Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Xử Lý Hiện Tượng Cây Có Múi Bị Vàng Lá, Thối Rễ # Top 12 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Xử Lý Hiện Tượng Cây Có Múi Bị Vàng Lá, Thối Rễ # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xử Lý Hiện Tượng Cây Có Múi Bị Vàng Lá, Thối Rễ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Được đăng: 10-02-2020 –

4935

Bạn đọc Nguyễn Thị Trà My, xã Đức Hợp (huyện Kim Động, Hưng Yên) có gửi tới Báo NNVN về hiện tượng vườn cam của gia đình bị hiện tượng vàng lá, thối rễ.

Cụ thể, gia đình bạn Trà My có trồng cây cam Vinh, đến nay đã được 3 năm tuổi. Vườn cam được trồng trên đất đồng, nguồn gốc đất trước đây trồng lúa xong chuyển đổi cây trồng sang trồng cam. Hiện tại, vườn cam đang bị nghi mắc bệnh vàng lá thối rễ.

Cây cam bị hiện tượng vàng lá, thối rễ (ảnh do bạn đọc Trà My cung cấp)

Cách đây 2 tháng, trước khi phát hiện cây có biểu hiện vàng lá, gia đình có bón phân Yara (khoảng 10kg), sau đó khoảng 10 ngày thì cây có biểu hiện bị bệnh bệnh vàng lá, thối rễ.Về quy trình chăm sóc trước khi cây bị bệnh vàng lá thối rễ: Tháng 11 năm trước, gia đình có đào khoanh vùng và chặt rễ của cây cam để ức chế cây ra hoa đậu quả và bón khoảng 10kg phân bò, gà/1 gốc cam. Sau đó hầu như không chăm sóc gì nhiều, chỉ bón phân đạm, lân, kali lượng nhỏ, phun phân bón lá, phun trừ sâu, bệnh trên cây cam.

Từ khi phát hiện cây bị bệnh đến nay, gia đình đã bón nhiều loại phân như: Tưới Ridomin, phân bón Đầu trâu…, cây có tiến triển xanh hơn nhưng không đáng kể, vẫn bị vàng lá non, lá nhỏ khít, cây bị chột, còi cọc hẳn, thiếu sức sống so với trước kia. Hiện vườn cam đang cho ra quả to bằng cái chén, dự kiến đến tháng 10-11/2019 sẽ thu hoạch.

Thông qua Báo NNVN, bạn Trà My mong muốn chuyên gia, nhà khoa học cho biết vườn cam bị bệnh gì, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Về hiện tượng cây có múi (trong đó có cây cam) bị vàng lá, thối rễ, Tiến sĩ Cao Văn Chí (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi – Viện Nghiên cứu Rau quả) trả lời như sau:

Nguyên nhân:

Sau những đợt mưa kéo dài, nắng nóng kéo dài, bộ rễ tơ của cây có múi bị tổn thương, bị nghẹn rễ. Sau đó bị nấm bệnh, tuyến trùng, nhóm rệp sáp hại rễ tấn công làm cho bộ rễ tơ cây ăn quả có múi bị thối, hỏng, không hút được nước và dinh dưỡng dẫn đến cây bị vàng lá, thối rễ.

Cách khắc phục:

* Đối với vườn bị vàng, thối rễ với mật độ thấp, cần thực hiện các bước sau:

– Cần thoát nước tốt sau các trận mưa.

– Cần tưới vườn đủ ẩm thường xuyên trong những ngày nắng nóng trở lại.

– Phun thuốc trừ nấm bệnh Alpine 80WG và Ridomil Gold 68WG lên cây ăn quả có múi và toàn bộ vùng đất trồng cây ăn quả có múi.

– Tưới thuốc trừ nhóm rệp sáp hại rễ Movento 150OD của công ty Bayer, tuyến trùng hại rễ Syngenta Tervigo của công ty Syngenta vào trong đất.

– Tưới phân kích rễ theo hình tán cây ăn quả có múi để bộ rễ tơ mới phát triển (có thể sử dụng phân bón TrimixDT Super Roots hoặc Trimix DT02 của công ty Điền Trang, Bioking, Đạm cá…).

– Sau đó tưới đủ ẩm thường xuyên trong những ngày nắng nóng, hanh khô và bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh và phân NPK tổng hợp hàng tháng thì sẽ khắc phục được hiện tượng nêu trên.

* Đối với vườn bị vàng lá, thối rễ với mật độ cao, cần thực hiện các bước sau:

– Tiêu hủy ngay những cây bị vàng lá, thối rễ nặng không có khả năng hồi phục ra khỏi vườn cây có múi, sau đó rắc vôi bột, tưới thuốc nấm, thuốc trừ rệp sáp và tuyến trùng vào khu vực cây bị tiêu hủy để khống chế nguồn bệnh, rệp sáp và tuyến trùng lây lan.

– Cần thoát nước tốt sau các trận mưa.

– Sới sáo nhẹ 5 – 10cm vùng đất bốn xung quanh tán cây ăn quả có múi.

– Cần tưới vườn đủ ẩm trong những ngày nắng nóng kéo dài.

– Tưới thuốc trừ nấm bệnh Alpine 80WG và Ridomil Gold 68WG; Tưới thuốc trừ nhóm rệp sáp hại rễ Movento 150OD của công ty Bayer, tuyến trùng hại rễ Syngenta Tervigo của công ty Syngenta theo khuyến cáo của nhà sản xuất 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày vào toàn bộ vùng đất trồng cây ăn quả có múi.

– Tưới phân kích rễ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tưới 1 lần/tuần, tưới theo hình tán cây ăn quả có múi để bộ rễ tơ mới phát triển (có thể sử dụng phân bón TrimixDT Super Roots hoặc Trimix DT02 của công ty Điền Trang, Bioking, Đạm cá).

– Sau đó tưới đủ ẩm thường xuyên trong những ngày nắng nóng, hanh khô và bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh + phân bón NPK tổng hợp hàng tháng thì sẽ khắc phục được hiện tượng nêu trên.

Chú ý: Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ và tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh hàng năm để làm giàu hệ thống vi sinh vật đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng.

Nguồn: chúng tôi

Tin mới

Chuyên gia hướng dẫn cách làm sạch độc chất trong rau đúng nhất –

Cách Xử Lý Lan Hồ Điệp Bị Héo Lá, Thối Rễ

Với vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng cùng ý nghĩa của sự giàu sang, vương giả, lan Hồ điệp ngày càng được nhiều người yêu thích. Tuy quá trình trồng và chăm sóc không yêu cầu cao, tuy nhiên, một trong những tình trạng thường gặp ở lan Hồ điệp là héo lá, thối rễ, khiến một số người cảm thấy e dè. Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng này?

1. Nguyên nhân khiến lan Hồ điệp bị héo lá, thối rễ

Lan Hồ điệp bị héo lá, thối rễ xuất hiện khá phổ biến ở thời điểm bạn vừa thay chậu hoặc di chuyển chậu lan đến nơi ở mới. Ngoài ra, tình trạng này còn do một số nguyên nhân khác gây ra, có thể kể đến như: – Lan Hồ điệp bị nhiễm nấm, không chỉ khiến lá bị héo, rễ bị thối mà còn khiến cây bị chết sau vài ngày nếu không được chữa trị kịp thời. Lúc này, nên tách cây ra khỏi vườn trồng và nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm. Để phòng ngừa, nên chủ động tưới nước cho lan vào mỗi sáng sớm và phun thuốc trừ nấm định kỳ cho vườn lan.

– Lan Hồ điệp nhận quá nhiều ánh sáng khiến chất diệp lục trong lá bị tẩy trắng, lá không còn giữ được màu xanh mà chuyển qua nhạt dần, vàng và héo úa. Nghiêm trọng hơn là xuất hiện những vết cháy đen trên lá. Việc cần làm duy nhất lúc này là di chuyển cây đến nơi mát mẻ, ít ánh sáng. – Lan Hồ điệp bị nhện cắn phá, khiến lá lan và một số nụ hoa chuyển sang màu vàng, héo dần và rụng hết.

2. Các bước xử lý lan Hồ điệp bị héo lá, thối rễ

– Lan Hồ điệp bước vào thời kỳ lão hóa bình thường, khiến những chiếc lá dưới cùng và những chiếc rễ già bị lão hóa theo, không còn khỏe mạnh mà rơi vào tình trạng héo và thối. Nếu bạn muốn khắc phục, không muốn lan bị lão hóa nhanh thì có thể bón phân cho lan và giữ cây tránh xa ánh nắng mặt trời trực tiếp. Để xử lý tình trạng lan Hồ điệp bị héo lá, thối rễ, bạn có thể thực hiện theo quy trình các bước sau:

– Cắt lá héo và rễ thối, sau đó khử trùng vết cắt bằng cách bôi bột quế, bột diêm sinh hay thuốc diệt trùng, thuốc diệt nấm trực tiếp lên vết cắt. – Cho cây vào bao nilon, bịt kín và treo vào chỗ mát. Sau 3 – 4 tuần, cây bắt đầu mọc rễ. – Khi rễ dài chừng 3 – 4cm thì tháo ra khỏi bao nilon và trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình. Lưu ý là tất cả giá thể này phải được xử lý bằng cách ngâm nước tối thiểu là 24 giờ trước khi đem ra trồng để đảm bảo độ ẩm cần thiết cũng như ngăn ngừa vi khuẩn, nấm,… – Không tưới nước trong 2 – 3 tuần đầu, nếu có thì chỉ tưới phun sương nhẹ nhàng. – Sau đó bắt đầu tưới định kỳ 1 tuần 1 lần. Tưới thật đẫm để nước có thể ngấm vào trong giá thể. Có thể chủ động điều chỉnh tần suất tưới theo mùa, chẳng hạn, mùa hè tưới 2 lần/tuần, mùa đông tưới 10 ngày/lần. – Khi cây lan đã ra rễ mạnh thì mới bón phân theo nồng độ 1 thìa cà phê phân bón hòa trong 4 lít nước. Không bón phân quá nhiều để tránh làm cháy đầu rễ. – Thay chậu cho lan sau khi hoa tàn hoặc vào mùa xuân. Cứ 3 năm thì thay chậu 1 lần. Đối với lan Hồ điệp nói riêng và hoa lan nói chung, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì thế, ngay từ đầu, hãy chủ động phòng trừ dịch bệnh cho vườn lan để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn hại và thiệt hại.

Cách Xử Lý Khi Lan Bị Thối Rễ, Thối Gốc, Thối Thân

– Bệnh thối rễ, thối gốc, thối thân trên lan thường gặp vào mùa mưa do độ ẩm cao, lượng mưa nhiều, bệnh phát triển và lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho vườn lan.

– Vết bệnh có mùi rất hôi thối, nồng nặc, khó chịu.

– Thối rễ: rễ bị vàng, bóp vào thấy mềm nhũn, chảy nhớt nước, lá nhăn nheo, rũ xuống, hay vàng lá, rụng dần, thân tóp lại cũng lá những dấu hiệu để kiểm tra lại bộ rễ.

– Thối thân, thối gốc: thân hoặc gốc chuyển sang màu vàng nâu, ủng, rỉ nước, thân mềm yếu.

– Độ ẩm vườn cao, độ thoáng gió kém, dư đạm.

– Thối rễ do nấm Rhizoctonia. Giá thể trồng đọng muối lâu ngày (do bón phân, muối trong nước), thoát nước kém.

– Thối thân và gốc do nấm khuẩn gây bệnh xâm nhập vào các vết thương trên cây, hay do thối lá, thối rễ bệnh trở nặng lan dần.

– Cách ly cây bệnh khỏi vườn.

– Khi lan bị thối rễ, nhấc cây khỏi chậu, rửa sạch rễ sau khi đã cắt bỏ phần hư thối, sát trùng vết cắt bằng vôi bột hoặc Ridomil Gold. Phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, cắt nước một ngày, treo ngược cây vào nơi thoáng gió, ít nắng , phun định kỳ b1 5-7 ngày/ lần, đợi cây ổn định và nhú rễ mới. Cuối cùng, trồng lại vào giá thể mới.

– Với cây đã bệnh nặng dẫn đến thối thân, thối gốc chỉ còn cách giữ lại giống.

+ Với dòng lan đơn thân (Đai Châu, Sóc, Hồ Điệp…), cắt khoét bỏ phần thối nhũn, xử lý vết cắt bằng keo liền da (Mỹ Tiến; Keo USA) hoặc bôi trực tiếp vôi bột, hay Ridomil Gold pha sệt. Phun thuốc đặc trị thối nhũn. Tiến hành cắt nước 1-2 ngày. Cây dần ổn định có thể trồng lại vào chậu mới.

+ Với dòng lan đa thân (Phi Điệp, Hoàng Thảo, Ngọc Thạch…), xử lý vết bệnh tương tự như trên. Sau đó tiến hành ươm keiki duy trì giống.

– Vào mùa mưa, trên bề mặt chậu, giá thể trồng lan xuất hiện nhiều nấm mảng trắng, rong rêu nhớt, đen hay giá thể đã quá mục sẽ sinh ra nấm bệnh, gây thối rễ, lan dần lên thối gốc, thối thân. Ta cạo sạch hoặc dùng Benkona, Anvil 5SC để đạt hiệu quả hơn.

– Sử dụng giá thể trồng lan đảm bảo độ ẩm, độ thoáng rể, thoát nước nhanh, tránh lót rêu hoặc dớn cho lan vào mùa mưa.

– Không tưới lan vào giữa trưa hoặc chiều muộn. Mùa mưa tưới buổi sáng là đủ, nên có mái che để hạn chế lượng nước do những cơn mưa dai.

– Vườn thoáng gió, độ ẩm vừa phải. Sau vài tháng nên ngâm cả chậu lan trong nước 2-3 tiếng để giảm lượng muối đọng lại.

– Mùa mưa cần tặng lượng Canxi, Lân cho cây cứng cáp hơn.

– Để phòng trừ thối rễ có thể dùng Anvil, Topsin, Antracol

+ Anvil hoạt chất Hexaconazole, Pha 2ml/ lít nước.

– Topsin với hoạt chất Thiophanate Methyl 70%, pha 0,8g/ lít nước.

– Antracol chứa Propineb ngăn cản sự trao đổi chất của nấm, pha 4g/ lít nước.

– Tượng tự như thối lá, để phòng thối nhũn thân, gốc có thể dùng những loại như Ridomil, Poner, Starner, Dithane, Aliette, Physan.

+ Aliette của Bayer, thuốc lưu dẫn 2 chiều, chữa bệnh pha 3g/ lít nước, phun phòng bệnh pha 2g/ lít nước.

+ Starner hoạt chất Axit Oxolinic 20% ,pha 1,5-2g/ lít nước, phun ướt đều cây.

+ Ridomil Gold pha 6-7g/ lít nước phun ướt đều cây hoặc quét trực tiếp lên vết bệnh.

+ Dithane M-45 pha 1g/ lít nước, có thể bôi trực tiếp thuốc vào vết thối nhũn.

+ Poner hoạt chất Streptomycin sunfat 40%, dạng viên sủi, 1 viên pha vừa đủ cho 16-20 lít nước.

+ Physan (nếu có thể tìm mua, dùng hàng Mỹ sẽ hiệu quả nhanh hơn) chứa Amoni bậc 4 đặc trị thối nhũn, pha 2ml/ lít nước.

Địa chỉ bán hàng uy tín TẠI ĐÂY

– Với trường hợp phun chữa trị bệnh, phun 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Phun phòng bệnh 2 tuần/ lần, phun vào buổi sáng sớm tốt hơn chiều.

– Thay đổi liên tục thuốc phòng trừ bệnh sẽ tốt hơn, chống kháng thuốc.

Trung Tâm là nơi lai tạo và bảo tồn các loài Lan Quý của Việt Nam như: Lan phi điệp ( Hoà Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Di Linh,…), Lan ngọc điểm, Địa Lan, Kiều, Lan Hài và nhiều loại Lan khác…

Sản phẩm của Trung Tâm gồm: Cây trong chai, cây giống từ 1 – 8 tháng tuổi… Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Kỹ Thuật Xử Lý Khi Lan Hồ Điệp Bị Héo Lá, Thối Rễ

Lan Hồ Điệp là giống lan lâu tàn, Hồ Điệp có những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Hiện nay lan Hồ Điệp được người chơi cây cảnh rất ưa thích và trồng rộng rãi. Để cây ra hoa và hoa được tươi lâu người trồng cần chú ý tới kỹ thuật trồng và chăm sóc tương đối cầu kỳ của loài cây cảnh này. Đặc biệt, khi hoa bị vàng lá, thối rễ, người trồng cần phải biết các biện pháp xử lý để chăm sóc, giúp hoa đẹp và lâu tàn hơn.

Cách xử lý khi lan Hồ Điệp bị héo lá, vàng lá, thối rễ

Có rất nhiều người yêu thích lan Hồ Điệp quan tâm đến kỹ thuật và cách chăm sóc hoa lan:

“Tôi mới học cách chăm sóc lan mà thấy khó quá. Mỗi ngày tôi đều tưới nước 1 lần và mỗi tuần đều tưới B1 1 lần theo hướng dẫn thấy lan vẫn không lên được mà còn bị vàng lá. Lan treo ở ngoài hiên có bóng râm mát, nhà hướng Tây. Xin ai yêu thích lan chỉ dùm tôi cách chăm” – bạn lahubumi bày tỏ“Trồng lan hồ điệp mà chỉ tưới B1 không là không đủ, bạn cần bổ sung phân bón NPK 30-10-10, 20-20-20, 9-45-15,..sử dụng tùy vào giai đoạn phát triển của cây. Ngoài ra dùng một số thuốc phòng Nấm, thối nhũn, nhện,..nữa.” – bạn Orchids chia sẻ

Bạn yêu thích hoa lan, đặc biệt là lan Hồ Điệp, bạn hãy tham khảo và tìm hiểu các kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan, để chăm bón cho giò lan nhà bạn luôn đẹp là lâu tàn.

Chia sẻ từ Vườn hoa lan: “Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ”

Hoa lan hồ điệp đặc biệt dễ bị thối ngọn, thối rễ và cuối cùng lá. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên là chiếc lá vàng.

Lan hồ điệp ngày càng được nhiều người trồng hơn. Vì hoa nở màu đẹp và lâu tàn. Tuy nhiên, việc chăm sóc lan hồ điệp sau khi mua về trồng không hề đơn giản. Và tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá xuất hiện khá phổ biến. Việc này có thể là do bạn vừa thay chậu. Hoặc bạn vừa di chuyển lan hồ điệp của bạn đến một nơi mới, nó có thể không thích môi trường mới.

Lan hồ điệp vàng lá do bị nấm:

Di chuyển lan hồ điệp của bạn đến một vị trí ẩm ẩm ướt hơn có thể tạo điều kiện sự phát triển nấm. Hoa lan hồ điệp đặc biệt dễ bị thối ngọn, thối rễ và cuối cùng lá. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên là chiếc lá vàng. Vì loại nấm này có thể giết chết lan của bạn trong vòng một vài ngày, bạn phải ngay lập tức loại bỏ nó để tránh lây lan bệnh, và sau đó nhúng nó trong dung dịch thuốc trừ nấm để cố gắng giết chết thối trước khi cây lan của bạn không chịu nổi nó. Áp dụng một loại thuốc diệt nấm cho vườn hoa lan của bạn để ngăn chặn thối ngọn trong tương lai. Bạn cũng nên tưới cho lan của bạn vào buổi sáng sớm, cho họ thời gian để khô trước khi đêm xuống để ngăn chặn nấm.

Vàng lá do nhận quá nhiều ánh sáng:

Nếu bạn vừa mới di chuyển lan hồ điệp đến một nơi có nhiều ánh nắng, lá vàng chỉ ra rằng nó nhận được quá nhiều ánh sáng. Ánh sáng mặt trời biến lá lan trở nên nhạt màu vì nó tẩy trắng các chất diệp lục trong lá của nó; Cuối cùng, bị cháy nắng thậm chí có thể để lại giòn, xuất hiện dấu hiệu cháy đen trên lá. Trong trường hợp này, di chuyển phong lan bạn đến một nơi mát mẻ hơn là một trong những cách duy nhất để cứu nó.

Ngoài ra, bạn sẽ làm gì khi thấy lan hồ điệp có biểu hiện héo rũ, thối nhũn vì úng nước. Trước hết cần lấy cây lan hồ điệp này ra khỏi chậu ngay lập tức. Bạn dùng nước rửa bát rửa cây cho sạch. Lấy dao hay kéo hơ lên bếp lửa để khử trùng hoặc dùng lưỡi dao cạo mới để cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa.

Lan hồ điệp héo lá, vàng lá

Tình trạng lan hồ điệp bị héo lá thường là do một số nguyên nhân sau:

1. Do nhện cắn phá (Dấu hiệu: Các lá lan bị vàng và một số nụ hoa có màu vàng, héo dần và rụng).

2. Lá lan hồ điệp vàng là do quá trình lão hóa bình thường (mà thường là một trong những lá ở rất dưới cùng), hoặc nếu có nhiều hơn một lá lan bị vàng do có quá nhiều ánh sáng hoặc quá ít phân. Thử phân bón và giữ phong lan xa ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

6 bước xử lý tình trạng lan hồ điệp héo lá, thối rễ tiếp theo như sau:

1. Bạn dùng bột quế, bột diêm sinh hay thuốc diệt trùng, diệt nấm rắc lên trên các vết cắt và rễ cây.2. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm và rợp mát. Khoảng 3 – 4 tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ.3. Khi rễ dài chừng 3 – 4cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình (Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng).4. Ngưng tưới nước 2-3 tuần và chỉ phun sương.5. Sau đó, mỗi tuần tưới cây lan 1 lần, tưới đi tưới lại cho thật sũng nước để nước ngấm vào trong lõi vỏ cây.Nếu là mùa hè nắng nóng, có thể tưới 2 lần /tuần, mùa đông 10 ngày tưới 1 lần.5. Chỉ bón phân khi cây lan hồ điệp đã hồi phục mạnh và ra rễ, mỗi lần chỉ bón 1 thìa cà phê phân, hòa với 4 lít nước, tuyệt đối không bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.6. Thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân hoặc khi hoa vừa tàn, tối thiểu 3 năm thay 1 lần.

Kỹ thuật xử lý khi lan Hồ Điệp bị héo lá, thối rễ Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách chăm sóc lan Hồ Điệp, cách xử lý khi lan hồ điệp vàng lá, Kỹ thuật trồng lan, lan hồ điệp, lan hồ điệp bị vàng lá thối rễ

Bạn đang xem bài viết Cách Xử Lý Hiện Tượng Cây Có Múi Bị Vàng Lá, Thối Rễ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!