Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Thân Thòng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc điểm chung của tất cả loài lan thân thòng là rất ưa sáng. Trong tình trạng thiếu sáng, nhất là vào mùa đông, cây thường còi cọc, quặt quẹo và không thể ra hoa, lúc này nên đưa cây ra khu vực có nhiều nắng để gia tăng lượng ánh sáng cho cây. Tuy nhiên, nếu ánh nắng quá gắt, cần có biện pháp che chắn để tránh làm cháy lá non.
Nhiệt độ lý tưởng cho các loài lan thân thòng là 8 – 25 độ C. Một số trường hợp, chúng có thể chịu được nhiệt độ nóng (38 độ C) hoặc lạnh (3 độ C). Thế nhưng, nhiệt độ nóng hay lạnh kéo dài suốt 4 – 6 tuần sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra nụ và nở hoa.
Lan thân thòng yêu cầu độ ẩm 60 – 70% và khu vực trồng phải thông thoáng gió, nếu không đảm bảo 2 yếu tố này, cây sẽ sinh trưởng kém và yếu ớt, nhất là trong giai đoạn cây ra nụ.
Lan thân thòng ưa những vật liệu mục, thông thoáng và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa. Đặc biệt, cây “thích” được trồng trong chậu hẹp và treo lên cao ở nơi nhiều ánh sáng, thoáng gió để có thể phát triển thòng xuống một cách tự nhiên.
Tưới nước 2 lần/ngày vào thời kỳ cây mọc và phát triển mạnh, nhất là mùa hè thu. Khi trời chuyển sang đông, nên giảm lượng nước tưới và số lần tưới, chỉ cần 1 lần/ngày là được. Đây cũng là thời điểm cây nghỉ để chuẩn bị ra hoa nên có thể ngưng hẳn việc tưới nước Trong trường hợp độ ẩm không khí xuống quá thấp thì có thể tiến hành phun sương 1 – 2 lần mỗi tháng.
Đặc điểm chung của lan thân thòng là không ưa phân bón chứa nhiều đạm (thành phần có tỷ lệ Ni tơ cao), vì thế, trong giai đoạn tháng 1 – 9 thì bón phân 20-20-20, từ tháng 9 – 11 thì thay đổi bằng phân 10-30-10, từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau thì ngưng hẳn việc bón phân để cây chuẩn bị cho quá trình ra nụ và nở hoa.
7. Phòng bệnh
Đối với lan thân thòng, bạn có thể phòng bệnh cho cây bằng cách sử dụng nước hòa tan vôi để phun vào vào giá thể trồng lan. Không chỉ có tác dụng phòng bệnh, việc phun nước vôi còn giúp thân cây cứng cáp, không bị thời nhũn. Sau khi phun nước vôi 6 tiếng, tiến hành phun lại bằng nước sạch.
8. Ghép lan, thay chậu, tách nhánh
Thời điểm tốt nhất để tiến hành việc ghép lan thòng là mùa đông, khi cây bước vào thời kỳ rụng lá và nghỉ ngơi. Khi tiết trời vào xuân sẽ thực hiện việc thay chậu, lúc này cây con đã cao khoảng 10 – 15 cm. Còn đối với việc tách nhánh, chỉ thực hiện khi cây có đủ 7 – 8 cành, nếu số lượng cành ít hơn sẽ không tốt cho cây con được tách (yếu ớt, còi cọc, không ra hoa).
Chăm Sóc Lan Thân Thòng
Chăm sóc lan thân thòng tưới nước qua từng giai đoạn
Lan có độ dài tốt
Tối thiểu có vài mắt hoa lộ rõ, còn dài hay ngắn ko quan trọng. Có thể lan dài chỉ cần đạt 60-80cm thôi có khi hoa còn sai hơn cụ dài 1m – 2m ấy chứ, dài chưa chắc đã sai hoa.
Những loại này ta sàng lọc để đưa vào diện chăm sóc lan mùa nghỉ.
Lá vẫn còn độ xanh
Lá còn xanh nét, ngọn vẫn còn lá nõn thì vẫn chăm bình thường, hanh khô thì vẫn phải tưới, mưa thì tất nhiên là ngừng tưới.
Giai đoạn dừng phát triển
Lan thắt ngọn, đầu ngọn thắt hình ống và chỉ còn 2 lá hai bên thì đây là giai đoạn lan dừng phát triển. Lá vẫn xanh ta vẫn chăm bình thường vì lúc này lan cần quan tâm nhất vì chúng tích trữ năng lượng, phình thân nên đừng để lan mất độ ẩm. Có thể vẫn phun phân kích hoa có độ P và K cao như 701 hoặc 6.30.30, cây mà rớt thân nhỏ thì chơi 10.60.10.
Giai đoạn lá tàn dần
– Khi lá gốc xuống màu lúc này bắt đầu giảm tưới (khi trời hanh khô). Ví dụ mọi lần tưới sáng tối thì giai đoạn này tưới sáng hoặc tưới chiều và chỉ 1 lần tưới.
– Áp dụng đến khi rụng 1 nửa lá rồi thì bắt đầu bỏ tưới (thường giai đoạn này phía bắc hay mưa rét nên việc tưới hay ko đôi khi ko cần đến mà chỉ cần tránh nước mưa cho lan mà thôi.
– Giò nào thắt ngọn rồi mà lá vẫn xanh nghĩa là em nó phát triển chậm, lỗi mùa. Thì cần chăm sóc cụ thể theo hướng vừa đấm vừa xoa, ý là khô thì tưới đẫm xong lại bỏ kiểu gây sốc thân nhăn lá sẽ xuống. Xong lại tưới lá sẽ hồi thì loại này nhiều khả năng vừa lá vừa hoa, ít nhất là còn nguyên các lá gần đầu ngọn (Nhớ là loại này còn nguyên lá thì ko bỏ tưới, mà hạn chế tưới, vài ngày tưới gốc 1 lần).
Cắt nước giảm tưới mùa nghỉ
Đối với lan hạc vỹ, long tu thì việc giảm tưới mùa nghỉ nó không kỹ tính như phi điệp và các dòng điệp lai như trầm lai, hawaii…
– Hạc vỹ nếu áp dụng cắt nước để thân rụng sạch lá khi ra hoa nhìn nó đẹp, chứ nếu ko cần thì có thể để nó tự nhiên ngoài trời mưa gió thoải mái đến mùa là hoa mà thôi. Nó thuộc dòng dễ hoa, nhưng áp dụng mùa nghỉ, giảm tưới thì rụng lá và hoa sẽ sai hơn thôi,
– Ví dụ khác nữa là lan hoàng thảo nghệ tâm cũng thân thòng nhưng lại không có mùa nghỉ và rụng lá như những dòng lan thân thòng khác. Vì vậy tùy theo hoàn cảnh, chơi lan, giống lan, môi trường sống, vùng miền, cách chăm sóc mỗi nơi mỗi nhà mỗi vùng mỗi khác, nó không có công thức cụ thể nào.
Còn lại những thân lan phát triển muộn, các mắt hoa không rõ, nhìn trơ đốt và các thân lan mầm, ki nhỏ…thì các bạn chăm sóc phân gio bình thường
Cách Chăm Sóc Lan Thân Thòng Qua Các Giai Đoạn
Chăm sóc lan thân thòng nói chung bao gồm lan Phi điệp, Hạc vĩ, Trầm parishii, Long tu và các dòng thân thòng lai tạo khác… ở phía Bắc rất quan trọng trong quá trình phát triển của lan. Chế độ tưới nước phù hợp qua từng giai đoạn đối với lan thân thòng như thế nào. Hãy cùng Vườn phong lan tìm hiểu ngay cách chăm sóc lan thân thòng chi tiết dưới đây nhé.
Chăm sóc lan thân thòng tưới nước qua từng giai đoạn
Lan có độ dài tốt Tối thiểu có vài mắt hoa lộ rõ, còn dài hay ngắn ko quan trọng. Có thể lan dài chỉ cần đạt 60-80cm thôi có khi hoa còn sai hơn cụ dài 1m – 2m ấy chứ, dài chưa chắc đã sai hoa.
Những loại này ta sàng lọc để đưa vào diện chăm sóc lan mùa nghỉ.
Lá vẫn còn độ xanh Lá còn xanh nét, ngọn vẫn còn lá nõn thì vẫn chăm bình thường, hanh khô thì vẫn phải tưới, mưa thì tất nhiên là ngừng tưới.
Giai đoạn dừng phát triển Lan thắt ngọn, đầu ngọn thắt hình ống và chỉ còn 2 lá hai bên thì đây là giai đoạn lan dừng phát triển. Lá vẫn xanh ta vẫn chăm bình thường vì lúc này lan cần quan tâm nhất vì chúng tích trữ năng lượng, phình thân nên đừng để lan mất độ ẩm. Có thể vẫn phun phân kích hoa có độ P và K cao như 701 hoặc 6.30.30, cây mà rớt thân nhỏ thì chơi 10.60.10.
Giai đoạn lá tàn dần – Khi lá gốc xuống màu lúc này bắt đầu giảm tưới (khi trời hanh khô). Ví dụ mọi lần tưới sáng tối thì giai đoạn này tưới sáng hoặc tưới chiều và chỉ 1 lần tưới.
– Áp dụng đến khi rụng 1 nửa lá rồi thì bắt đầu bỏ tưới (thường giai đoạn này phía bắc hay mưa rét nên việc tưới hay ko đôi khi ko cần đến mà chỉ cần tránh nước mưa cho lan mà thôi.
– Giò nào thắt ngọn rồi mà lá vẫn xanh nghĩa là em nó phát triển chậm, lỗi mùa. Thì cần chăm sóc cụ thể theo hướng vừa đấm vừa xoa, ý là khô thì tưới đẫm xong lại bỏ kiểu gây sốc thân nhăn lá sẽ xuống. Xong lại tưới lá sẽ hồi thì loại này nhiều khả năng vừa lá vừa hoa, ít nhất là còn nguyên các lá gần đầu ngọn (Nhớ là loại này còn nguyên lá thì ko bỏ tưới, mà hạn chế tưới, vài ngày tưới gốc 1 lần).
Cắt nước giảm tưới mùa nghỉ Đối với lan hạc vỹ, long tu thì việc giảm tưới mùa nghỉ nó không kỹ tính như phi điệp và các dòng điệp lai như trầm lai, hawaii…
– Hạc vỹ nếu áp dụng cắt nước để thân rụng sạch lá khi ra hoa nhìn nó đẹp, chứ nếu ko cần thì có thể để nó tự nhiên ngoài trời mưa gió thoải mái đến mùa là hoa mà thôi. Nó thuộc dòng dễ hoa, nhưng áp dụng mùa nghỉ, giảm tưới thì rụng lá và hoa sẽ sai hơn thôi,
– Ví dụ khác nữa là lan hoàng thảo nghệ tâm cũng thân thòng nhưng lại không có mùa nghỉ và rụng lá như những dòng lan thân thòng khác. Vì vậy tùy theo hoàn cảnh, chơi lan, giống lan, môi trường sống, vùng miền, cách chăm sóc mỗi nơi mỗi nhà mỗi vùng mỗi khác, nó không có công thức cụ thể nào.
Còn lại những thân lan phát triển muộn, các mắt hoa không rõ, nhìn trơ đốt và các thân lan mầm, ki nhỏ…thì các bạn chăm sóc phân gio bình thườn
Cách Xử Lý Giá Thể Và Cây Giống Ghép Lan Thân Thòng
Lan thân thòng bao gồm lan, Hạc vĩ, Trầm parishii, và các dòng thân thòng lai tạo khác đều có chung 1 đặc điểm là có bộ rễ nhỏ, mị. Trong rừng chúng ưa bám vào những thân gỗ có vỏ xốp với nhiều rêu mọc xen kẽ. Bởi thực tế, các loài Lan thân thòng này có bộ rễ ưa ẩm, thoáng khí, nhưng lại không chịu được úng nước, đặc biệt là mưa nhiều ngày. Để thuần dưỡng được loại này, cần chú ý những kỹ thuật cơ bản như sau:
Lan thân thòng bao gồm lan Phi điệp, Hạc vĩ, Trầm parishii, Long tu và các dòng thân thòng lai tạo khác đều có chung 1 đặc điểm là có bộ rễ nhỏ, mị. Trong rừng chúng ưa bám vào những thân gỗ có vỏ xốp với nhiều rêu mọc xen kẽ. Bởi thực tế, các loài Lan thân thòng này có bộ rễ ưa ẩm, thoáng khí, nhưng lại không chịu được úng nước, đặc biệt là mưa nhiều ngày. Để thuần dưỡng được loại này, cần chú ý những kỹ thuật cơ bản như sau:
Cách xử lý giá thể lan thân thòng
Trồng trên giá thể là gỗ:
Lũa (gốc cây gỗ rục bị chôn vùi nhiều năm trong đất), thớt gỗ vú sữa, nhãn, sao xanh, xà cừ, gáo, gụ… (trừ các loại gỗ có tinh dầu như: gỗ hương, gỗ cây dầu).
Giá thể này tốt nhất là được hấp, luộc hoặc được ngâm trong nước nhiều tháng để làm tăng độ bền, tăng khả năng chống chịu với thời gian và hạn chế bị nứt nẻ dưới ánh sáng mặt trời.
Nếu có điều kiện, nên ngâm từ 3-6 tháng, tối thiểu là 01 tháng trong nước.
Khoan nhiều lỗ nhỏ trên lũa, thớt gỗ để thoáng khí, giữ ẩm, giữ phân, làm nơi rễ lan chui vào và bám chặt.
Giá thể này có ưu điểm là thoáng, thoát nước tốt, vào mùa mưa dầm cây không bị úng nước. Nhưng có nhược điểm là khó chăm sóc phân, thuốc vì dễ bị rửa trôi, tốn thời gian chăm sóc. Do phải tưới ẩm thường xuyên trong mùa khô, thường xuyên phải trừ nhấm giá thể, nấm ngoại lai kí sinh giá thể và cạnh tranh dinh dưỡng với hoa lan.
Trồng trên giá thể chậu:
Phổ biến và hiệu quả đó là chậu đất nung hoặc chậu nhựa, chậu gỗ.
Giá thể phổ biến là than củi vụn được xử lý ngâm nước sạch trong 2 tuần hoặc vỏ thông, vỏ vú sữa, dớn cọng và dớn đá đã luộc qua nước sôi, hoặc ngâm nước vôi trong 1 tháng.
Rễ cây dớn tổ quạ, rêu rừng, rễ bèo tây, hoặc dớn chile được ngâm với thuốc trừ nấm Ridomil gold 68wg trong 2 giờ.
– Giá thể này có ưu điểm là dễ chăm sóc, giữ nước, giữ phân, giảm thời gian tưới, cũng thoáng khí, thoát nước khá tốt, rẻ tiền, dễ tìm.
– Tuy nhiên, có nhược điểm là nếu trồng sai kỹ thuật, lạm dụng phân bón thì rất dễ bị ngộ độc hữu cơ mà chết (tồn dư phân, thuốc trong giá thể). Mùa mưa thoát nước kém, tạo điều kiện thuận loại cho nấm bệnh ký sinh, gây hại, nhất là bệnh: thối nhũn thân tơ, lá non, thối rễ, héo rũ, chết yểu.
Xử lý cây giống trước khi trồng:
Cây lan đã được xử lý cắt tỉa sạch rễ, chừa lại khoảng 2cm để dễ dùng súng bắn ghim;
Ngâm với thuốc b1 pha loãng trong 2 giờ, để khô 1 ngày.
Tiếp tục ngâm với thuốc trừ nấm Ridomilgold 68wg trong 1 giờ và để qua đêm.
Chú ý:
+ Nếu ghép vào mùa nghỉ, tuyệt đối không dùng kích rễ, kích kie vì sẽ làm bật kie trái vụ, kie ấy không phát triển được hoặc mọc lên rồi cũng thắt ngọn).
+ Khi ghép lan trong mùa tăng trưởng, tức là mùa đẻ kie gốc, kie thân và trổ hoa thì ngoài ngâm với các loại thuốc trên thì ngâm thêm thuốc kích thích rễ trong 30 phút, hoặc kích kie để nhanh nảy mầm gốc. Không nên phối trộn các loại thuốc với nhau.
Cách trồng ghép lan thân thòng:
Có thể dùng súng bắn ghim sắt để cố định rễ vào lũa, thớt gỗ để tiết kiệm thời gian, nhanh, gọn. Tuy nhiên, sau khi cây ra rễ và bám chắc rồi thì phải nhổ ghim ra để loại bỏ các loại sắt oxit (ghim sắt bị rỉ séc) nhằm tránh gây độc cho lan cây. Để tăng khả năng giữ ẩm, giữ phân cho lũa, gỗ, có thể đính thêm dớn chi lê, rễ cây dớn tổ quạ, dễ bèo.
2/3 đáy chậu lót than củi, vỏ thông (than củi đạp nhỏ như ngón tay cái, hoặc dớn cọng vụ.
Đặt cây lan lên trên bề mặt của giá thể (kể cả cây con gieo hạt).
Chèn rễ dớn tổ quạ hoặc dớn chi lê, rễ bèo xung quang gốc lan, sao cho không phủ kín các mắt ngủ gốc.
Nếu phủ kín thì mắt ngủ gốc rất rễ bị thối và chết gốc.
Cố định cây lan vào các dây treo chậu để cây ổn định gốc và nhanh ra rễ.
Cách chăm sóc
– Vào mùa hanh khô ngày tưới 2-3 lần (đối với lan trồng trên lũa, gỗ), ngày 1 lần đối lan trồng trong chậu.
– Nếu được tưới bằng hệ thống phun sương là tốt nhất.
– Chú ý vào mùa mưa nhất là thời điểm mua dầm, bão lũ phải chuyển những giò lan trồng trong chậu về nơi có chỗ tránh mưa, bão để tránh bị chết do úng nước.
– Luôn cân bằng, ổn định độ ẩm trong vườn khoảng 65-75% là tốt nhất.
Rất thích hợp với phân bón hữu cơ như phân bò, phân dê, dơi và bánh dầu, đậu nành ủ với nấm Trichodema, phân sinh học Wehg. Định kỳ bón xen kẽ phân NPK chậm tan chuyên cho hoa lan như: 14.13.13 hoặc 13.11.11+NE hoặc 20.10.10+ TE và 6.30.30+TE. Hiệu quả nhất là bón phân theo mùa:
– Mùa nghỉ: Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến cuối tháng 2 năm sau.
– Mùa tăng trưởng: Từ tháng 3-9.
Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Thân Thòng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!