Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Hoa Chuông Tình Yêu Là Gì? Những Cần Biết mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây hoa chuông tình yêu là loài hoa đẹp nổi bật hơn hẳn với các loài hoa khác, chúng có nhiều chủng loại hoa: đỏ, tím, hồng, trắng, hoa đỏ viền trắng, hoa tím viền trắng. Cây có kích thước nhỏ nên thích hợp trồng trong mọi không gian diện tích.
I. Giới thiệu về cây Hoa chuông tình yêu
Tên thường gọi: Cây hoa chuông tình yêu
Tên gọi khác: Cây hoa tử la lan, hoa thánh, hoa mõm chó biển, cây đại nhâm đồng, hồng xiêm, hoa phú quý
Tên khoa học: Sinningia speciosa
Họ thực vật: Cây thuộc họ Geraniaceae (họ Mỏ hạc)
Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ Braxin
Tuổi thọ: Cây hoa chuông tình yêu có tuổi thọ ngắn chỉ trồng trong một năm
Màu sắc của hoa: Hoa chuông tình yêu có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, tím,…
Thời gian nở hoa: Hoa nở khoảng từ mùa hè đến mùa thu, mùa đông hoa tàn cây đi vào trạng thái ngủ
Bao gồm các loại cây: Cây hoa chuông đơn và hoa chuông kép
II. Đặc điểm của cây Hoa chuông tình yêu
Hình dáng bên ngoài: Hoa chuông tình yêu là dạng cây thân củ dáng khá thấp
Kích thước: Cây chỉ có kích thước từ 10 – 15cm.
Lá: Lá cây màu xanh đậm và to, hình oval thuôn đều, lá mềm dày chứa nhiều nước, mép lá hình răng cưa.
Hoa: Hoa chuông tình yêu có hình dáng giống chiếc chuông rất ngộ nghĩnh, hoa khá to cỡ khoảng chiếc chén. Hoa chuông thường nở đồng loạt trong thời gian khá dài và rất bền màu, màu sắc được pha trộn rất đẹp mắt với những viền trắng trên cánh hoa: hồng, đỏ, tím… tạo nên màu sắc đặc trưng riêng biệt cho loài hoa này.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa chuông tình yêu
Hoa chuông tình yêu mang ý nghĩa rất sâu sắc mà ít người hiểu được thông điệp của nó mang lại. Hoa có nhiều màu sắc rực rỡ là đại diện cho sự muôn màu muôn vẻ của tình yêu đó là: thương nhớ, giận hờn, chờ đợi và cả chút ghen tuông nữa…Cây hoa chuông tình yêu cũng được xem như là lời nhắc nhở, cảnh báo những người đã và đang yêu hãy luôn trân trọng những gì mình đang có. Hãy luôn yêu thương và tôn trọng người bên cạnh mình khi còn có thể.
2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây hoa chuông tình yêu có kích thước nhỏ bé, có màu sắc rực rỡ tươi mát nên thường được trồng trong các chậu, khay nhỏ làm cây trang trí nội thất, ngoại thất rất hợp lý. Tạo cho ngôi nhà hay căn phòng dù nhỏ hẹp cũng không bị tối và ẩm thấp.
Chậu hoa chuông có thể đặt trang trí trên bàn làm việc, đặt hoặc treo ở song cửa sổ, ban công, hiên nhà, đặt cạnh cửa nhà…tạo cho ngôi nhà nơi đâu cũng luôn tràn ngập sắc hoa.
Ngoài ra, cây hoa chuông tình yêu cũng là cây trang trí sân vườn, lối cổng vào nhà tạo thành con đường hoa đầy sắc màu thu hút được tầm ngắm của người yêu hoa.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hoa chuông tình yêu
1. Cách trồng cây
Hoa chuông tình yêu được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, giâm củ và lá. Riêng phương pháp nuôi cấy mô thực hiện được tại nhà mà phải làm tại các trung kỹ thuật cao, còn cách giâm củ và lá đơn giản hầu như ai cũng biết làm có thể thực hiện tại nhà.
Đất dùng để giâm lá hoa chuông là đất pha cát hoặc đất thịt đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, nhanh thoát nước. Khi giâm nên trộn với than mùn và ít phân hữu cơ, cây ưa ẩm nên phải làm ướt hỗn hợp đất giâm.
Dụng cụ giâm là các khay, chậu, xô bằng nhựa trắng để hấp thụ được ánh sáng bán phần. Đổ đất đã chuẩn bị sẵn vào ½ khay, cho ít nước sâm sấp mặt đất.
Cách giâm lá và củ giống hoa chuông tình yêu
Đối với cách giâm lá: cắt lá không quá non, bỏ phần cuống rồi khứa ngang đường gân ở mặt dưới lá làm 2 – 3 đoạn tùy lá to hay nhỏ. Khứa đứt gân để lộ lỗ thủng, sau khi khứa đặt ngửa mặt trên lá lên rồi đậy nắp lại. Sau khoảng 4 – 5 tuần sau là rễ ra từ các vết cắt đó và ăn xuống đất, khoảng 2 – 3 tháng là phát triển thành cây con.
Đối với cách giâm củ: Sau khi hoa tàn cây đi vào trạng thái ngủ, lúc này có thể tách củ nhỏ để ươm giống, tách nhẹ nhàng không làm tổn thương và củ và đứt rễ. Để củ nhanh mọc mầm có thể bôi xung quanh củ bằng thuốc kích thích sinh trưởng rồi mới đặt vào khay ươm để lộ ⅓ củ rồi đậy nắp lại. Cả hai cách trên sau khi ươm vào khay phải đặt nơi có ánh sáng mặt trời soi chiếu nhưng không quá gay gắt.
2. Cách chăm sóc
Cây hoa chuông tình yêu thường ưa ẩm nên việc chăm sóc cây cũng khá dễ dàng. Những ngày nắng gắt để chậu cây nơi bóng mát nhiệt độ không quá 35 độ C, nếu thời tiết lạnh dưới 15 độ C nên để cây nơi gần bóng đèn chiếu sáng. Nếu khô hanh cần tưới mỗi ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát để đảm bảo đủ độ ẩm để cây sinh trưởng tốt.
Đối với cây hoa chuông còn non khi được trồng vào chậu mới cần được chăm sóc tích cực khoảng 2 – 3 tháng là cây ra hoa. Cần tưới các loại phân bón đa vi lượng vào các thời kỳ sinh trưởng như sau: bắt đầu ra nụ, hoa chuẩn bị bung nở. Ngoài phân vi lượng có thể bón thêm bằng các loại bột đậu tương xay nhuyễn, dầu đạm cá… để hoa nở lâu và bền màu nhất.
Tỉa bỏ những chiếc lá, hoa chuông tình yêu đã già úa không để thối trong chậu để tránh làm cây bị lây bệnh. Các bông hoa đã tàn thì cắt bỏ cuống đến sát gốc để thoáng cây và kích thích ra mầm mới từ củ dưới mặt đất.
Cây hoa chuông tình yêu cũng có khá nhiều loại côn trùng và bệnh hại trong đó bọ trĩ là kẻ thù nguy hiểm bởi chúng làm héo hoa và lá, làm cây sinh trưởng chậm. Loại sâu bọ này có thể loại trừ được nhanh chóng bởi thuốc Monifos 250EC thuộc hoạt chất Abamectin, chỉ cần pha vào bình xịt với lượng nhỏ, nên xịt lại nếu có bọ trĩ xuất hiện. Hoạt chất này có tác dụng rất tốt trên nhiều loại côn trùng chích hút như: rầy, rệp, bọ xít, bọ cánh tơ…và có thể pha kèm được với nhiều loại thuốc trị bệnh khác.
Những Thông Tin Cần Biết Về Cây Hoàng Yến
Cây Hoàng Yến (hay còn gọi là Bọ Cạp Vàng) là loại cây không chỉ được biết đến với công dụng che bóng mát, mà còn được ấn tượng bởi sắc hoa vàng tươi đem lại sức sống cho không gian, có nhiều tác dụng trong y học. Phương pháp trồng cũng như chăm sóc tương đối dễ đối với người am hiểu và đam mê cây cảnh.
I. Giới thiệu cây hoa Hoàng Yến
II. Đặc điểm của cây Hoàng yến
Kích thước: Cây có chiều cao trung bình từ 10-20cm.
Thân: Cây có bán kính trung bình ở thân khoảng 20cm. Là loại cây thuộc thân gỗ, cây hoa hoàng yến có vỏ bên ngoài thân màu xám, bên trong gỗ màu hồng nhạt.
Lá: Cây có lá thuộc loại lá kép lông chim, lá chét mọc đối xứng với nhau hình bầu dục, đầu nhọc, không có lông.
Hoa: Hoa của cây bò cạp vàng thường mọc thành chùm rủ xuống dài khoảng 20-40cm nhưng mọc cách thưa nhau. Mỗi bông hoa có 5 cánh hoa màu vàng tươi hình bầu dục được phủ một lớp lông mịn ở mặt ngoài.
Quả: Quả dạng quả đậu hình trụ, mang nhiều hạt trái xoan rộng, có khí đốt, khi vỏ của cây khô ta có thể sử dụng để chế tạo thuốc xổ, phần thịt ở quả có mùi hôi khó chịu. Hạt có độc.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây muồng hoàng yến: Cây bò cạp vàng là loài cây trung tính, có thể thích hợp trong nhiều điều kiện khác nhau.
Tốc độ sinh trưởng: Nhanh, cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn và mặn.
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Nhờ có chiều cao khá lớn nên cây hoàng yến được trồng làm cây che nắng mang lại bóng mát. Chúng được trồng ở cổng, sân vườn, đường phố, công viên,… đem lại một không gian thoát mát, rực rỡ bởi sắc màu vàng tươi của hoa.
Không những vậy, lá của cây hoàng yến tương đối nhiều, rậm rạp góp phần lọc không khí trở nên trong sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường.
2. Tác dụng chữa bệnh
Cây hoàng yến (bọ cạp vàng) có rất nhiều tác dụng trong ngành y. Theo Đông y, khi bị các bệnh ngoài da, đau khớp, liệt nhẹ, ta phải vò nát lá cây hoàng yến rồi thoa lên da trực tiếp.
Ngoài ra, quả của cây chữa các bệnh rối loạn đường ruột ở trẻ em, rét run do say thuốc. Cây còn chữa được nhiều bệnh khác như: rối loạn tim mạch, chảy máu hoặc chứng thừa axit trong dạ dày. Lưu ý các hạt của cây có chứa độc.
3. Tác dụng khác
Khi vỏ bên ngoài của quả bò cạp vàng khô và trở nên cứng, chúng có thể được dùng để làm thuốc xổ.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây hoàng yến
1. Cách trồng
Đất trồng: Muồng hoàng yến có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Nếu có thể, bạn nên trồng cây ở nơi đất rộng, bởi đây là cây sống lâu năm. Hoặc không bạn có thể mua đất sẵn tại các cửa hàng cây cảnh hay trộn đất với phân bò hoai mục, phân hữu cơ, tro trấu để tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất. Bạn nên bón lót với vôi và hơi ải khoảng 20 để xử lý các mầm bệnh trước khi trồng cây.
Chọn Giống: Cây bọ cạp vàng thường được nhân giống bằng hạt. Ngâm hạt với nước nóng khoảng 50 độ C tầm 5 phút, đem ra rửa sạch, rồi ủ vào vải cho nứt và đem gieo.
Trồng cây: Gieo hạt trong các túi nilon có chứa hỗn hợp đất, tưới đủ nước, chăm sóc,…cho tới khi mọc thành cây con cao 50-60cm, có lá ổn định rồi đem trồng.Đặt cây con xuống hố đã đào, nén chặt đất xung quanh. Trồng sao cho khoảng cách mỗi cây từ 5-7m.
2. Cách chăm sóc
Cây phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh nắng, đất có khả năng thoát nước tốt, đất chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hiện tại cây được trồng khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt tại các vùng phía Nam.
Chế độ nước: cần tưới nước cho cây một hoặc hai lần trong tuần. Chú ý đến lượng nước tưới cho cây, không nên tưới quá nhiều để tránh bị úng rễ.
Đất trồng: Một trong những điều quan trọng nhất để cây phát triển tốt là đất có thể thoát nước tốt, có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Bón phân: cần chú ý bón phân vào những lúc cây sắp ra hoa để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, ra nhiều hoa, chất lượng ra hoa.
Cắt tỉa: Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay. Cắt tỉa ngay các lá vàng, lá héo ngay khi chúng xuất hiện. Đối với những cây bị rụng nhiều lá hay các nhánh có dấu hiệu mềm, rục, ta cần chăm sóc đặc biệt để cây có thể sống, phát triển tốt.
Những Thông Tin Cần Biết Về Hoa Lan Hoàng Nhạn
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hoàng nhạn
Lan hoàng nhạn là loại lan giáng hương có tên khoa học là Aerides Odorata X Houlletiana có lá ngắn và rất dễ trồng. Lá của cây chỉ dài khoảng 1 đốt tay hoặc dài hơn. Dọc thân, lá xếp chồng khít đều 2 bên và hướng vào trong. Nếu nhìn từ bên ngoài bạn sẽ cảm thấy lá cây khá cứng cỏi nhưng khi chạm vào thì chúng rất mềm.
Đặc điểm của hoa lan hoàng nhạn
Lan hoàng nhạn thường có 02 màu sắc phổ biến đó là màu vàng tím và màu vàng trơn. Hoa lan màu vàng tím cũng có xuất hiện ở một số cây hoa lan màu vàng tuyền hoặc xanh tuyền, đây là trường hợp đột biến khá hiếm gặp.
Hoan lan hoàng nhạn mọc trong rừng thường có cánh hoa nhỏ, cũng có một số ít cây hoa ra cánh dạng tròn. Hoa có mùi thơm dịu ngọt, nhẹ nhàng và dễ chịu. Hiện nay công nghệ lai tạo đã phát triển vượt bậc nên trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại lan hoàng nhạn với nhiều màu sắc đa dạng hơn. Những loài lan được lai tạo thường có cánh hoa dày hơn, bầu hoa to.
Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết hoa lan hoàng nhạn của một số đặc điểm cây như sau:
Thân cây
lan hoàng nhạn là loại cây đơn thân, thường có màu xanh chấm tím hoặc là xanh trơn đơn thuần. Có 02 loại thân cây phổ biến mà chúng ta thường gặp nhất là thân cây thẳng và thân cây dạng dích dắc, đường kính khoảng từ 8 – 15mm.
Lá cây
Lá của lan hoàng nhạn khá dày và cứng, tùy vào từng loại cổ lá xếp hoặc cổ lá thưa thớt. Mỗi là có kích thước độ dài từ 10-20cm, độ rộng của lá từ 2-3cm (một số lá hiếm có thể dài hơn 4cm). Lá của lan hoàng nhạn có màu xanh đâm, màu xanh đơn thuần hoặc màu xanh vàng tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà cây tiếp nhận được được mặt trời. Ở phía cuối của lá có những vết khuyết chéo ở vị trí giao nửa lá này với nửa lá kia.
Rễ cây
Rễ của cây hoa này thuộc loại rễ gió, phát triển quanh năm và chỉ to khoảng 0,6mm. Rễ thường mọc ra ở vị trí giữa thân và ở nách của những chiếc lá. Đầu rễ thường gặp có màu xanh trắng, xanh tím hoặc là tím đậm. Phần thân của rễ chủ yếu mang màu trắng ngà. Ban đầu, rễ cây mọc rất to rồi phát triển thêm mầm rễ, theo năm tháng thì rễ sẽ dần dài ra và phân thành nhiều nhánh, hướng về phía có độ ẩm cao.
Hoa
hoa lan hoàng nhạn khá dài và thường rủ xuống, mỗi chùm hoa dài khoảng 8-22 cm, độ dài này phụ thuộc vào kích thước và tình trạng của cây. Một số chùm hoa hiếm có thể dài hơn 22 cm. Các bông hoa mọc ra nhiều và đều nhau, đường kính của cần hoa dao động từ 3-5cm. Bông hoa có kích cỡ trung bình từ 1,5-2cm. Mỗi chùm hoa mọc ra khoảng 7-20 bông hoa nhỏ.
Ý nghĩa của hoa lan hoàng nhạn
Lan hoàng nhạn là một món quà tinh thần ý nghĩa cho phái đẹp, nó đại diện và biểu trưng cho nét đẹp dịu dàng, quyến rũ của người nữ.
Sử dụng lan hoàng nhạn để trang trí cũng thể hiện sự sang trọng, tinh tế cho không gian nhà cửa, văn phòng, cửa hàng, tiệc cưới, sinh nhật,…
Nhiều người chọn cách trồng và chăm sóc
Cách trồng và chăm sóc hoa lan hoàng nhạn
Xử lý giá thể
Bạn nên chọn giá thể để trồng cây cho phù hợp với kích thước của cây. Nếu bạn mới ươm cây con, có thể sử dụng các chậu sứ. Còn nếu bạn muốn ghép cây trưởng thành thì nên dùng các loại gỗ, rêu giữ ẩm. Một điều quan trọng hơn cả là giá thể cần phải sạch và không chưa các loại sâu bệnh tiềm ẩn. Nhưng tốt nhất bạn nên trồng vào chậu để đảm bảo độ ẩm cho lan hoàng nhạn phát triển tốt.
Tách cây khỏi cây mẹ
Trước khi tách, bạn nên tưới thật nhiều nước vào cây mẹ. Điều này giúp rễ cây mềm hơn, dễ tách hơn. Sau đó khoảng 20 – 30 phút, bạn bắt đầu tách từng rễ của lan hoàng nhạn ra và chuyển sang giá thể mới
Trồng cây
Sau khi mang về nhà, bạn nên bôi kem liền sẹo cho những vết dập và phun chống mầm bệnh cho cây. Treo cây lên và để 2- 3 ngày thì bắt đầu ghép. Khi ghép hoặc trồng cây vào chậu thì vẫn nên để cây thật thẳng. Như vậy lan hoàng nhạn sẽ quang hợp tốt nhất.
Nếu bạn trồng vào chậu thì nên giữ cho gốc thật chắc để cây không bị lung lay. Tùy vào khí hậu ở nơi bạn sống để tìm chỗ phù hợp cho lan hoàng nhạn. Nếu như khí hậu khô thoáng, bạn nên trồng cây vào chậu. Còn nếu khí hậu nhiệt đới ẩm thì bạn có thể trồng trên gỗ hoặc trên đất của khu vườn nhà mình.
Chăm sóc
Vì lan hoàng nhạn là một cây ưa ẩm nên bạn nên đặt cây vào nơi thoáng mát, độ ẩm từ 70 đến 80%. Đối với cây ghép vào gỗ, mỗi ngày tưới 1 lần để cây giữ được độ ẩm, trong thời tiết nắng nóng hơn bạn có thể tưới 2 lần. Đối với cây trồng trong chậu, mỗi ngày tưới 1 lần nhưng lượng nước ít hơn cây ghép vào gỗ.
Khi mới trồng cây, bạn nên để cây dưới lưới che nắng. Khi cây đã phát triển bộ rễ thì thực hiện bón phân. Nên dùng phân tan chậm hoặc phân bón qua lá để cây từ từ hấp thụ.
Cách bảo quản hoa lan hoàng nhạn tốt nhất
Đặt hoa ở chỗ có độ ẩm cao, có mái che tránh mưa và thoáng mát.
Cung cấp ánh sáng đèn 24/24 để thúc đẩy hoa phát triển nhanh hơn.
Muốn giữ hoa tươi lâu sau khi nở thì nên làm giảm ánh sáng, tránh mưa. Hạn chế tưới nước hơn và không phun phân/thuốc.
Những hình ảnh đẹp của hoa lan hoàng nhạn
Cây Bưởi Tiếng Anh Là Gì? Một Số Thông Tin Bạn Nên Biết
Bạn có biết cây bưởi tiếng Anh là gì không? Cây bưởi không phải là loại cây dễ trồng, có thể hơi khó đối với những người làm vườn bình thường, nhưng không có nghĩa là bạn không thể trồng nó.
Trồng cây bưởi có thành công không còn tùy thuộc vào việc cung cấp môi trường cũng như điều kiện cho cây phát triển. Để trồng bưởi diễn đúng cách, bạn cần cung cấp điều kiện ấm tương đối cả ngày và đêm. Điều này có nghĩa là trồng chúng ở các vùng ôn đới hoặc nhiệt đới với đầy đủ ánh nắng mặt trời – tốt nhất là ở các vùng khó trồng cây của USDA 9 trở lên, mặc dù có thể đạt được một số thành công ở Vùng 7-8 với sự chăm sóc phù hợp.
Cây bưởi tiếng Anh là grapefruit hoặc pomelo
Ngoài ra, có các loại trái cây như nho, xoài, chuối và bưởi được ăn suốt cả ngày như đồ ăn nhẹ.
Fruits such as grape, mango, banana and grapefruit are eaten throughout the day as snacks.
Cách trồng cây bưởi
Cây bưởi ưa đất thoát nước tốt, nhiều mùn.
Trước khi trồng, hãy cải thiện chất lượng đất trồng
Chọn một khu vực có đầy đủ ánh nắng mặt trời và giữ cây cách xa các bức tường, tòa nhà và đường lái xe để cây phát triển.
Bạn có thể trồng cây bưởi vào mùa xuân hoặc mùa thu, tùy thuộc vào khu vực của bạn.
Cây bưởi trồng vào mùa xuân phải chịu được nắng nóng của mùa hè, còn cây bưởi trồng vào mùa thu phải chịu đựng sự lạnh giá của mùa đông.
Đào một cái hố sâu và rộng để chứa rễ của cây bưởi.
Sau khi đặt cây vào hố, lấp đất lại một nửa và ấn xuống để thoát ra bọt khí.
Tưới nước cho đất lắng xuống trước khi lấp đất còn lại.
Sau khi trồng, tưới nước vài ngày một lần trong 2 tuần đầu.
Sau đó, tưới đẫm nước mỗi tuần một lần.
Bổ sung một lượng phân bón nhẹ khi tưới mỗi 4-6 tuần.
Không cắt tỉa cây trừ khi bạn đang loại bỏ các cành chết.
Cách thu hoạch
Thông thường, bưởi được thu hoạch vào mùa thu.
Khi trái cây chuyển sang màu vàng hoặc vàng, đã đến lúc thu hoạch chúng!
Tuy nhiên, nó ở trên cây càng lâu, nó sẽ càng lớn và ngọt hơn.
Một cây bưởi thành công sẽ cho quả sau năm thứ ba, và những quả nào bị sâu trong năm thứ nhất và thứ hai thì nên bỏ đi.
Nguồn: https://phunulaphaidep.org
Bạn đang xem bài viết Cây Hoa Chuông Tình Yêu Là Gì? Những Cần Biết trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!