt, đặc biệt thích hợp với các loại nấm như nấm linh chi, nấm hương, nấm mèo, nấm rơm… Tác dụng của mùn cưa trong phân bón giúp đất trồng tơi xốp, thoáng khí. Các giống cây trồng vì thế mà khỏe mạnh, lớn nhanh, sinh trưởng tốt hơn. Các loại nấm được trồng cùng với mùn cưa cho ra chất lượng sản phẩm đạt giá trị cao, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Với ngành vật liệu xây dựng

Trong ngành công nghiệp xây dựng, loại gạch siêu nhẹ chống cháy với khối lượng thấp đang trở thành xu hướng mới. Nguyên liệu chính để sản xuất loại gạch này là đất sét kết hợp cùng các chất phụ gia như mùn cưa hay mạt gỗ.

Với ngành nội thất

Gỗ ép là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Bạn có thể bắt gặp nó ở bất cứ đâu vì sự phổ biến của nó trong cuộc sống. Thành phần chính để tạo ra gỗ ép chính là mùn cưa. Người ta sử dụng nó để tạo ra những tấm gỗ ép với nhiều kích thước khác nhau. Loại gỗ này có giá thành rẻ lại đáp ứng được với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

Phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ

Với rất nhiều công dụng mà mùn cưa đem lại trong cuộc sống, ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một ứng dụng phổ biến và được áp dụng rộng rãi của chúng. Đó là chính là phương pháp ủ mùn cưa tạo thành phân bón hữu cơ sinh học, hỗ trợ cho việc trồng trọt.

Lựa chọn nguyên liệu

Bạn có thể tận dụng từ những nguồn vật liệu hữu cơ tự nhiên như mùn cưa, vỏ cây, lá cây, bã mía… Khối lượng các loại nguyên vật liệu này vào khoảng 500-700kg. Trước khi ủ, bạn băm, nghiền nhỏ các nguyên liệu ra, kích thước càng nhỏ thì càng tốt.

Tưới nước vào nguyên liệu để làm ẩm, độ ẩm lý tưởng nên ở mức 60-65%. Một mẹo nhỏ được bà con truyền tai nhau trong việc kiểm tra độ ẩm. Đó là bạn nắm chặt một chút nguyên liệu vào lòng bàn tay, quan sát thấy các kẽ tay xuất hiện những vệt nước rỉ ra là được. Việc làm ẩm này nên làm trước khi tiến hành ủ khoảng 12 tiếng để nguyên liệu thẩm thấu đều lượng nước được tưới vào.

Ngoài ra, với phương pháp ủ mùn cưa này bạn có thể bổ sung các loại phân động vật như phân gà, phân lợn, phân trâu, phân bò…

Lên men ủ phân

Với 1kg men ủ vi sinh, bạn sử dụng cho khoảng 1-2 tấn nguyên liệu tươi ở trên. Nên lưu ý với các vật liệu như vỏ cây, mùn cưa, trấu hay các nguyên vật liệu khó lên men bạn nên tăng lượng men ủ. Kích thích để quá trình lên men diễn ra được nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Để phương pháp ủ mùn cưa đạt được hiệu quả thiết thực, bạn trải đều các nguyên vật liệu thành từng lớp đan xen. Độ dày mỗi lớp ở trong khoảng từ 10-20cm. Giữa các lớp, bạn dùng men ủ pha trộn với cám gạo rải đều đan xen. Dùng bạt che kín đống ủ để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cũng như ảnh hưởng xấu từ thời tiết.

Chiều cao đống ủ không dưới 70-80cm, khối lượng lý tưởng lên đến hơn 500kg.

Trong suốt quá trình ủ, các loại vi sinh vật hoạt động liên tục khiến nhiệt độ đống ủ gia tăng nhanh chóng. Thường thì sau khoảng 2 ngày, nhiệt độ đống ủ của phương pháp ủ mùn cưa có thể lên đến 60°C. Nên để ý nếu thấy nhiệt độ cao hơn 65°C, lúc này bạn cần đảo trộn đống ủ. Trong quá trình đảo, để tạo được độ thoáng cho nguyên liệu ủ.

Bạn có thể sử dụng gậy để tạo ra các lỗ trong đống ủ nguyên liệu. Các lỗ này giúp nước dễ thẩm thấu vào đống ủ. Phương pháp ủ mùn cưa cũng đạt chất lượng cao trong việc tạo ra loại phân bón hữu cơ có lợi cho cây trồng.

Kết thúc phương pháp ủ mùn cưa

Thời gian để ủ phân hữu cơ vào khoảng từ 30-40 ngày, trong suốt quy trình thực hiện phương pháp ủ mùn cưa, đống ủ nên được đảo trộn từ 2-3 lần. Khi thấy nguyên liệu chuyển sang màu nâu đen, không còn thấy mùi hôi nữa phân hữu cơ lúc đó đã có thể sử dụng được rồi.

Kết thức phương pháp ủ mùn cưa, phân bón hữu cơ có thể sử dụng để bón trực tiếp cho cây trồng, rất có lợi cho sự phát triển của các giống cây. Bên cạnh đó, bạn còn có thể phối trộn chúng với các vi sinh vật có lợi hoặc các thành phần dinh dưỡng khác. Bổ sung để tăng hiệu quả, năng suất của các giống cây trồng.

Phương pháp ủ mùn cưa được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó không thể không kể đến việc áp dụng để làm phân bón hữu cơ. Là nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ lại có khả năng tự phân hủy, không gây hại đến môi trường xung quanh. Chính vì thế mà mùn cưa trở thành nguồn nguyên liệu thiết yếu.

Cách Ủ Mùn Cưa Nhanh Mục Sử Dụng Làm Phân Bón Cây

Giới thiệu phân hữu cơ vi sinh làm từ mùn cưa và nấm Trichoderma

Trước đây, ước tính mỗi năm trung bình nước ta sử dụng đến 11 triệu tấn phân vô cơ phục vụ cho canh tác cây trồng. Trong số đó, có hơn 50% lượng phân hóa học này thất thoát ra môi trường gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Phân bón hữu cơ vi sinh được coi là phương án thay thế hàng đầu, giúp tăng chất lượng của đất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng

Mùn cưa là một loại vật liệu hữu cơ chứa rất nhiều cellulose, được tạo ra trong quá trình bào mỏng các loại gỗ của cây thân to, tre, nứa,…. Do kích thước của mùn cưa quá nhỏ, lại không đồng đều nên trước đây chúng thường được xem như một loại phế phẩm, rác thải tự nhiên.

Tuy nhiên theo một vài nghiên cứu gần nhất, cellulose có trong mùn cưa khi được các vi sinh vật phân giải sẽ tạo ra phân hữu cơ có hàm lượng lớn nitơ, kali và rất nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cây trồng và vật nuôi.

Cellulose là hợp chất rất vững bền, đó là loại polysaccharide cao phân tử. Trong điều kiện tự thoáng khí Cellulose có thể bị phân giải dưới tác dụng của nhiều vi sinh vật hiếu khí. Chúng có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện vòng tuần hoàn Cacbon trong tự nhiên, góp phần quan trọng trong việc nâng cao độ phì nhiêu của đất

Năm 2015, ước tính tổng diện tích đất có rừng ở Việt Nam là 14.061,9 ha, trong đó sản lượng gỗ khai thác lên đến 9.199,2 nghìn m3. Với diện tích đồi núi chiếm gần ⅔ lãnh thổ, cùng với việc khai thác gỗ kể trên, hàng năm khối lượng các loại phế phẩm như mùn cưa, dăm bào là rất lớn.

Do đó, thực hiện cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma làm phân bón chính là giải pháp vô cùng hiệu quả. Vừa tiết kiệm chi phí nhờ tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng

Là một loại nấm bất toàn thuộc họ Moniliaceae, Trichoderma có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Chúng có thể đạt đường kính từ 2-9cm sau khoảng 4 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 20oC. Nấm Trichoderma phát triển tốt trên các loại đất giàu dinh dưỡng như đất nông nghiệp, đồng cỏ, rừng,…

Dựa vào đặc điểm sinh lý hóa, nấm Trichoderma đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong nông nghiệp. Một số công dụng tuyệt vời của nấm Trichoderma có thể kể đến như: tiêu trừ các loại nấm gây bệnh cho cây trồng, kích thích sinh trưởng cho cây, kích kháng và bảo vệ bộ rễ cho các loại cây trồng,…

Trichoderma còn có khả năng kháng lại cyanid-một loại chất độc gây ức chế hoạt động hô hấp của tế bào rễ cây. Vì thế Trichoderma có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và trực tiếp bộ rễ của cây trồng

Sau khi ký sinh trên rễ, chúng sẽ bắt đầu tạo ra một chuỗi các thay đổi về hình thái cũng như sinh hóa trong cây. Do vậy bên cạnh việc tiết ra enzyme chống lại các vi sinh vật gây bệnh, loại nấm này còn có công dụng kích thích cây trồng tự sản xuất ra các chất giúp tăng sức đề kháng giúp cây khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra nấm Trichoderma còn giúp phân giải một số chất hữu cơ trong đất, khiến đất trở nên tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và cải thiện hiệu quả tình trạng đất chai, bạc màu

Hướng dẫn cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma

Để có được 1 tạ phân thành phẩm bà con cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

40-50 kg phân chuồng( có thể dùng phân gà, heo bò,…)

50-60 kg mùn cưa băm nhỏ

3 kg super Lân

1 gói chế phẩm nấm Trichoderma ( loại gói 200g do Đức Bình phân phối)

1 gói chế phẩm EMZEO 200gr

Hiện nay bà con có thể tìm mua mùn cưa tại các cơ sở sản xuất gỗ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các loại mùn cưa này lại thường chứa rất nhiều tạp chất. Do vậy cần phải xử lý sơ bộ trước để không ảnh hưởng đến cây trồng. Để xử lý bà con ngâm mùn cưa vào dung dịch nước vôi trong ( tỷ lệ 10kg vôi bột hòa tan với 50l nước để lắng qua đêm) tối thiểu 24 giờ.

Sau khi đã xử lý sơ bộ mùn cưa, bà con tiến hành trộn mùn cưa với hỗn hợp phân chuồng, super Lân rồi rải tất cả lên nền đất. Bên dưới lót một lớp bạt nilon, kích thước khoảng 4mx4m. Sau đó, bà con hòa 20-30 lít nước sạch với chế phẩm nấm Trichoderma .

Đem hỗn hợp vừa pha tưới đều lên lớp mặt của mùn cưa. Nếu sau khi tưới dung dịch trên mà mùn cưa vẫn chưa đạt đến độ ẩm khoảng 45-55%, bà con có thể dùng thêm nước sạch để tưới lên tiếp. Để kiểm tra, bà con nắm nhẹ hỗn hợp nếu thấy có nước rỉ qua kẽ tay là đạt.

Cuối cùng bà con đảo trộn đều và đánh lại thành đống. Để hạn chế mùi hôi thối đặc trưng của phân chuồng, bà con có thể dùng khoảng 1 gói chế phẩm EMZEO dạng bột 200gr rắc lên bề mặt. Với cách ủ này, quá trình thực hiện vừa không có mùi hôi vừa tăng cường thêm hệ vi sinh thúc đẩy quá trình lên men nhanh chóng hơn. Sau đó đậy bạt kín lại để ủ. Để khoảng từ 25-30 ngày là có thể sử dụng được.

Những lưu ý trong quá trình thực hiện cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma

Cũng giống như tất cả các loại vi sinh vật khác, mỗi tác động của điều kiện xung quanh đều có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và hoạt động của nấm Trichoderma. Do vậy, trong quá trình thực hiện cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma, bà con cần chú ý những yếu tố có thể tác động đến chất lượng phân bón thành phẩm như sau:

Nấm Trichoderma phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ 25-30 o C và chúng cũng rất ngại ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc mầm của bào tử, khả năng kéo dài của ống nấm, khả năng tiết enzyme và sự phát triển của sợi nấm. Do đó cần chú ý ủ phân trong môi trường râm mát, che kín bằng bạt phủ và điều kiện thời tiết thích hợp

Mặc dù có thể sống được trong môi trường thiếu oxy Tuy nhiên về bản chất, trichoderma vẫn là loài vi sinh hiếu khí. Do đó, nồng độ oxy cũng có tác động lên sự khả năng kháng sinh và hình thái của chúng khi hoạt động trong đất.

Với nhu cầu sử dụng nấm Trichoderma làm phân bón cây trồng, trên thị trường hiện nay có vô số hãng sản xuất chế phẩm đặc biệt này. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý chọn mua sản phẩm chất lượng tốt thì mới đảm bảo quá trình ủ phân được thành công Để có thể chọn lựa chế phẩm Trichoderma chất lượng, bà con có thể áp dụng thử một số cách như sau:

Đọc kỹ các thông số niêm yết trên bao bì: sản phẩm đạt yêu cầu cần có tối thiểu 109 – 1011 CFU/gr.

Kiểm tra bằng phương pháp thủ công: Sau khi mua chế phẩm Trichoderma, bà con có thể lấy một muỗng nhỏ hòa tan với khoảng 400ml nước sạch. Sau đó đậy kín và đặt hỗn hợp này ở nơi thiếu sáng. Nếu khoảng 4-10 ngày sau, hỗn hợp nước chuyển màu xanh hoặc xám, xuất hiện mùi hôi tức là chế phẩm nấm Trichoderma này đạt yêu cầu

Cách sử dụng phân vi sinh làm từ mùn cưa và nấm Trichoderma

Dựa vào kết quả sử dụng và kiểm định thực tế, phân bón vi sinh có thể thay thế được 50-100% lượng phân Lân hóa học tùy thuộc vào giống cây trồng. Cách sử dụng p hân vi sinh làm từ mùn cưa và nấm Trichoderma cụ thể như sau:

Đối với cây ăn quả và cây lâu năm: bà con bón theo hình chiếu tán cây sau khi cuốc và xới nhẹ xung quanh gốc cây, rắc phân và lấp một lớp đất mỏng phủ lên trên với liều lượng từ 1-2kg/gốc cây

Đối với cây chè: bón một lượng 0.2 – 0.3kg/gốc vào rãnh giữa 2 luống chè

Đối với cây rau, rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả: thay thế cho phân Lân và phân Ure hóa học được khoảng 70%.

Do tác dụng chậm hơn so với phân hóa học nên đối với các loại cây trồng ngắn ngày, phân vi sinh chủ yếu được dùng để bón lót nhiều hơn là bón thúc. Các loại cây thu hoạch theo mùa vụ thì sau mỗi đợt thu hoạch cần bón bổ sung. Khi bón phân vi sinh cho cây ăn quả thì tốt nhất nên bón vào 2 thời kỳ mùa xuân (tháng 3-4) và mùa mưa ngâu (tháng 7-8) khi đó tận dụng độ ẩm của mưa sẽ giúp phân vi sinh hoạt động tốt hơn.

About Đức Bình

Phương Pháp, Kỹ Thuật Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Hiệu Quả

Trong canh tác nông nghiệp phân bón hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhưng để sử dụng phân cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần có cái nhìn tổng quanvề phân bón hữu cơ. Phân hữu cơ là các loại phân chứa chất dinh dưỡng dưới dạng hữu cơ. Trước đây, khi phân vô cơ (hóa học) xuất hiện với lợi ích nó mạng lại, đạt hiệu quá nhanh thì phân bón hữu cơ dần trôi vào dĩ vãng, đã quên dần đi phân hữu cơ. Nhưng hiện nay với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững con người đã dần hiểu ra những tác hại của việc sử dụng phân bón vô cơ một cách tràn lan không đúng cách, sẽ khiến đất đai bị suy kiệt, ô nhiễm môi trường, cây trồng thiếu hụt các chất trung vi lượng và con người đã nhận thấy tầm quan trọng của phân hữu cơ đối với đất đai, môi trường và cây trồng, nhất là không thể thiếu đối với nền nông nghiệp hữu cơ. Hữu cơ là tiêu chỉ để đánh giá độ phì nhiêu, độ tơi xốp, kết cấu đất, độ thấm thấu và giữ nước, tính đệm của đất, quyết định đến số lượng, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Phân hữu cơ là phân bón rất tốt cho cả đất lẫn cây trồng, có chứa đủ các dinh dưỡng khoáng đa trung vi lương cung cấp cho cây trồng, là một loại phân bón giúp cải tạo đất có hiệu quả tốt. Ngoài ra, phân hữu cơ còn tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng của cây từ đất. Phân bón hữu cơ được phân ra 2 nhóm đó là nhóm phân hữu cơ truyền thồng và nhóm phân hữu cơ chế biến.I.Kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống Là tên gọi chung của các loại phân chế biến theo phương pháp kỹ thuật ủ truyền thống từ phế phụ phẩm từ nông nghiệp như phân chuồng, phân rác, phân xanh,…bón được cho hầu hết các loại đất và tất cả loại cây trồng. Đối với nhóm phân này trước khi đưa vào sử dụng bón cho đất cần phải chế biến (ủ) cho hoại mục. Phân chuồng tươi, chưa ủ hoại mục khi đó phân chứa các dưỡng chất khó tiêu cây trồng khó hấp thu, ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường, trong quá trình phân hủy các chất sẽ sản sinh ra một số chất gây độc cho rễ (hiện tượng ngộ độc hữu cơ) và trong phân chuồng tươi, phân chưa ủ hoại mục tồn tại nhiều dạng nấm bệnh, hạt cỏ dại gây hại cho cây trồng, các vi khuẩn thổ tả, ký sinh trùng, trứng giun, trứng sán,…gây bệnh cho con người. Khi ủ hoai mục sẽ tiêu diệt các mầm mống bệnh hại, hạt cỏ dại tồn tại trong phân, thúc đẩy nhanh các quá trình khoáng hóa, phân giải những chất khó hấp thu để cây trồng dễ hấp thu hơn và hấp thu nhanh hơn. Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng chủ yếu để bón lót khi làm đất, trước khi trồng. Cách bón là bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống. lượng phân bón tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nhiều hay ít, loại đất tốt hay đất xấu và chất lượng của phân bón, phân bón chất lượng tốt thì bón ít, phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều, phân chuồng bón từ 0,5-2 tấn/hecta. Phân xanh cày vùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.II.Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ chế biến Gồm các loại phân hữu cơ được chế biến từ các chất có nguồn nguyên liệu hữu cơ theo quy trình công nghiệp để sản xuất ra những sản phẩm phân bón có hàm lưỡng dinh dưỡng cao, chất lượng hơn so với nguyên liệu ban đầu. Có thể bón cho hầu hết các loại đất và các loại cây trồng, lượng phân bón tùy thuộc vào chất đất (đất xấu bón nhiều, đất tốt bón ít), vào cây trồng (cây xấu, có nhu cầu dinh dưỡng cao thì bón nhiều, cây tốt, có nhu cầu dinh dưỡng ít thì giảm lượng phân bón) vào chất lượng phân (phân có hàm lưỡng dinh dưỡng cao bón ít, hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều).1.Phân hữu cơ chế biến Có thể sử dụng cho cả bón lót lẫn bón thúc, được chế biến từ những chất có nguồn gốc hữu cơ. Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi, bón lót khi làm đất trước gieo trồng. Bón thúc theo chiều rộng của tán cây, bón vòng quanh tán cây, đào rãnh để bón hoặc rải đều trên mặt đất đối với cây lâu năm. Đối với cây ngắn ngày thì dụng bón lót là chủ yếu, bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả cao hơn.2.Phân vi sinh Là phân bón trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi (vsv cố định đạm, vsv phân giải, vsv đối kháng,…), bón vào đất với công dụng như tổng hợp các chất (vsv cố định đạm) phân giải những chất khó tiêu thành chất dễ tiêu (vsv phân giải lân,…) khống chế (ức chế hoặc tiêu diệt) mầm bệnh trong đất (các vsv đối kháng, ký sinh,…). Dùng bón lót hay bón thúc đều được nhưng đối với cây ngắn ngày sử dụng để bón lót là chính. Bón lót rải đều khi làm đất rồi cầy vui hay bón theo hàng, hốc rồi phủ một lớp đất mỏng rồi gieo trồng. Đối với cây trồng lâu năm bón thúc bằng cách đào rãnh, rải phân và phủ một lớp đất mỏng hay rải đều phần theo chiều rộng tán cây rồi tưới nước. Với một số cây trồng khác có thể bón theo hốc theo hàng. Phân vi sinh phát huy hiệu quả ở những vùng đất mới, đất thoái hóa, phèn, đất chai cứng…do làm dụng phân vô cơ hay bón trong thời gian dài, vùng chưa canh tác những loại cây trồng có các loại vi khuẩn cộng sinh. Tuy nhiên, phân có nhược điểm là có hạn sử dụng, vì vi sinh vật cần có các chất hữu cơ làm thức ăn nhưng trong phân vi sinh hàm lượng các chất hữu cơ rất ít, nguồn chất hữu cơ có hạn. Đây cũng là lý do cho các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh ra đời, để có sản phẩm phân bón chất lượng hơn và thể kéo dài thời hạn sử dụng của phân bón.3.Phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh Được sản xuất từ nguồn liệu hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất, phối trộn với một số chất để tăng hiệu quả của phân bón. Là phân bón giúp cải tạo đất đai rất có hiệu quả. Có thể dùng bón gốc hay phun lên lá. Sử dụng cho cả bón lót và bón thúc. Đối với cây ngắn ngày thì bón lót là phần nhiều, bón bằng cách rải đều rồi vùi xuống khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng rồi mới gieo trồng, với cây lâu năm bón theo hố trộn đều với lớp đất mặt rồi cho xuồng hố rồi trồng. Bón lón với cây lâu năm bón vòng quanh tán theo chiều rộng của tán đào rãnh bón rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay. Với các loại phân bón lá thì hòa tan theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất rồi phun đều lên toàn bộ cây trong vườn.Chú ý: Khi sử dụng các sản phẩm phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, vi sinh không nên sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón hóa học để phân bón đạt hiệu quả cao, vì phân hóa học, thuốc BVTV có thể làm chết vi sinh vật , giảm hiệu lực của phân bón. Sau khi bón cần giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.4.Phân hữu cơ khoáng Là phân hữu cơ được trộn thêm 8-18% các nguyên tố khoáng vô cơ. Phân có hàm lưỡng vô cơ nhiều nên dùng để bón thúc là chính. Cách bón tương tự như phân hữu cơ sinh học là bón vòng quanh tán với cây lâu năm, theo hàng theo hốc với cây ngắn ngày. Nhược điểm là bón nhiều không có lợi cho hệ vi sinh vật đất. Bà con cần hiểu rõ, có một cái nhìn tổng quan về các loại phân bón hữu cơ, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và đặc điểm của từng loại đất để sử dụng lượng phân bón cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất, đối với các loại phân hữu cơ chế biến thì nên sử dụng theo hướng dẫn có nhà sản xuất. Phân hữu cơ chính là nền tảng để phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, giúp cải tạo đất đai, tạo cho cây trồng phát triển bền vững, cho năng suất cao, chất lương nông sản tốt, thân thiện với môi trường và đặc biệt nó là an toàn với con người.

Ủ Phân Hữu Cơ (Bài 3): Hàm Lượng Npk Trong Phân Ủ

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn

Bài viết được dịch từ nguồn: https://www.gardenmyths.com/compost-fertilizer-numbers/

Các dạng khác nhau của Nitơ

Phân hữu cơ có 1% nitơ, nhưng điều đó thực sự có nghĩa là gì? Cây trồng có thể sử dụng 1% đó ngay lập tức? Nếu không, phải mất bao lâu để 1% đó được cung cấp cho cây trồng?

 Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3_. Trong cây NO3_ được khử thành NH4+ .

Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô cơ (nitơ khoáng) và nitơ hữucơ (trong xác SV) ,

–             Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH4+ và NO3_

–        Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác SV mà phải nhờ các VSV trong đất khoáng hoá thành: NH4+ và NO3_

Trích bài 5-6 sinh học lớp 11.

Bạn có thể nghĩ rằng nitơ là có sẵn trong hai hình thức chính:

Một dạng được gọi là “nitơ có thể chiết xuất” hoặc “nitơ sẵn dùng”.

Hình thức này bao gồm nitrat và amoni, cả hai đều dễ dàng hòa tan trong nước và đó là lý do tại sao chúng được gọi là chiết xuất được. Đây là dạng nitơ có thể được sử dụng bởi thực vật.

Một dạng nitơ thứ hai bao gồm các phân tử hữu cơ lớn như protein, có thể được gọi là “nitơ phân giải chậm” hay “nitơ hữu cơ”. Thực vật không thể sử dụng nitơ này ngay lập tức nhưng vì các phân tử này làm suy giảm nitơ giải phóng chậm được chuyển đổi thành nitơ chiết xuất và sau đó thực vật có thể sử dụng nitơ.

Nitơ trong phân hữu cơ

Nitơ 1% trong phân hữu cơ bao gồm nitơ chiết xuất 0,03% và nitơ giải phóng chậm 0,97%. Điều này có nghĩa là mặc dù phân hữu cơ chứa một lượng nitơ đáng kể, tại thời điểm nó được thêm vào vườn, hầu như không có loại nào ngay lập tức có sẵn cho cây trồng.

Phân hữu cơ – Nitơ giải phóng chậm

Làm thế nào nhanh chóng làm các phân tử lớn xuống cấp để nitơ được tạo sẵn cho thực vật? Theo tài liệu tham khảo #1, chỉ có khoảng 10-30% được cung cấp trong năm đầu tiên. Với tốc độ này, phân bón bạn thêm vào hôm nay sẽ nuôi cây của bạn trong 4 hoặc 5 năm, nhưng với tốc độ thấp. Phân hữu cơ là một loại phân bón có tác dụng từ từ thơi thời gian.

Hàm lượng nitơ của phân trộn sẽ thay đổi tùy theo nguyên liệu gốc và cách thức phân hủy. Nhìn chung, nitơ trở nên ít khả dụng hơn khi phân ủ trưởng thành với nguyên liệu giàu nitơ nhưng có sẵn nhiều hơn với nguyên liệu có chứa carbon. Nitơ ở dạng amoni (NH4 +) hoặc nitrat (NO3-) có sẵn để hấp thụ thực vật. Tuy nhiên, những thành phần này có hàm lượng phân thấp. Một phân ủ thành phẩm có ít amoni, vì nó bị oxy hóa thành nitrat trong quá trình ủ và bảo dưỡng, và bất kỳ nitrat nào được tạo ra đều có thể bị rò rỉ, bị mất trong không khí hoặc bị tiêu thụ bởi các sinh vật thực hiện quá trình ủ phân. Phần lớn nitơ trong phân ủ thành phẩm (thường là hơn 90%) đã được tích hợp vào các hợp chất hữu cơ có khả năng chống phân hủy. Ước tính thô là chỉ 10% đến 30% nitơ trong các hợp chất hữu cơ này sẽ có sẵn trong một mùa sinh trưởng. Một số nitơ còn lại sẽ có sẵn trong những năm tiếp theo và với tốc độ chậm hơn nhiều so với năm đầu tiên.

Photpho trong phân hữu cơ

Phân hữu cơ có thể chứa nhiều phốt pho như nitơ và hầu hết tất cả chúng được gắn trong các phân tử lớn, do đó, nó cũng ở dạng phát hành chậm. Tuy nhiên, không giống như nitơ, khi nó được giải phóng, nó có xu hướng kết hợp mạnh mẽ với đất khiến cây khó lấy được. Phân hữu cơ sẽ cung cấp một lượng rất nhỏ phốt pho trong nhiều năm.

Trong điều kiện thực tế, phân bón được thêm vào ngày hôm nay không cung cấp phốt pho cho cây của bạn trong vài năm tới. Vì hầu hết đất không bị thiếu phốt pho, đây thực sự không phải là vấn đề. Để biết thêm chi tiết về cách phốt pho phản ứng với đất, hãy xem Rock Phosphate Myth .

Kali trong phân hữu cơ

Kali không được kết hợp trong các phân tử lớn và vì vậy nó có sẵn cho thực vật. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ hòa tan trong nước, và nước mưa hoặc vòi tưới đầy tham vọng có thể dễ dàng lọc kali ra khỏi đống phân ủ trước khi nó kết thúc. Đây là một lý do một số người bao gồm các thùng ủ phân của họ.

Phân hữu cơ sẽ làm cho kali có sẵn cho cây của bạn ngay khi bạn thêm nó vào đất. Nó không phải là một phụ gia đất lâu dài, bất cứ thứ gì có trong phân ủ đều có sẵn ngay lập tức.

Phân hữu cơ so với phân hữu cơ khác

Mọi nguồn phân bón hữu cơ sẽ có cùng một vấn đề. Trong tất cả các loại chất hữu cơ nitơ và phốt pho được gắn trong các phân tử lớn và được giải phóng chậm theo thời gian. Kali được giải phóng nhanh chóng, và có thể được rửa sạch khỏi đất.

Phân hữu cơ có phải là lựa chọn tốt để giải quyết sự thiếu hụt chất dinh dưỡng?

Phân hữu cơ tốt cho cây ăn lâu dài và phát triển đất tốt. Chúng không phải là một lựa chọn tốt cho thức ăn nhanh. Nếu khu vườn của bạn thiếu một chất dinh dưỡng khác ngoài kali, thì phân bón vô cơ là một lựa chọn tốt hơn nhiều. Nếu cà chua của bạn không hoạt động do thiếu nitơ thì hãy thêm nitơ tổng hợp để giải quyết vấn đề. Phân hữu cơ sẽ không giúp vấn đề trong năm nay.

Nếu khu vườn của bạn bị thiếu hụt đáng kể chất dinh dưỡng thì tổng hợp tốt hơn so với hữu cơ trong thời gian ngắn.

Nếu mục tiêu của bạn là cải thiện cấu trúc đất, và cung cấp thức ăn dài hạn cho cây trồng, phân hữu cơ là một lựa chọn tuyệt vời.

#1: https://ag.umass.edu/vegetable/fact-sheets/compost-use-soil-fertility

#2: http://www.gardening.cornell.edu/factsheets/ecogardening/guidenutval.html

#3: https://vric.ucdavis.edu/events/2009_osfm_symposium/UC%20Organic%20Symposium%20010609%2005b%20Hartz.pdf

Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ: Phương Pháp Ủ Mùn Cưa Làm Phân Bón Hữu Cơ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!