Xem Nhiều 3/2023 #️ Chàng Trai Xứ Đông Với Vườn Lan “Khủng” # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chàng Trai Xứ Đông Với Vườn Lan “Khủng” # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chàng Trai Xứ Đông Với Vườn Lan “Khủng” mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sau 7 năm, anh Hải đã có 3 vườn lan rộng trên 1.000 m2 với gần 300 loài, tổng trị giá trên 1 tỷ đồng

Mới 31 tuổi nhưng anh Nghiêm Văn Hải (sinh năm 1987) quê ở thôn Kim Xá, xã Cẩm Đoài (Cẩm Giàng) đã sở hữu vườn lan rộng hơn 1.000 m2 với gần 300 loài, mỗi năm bán ra thị trường hàng trăm giò lan.

Tốt nghiệp Khoa Luật Trường Đại học Đà Lạt năm 2011, anh Hải về làm thư ký tòa án tại Tòa án Nhân dân huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Cơ duyên khiến anh Hải đam mê lan rừng cũng rất tình cờ. “Thời gian đầu về nhận công tác, tôi đến thăm người đồng hương Hải Dương và bị cuốn hút bởi các loài lan, tôi đã xin về trồng. Qua chăm sóc, tìm hiểu về cây lan rừng tôi quyết định làm một mảnh vườn nhỏ để thỏa mãn sở thích chơi lan. Dần dần, tôi đã có một vườn lan rừng rộng 100 m²”, anh Hải chia sẻ.

Mỗi chuyến công tác, anh lại tìm đến các địa phương, liên hệ với đồng bào dân tộc để mua lan. Chỉ cần có người mách nơi nào có lan đẹp thì dù xa mấy anh cũng lên đường mua bằng được. Thành công với mảnh vườn 100 m² ban đầu, anh đầu tư mảnh vườn thứ hai rộng 250 m². Từ năm 2017, anh dừng kinh doanh lan rừng do số lượng lan ngày càng cạn kiệt. Từ đây, anh tập trung trồng và chăm sóc vườn lan đã có bằng cách tự ươm giống, tách cây ra để trồng. Đầu năm 2018, anh mở thêm mảnh vườn thứ ba rộng 704 m2. Sau 7 năm, anh đã có 3 vườn lan rộng trên 1.000 m2 trồng gần 300 loài với tổng giá trị trên 1 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều giống lan quý đang có nguy cơ tuyệt chủng như Kiếm hồng lan, Bầu rượu, Giả hạc, Địa ngũ sắc…

Đến thăm vườn lan của anh Hải, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy nhiều giống lan cho hoa hình dáng rất lạ, có hình thù của nhiều con vật như chuột, vòi voi, khỉ. Có nhiều loài từng sinh sống ở độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển được anh thuần dưỡng để kéo dài thời gian ra hoa hoặc ra hoa nhiều mùa trong năm. Hiện anh Hải đang trồng thử nghiệm một số loại lan rừng sống ở độ cao từ 900 m trở lên so với mực nước biển để lai tạo với giống địa phương.

Lan rừng thuần dưỡng của anh được tiêu thụ khắp cả nước. Ngoài nhân giống các loại lan rừng trong nước, anh Hải còn nhập khẩu thêm một số giống từ Thái Lan. Với mong muốn đưa lan rừng đến với đông đảo người chơi, anh cũng hướng tới đối tượng người chơi bình dân, mỗi giò lan bán ra có giá dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Hiện anh Hải đang nỗ lực thành lập vườn bảo tồn đạt ngưỡng 2.000 loài hoa lan để thỏa niềm đam mê, đồng thời lưu giữ các nguồn gien lan rừng quý hiếm trước nguy cơ cạn kiệt.

LƯƠNG THIỆN

   

Chàng Trai 9X Khởi Nghiệp Với Vườn Lan Ngọc Điểm

Chai mô lan Ngọc Điểm được bán với giá chỉ vài trăm ngàn đồng/chai.

Với diện tích chưa đến 500m2, anh Đỗ Minh Thảo (ấp Long Thuận B, xã Long Phước- Long Hồ) mở ra cho mình con đường kinh doanh lan Ngọc Điểm (hay còn gọi là Nghinh Xuân và Đai Châu) giống nhập khẩu Thái Lan- dễ thích nghi với thời tiết và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Anh Đỗ Minh Thảo vốn là một cử nhân công nghệ thông tin, tuy nhiên, trong một lần “la cà trên mạng” anh đã phát hiện ra vẻ đẹp đầy mê hoặc của các loài lan rừng. “Càng tìm hiểu càng thích, rồi mua về tập tành chơi lan. Thất bại có, thành công có tất cả đều cho bản thân tôi những kinh nghiệm hữu ích”- anh Thảo tươi cười bộc bạch.

Lan Ngọc Điểm nếu được chăm sóc tốt sẽ cho hoa sau hai năm.

Sau khi có được chút ít “vốn liếng” về kỹ thuật chăm sóc lan rừng, anh Thảo quyết tâm chuyển sang kinh doanh loài hoa này để tạo ra thu nhập cho gia đình nhỏ của mình. Và cũng từ đó, bộ sưu tập lan rừng của anh ngày càng đa dạng hơn với đủ các loại lan: giả hạt, kiều tím, long tu, đuôi sóc, kim điệp,…

Song, sau một thời gian gắn bó, anh Thảo lại nhận thấy “lan rừng mà trồng ở miền Nam mình thường cho hoa nhỏ, lưa thưa lại khó chăm sóc, xử lý ra hoa…” nên anh chọn cho mình một hướng đi mới.

“Mình lên mạng tìm hiểu và quyết định mua giống lan Ngọc Điểm được lai tạo từ Thái Lan về để bán. “Lan Ngọc Điểm thuộc họ của cây đại thụ, tuổi thọ có thể trên 50 năm nếu được chăm sóc tốt. Lan cho hoa rất đẹp với 7 màu chủ đạo: đỏ, vàng, cam, hồng, ….

Lan chịu môi trường thoáng, nhiều nắng và sống nhờ nước, gió mà lớn. Song cũng cần tuân thủ, việc tưới nước phải đảm bảo trong vòng vài giờ là nó phải khô ráo trở lại không để ứ nước. Mỗi tuần tưới phân thuốc một lần để phòng ngừa bệnh và cung cấp dưỡng chất cho cây”- Minh Thảo bộc bạch.

Lan Ngọc Điểm cho hoa rất đa dạng về màu sắc, tỏ mùi thơm và lâu tàn.

“Đây là loài lan có giá trị kinh tế khá cao. Cây càng lớn giá trị càng nhiều chỉ cần bỏ công chăm sóc, không phải lo lắng nhiều về thiệt hại do khả năng thích nghi rất tốt.

Hơn nữa do được cấy mô, lai tạo nên loài lan này cũng dễ thích nghi với nhiều môi trường thời tiết khác nhau, màu sắc ngày càng đa dạng hơn. Màu hoa ngày càng đa dạng thì khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn, mình bán hàng cũng dễ hơn”- Minh Thảo tiết lộ thêm.

Hiện bình quân mỗi tháng anh Thảo bán ra thị trường khoảng 5.000 cây lan (6-9 tháng tuổi) với giá dao động từ 19.000- 35.000đ/ cây, lan có hoa thì phụ thuộc vào thị trường sẽ có mức giá khác nhau. …

Với tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, chàng trai trẻ Đỗ Minh Thảo đã tìm được hướng đi riêng trong việc kinh doanh lan Ngọc Điểm, cho lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/ năm.

Chàng Trai Làm Giàu Từ Vườn Hoa Phong Lan

Nhận thấy được giá trị kinh tế từ hoa lan, Nguyễn Văn Công đã mạnh dạn gom vốn để đầu tư. Hiện tại, anh đã làm chủ vườn lan 500m2 với hàng ngàn giò lan, mang lại công ăn việc làm cho hàng chục người.

Khi phong trào “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác” được lan tỏa vào đời sống thì nhiều thanh niên đã trở thành tấm gương của giới trẻ với những mô hình làm kinh tế giỏi. Điển hình trong số đó phải kể đến là anh Nguyễn Văn Công ở thôn Đại Tảo, xã Đại Thành.

Năm nay anh Công chưa đến 30 tuổi nhưng với niềm đam mê và tinh thần cầu tiến anh đã thành công với vườn hoa phong lan của mình. Đến thăm vườn lan của anh Nguyễn Văn Công, hình ảnh những giò lan rực rỡ màu sắc tỏa hương thơm bát ngát làm mọi người không khỏi bất ngờ. Từng chậu lan đều được anh chăm chút tỉ mỉ, khéo léo. Trước khi giao đến cho khách hàng anh cũng tận tay đóng gói vào thùng, bọc từng lớp cẩn thận, nhẹ nhàng.

Anh Công chia sẻ, bản thân là người sinh ra trong gia đình có truyền thống nhân ghép cây giống, do vậy nên ngay từ khi còn nhỏ anh đã có niềm yêu thích với các loài cây, đặc biệt trong số đó là hoa phong lan. Do vậy, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học giao thông vận tải anh không đi tìm việc như nhiều thanh niên khác mà trở về nhà bắt tay vào nghiệp trồng hoa phong lan của mình.

Thời gian đầu cũng như nhiều người anh Công khá lúng túng, nhất là ở khâu phân loại các giống hoa lan. Bởi mỗi loại đều có kỹ thuật chăm sóc khác nhau, mà lan thì vốn rất nhiều chủng loại. Chỉ nhớ tên của lan thôi cũng đã là một điều ám ảnh. Tuy nhiên, nhờ tận dụng tốt internet, anh Công đã tìm tòi và thu thập được nguồn kiến thức vô vàn. Sau hai năm anh đã thuần thục kỹ thuật chăm sóc từng loại lan khác nhau.

Khi đã bắt đầu có kiến thức và nắm được kỹ thuật chăm sóc anh Công mới bắt đầu tìm và nhập các giống lan rừng ở các vùng miền, từ lan rừng cho đến lan nội địa, lan nhập. Những cây lan mới nhập về sẽ được xử lý bằng thuốc chống nấm, ngâm rễ và lá vào thuốc để chống khuẩn. Tiếp đó nó sẽ được treo lên trên giàn để cho khô rồi sau đó mới được làm giá thể để ghép lan.

Giá thể thường sẽ là lũa hoặc gỗ nhãn. Giai đoạn đầu cây phải được bảo vệ tránh mưa nếu không cây sẽ bị thối. Trong một đến hai năm đầu việc chăm sóc cây lan tương đối khó vì lúc này cây chưa ra rễ, bên cạnh đó còn bị tác động bởi thời tiết, do vậy mà dễ bị sâu bệnh, ánh sáng nhiệt độ. Khi đó cây phải được chăm sóc bằng cách tưới nước, dùng phân hữu cơ ngâm loãng để phun cho lan từ 7 ngày đến nửa tháng phun một lần. Khi thời tiết có sương muối hay mưa dầm thì phải tránh để cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Ban đầu, vườn lan của anh Công chỉ có diện tích 200m2. Dần dần, nhận thấy được giá trị kinh tế của loài hoa này, đồng thời cũng có nhiều khách hàng ưa chuộng hoa nên anh và cả gia đình đã quyết định gom vốn để mở rộng thêm diện tích, mua thêm giỏ lan và đầu tư hệ thống tưới tự động. Sau nhiều năm vườn lan của anh và gia đình đã mở rộng diện tích lên 500m2, có đến hàng ngàn giò lan với đủ các loại lan như lan hồ điệp, Đai Châu, Phi Điệp, Trầm, Quế, Tam bảo sắc, Hạc vĩ…

Anh Công cho biết, giá trung bình của một giò lan giao động từ 1 đến 2 triệu đồng. Có một số giò lan thuần hay đột biến với giá cao gấp 10 đến 20 lần. Mỗi ngày vườn lan của anh xuất từ 10 đến 20 đơn hàng hàng, thu nhập mỗi năm của vườn lan đem lại cho gia đình đến 200 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí.

Ngoài việc chăm lo đến sự phát triển kinh tế của bản thân và gia đình, anh Công còn tạo điều kiện cho các thanh niên ở trong địa phương có việc làm ổn định tại vườn, mức lương anh trả mỗi người 6 triệu đồng một tháng.

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và niềm đam mê, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, Nguyễn Văn Công đã làm giàu được trên chính manh đất của quê hương mình. Không những giỏi kinh tế, anh còn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của địa phương, xứng đáng là tấm gương để các bạn trẻ noi theo.

Thùy Duyên

Chàng Trai Mê Trồng Hoa Lan Giả Hạc

Tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính Maketing (TP. Hồ Chí Minh) nhưng anh Phạm Đức Thành (ở phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) lại quyết định khởi nghiệp với nghề trồng hoa lan.

Cơ duyên đến với lan giả hạc của anh Thành cũng rất ngẫu nhiên. Những năm là sinh viên, được người anh nhờ tìm mối bán lan, Thành đến các cửa hàng bán lan tại TP. Hồ Chí Minh chào hàng giúp và cũng tập tành làm quen với kiến thức về hoa lan để tư vấn cho khách hàng. Càng tìm hiểu, anh càng đam mê lan lúc nào không biết. Sẵn vốn kiến thức maketing được học trong trường, chàng sinh viên nảy ý tưởng nhân rộng lan giả hạc đột biến để kinh doanh.

Từ vài giò lan ban đầu được người bạn thân tặng, anh Thành dần sưu tầm về vườn của gia đình vài chục giò lan. Những ngày đầu trồng và chăm sóc lan giả hạc, anh gặp không ít khó khăn do không nắm vững kỹ thuật, lan bị chết và hao hụt nhiều. Chịu khó vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm nên sau một thời gian, anh đã nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan, có thể nhân giống và “điều khiển” lan ra hoa đáp ứng nhu cầu của người chơi. Từ đó, hoa lan do anh trồng được nhiều người biết đến. Những loại lan giả hạc quý hiếm được anh bán lại cho những người sưu tầm có giá trên trăm triệu đồng, còn những loại bình thường cũng có giá vài triệu đồng một chậu. Hiện trong vườn nhà anh Thành có trên 1.000 chậu, với hàng trăm loại lan giả hạc có giá từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. Nhờ trồng theo kiểu “cuốn chiếu” nên anh có thể bán liên tục; sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm anh Thành lãi 300 triệu đồng.

Anh Thành chăm sóc vườn lan.

Anh Thành chia sẻ, công việc trồng và chăm sóc lan khá nhẹ nhàng, chỉ cần nắm vững kỹ thuật và có đầu ra cho sản phẩm là có thể lập nghiệp được. Lan giả hạc đột biến là loại lan quý, để cây cho hoa đẹp thì người trồng phải hiểu được đặc tính của loài lan nên trước khi trồng cần phải thiết kế vườn đảm bảo điều kiện tốt nhất. Vườn lan của anh được hàn bằng những khung sắt, cách đất từ 1,5 – 2 m, bên trên được bố trí lưới che mát (loại lưới có độ che nắng 60%), có hệ thống phun sương tự động. Ngày tưới một lần cho cây, nhưng tưới vừa phải, nên đầu tư bể lọc để lọc nước trước khi bơm tưới. Đặc biệt, trước khi “ép” lan giả hạc ra hoa phải nuôi dưỡng cây cho khỏe bằng cách bón phân đầy đủ và hợp lý, đồng thời quan sát để phòng trừ nấm bệnh gây hại cho lan.

Thành công trong khởi nghiệp từ đam mê của anh Thành mang lại cảm hứng cho nhiều bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ đã đến tham quan, học hỏi nghề trồng lan ở trang trại của anh. Thời gian tới, anh Thành dự định tiếp tục đầu tư và mở rộng vườn lan, đồng thời nhân một số giống lan giả hạc quý hiếm nhằm bảo vệ loài lan quý này trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đoàn Dũng

Bạn đang xem bài viết Chàng Trai Xứ Đông Với Vườn Lan “Khủng” trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!