Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Dùng Phân Bón Cho Cây Rau Lấy Củ Và Lá mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn muốn trồng rau sạch lấy củ và lá để ăn nhưng lại không biết cách chăm sóc bón phân cho rau. Và phải bón như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho cây rau? Đừng lo lắng, sau đây Phân Bón Hà Lan sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên để hiểu rõ hơn về những nguyên tắc cũng như cách bón phân cho rau đảm bảo đúng cách và đủ dinh dưỡng cho cây rau phát triển.
Nguyên tắc bón phân cho rau lấy củ và lá
– Cân đối: Là cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối giữa các yếu tố. Cung cấp kịp thời phù hợp với nhu cầu để thu được năng suất và phẩm chất nông sản mong muốn. Không gây ô nhiễm môi trường.
– Phối hợp: Sự cung cấp tự nhiên từ đất, nước tưới, nước mưa và các nguồn khác. Sự cung cấp từ phân bón.
Thân thiện môi trường, không mùi, không mốc, tan chậm, cực tốt cho cây.
– Bón phân hợp lý: Cân đối giữa các loại phân, bón đúng liều lượng, đúng đất, đúng lúc, đúng cây. Phù hợp trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Bón phân đúng lúc, đúng thời điểm, đúng lượng cho rau sinh trưởng và phát triển
– Đúng lượng: Xác định đúng liều lượng phân hóa học cung cấp đầy đủ nhu cầu của cây về phân bón, giảm lượng dư thừa của đất.
– Đúng đất: Chọn phân hóa học phù hợp với tính chất cơ bản của đất
– Đúng lúc: Bón phân vào lúc cây trồng cần nguyên tố dinh dưỡng nhiều nhất để sinh trưởng và phát triển.
Chế độ dinh dưỡng cho rau ăn lá
phần lớn cây rau ăn lá ngắn ngày cần phải bón phân đầy đủ và kịp thời, do đó nên ngâm phân tưới thúc. Thông thường loại phân sử dụng gồm có:
Bánh dầu (xác khô dầu dừa hoặc xác khô dầu đậu phộng): cứ 1kg bánh dầu ngâm 7 lít nước, thời gian ngâm từ 10 – 15 ngày bắt đầu sử dụng mới tốt.
Phân bón NPK Hà Lan 13-13-13+TE có công thức với các hàm lượng dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) bằng nhau đặc biệt sử dụng Kali Sunphat (K2SO4) nên Phù hợp cho các loại cây trồng nhất là các loại rau, củ và cây ăn trái.
Phân bón NPK Hà Lan 15-15-15+TE có công thức với các hàm lượng dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) bằng nhau. Phù hợp cho các loại cây trồng đặc biệt là các loại rau, củ và cây ăn trái.
Chế độ dinh dưỡng cho rau ăn củ
Không dùng phân chuồng chưa ủ kỹ để bón cho cây củ cải trắng vì phân chưa hoai sau này bám vào vỏ củ sẽ làm cho củ không được sáng mã.
Cách bón phân:
Bón lót: Trồng củ cải trắng bón phân lót là chính. Bón lót 100% phân chuồng hoai mục, 100% phân lân, 20% phân đạm và 40% phân kali. Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1-2 ngày. Bà con cũng có thể sử dụng phân NPK tổng hợp (loại chứa nhiều P2O5) để bón lót thay cho phân đơn.
Dùng Phân bón NPK Hà Lan 15-15-15+TE có công thức với các hàm lượng dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) bằng nhau. Phù hợp cho các loại cây trồng đặc biệt là các loại rau, củ và cây ăn trái.
Có 3 cách bón phân cho rau chủ yếu:
Bón bề mặt, bón cho đất trồng và phun lá. Áp dụng các phương pháp này tùy theo từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón phân và từng loại cây trồng.
– Bón bề mặt đất trồng rau: đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với loại phân đạm. Dùng tay để rắc đều trên bề mặt đất trồng cây rau. Đối với phân bón hữu cơ thì nên bón phía dưới lòng đất. Sau đó lấp đất lên hoặc có thể trộn đều với đất bề mặt.
– Bón cho đất: phương pháp này rất phù hợp cho các loại phân bón cho rau hòa tan như phốt pho và kali. Đưa phân vào các lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng. Sau đó dùng nước tưới đẫm để phân ngấm nhanh vào trong đất. Giúp cây rau hấp thu nhanh phát triển tốt.
– Phun lá: sử dụng phương pháp cho hiệu quả nhất là bón phân giàu hàm lượng chất sắt, kẽm hoặc các nguồn có chất đạm ít quan trọng đối với cây rau. Tuy nhiên đây là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây rau hấp thu được nhất là phốt pho và kali.
Phân Bón Lá Dinh Dưỡng Cho Cây Ăn Quả
Kiến thức nhà nông
Tuỳ theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ, phan bon la, và vi lượng để cây đạt năng suất cao
Để cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, phan bon la, không chú ý nhiều đến phân lân và phân kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu trái. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi trái có thể làm cho trái to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.
Dinh dưỡng cho cây ăn trái trong mùa mưa
Cây ăn trái lâu năm nếu chăm sóc theo cách truyền thống đều sinh trưởng mạnh và cho trái trong mùa mưa. Tuy vậy cũng có những loại cây ăn trái cho trái quanh năm như chuối, dừa, đu đủ
…Đối với những cây ăn trái theo mùa mưa nhưng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp có thể giúp cây ra hoa đậu trái sớm hoặc ra trái vụ. Giải đáp một số câu hỏi của nông dân về hiện tượng vàng lá, thối rễ trong mùa mưa hay cây cam sành mang trái sắp thu hoạch nhưng bón phân không những làm cây không phát triển mà còn bị rụng trái, vàng lá, TS. Nguyễn Văn Hòa – Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng có thể do vườn cây ăn trái bị bệnh vàng lá thối rễ. Do vậy trước khi bón phân cần phải xử lý bệnh bằng cách xẽ rảnh để tiêu thoát nước, chống đọng nước, đồng thời bón vôi bột và tưới thuốc trị bệnh từ 2-3 lần, định kỳ 7 ngày/lần. Sau khi xử lý bệnh xong mới bón phân lân hoặc các loại phân có tác dụng kích thích bộ rễ phát mạnh. Khi cây hồi phục và bộ rễ phát triển mới bón phân tiếp tục.
Trả lời các câu hỏi về phân bón lá và cách bón phân của bà con nông dân, ThS. Phan Văn Tâm – Cty CP Phân bón Bình Điền cho rằng trong mùa mưa bà con cần phải áp dụng bón phân cân đối, sử dụng những loại phân có thành phần cân đối như NPK 16-16-16 và những loại phân có bổ sung thêm trung và vi lượng. Những loại phân có hiệu quả trong mùa mưa là phân chậm tan, giúp cây không phát quá nhanh nhưng bền cây và nuôi trái tốt.
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
Địa chỉ trụ sở chính: Số 2, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024. 3756 7712
Fax: 024. 3756 7710 MSDN: 0101893367 cấp ngày 03/03/2006 tại phòng đăng ký kinh doanh sở KHDT TP Hà Nội
Email: vig@viglacera-exim.vn
Check emailPhân Bón Chuyên Dùng Cho Rau Ăn Lá
Qua hơn 10 năm gắn bó và đồng hành cùng bà con nông dân, “Phân bón Sông Mã” rất tự hào là 1 trong những đơn vị chuyên cung cấp các dòng sản phẩm phân bón chuyên dùng uy tín và chất lượng, phù hợp cho nhiều đối tượng cây trồng, các vùng địa lý thổ nhưỡng khác nhau. Trong đó, không thể không nói đến dòng sản phẩm “phân bón chuyên dùng cho cây rau ăn lá” giúp bà con nông dân canh tác rau đạt hiệu quả kinh tế cao.
1. Những chỉ tiêu cơ bản đánh giá rau ăn toàn
Sản phẩm rau ăn toàn phải hội tụ các tiêu chuẩn sau:
– Dư lượng Nitrat ở mức cho phép.
– Dư lượng thuốc bảo vệ thực vậy ở mức cho phép.
– Dư lượng kim loại nặng mức cho phép.
– Không nhiễm các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
Để đảm bảo được các tiêu chí từ đó, trong quá trình canh tác chúng ta phải nắm được các nguyên nhân dẫn đến dư lượng của các yếu tố đó trên rau để có kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho rau ăn lá phù hợp nhất.
1.1. Dư lượng Nitrat
– Nguyên nhân dẫn đến dư lượng Nitrat trong rau chủ yếu là do sử dụng lượng phân đạm dạng hóa học quá nhiều và không đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
– Trong rau khi chứa quá nhiều Nitrat mà chúng ta ăn vào cơ thể nó sẽ chuyển thành Nitrat (NO2), đây là một chất rất độc, là một trong những tác nhân gây ung thư. Vì vậy, việc chọn loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cũng như lượng bón phù hợp là vô cùng quan trọng. Bà con nên sử dụng các dòng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây rau ăn lá, có hướng dẫn liều lượng cụ thể giúp cho quá trình canh tác của bà con nông dân hiệu quả hơn.
1.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Rau là loại cây chứa nhiều nước và dinh dưỡng nên thường có nhiều loại sau bệnh gây hại. Bên cạnh đó, rau là cây trồng ngắn ngày nên dẽ bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật do quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại. Sau khi phun, thuốc bảo vệ thực vật sẽ phân hủy trong môi trường tự nhiên. Thời gian phân hủy ngắn hay dài tùy thuộc vào loại thuốc. Lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa phân hủy hết còn trong rau gọi là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu dư lượng vượt mức cho phép sẽ làm cho rau không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
Nguyên nhân dư lượng thước BVTV vượt mức cho phép chủ yếu do:
– Phun thuốc quá gần ngày thu hoạch nên thuốc chưa phân hủy hết.
– Phun lượng thuốc quá nhiều, quá nồng độ quy định.
– Sử dụng thuốc có độ độc cao, chậm phân hủy.
– Sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng trên rau.
1.3. Dư lượng kim loại nặng
Các kim loại nặng như Asen (As), chỉ (Pb), thủy ngân (Hg),…khi chúng tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm rau sẽ nguy hại sức khỏe do người tiêu dùng, là tác nhân gây ung thư.
Nguyên nhân làm cho dư lượng các kim loại nặng trên rau cao chủ yếu do:
– Đất trồng bị ô nhiễm.
– Sử dụng phân rác có chưa kim loại nặng.
– Sử dụng nguồn nước thải của các khu công nghiệp bị ôi nhiễm chứa nhiều kim loại nặng tưới cho rau.
1.4. Các vi sinh vật có hại
Các vi sinh vật có hại như trứng giun, các vi khuẩn E.coli, Samonella,…là các tác nhân gây bệnh đường ruột, thiếu máu, ngoài da cho con người. Nguyên nhân là do:
– Sử dụng phân hữu cơ chưa qua ủ hoai bón trực tiếp cho rau.
– Dùng phân tươi hoặc nguồn nước ô nhiễm tưới trực tiếp cho rau hoặc chăn, thả gia súc, gia cầm tại khu vực sản xuất rau an toàn.
– Sau khi thu hoạch vận chuyển bảo quản không hợp vệ sinh và đúng yêu cầu kỹ thuật.
2. Cơ sở khoa học của các nguyên tắc về việc sử dụng, chăm sóc và bón phân cho cây rau ăn lá
2.1. Không dùng phân tươi hoặc nước giải tươi bón cho rau:
+ Do bản chất phân chuồng là hỗn hợp phân và nước giải do gia súc, gia cầm bài tiết ra cùng với chất độn chuồng, thức ăn thừa. Loại này rất dễ phát sinh ra mùi, chủ yếu là H2S, NH3, NO2. Nếu những chất này không được giải phóng bằng cách ủ phân cho hoai mục thì khi bón vào cây sẽ phát sinh ra hiện tượng axit hóa, gây chua đất.
+ Phân chuồng sau khi động vật thải ra còn rất nhiều hợp chất hữu cơ đang phân hủy dở từ đường ruột của động vật. Khi bón vào đất, trong môi trường kỵ khí (thiếu oxy), các hợp chất này liên tục phân hủy bởi các vi sinh vật sinh ra nhiều axit hữu cơ và khí độc. Điều này góp phần làm đất chua và gây ngộ độc hữu cơ cho cây trồng.
+ Trong phân chuồng tươi( phân gà, heo, bò) có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là: Nhóm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) và E. coli gây bệnh đường ruột ở người. Trước khi sử dụng cần phải ủ hoai trước như phân bón trong canh tác nông nghiệp). Trong tiêu chuẩn phân bón hữu cơ của Cục Trồng Trọt có quy định cần phải loại bỏ các loại vi khuẩn này trước khi bón cho cây.
Vậy nên: Phân chuồng muốn sử dụng có hiệu quả, nên xử lý trước khi sử dụng. Mỗi tấn phân chuồng trộn khoảng 2 – 3% phân lân hoặc các loại chế phẩm sinh học để phun đều. Sau đó chất đống, trát bùn trong khoảng 2 tháng, nhiều loại trứng giun sán và vi trùng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt. Các chất dinh dưỡng khó tiêu sẽ được vi sinh vật phân giải thành dạng dễ tiêu, phân tơi xốp, không có mùi hôi, đem bón cho rau màu rất tốt.
+ Các loại nước giải, nước phân chuồng tươi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cũng không được tưới cho rau. Loại nước này nếu muốn sử dụng phải ngâm 1 – 2% supe lân trong khoảng 40 – 50 ngày cho hoai mới cho sử dụng. Nước và mùn bã các bể khí sinh học biogas thải ra là loại phân hữu cơ đã được vi sinh vật yếm khí phân giải dùng bón cho rau màu rất tốt.
2.2. Không trồng rau trên đất bị ô nhiễm
+ Đất ô nhiễm chất thải công nghiệp thì hàm lượng kim loại nặng (chì, thủy ngân,…)
+ Đất ô nhiễm thuốc BVTV, chất thải bệnh viện, trang tại chăn nuôi, khu dân cư, nghĩa trang,…
2.3. Không sử dụng lượng phân đạm quá cao
+ Bón cân đối và đầy đủ lượng cân cần thiết cho cây trồng. Bón đúng lượng dùng (đặc biệt là dinh dưỡng đạm) cũng như đảm bảo thời gian cách ly để lượng Nitrat trong rau quá cao, ảnh hưởng đến người sử dụng.
+ Bên cạnh đó việc sử dụng lượng đạm quá cao, sẽ mất cân đối giữa các loại phân khác nhau dẫn đến sâu, bệnh hại trên rau nhiều.
Vì vậy, bà con nên lựa chọn sử dụng các dòng sản phân bón chuyên dùng cho cây rau ăn lá để canh tác đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3. Không sử dụng thuốc BVTV có độ độc cao
– Mặc dù một số loại thuốc này có hiệu lực trừ sâu, bệnh cao song gây hại rất lớn cho môi trường, sức khỏe người sản xuất. Bên cạnh đó để lại dư lượng thuốc có độ độc lớn trên rau, thời gian phân hủy của loại thuốc này thường chậm, vì vậy sử dụng chúng không an toàn.
– Không sử dụng thuốc BVTV, phân đạm trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày.
– Sử dụng thuốc BVTV, phân đạm muộn thì hàm lượng các chất hóa học chưa kịp phân hủy đến mức an toàn. Khi sử dụng sản phẩm khi thu hoạch sẽ còn lượng chất hóa học gây độc.
2.4. Không lạm dụng chất kích thích sinh trưởng đối với rau ăn lá
– Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại.
3. Cách chọn phân bón chuyên dùng cho cây rau màu phù hợp
Cũng như các cây trồng khác, phân bón là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định đến tiềm năng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của cây trồng nói chung và nhóm cây rau ăn lá nói riêng. Trong quá trình phát triển của rau ăn lá, để canh tác đạt hiệu quả cao chúng ta phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Một trong những vẫn đề cốt lõi, quan trọng hàng đầu chính là chọn được loại phân bón phù hợp cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nhóm cây rau ăn lá. Với hàm lượng dinh dưỡng thích hợp và cân đối giúp tạo điều kiện tốt cho rau sinh trưởng khỏe, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với các đối tượng sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất thuận. Hạn chế được sâu bệnh hại hạn chế được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Kết hợp với biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hợp lý, sẽ giúp cho quá trình canh tác đạt hiệu quả cao. Qua bài viết này “Phân bón Sông Mã” xin giới thiệu cho bà con dòng sản phẩm “Phân bón chuyên dùng cho rau ăn lá” hiệu quả.
+ Với thành phần dinh dưỡng chính: Nts 10%, P2O5hh 3%, K2Ohh 5%. Ngoài ra, sản phẩm “phân bón chuyên dùng cho cây rau ăn lá” còn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trung, vi lượng chelate (dinh dưỡng vi lượng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng rau: độ ngon, giòn và độ ngọt), dịch rong biển (bổ sung axit amin, chất tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng), đặc biệt sử dụng phụ gia từ phân của trùn quế,…không những cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cân thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nhóm cây rau ăn lá mà còn có tác dụng cải tạo đất, tăng hàm lượng sinh vi sinh vật có lợi cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển ,hấp thu dinh dưỡng 1 cách hiệu quả nhất.
+ Sản phẩm “phân bón chuyên dùng cho rau ăn lá” phù hợp với vùng thổ nhưỡng khác nhau, đạt hiệu quả cao đối với nhiều cây trồng thuộc nhóm cây rau ăn lá, ứng dụng rộng rãi đối với các khu vực trồng rau cũng như các trang trại rau lớn trồng trực tiếp ngoài đồng ruộng hoặc có thể trồng trong nhà lưới.
Phân Bón Dinh Dưỡng Rễ Hydro Leafy Chuyên Dùng Thủy Canh
GIẢI PHÁP ƯU VIỆT CHO NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Thích hợp nhiều dạng canh tác NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: Thủy canh tĩnh – Thủy canh tuần hoàn – Hệ thống tưới nhỏ giọt cây trồng trong giá thể…
Đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sạch, an toàn
ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI
Sản phẩm không chứa Clor, Urea.
Không chứa kim loại nặng: Chì, Thủy ngân, Cadmium, Arsenic.
Dinh dưỡng tối ưu và cân bằng giúp cây sinh trưởng khỏe, chất lượng tươi, ngon.
Sử dụng vi lượng: Fe, Mn, Zn, Cu dạng Chelate EDTA.
Đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất rau sạch & an toàn.
TÍNH NĂNG TÁC DỤNG
Cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cần thiết cho các loại rau ăn lá, cây cảnh.
Cây khỏe ít sâu bệnh hơn giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm (mùi, vị đậm đà, bảo quản được lâu).
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Sử dụng cho nhiều loại rau ăn lá (xà lách, cải xanh, cải ngọt), rau thơm (rau quế, rau răm, …), rau rừng Gia Lai, rau quế vị, cây cảnh lá.
Cách pha dinh dưỡng:
Cách 1 (Pha trực tiếp):
Cách 2 (Pha dung dịch mẹ):
Cho 500 gr Part A vào mỗi 1 lít nước sạch, khuấy cho tan đều (dung dịch A).
Cho 500 gr Part B vào mỗi 1 lít nước sạch khác, khuấy cho tan đều (dung dịch B).
Sau đó tiến hành tiếp các bước sau:
Dung dịch sau khi pha được sử dụng cho các hệ thống thủy canh, bán thủy canh
Bảng EC (mM/cm) & TDS (ppm) theo nồng độ pha
¤ Quản lý sâu bệnh:
Sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, sâu xám hại lá. Sử dụng luân phiên các loại thuốc như Brightin 1.8 EC, Actimax 50 WG
Cháy lá vi khuẩn Xanthomonas campestris: Trên cây lớn hơn, vết bệnh có màu vàng, hình chữ V xuất hiện trên rìa lá với mũi nhọn hướng vào trong. Sử dụng biện pháp luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ những cây bị bệnh.
Bệnh sương mai Peronospora parasitica – bệnh héo cây Fusarium khó phòng trừ, nhổ bỏ khi phát hiện bệnh, sử dụng cây giống và giá thể sạch và phun phòng trừ với Norshield 86.2WG, Phytocide 50WP.
Bấm vào
Địa chỉ cửa hàng: quốc lộ 91, khu vực Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0907.25.07.97
Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Dùng Phân Bón Cho Cây Rau Lấy Củ Và Lá trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!