Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Xử Lý Lan Rừng Mới Mua Về # Top 6 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Xử Lý Lan Rừng Mới Mua Về # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xử Lý Lan Rừng Mới Mua Về mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nay mình chia sẻ kinh nghiệm xử lý lan mới mua về. Công việc này rất đơn giản nhưng rất nhiều bạn mới chơi lan mắc phải sai lầm. Đó là mới nhận cây lan về trong điều kiện đóng thùng mấy ngày. Các bạn đem tưới hoặc nhúng nước rồi trồng luôn. Rồi được vài ngày cây vàng lá thối hỏng. Lúc này các bạn hay đổi lỗi cho người bán hoặc đổi tại gửi dài ngày.

Xử lý lan mới mua về

Bước 1. Nhận cây kiểm tra sơ bộ tình trạng cây trong thùng để đánh giá. Nếu cây ổn không dập nát thì cứ mở thùng để chỗ mát khoảng nửa ngày đến 1 ngày. Nếu bị hư hai dập nát thì bỏ ra xử lý ngay

Bước 2. Mình chỉ nói đến tình trạng cây lan còn ok. Bỏ lan ra khỏi thùng sau 1 ngày để trong mát, cho vào chỗ thoáng mát, có độ ẩm. Không tưới tắm gì trong 2 ngày.

Bước 3. Cắt tỉa rễ khô, lá hư… Ngâm cây trong thuốc hoặc chỉ cần ngâm với nước vôi trong… Tùy vào loại lan mà thời gian ngâm thuốc cũng khác nhau.

Bước 4. Treo cây lan chỗ thoáng mát tránh mưa nắng trực tiếp. Tùy vào loại lan mà thời gian treo cây khác nhau (chú ý. Không cần phun nhiều nước. Cây càng ít nước thì càng kích thích rễ ra sớm đi tìm nước).

Bước 5. Vào chậu cho lan. Và hạn chế nước khoảng 10/15 ngày đầu tránh mưa trực tiếp. Sau khoảng 1 tháng khi cây lan bắt đầu ra rễ là thời điểm cho ăn dặm bằng phân tan chậm.

Cách Xử Lý Lan Rừng Trước Khi Trồng. Xử Lý Lan Rừng Mới Mua Về Thế Nào?

Xử lý lan rừng mới mua về là bước cực kỳ quan trọng, nhưng nhiều anh em lại bỏ qua bước này, khiến lan về sau bị thối nhũn, cháy rễ hay nấm bệnh. Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn anh em các bước xử lý cơ bản cho lan rừng mới mua về, cho tới khi trồng hoặc ghép giò.

Cách xử lý lan rừng mới mua về

1. Phơi lan Đầu tiên, khi mới mua về, bạn nên để lan ở nơi khô thoáng, tránh nắng mưa trực tiếp trong vòng hai tới 3 tiếng. Mục đích để cho lan quen với nhiệt độ môi trường mới, tránh sốc nhiệt. Nếu nhận lan được đóng trong hộp kín thì nên để lâu hơn, cỡ 1 đến 2 ngày cho chắc ăn. Trong thời gian này không cần phải tưới tắm gì nhé.

2. Cắt tỉa, xử lý rễ hỏng Sau đó, hãy dùng kéo thật sắc cắt bỏ hết những rễ bị thối hỏng, đây chính là mầm bệnh có thể gây hại cho lan đó. Sau khi cắt, bạn dùng keo liền sẹo, sơn móng tay hoặc vôi để bôi vào vết cắt. Mục đích là để tránh vết cắt tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh thối nhũn. Khi vết cắt đã khô thì tiến hành bước thứ ba, ngâm nước phòng bệnh cho lan.

3. Ngâm nước phòng bệnh Nước phòng bệnh mình hay dùng physan 20sl để phòng thối nhũn và diệt khuẩn. Việc phòng bệnh này cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn mua ẩm nhiều, lan rất dễ bị bệnh. Physan 20SL cũng rất dễ mua, giá lại rẻ nên không lo tốn kém nhé. Trên gói đã có hướng dẫn đầy đủ. Tuy nhiên, vì chỉ là phòng bệnh nên bạn nên pha với liệu lượng thật thấp, có thể thấp hơn hướng dẫn trên bao bì.

Lưu ý dùng găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với nước pha physan 20sl (cũng như bất kỳ loại thuốc phòng bệnh nào khác), vì dù ít dù nhiều các chất diệt khuẩn khi tiếp xúc vẫn gây hại tới sức khỏe. Thời gian ngâm chỉ khoảng 10 phút hoặc ít hơn, tránh ngâm quá lâu sẽ gây hại cho lan.

Sau khi ngâm, bạn treo ngược 2 đến 3 tiếng để lan ráo nước. Nhớ là phải treo ngược nhé! Vì treo xuôi nước sẽ đọng ở các kẽ lá quá lâu sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển.

4. Kích rễ cho lan Sau khi đã phơi khô lan, ta tiến hành bước kích rễ. Thuốc kích rễ bạn có thể dùng vitamin B1, Hùng Nguyễn hoặc Super Roots. Ngoài ra cũng rất nhiều loại thuốc kích rễ khác, bạn có thể tham khảo tại các cửa hàng. Nhưng tránh thuốc kích rễ atonik ra nhé, loại này quá mạnh, những bạn ít kinh nghiệm thường khó kiểm soát liều lượng, rất dễ gây thối nhũn. Nếu có muốn dùng thì chỉ được dùng với liều cực nhỏ.

Pha thuốc kích rễ đúng liều lượng khuyến cáo với nước. Sau đó ngâm lan cho ngậm cả thân và gốc trong 2 tới 3 tiếng rồi vớt ra. Rồi lại treo ngược lên, để ở nơi thoáng gió (nhớ là phải thoáng gió nhé), mát mẻ, tránh mưa nắng trực tiếp.

5. Chăm sóc tới khi rễ nhú Sau khi treo lan vào nơi thoáng mát, bạn dùng bình phun sương tưới mỗi ngày 2 lần sáng tối, nhớ là vẫn phải treo ngược nhé. Cứ khoảng 2 3 ngày bạn lại pha thuốc kích rễ phun một lần (nhớ dùng đúng liều lượng như hướng dẫn trên bao bì hoặc thấp hơn một chút nhé).

Nếu nhanh thì chỉ sau khoảng 3 4 ngày rễ sẽ bắt đầu nhú, chậm hơn thì khoảng 7 đến 10 ngày còn tùy vào loài lan. Bạn cứ tiếp tục tưới và phun thuốc như vậy cho tới khi rễ được khoảng 1 đến 2cm là có thể bắt đầu ghép. Nhiều bạn lo ngại cứ treo như vậy mà chưa ghép sẽ khiến cây bị héo, chết. Nhưng bạn cứ yên tâm là sức sống của lan, đặc biệt là các loại lan đơn thân rất mãnh liệt, nên bạn cứ treo vô tư nhé.

Cũng có những người chơi thích ghép luôn sau khi xử lý kích rễ, cũng hợp lý thôi, ghép trước hay su khi đã nhú rễ tùy vào quan điểm từng người chơi. Nhưng dù là cách nào thì bạn cũng nên đảm bảo đủ tất cả các bước trên để giò lan khỏe mạnh sau khi ghép nhé!

Xử Lý Lan Rừng Khi Mới Mua Và Xử Lý Giá Thể Trước Khi Trồng

CÁCH XỬ LÍ LAN KHI MỚI MANG VỀ.

* Sau khi mua lan hay mang từ rừng về, nhất thiết phải qua bước xử lí trước khi trồng chung với các cây khác trong vườn để tranh nhiễm bệnh hoặc lây bệnh cũng như đảm bảo khả năng sống khỏe của cây lan.

XỬ LÍ SAU KHI MUA VỀ. * Nếu tuân thủ các bước chọn lan đúng cách trong bài “Phương pháp chọn mua lan” trước thì các bạn không cần phải xử lí nhiều, có thể trồng ngay vào vườn hoặc nếu kỹ chút thì phun thuốc sát khuẩn Physan 20 để phòng bệnh.

+ Nếu có các lá bệnh thì cắt bỏ (luôn dùng dao kéo đã khử trùng bằng lửa hoặc cồn)

+ Cắt bỏ các rễ quá già, các rễ hư thối.

+ Nhổ hết cỏ, rêu không cần thiết (những thứ này nhìn có vẻ đẹp nhưng chúng là một nguồn tranh chất dinh dưỡng của lan nên tốt nhất bỏ hết).

+ Nếu trên cành hoa còn khá nhiều hoa thì cứ để nếu chỉ còn vài hoa thì cắt bỏ luôn cành hoa đó để cây mau hồi sức.

+ Nếu vườn trồng nhiều loại lan khác nhau thì đừng nên để lộn xộn mà hãy đặt những cây cùng loại chung với nhau cho tiện chăm sóc

+ Xả thật đẫm nước để loại bỏ hết những chất cặn đọng lại trong chậu (trong quá trình chăm sóc của nhà vườn, họ đã sử dụng những loại phân thuốc gì mình không biết được nên phải xả cho ra hết cho chắc).

XỬ LÍ KHI MỚI BÓC TỪ RỪNG VỀ. * Khi nói mới bóc từ rừng về ý mình là những cây không có chậu, trơ rễ: các cây khi mua theo lô hoặc của loại đổ đống bán ngoài phố, hay mới đem từ rừng về.

+ Do không còn rễ nên tuyệt đối không được bón phân.

+ Cắt tỉa bớt những phần hư thối, dập nát vì đó sẽ là nơi bệnh thâm nhập.

+ Phun thuốc sát khuẩn Physan 20 rổi để ráo nước sau đó ngâm trong dung dịch 4 lít nước ấm như sau: – 1 thìa súp đường vàng. – 1 thìa cà phê phân 20-20-20 hay 15-15-15 hay 30-10-10. – 1 thìa cà phê vitamin B1 – 5 giọt Superthrive hay 1 viên thuốc ngừa thai.

+ Ngâm khoảng 1 tiếng sau đó cho ráo nước 2 tiếng, tiếp tục ngâm trình tự như thế trong 2 – 3 ngày, nhớ không ngâm qua đêm hay lúc trời lạnh

* Sau đó để cây nơi râm mát, phun sương 2 – 3 lần/ngày để giữ ẩm cho cây (tùy chỉnh theo khí hậu: trời nóng thì tăng, lạnh mát thì giảm). Tới đây thì phải đợi cho rễ ra chừng 3 – 4 cm thì mới nên đem trồng, còn không muốn thì cứ trồng luôn, nhớ giữ ẩm cho cây, không nên tưới nước mà chỉ cần phun sương sơ sơ trong lên chậu và trên lá để giữ ẩm. Như vậy rễ sẽ mọc ra. Nhớ giữ cây trong chậu hoặc trên khúc cây cho chắc chắn, nếu không sẽ làm hư đầu rễ.

Khi cây đã hồi sức, phát triển ổn định: ra rễ dài, bắt đầu mọc mầm thì hãy tưới nước, bón phân bình thường lại

XỬ LÝ GIÁ THỂ Cách xử lý 1 số giá thể phổ biến: Vỏ thông: Ngâm cùng nước vôi trong 1-2 ngày trước khi trồng, nếu muốn nhanh thì có thể luộc lên để nguội là trồng được Than củi: Cần ngâm than tối thiểu 3 ngày hoặc ngâm đến khi than “no nước” và chìm. Cần thay nước khi ngâm để than giảm lượng axit. Nếu có điều kiện nên ngâm than trước khi trồng trong nước vôi trong khoảng 1 ngày. Dớn (cây dương xỉ): Rất nhiều người sau khi ghép lan vào bảng hoặc cây dớn 1 thời gian thấy rễ bị đen. Nguyên nhân là rễ bị ngộ độc khi bám vào giá thể chưa được xử lý. Vậy phải xử lý dớn thế nào trước khi trồng? Khi mua hoặc khai thác dớn về cần phơi khô dớn. Ngâm và thay nước ngâm vài ngày, lại phơi cho ráo. Ngâm lại với nước vôi (hoặc Physan) trong tối thiểu 3 ngày để khử độc, phơi cho ráo và phun hoặc ngâm với Ridomil gold để chống nấm bệnh trước khi ghép. Cây, gỗ, lũa: Cần bóc lớp vỏ trước khi ghép (vì nếu để vỏ, thời gian sau sẽ bị bong vỏ cây sẽ phải ghép lại). Phơi cây cho khô, ngâm nước vài ngày để rễ không bị hút nước ngược. Trước khi ghép nên phun Ridomil gold để chống nấm bệnh.

Cách xử lý 1 số giá thể phổ biến:: Ngâm cùng nước vôi trong 1-2 ngày trước khi trồng, nếu muốn nhanh thì có thể luộc lên để nguội là trồng được: Cần ngâm than tối thiểu 3 ngày hoặc ngâm đến khi than “no nước” và chìm. Cần thay nước khi ngâm để than giảm lượng axit. Nếu có điều kiện nên ngâm than trước khi trồng trong nước vôi trong khoảng 1 ngày.(cây dương xỉ): Rất nhiều người sau khi ghép lan vào bảng hoặc cây dớn 1 thời gian thấy rễ bị đen. Nguyên nhân là rễ bị ngộ độc khi bám vào giá thể chưa được xử lý. Vậy phải xử lý dớn thế nào trước khi trồng?Khi mua hoặc khai thác dớn về cần phơi khô dớn. Ngâm và thay nước ngâm vài ngày, lại phơi cho ráo. Ngâm lại với nước vôi (hoặc Physan) trong tối thiểu 3 ngày để khử độc, phơi cho ráo và phun hoặc ngâm với Ridomil gold để chống nấm bệnh trước khi ghép.: Cần bóc lớp vỏ trước khi ghép (vì nếu để vỏ, thời gian sau sẽ bị bong vỏ cây sẽ phải ghép lại). Phơi cây cho khô, ngâm nước vài ngày để rễ không bị hút nước ngược. Trước khi ghép nên phun Ridomil gold để chống nấm bệnh.

Nguồn: Phong lan và những điều cần biết.

Hướng Dẫn Cách Trồng Lan Rừng Mới Mua Về

Các bạn mới tập chơi Lan rừng nên biết cách xử lý lan rừng mới mua về và xử lý giá thể thế nào trước khi trồng để cây lan sống và phát triển được tốt, nếu chúng ta chỉ trồng và chăm sóc theo cảm tính thì hậu quả sau khi trồng cây dễ bị nấm bệnh, thối nhũn, cháy rễ…CáchCách trồng lan rừng mới mua về trồng lan rừng mới muề Hoa lan rừng khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu bị ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng dù lan được cung cấp đầy đủ nước và khoáng chất hòa tan.

Cách trồng lan rừng mới mua về nuôi trồng trong môi trường nhà thường gặp nhiều khó khăn như cây không phát triển, héo rũ, không ra hoa. kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan rừng để người yêu hoa có những giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã một cách tự nhiên an toàn.

Xử lý giá thể. – Trước khi trồng giá thể nên được xử lý cẩn thận để chống nấm mốc, thối rễ, đen đầu rễ. – Đối với giá thể vỏ thông, sỏi nhẹ, than, rêu đem ngâm nước, sau đó rửa sạch bằng nước, để ráo phun Altracol 70WP sát khuẩn. – Giá thể gỗ lũa hay dớn xử lý bằng cách luộc hoặc ngâm vào thùng chứa nước vôi trong 2-4h, hoặc ngâm với dung dịch pha Agrilife 100SL của Mỹ.

* Một số lưu ý Cách trồng lan rừng mới mua về trồng cây vào chậu hoặc ghép trên giá thể gỗ lũa, dớn là không trồng vùi gốc và rễ cây sâu trong giá thể sẽ gây úng nước thối rễ thối gốc, không cột hoặc buộc quá chặt gây gẫy gập thân rễ.

Đối với Lan rừng mua về nguyên chậu và giá thể cũng xử lý tương tự ở phần 1 xử lý cây mới về, nếu chậu hoặc gỗ lũa quá nhỏ hoặc mục nát nên tiến hành thay chậu và giá thể mới.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Các h trồng lan rừng mới mua về tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), Lan kỵ với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.

Combo 5 Gáo Dừa Lâu Năm Trồng Lan 11-13cm

Bạn đang xem bài viết Cách Xử Lý Lan Rừng Mới Mua Về trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!